K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 4 2018

Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” là một câu tục ngữ hay, chẳng những đúc kết kinh nghiệm học tập của người xưa, mà còn thể hiện khát vọng được đi xa để mở rộng tầm mắt.

Thật vậy, câu tục ngữ trước hết đã đúc kết một kinh nghiệm. Xét về nghĩa đen, đi một ngày đàng có nghĩa là đi rất xa. Đối với người nông dân xưa vốn ít đi xa, lại chưa có phương tiện đo độ dài, họ thường lấy thời gian để đo con đường đã đi. Với tốc độ đi bộ trung bình, “một ngày đàng” có thể đi được bốn năm chục cây số, như thế là có thể đã đi đến làng khác, xã khác, huyện khác. Đi xa như vậy, họ mới học được những điều mới lạ mà ở làng mình, xã mình, huyện mình không có được, nghĩa là học được “một sàng khôn”. Sàng khôn là nói tới điều “khôn” đã đựơc chọn lọc. ấn tượng về những chuyến đi xa thường rất sâu đậm. Và đó có thể là cơ sở thực tế của câu tục ngữ.

Nhưng tục ngữ bao giờ cũng đúc kết kinh nghiệm, mà đúc kết thì phải có ý nghĩa khái quát. Nội dung khái quát đó là một điều có tính quy luật: hễ đi xa là nhìn thấy cái mới lạ, mở rộng tầm hiểu biết. Điều quan trọng là hãy đi xa đã, đến lúc đó, dù không có ý định học gì thì vẫn cứ học được và khôn ra. đó cũng chính là nội dung của câu ca dao: “Đi cho biết đó biết đây, ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn”. ở nhà với mẹ thì xướng thật đấy, nhưng chỉ ở nhà sẽ hạn chế sự hiểu biết. Hoặc một dị bản khác: “Đi một bữa chợ , học một mớ khôn”. Những câu nói như thế rất sâu sắc. Chỉ cần nhớ lại các cuộc tham quan, du lịch mà ta đã tham gia, dù chỉ là đi chơi, ta cũng biết thêm nhiều điều. Câu tục ngữ này không chỉ đúc kết kinh nghiệm, mà còn thể hiện một lời khuyên, một lời khích lệ, một ước vọng thầm kín. Đó là ước vọng đi xa để mở rộng tầm hiểu biết, để thoát khỏi sự hạn hẹp của tầm nhìn.

Ngày nay giao thông thuận tiện, đời sống của xã hội đã có nhiều thay đổi, nhiều người có điều kiện để đi xa học hỏi. Nhưng câu tục ngữ xưa vẫn còn nguyên ý nghĩa đối với những ai quen sống khép mình, tự thoả mãn với với mình.

Dàn bài gợi ý “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”

Lập dàn gợi ý chi tiết: Cách 1

Mở Bài:

Tinh thần hiếu học là truyền thống lâu đời đáng tự hào của người Việt Nam ta. Nhưng học ở đâu, học cái j lại là 1 vấn đề khác. K phải chỷ học ở sách vở mới là giỏi, k phải chỷ học rộng bjk nhiều là tốt mà hơn hết là phải tích luỹ kiến thức và vốn sống trong cả đời sống thực tế để có hành trang vững chắc bước vào đời. Vì thế mà ông cha ta đã dạy: ” Đi 1 ngày đàng học 1 sàng khôn ”

Thân Bài: ( nên chia thành nhìu đoạn nhỏ )
+ Đoạn 1: Giải thjx câu tục ngữ:
+) đàng : nghĩa là đường
+) sàng khôn: thể hiện sự hiểu bjk nhiều và rộng rãi
–> Ý nghĩa (nội dung khái quát ) của câu tục ngữ : K phải chỷ học trong sách vở là giỏi, cần phải đi đây đi đó để mở rộng tầm nhìn, tầm hỉu bjk và vốn sống, tích luỹ kiến thức trong cả đời sống thực tế để chuẩn bị hành trang bước vào đời, trở thành 1 con người trưởng thành
+ Đoạn 2: Bắt đầu phân tích và đưa dẫn chứng nhé ( các luận điểm phụ bạn phải tự chia thành các đoạn nhỏ nữa nha )
+) Ở đời sống thực tế, con người có thể học hỏi đc rất nhìu điều: mở rộng những kiến thức mà sách vở k có, có thêm những kinh nghiệm sống, đc tiếp xúc, trải nghiệm, bjk thêm về kiến thức trong đời sống thực tế…..
+) Doanh nhân giỏi đâu phải học 1 khoá học cấp cao mà thành tài? Đòi hỏi ở họ k chỉ là sự phấn đấu, nỗ lực mà chính là tinh thần học hỏi, tìm tòi ở đời sống thực tế. Sách vở đâu có dạy họ đầu tư vào đâu là đúng? Thầy cô giỏi đau có thể dạy họ phải thương lượng vs khách hàng ntnèo? Đó chính là tác dụng của việc học hỏi ở đời sống thực tế, xã hội. Nếu k chịu khó tỳm tòi, ra ngoài học hỏi, họ sẽ k có kinh nghiệm và kỹ năng để kinh doanh
+) Con người k chỷ cần có kiến thức uyên bác mà còn phải bjk giao tiếp. Đời sống xã hội rèn cho họ kỹ năng giao tiếp, nói năng, diễn đạt….( tác động rất tốt tới việc cảm thụ văn và trình bày )
+) Niu-tơn xưa phát minh ra tàu điện – 1 phát minh thiên tài đc đời sau công nhận và sử dụng. Chuyện kể rằng Niu-tơn gặp 1 bà lão phải đi bộ hàng trăm km để tới TP mà Niu-tơn sinh sống. Và khi nghe ước mơ có chiếc xe bằng điện mà k vất vả như đi xe ngựa, Niu-tơn đã phát minh ra tàu hoả – quả là rất tiện lợi. Nhưng ngày đó nhà bác học thiên tài ấy mà chỷ tối ngày trong phòng làm việc, phòng thí nghiệm thỳ liệu ông có thể có đc phát minh giá trị ấy k? Niu-tơn ra đường tiếp xúc vs đời sống thực tế, những con người trong 1 xã hội, 1 cộng đồng lại phát minh ra cả 1 điều thần kỳ. Chẳng phải đó là ý nghĩa rất lớn lao của việc” Đi 1 ngày đàng học 1 sàng khôn” sao?
+) Nhà văn Thạch Lam, Vũ Bằng, Minh Hương…chẳng phải ra đời sống thực tế mới viết đc nãưng tác phẩm rất hay và chân thực sao? Đâu phải sách vở “biến” họ thành những nhà văn nổi tiếng, kỳ tài? Tiếp xúc vs xã hội đời thường đã cho họ có ngày hôm nay.
……….. ( Bạn phân tích kỹ hơn và thêm dẫn chứng nhé! )

Kết Bài:

Hãy phát huy truyền thống hiếu học ngàn đời của dân tộc ta. Và trên hết là hãy học trong cả đời sống thực tế. Đó là cả 1 kho tàng quí báu mà Thượng đế ban tặng cho chúng ta. Và chỉ còn chờ chúng ta khám phá và tỳm tòi kho tàng ấy thôi. Câu tục ngữ’ ” đi 1 ngày đàng học 1 sàng khôn” đã làm giàu thêm cho kho tàng “túi khôn” của nhân loại. Và cũng là bài học thấm thía sâu sắc mà ông cha ta răn dạy, khuyên bảo con cháu bao đời nay vẫn đc lưu truyền mãi

Dàn bài gợi ý: Cách 2

Với câu “Học, học nữa, học mãi”, Ban có thể phát triển bài theo dàn ý như thế này:
Mở bài:
Tùy ý thích của bạn mà làm theo kiểu trực tiếp hay gián tiếp. Có thể ban nói sơ vài câu về việc tầm quan trọng của việc học, nhất là trong thời đại tiên tiến như bây giờ. Rồi ban dẫn ra câu “Học, học nữa, học mãi”. Câu chuyển ý thì phải nêu ra được là bạn sẽ “giải thích” ý nghĩa của câu nói trên

Thân bài

– Giải thích các khái niệm:
“Học” : không chỉ là học từ trường lớp, thầy cô mà còn là học từ bạn bè, sách vở, từ kinh nghiệm của những người đi trước, học từ cuộc sống vvv…
” Học nữa”: Đã học 1 thì học tiếp để biết 2, biết hiện tượng rồi thì học nữa để biết nguyên nhân vì sao lại có hiện tượng đó, rồi học nữa để biết hiện tượng đó sẽ dẫn đến cái gì vv…
” Học mãi”: học vấn không phân biệt tuổi tác, Già đến bao nhiêu tuổi vẫn có thể học.
– Giải thích ý nghĩa của cả câu nói
” Vì sao lại phải “học, học nữa, học mãi”: học để mở rộng hiểu biết, để ứng dụng trong cuộc sống vv…
Kết luận: Tóm lược lại những gì em đã giải thích trong phần thân bài, có thể rút ra một chiêm nghiệm nào đó cho sự học của bản thân
chú ý: Với nghị luận giải thích, bạn đừng khẳng định ý nghĩa của câu nói này là đúng hay sai, nhe! Làm vậy là lạc đề qua bình luận rồi đó
Từ ngàn xưa, người xưa đã nhận thức sự cần thiết, lợi ích của việc học, đúc kết kinh nghiệm sống, còn lưu truyền mãi trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam qua ca dao tục ngữ, châm ngôn …mà “Học, học nữa, học mãi…” là một ví dụ điển hình…
Học là gì? ai trả lời được? học là tìm hiểu, nghiên cứu để mở mang kiến thức, nhận thức tính đúng sai của sự việc…
Tại sao phải học nữa? vì kiên thức là vô hạn, là không bờ bến, học cái này chưa xong, có cái khác chờ học…
Tại sao phải học mãi? vì kiến thức được các nhà khoa học, chuyên môn cập nhật mãi, tìm ra cái hay, cái mới mãi…nên ta học mãi…
-học: việc đầu tiên của con người là phải học, học để làm gì,cần học nhũng gì..
-học nữa:bạn học bấy nhiêu chưa đủ bởi vì điều bạn biết rất là nhỏ bé trong xã hội này, bạnu cần phải hoc nữa, học nhiều hơn nũa để đi kịp với thời đại bây giờ,…(bạn hãy đưa ra ý kiến riêng của mình)
học mãi: kiến thức không có trọng lượng, không co giới hạn và rất thú vị , bổ ích, nó chỉ đến vơi ai muón tìm đến nó, vậy chúng ta không nên ngừng học hỏi(bạn có thể khai thác ý kiến về câu nói sau:”bạn chỉ la giot nc bé nhỏ trong đại dương thăm thẳm, và nếu chúng tỏ mình bạn hãy là 1 cốc nc, roi sau đo là 1 thùng , ao, .
cuối cùng bạn nêu phương pháp học tập…Học , học nữa , học mãi” là học ko ngừng nghỉ, kiến thức ko có giới hạn, cần chúng ta khám fá nó! Khám phá để chinh phục cái nhìn của mọi nggười về mình! Khám fá để hòa nhập với cuộc sống hiện đại . Ta luôn luôn cần học vì cuộc sống ngày càng tiến bộ, ta phải học để theo kịp thời đại, phải học để mang lại sự văn minh cho bản thân, gia đình, xã hội.
Nói khác, tri thức thì rộng lớn sức học con người thì có hạn, nên học không bao giờ là đủ. Nên nếu có cơ hội thì nên học . Học không có nghĩa là đến trường , đến lớp mà còn học cả ngoài đời.
(“Tóm ý trên lại, rút ta bài học riêng, tự hứa bản thân phải cố gắng học, mong sao góp sức mình vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước Việt Nam ngày càng giàu đẹp…)sự nghiệp, tương lai của tất cả đều nằm trong tay chúng ta, những đứa con của đất nước xã hội. Cần phải có trí tuệ, kiến thức rộng ta mới có thể xây dựng được 1 đất nước vững mạnh, giàu có. như vậy, để có được những thành quả đó ta phải làm gì?đó là khám phá, học tập, mở rộng tầm mắt của mình không chỉ trong sách giáo khoa mà phải tìm hiểu trên tất cả những gì mình có thể tìm hiểu. Có thể bạn thật sự giỏi nhưng tại sao bạn không vươn lên hơn lúc này, kiến thức của bạn đang có chỉ là 1 con số bé nhỏ trong khoảng trời bao la, bởi vậy mà Lê-nin đã có câu”Học, học nữa, học mãi” kiến thức không bao giờ cạn chỉ là bạn chưa khám phá hết nó mà thôi. câu nói ngắn gọn mà sâu sắc, mang đầy những hàm ý cao cả đó của Lê-nin đã để lại cho những thế hệ sau này thấm thía về cách học, cách suy nghĩ về ý thức học tập của mình. Đó là câu nói thật sự làm cho bao con người phải suy nghĩ về chính bản thân mình, cách làm việc thật sự có hiệu quả

nghi-luan-xa-hoi-giai-thich-cau-di-mot-ngay-hoc-mot-sang-khon

5 Bài văn mẫu “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”

Bài văn mẫu số 1: Giải thích câu tục ngữ :Đi một ngày đàng học một sàng khôn

Trong kho tàng ca dao, tục ngữ cha ông ta luôn đúc rút những kinh nghiệm sống, lời răn dạy có ý nghĩa đối với thế hệ mai sau. Cuộc sống này bao la, những kiến thức mà chúng ta biết so với thế giới bên ngoài còn rất ít, vì vậy cần không ngừng học hỏi, không ngừng vươn xa. Đó cũng chính là ý nghĩa của câu tục ngữ “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”

Câu tục ngữ “Đi một ngày đàng học một sàng khôn” gồm hai vế song song hỗ trợ lẫn nhau. Đây là lời khuyên, là bài học xương máu mà cha ông ta đã đúc rút để hoàn thiện bản thân mình mỗi ngày. Ý nghĩa của câu tục ngữ là khuyên chúng ta nên đi nhiều nơi,tìm hiểu kiến thức ở nhiều nguồn thì chúng ta mới hiểu biết được sâu rộng hơn, mới thu được kết quả tốt nhất. Không ngừng mở mang kiến thức, không ngừng học hỏi để có được kiến thức cơ bản và sâu xa nhất.

“Đi một ngày đàng” không phải là con số ước tính cụ thể cũng không phải một giới hạn cụ thể, nó mang ý nghĩa tượng trưng. “Ngày đàng” chính là nói khoảng thời gian ngắn, không gian ngắn ở xung quanh mỗi chúng ta, nếu chúng ta biết tận dụng nó thì chúng ta sẽ nhận ra được rất nhiều kiến thức bổ ích. “Sàng khôn” ở đây cũng chỉ mang ý nghĩa ước lệ để chỉ kiến thức mà chúng ta thu được sau quá trình đi và tìm hiểu. Như vậy nội dung cụ thể của câu tục ngữ này là khuyên chúng ta nên đi ra ngoài, dù là chỉ xung quanh nơi mình sinh sống thì cũng đã đúc rút được nhiều kiến thức có ích cho xã hội.

Cuộc sống của chúng ta còn rất nhiều điều hay ý đẹp, nhưng nếu chúng ta không chịu đi tìm, không chịu học hỏi thì kiến thức không bao giờ tự đến. Chỉ khi bạn chủ động, bạn biết cách tìm tòi và chắt lọc kiến thức thì bạn mới thấy được nó thực sự đáng quý. KIến thức là biển cả bao la, điều chúng ta biết chỉ là một giọt nước nhỏ, nếu bạn không tìm thêm kiến thức thì bạn sẽ tự hòa tan bản thân mình.

Con đường học hành vất vả gian nan nhưng chúng ta biết vượt lên tất cả để tìm kiến thức thì cái mà chúng ta nhận lại thực sự đáng quý và mang ý nghĩa cực kỳ lớn lao. Bạn sẽ thấy quý trọng những gì mà mình học được, tìm tòi ra, bạn sẽ trân trọng và sử dụng nó có mục đích nhất.

Xung quanh chúng ta, còn nhiều thứ mà bản thân mình chưa biết, nếu như không tìm tòi học hỏi không ngững thì bạn sẽ trở thành người tụt hậu, bạn sẽ mãi chạy theo người ta mà không thể vượt lên trước được. Bởi vậy hãy rời bỏ tổ kén của bản thân, đến những vùng đất mới để khám phá, để tìm hiểu, để thấy kiến thức này mình còn biết quá nhiều.

Con người ta việc học chưa bao giờ là đủ, là thừa, vậy nên hãy không ngừng học hỏi, không ngừng vươn xa để trang bị cho mình thật nhiều kiến thức, giúp bạn vững bước trên con đường tương lai về sau.

Hồ Chí Minh là một con người hoàn toàn đúng cho câu tục ngữ này, Bác học tập ở mọi lúc, mọi nơi. Bác không ngần ngại gian khổ mà tìm tòi và khám phá những vùng đất mới để rút ra bài học kinh nghiệm cho đất nước mình.

Bạn sẽ trân quý những gì mà tự mình học được và bạn sẽ hình thành nó như một thói quen. Bạn sẽ thấy mình học tập không ngừng nghỉ thì sẽ mang lại một cuộc sống tốt đẹp về sau. Những người không chịu học hỏi sẽ là những người thất bại.

Bài văn mẫu số 2

Trong cuộc sống, có những điều mà chúng ta chưa hề biết. Những kiến thức đơn giản thì hiển hiện xung quanh chúng ta, còn những điều mới lạ, hấp dẫn thì lại ẩn chứa trong xã hội. Chính vì vậy để có được kiến thức thì chúng ta phải biết tìm hiểu, học hỏi, khám phá. Đó cũng chính là ước nguyện của ông cha ta nên tục ngữ mới có câu rằng: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”.

Câu tục ngữ này mang hai vế đối xứng với nhau. “Một” đối với “một”, đó chính là hình thức đối xứng độc đáo. Câu tục ngữ này ý khuyên nhủ chúng ta hãy biết đi đây, đi đó để được ở mang, tích luỹ kiến thức, tầm nhìn về xã hội. “Ngày đàng” ở đây là một phép ẩn dụ. Nó không phải là con số cụ thể quy ước mà chỉ một khoảng thời gian mà chúng ta tiếp nhận những điều hay lẽ phải ngoài xã hội. Không chỉ vậy, ngụ ý của tác giả dân gian còn được bộc lộ rằng không phải bất kì cái mới mẻ nào cũng có thể tiếp nhận mà hãy chắt lọc, thấm hiểu để nhận ra sự mới mẻ nào có ích, sự mới mẻ nào có hại mà biết đường đề phòng tránh hay học tập.

Điều đó được thể hiện qua từ “sàng khôn”. Không chỉ vậy câu tục ngữ này còn nói lên thế giới đa dạng và phong phú, nếu biết tiếp nhận nó một cách khéo léo thì kết quả thu được sẽ rất lớn. Thật vậy. Ngoài xã hội có rất nhiều những điều hấp dẫn đối với những người mới tiếp xúc. Đó là nơi văn minh, là nơi giao lưu học hỏi của các tầng lớp, cũng là nơi trao đổi , buôn bán, có nhiều loại hình nghệ thuật độc đáo, những công nghệ độc đáo, hay những kiến thức khoa học huyền bí. Từ những cách ăn nói ngoài xã hội đến những hình thức ứng xử, tất cả đều là kiến thức, được khoác nhiều bộ áo trên nhiều phương diện. Mặt tích cực không nhỏ nhưng mặt tiêu cực cũng không phải là ít.

Những tệ nạn xã hội, những trò đùa lôi kéo sự đam mê của con người dẫn đến sự lu mờ về đạo đức, nhân phẩm. Có nhiều người mặc dù biết được tác hại của nó nhưng đã dấn chân vào rồi thì khó lòng rút ra được. Do đó ý thức của chúng ta trong việc tiếp nhận kiến thức tốt đẹp là hoàn toàn cần thiết. Ngày xưa, thời kì vật chất còn xơ xài, ông cha ta ăn vất vả cực nhọc nên ý thức đã nhận ra rằng sự học hỏi là thiết yếu trong việc thay đổi cuộc sống thêm tiến bộ, nhưng có mấy khi có điều kiện để vượt khỏi luỹ tre làng. Vì vậy đó là một ước vọng lớn lao của ông cha ta. Không chỉ thời bấy giờ mà ngày này, xã hội ngày một văn minh, đất nước đổi mới, con người đang bước sang kỉ nguyên hiện đại, yếu tố học hỏi là không thể không tồn tại.

Để theo kịp những tiến bộ khoa học, con người cũng phải tìm hiểu, học tập lẫn nhau để xứng đáng là một phần tử của đất nước, xứng đáng là một con người văn minh, lịch sự. Chính những sự giàu đẹp của đất nước ngày một tăng cao đã là sự thúc giục trong ý thức học hỏi ngoài đời của mỗi con người. Trong tất cả các môi trường học tập thì dường như xã hội là một nơi sâu thẳm về kiến thức, là nơi chứng kiến biết bao kinh nghiệm của con người và cũng là kho tàng để chúng ta tích luỹ. Có biết bao nhiêu điều hay lẽ phải đang chờ chúng ta.

Chắc chắn mỗi người đi ra ngoài xã hội đều vấp phải những trở ngại, khó khăn, nhưng chính những điều đó lại càng tăng thêm sức mạnh cho mỗi chúng ta. Tuy nhiên thì không phải học tập ngoài xã hội chỉ đơn thuần như vậy mà còn cần phải học khôn, học chọn lọc những tinh tuý, còn những điều tiêu cực thì lại là mặt trái để chúng ta biết tránh xa. Nói tóm lại câu tục ngữ trên khuyên răn chúng ta về cách mở rộng hiểu biết, mở rộng vồn kiến thức để tạo nên những thành quả vượt bậc và cách sống cao đẹp.

Bài văn mẫu số 3

“Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” Ông cha ta thường khuyên con cháu phải biết giao thiệp rộng, tiếp xúc với nhiều người để học hỏi, nâng cao tầm hiểu biết của mình, đặc biệt cần phải tránh, không nên thu mình một chỗ, một xó kẻo rồi khi ra cáng đáng việc đời lại bỡ ngỡ, choáng ngợp trước một cuộc sống đa dạng, muôn màu muôn sắc mà hoàn cảnh hạn hẹp theo lối ếch ngồi đáy giếng chưa cho phép một lần được trông thấy, nghĩ tới. Câu tục ngữ đi một ngày đàng, học một sàng khôn là một trong những lời khuyên sâu sắc và quý giá đó.

Với câu tục ngữ này, ông cha ta đã mách bảo, khuyên dạy rằng, muốn nên người, muốn hiếu biết nhiều, có kiến thức rộng, am hiểu sự đời, phải lăn lộn với cuộc sống, phải đi nhiều, phải đi đây đó để thu lượm, học hỏi những tri thức của cuộc sống để nâng cao, mở rộng tầm nhìn, tầm hiểu biết của bản thân mình.

Ở câu tục ngữ đi một ngày đàng, học một sàng khôn, xét về mặt chữ nghĩa, các từ đều khá rõ ràng. Ở đây chỉ có từ đàng là hơi khó hiểu vì nó là từ địa phương miền Trung và miền Nam với nghĩa là đường. Cái khó của câu tục ngữ này là ở chỗ, các từ ngữ kết hợp với nhau tạo nên những đơn vị định danh vừa cụ thể lại vừa rất trừu tượng. Ngày đàng vừa có ý nghĩa không gian vừa có ý nghĩa thời gian. Khi ngày đàng kết hợp với từ chỉ số lượng một tạo thành chỉnh thể một ngày đàng vẫn không tạo nên một đại lượng cụ thể, dễ nắm bắt được. Dẫu vậy, cả vế thứ nhất đi một ngày đàng cũng toát lên cái ý “có sự ra đi trong một khoảng thời gian và không gian nhất định dù là ngắn”. Đây là tiền đề, là cơ sở để tạo nên kết quả học một sàng khôn. Trong sự đối ứng với vế thứ nhất, đi một ngày đàng thì vế thứ hai học một sàng khôn hàm chỉ kết quả học hỏi, thu nhận được rất lớn. Sàng khôn trong câu tục ngữ này có tính biểu trưng và tạo nên những liên tưởng rất lí thú. Dân gian hay dùng sàng với nghĩa đen chỉ một loại đồ đan bằng tre, hình tròn, nông và thưa có tác dụng làm sạch trấu và tấm cho gạo, để làm danh từ chỉ đơn vị. Đơn vị được đong, đo, đếm bằng sàng trong quan niệm dân gian là lớn và nhiều. Một miếng giữa làng bằng một sàng xó bếp là cách đối lập giữa số ít và số nhiều. Vậy, học một sàng khôn là học được nhau cái hay, cái tốt của thiên hạ để cho mình khôn lớn hơn, hiểu biết về cuộc sống xã hội. Nếu thả mình vào trong sự liên tưởng, thì ít nhiều chúng ta lại nghĩ tới một sự biểu trưng khác của từ sàng khôn này. Thông thường, nói đến sàng người ta nghĩ tới cái được giữ lại ở trên sàng là thứ to hơn, ngược lại cái lọt xuống, lọt qua sàng là thứ nhỏ. Lọt sàng xuống nia mà lại! Sàng khôn có lẽ vì thế mà gợi nên sự liên tưởng tới những điều khôn không chỉ có số lượng nhiều nói chung, mà còn là cái số luợng nhiều đã được chọn lọc. Không hiểu cha ông ta có gửi gắm điều này không, nhưng đứng về phía người thưởng thức và sử dụng ngôn ngữ, những liên tưởng như vậy là hoàn toàn có lý. Trở lại câu tục ngữ đi một ngày đàng học một sàng khôn, hai vế câu tục ngữ được hỗ trợ của phép đối và điệp dễ gây liên tưởng có tính khẳng định: hễ cứ đi ra là có thể học được điều hay lẽ phải và càng đi nhiều càng khôn lớn trưởng thành. Đó là thông điệp của cha ông gửi lại cho đời sau.

Câu tục ngữ đi một ngày đàng học một sàng khôn còn có một dạng thức nữa là đi một quãng đàng, học một sàng khôn. Dạng thức này hình thành trên cơ sở cụ thể hóa việc đi lại bằng đơn vị không gian (quãng đường) chứ không phải là đơn vị thời gian (ngày đàng) như dạng đang xét. Sự thay đổi này không làm phuơng hại gì đến ý nghĩa của câu tục ngữ.

Gần với câu tục ngữ đi một ngày đàng học một sàng khôn về cả ba phương diện cấu tạo và ý nghĩa là câu tục ngữ đi một buổi chợ, học một mớ khôn. Câu tục ngữ này khuyên bảo người đời cần phải tiếp xúc nhiều người, càng tiếp xúc rộng rãi, càng học hỏi được nhiều, và do đó càng hiểu biết, khôn lớn trong cuộc sống

Bài văn mẫu số 4: Giải thích câu “ Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”.

Từ xưa đến nay, ông cha ta thường khuyên con cháu phải biết giao lưu rộng, tiếp xúc với nhiều người để học hỏi, nâng cao tầm hiểu biết của mình, đặc biệt cần phải tránh, không nên thu mình một chỗ, một xó kẻo rồi khi ra cáng đáng việc đời lại bỡ ngỡ, choáng ngợp trước một cuộc sống đa dạng, muôn màu muôn sắc mà hoàn cảnh hạn hẹp theo lối “Ếch ngồi đáy giếng” chưa cho phép một lần được trông thấy, nghĩ tới. Câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” là một trong những lời khuyên sâu sắc và quý giá đó.

Trong câu trên, “đi” là vận động ra ngoài, tiếp xúc với bên ngoài; “đàng” nghĩa là đường, ý chỉ đời sống thiên nhiên và thực tế XH. “Đi một ngày đàng” là một ngày tiếp xúc với thế giới bên ngoài. “Học” là học hỏi, thu nhận kiến thức rèn luyện kĩ năng; “sàng” là dụng cụ làm gạo của ng` nông dân xưa: hình tròn, đan bằng tre chứa đc từng mẻ thóc sau khi xay, để thưa đáy đủ lọt hạt gạo. Ở đây, sàng là thứ chứa đc nhiều, lọc những thứ có giá trị. “Học một sàng khôn” có nghĩa là học hỏi đc nhiều điều bổ ích. Từ đó, bằng cách nói ngắn gọn hàm xúc, sử dụng vần lưng, nhịp 4/4 đối xứng, tác giả dân gian khuyên bảo người đời cần phải tiếp xúc với thế giới bên ngoài, sẽ học đc nhiều điều bổ ích giúp ta càng hiểu biết, khôn lớn trong cuộc sống hơn.

Thật vậy! Đây là một lời khuyên vô cùng quý giá! Vì sao ư ? Vì ở đời sống thực tế, nhận thức của mỗi cá nhân cũng chỉ có hạn, nhất là đối với những ai lại có hoàn cảnh sống chật hẹp. Nếu như trong cuộc sống, chúng ta chỉ biết quanh quẩn trong một không gian nhất định, nhỏ bé thì những kiến thức hiểu biết của chúng ta cũng chỉ giới hạn ở các không gian cụ thể đó mà thôi. Ngược lại, nếu ta mà sống nhiệt tình trong không gian rộng lớn bao la thì hiểu biết lại càng đc nhiều, bởi: khi được đi tham quan thực tế hay có dịp đi xa đã giúp chúng ta mở rộng tầm nhìn, tận mắt quan sát, tận tai nghe thấy thì mới khẳng định sự việc đó là đúng. Cho nên dân gian mới có câu: “Trăm nghe không bằng một thấy” là như vậy. Khi bước ra thế giới bên ngoài, biết đâu ta cũng sẽ tình cờ học đc những thứ không chủ định trước, ngay cả không có trong sách vở. Ví dụ như: nói năng lễ phép, cư xử hiền hòa, cách đứng cách đi, nói lời xin lỗi, thể hiện niềm vui,… Những điều đó, ta có thể học được bất cứ từ ai, từ cậu bé trẻ thơ đến cụ già bạc tóc, hay thậm chí cả ng` mình không quen biết. Nhân dân ta có chuyện kể về một chú ếch do sống lâu ngày trong cái giếng hẹp, tự thấy mình là chúa tể giữa đám cua, ốc xung quanh. Nhìn trời qua mặt giếng, ếch ta thấy trời chỉ bằng cái vung. Đến khi mưa to, nước dâng lên, ếch ra khỏi giếng, đi lại nghênh ngang, không để ý đến xung quanh, nên bị một con trâu đi qua dẫm bẹp. Ndân mượn câu chuyện này để cảnh báo với chúng ta rằng ng` hiểu biết hạn hẹp như ếch ngồi đáy giếng thì dễ ngông cuồng và ngu ngốc, đồng thời khuyên người ta phải đi đây đi đó để mở rộng tầm hiểu biết của mình.

Tuy nhận thức đc ý nghĩa của câu tục ngữ trên nhưng “sàng khôn” của ta sau “một ngày đàng” có phong phú thêm đc hay không còn phụ thuộc vào chủ quan mỗi người. Học đc ngiều hay ít, học những điều hay và tránh những điều dở của thiên hạ; hoặc bị lây nhiễm thói hư tật xấu sau những chuyến đi… rõ ràng là tùy thuộc vào từng cá nhân. Vậy nên, hình ảnh “sàng khôn” còn gợi suy ngẫm về khả năng sàng lọc, chọn lựa những kiến thức bổ ích (trên cơ sở quan sát, chiêm nghiệm, học hỏi mọi vấn đề của đời sống sau mỗi hành trình) sau mỗi hành trình. Có như vậy thì người ta mới “khôn” được, mới hiểu biết sâu rộng, lịch lãm, uyên bác. Trong kho tàng dân gian Việt Nam và thế giới có nhiều cao dao, tục ngữ nhấn mạnh nội dung tương tự:
Đi một buổi chợ, học một mớ khôn.
(Tục ngữ Việt Nam)
Đi cho biết đó biết đây
Ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn.
(Ca dao Việt Nam)
“Du lịch tăng thêm vốn liếng cho người khôn ngoan và làm khổ kẻ ngốc.”
(Tục ngữ Anh)

Tuy nhiên, ý nghĩa trong tục ngữ trên chỉ đúng cho những ai có tinh thần và ý thức học hỏi để cầu tiến.

Tóm lại, chúng ta cần phát huy truyền thống hiếu học ngàn đời của dân tộc ta và trên hết là hãy học trong cả đời sống thực tế. Đó là cả 1 kho tàng quí báu mà Thượng đế ban tặng cho con người và chỉ còn chờ chúng ta khám phá và tìm tòi kho tàng ấy. Câu tục ngữ “Đi một ngày đàng học một sàng khôn” đã làm giàu thêm cho kho tàng “túi khôn” của nhân loại, là bài học thấm thía sâu sắc mà ông cha ta răn dạy, khuyên bảo con cháu bao đời nay vẫn đc lưu truyền mãi mãi…

Bài văn mẫu số 5

Xã hội loài người phát triển được như ngày nay là nhờ quá trình tìm hiểu, nhận thức, tích luỹ và không ngừng nâng cao tri thức của tất cả các dân tộc trên thế giới. Tri thức rất cần thiết đối với con người. Muốn có tri thức thì phải học hỏi. Học trong sách vở, học từ thực tế cuộc sống, ông cha ta xưa kia đã nhận thức rất đúng đắn về sự cần thiết của việc mở rộng tầm nhìn, tầm hiểu biết đối với mỗỉ người nên đã khuyên nhủ, động viên con cháu: Đi một ngày đàng, học một sàng khôn.

Xã hội Việt Nam trước đây là xã hội phong kiến còn nhiều bảo thủ, lạc hậu. Người dân quanh năm suốt tháng chỉ quanh quẩn trong luỹ tre xanh, ranh giới của cộng đồng làng xã. Có người suốt đời chẳng bước ra khỏi cổng làng. Số người được đi xa để ăn học hoặc làm việc rất hiếm hoi. Vì vậy, trình độ hiểu biết của mọi người nói chung rất thấp và khó mà mở rộng hoặc nâng cao lên được.

Tuy vậy, trong sự ràng buộc của tư tưởng bảo thủ, lạc hậu, vẫn lóe lên những tia sáng nhận thức về sự cần thiết phải học hỏi để nâng cao hiểu biết. Đi một ngày đàng, học một sàng khôn. Chỉ cần đi một ngày đàng (ý nói thời gian ít ỏi và quãng đường không xa là bao so với nơi ta sinh sống) thì ta dã học được một sàng khôn. Đây là hình ảnh cụ thể, gần gũi được dùng để thể hiện một khái niệm trừu tượng là sự hiểu biết của con người. Nếu chịu khó đi xa thì ta sẽ học được nhiều bài học bổ ích trong cuộc đời, bởi trên khắp các nẻo đường đất nước, nơi nào cũng có vô vàn những điều hay, điều lạ.

Để động viên tinh thần học hỏi của con cháu, ông cha xưa đã có những câu ca dao nội dung tương tự như câu tục ngữ trên: Làm trai cho đàng nên trai, Phú Xuân cũng trải, Đồng Nai cũng từng; Làm trai đi đó đi đây, Ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn. Điều đó chứng tỏ ông cha ta đã nhận thức được việc đi xa để học hòi là điều quan trọng, cần thiết và đáng khuyến khích.

Trình độ hiểu biết tạo điều kiện cho ta làm việc tốt hơn, đạt hiệu quả cao hơn, giúp ích cho gia đình, xã hội được nhiều hơn. Hiểu biết càng nhiều, con người càng có cách xử thố đúng đắn trong quan hệ gia đình và xã hội.

Trong gỉai đoạn đổi mới hiện nay, việc học tập để mở mang nhận thức và hiểu biết của mỗỉ người càng trở nên cấp bách. Muốn xoá bỏ tình trạng lạc hậu, muốn rút ngắn sự cách biệt giữa nước ta và các nước phát triển trên thế giới, chúng ta chi có một con đường là học: Học, học nữa, học mài như lời Lênin đã dạy. Vấn đề đặt ra là phải học những điều hay, lẽ phải, những điều thiết thực, bổ ích cho sự nghiệp xây dựng đất nước. Không nên học theo điều dở, điều xấu, có hại đến bản thân, gia đình và xã hội.

Hiện nay, việc đi đó đi đây không còn là chuyện hiếm có như ngày xưa. Ai cũng có quyền tự do đi lại, học hành, kể cả ra nước ngoài. Học hỏi bằng con đường tham quan, du lịch học hỏi bằng con đường du học… Nhưng mục đích cuối cùng vẫn là để tiếp thu những kinh nghiệm, những kiến thức khoa học mới mẻ, tiên tiến của nhân loại, nhằm phục vụ công cuộc xây dựng và phát triển Việt Nam thành một đất nước giàu mạnh mà vẫn giữ được bản sắc và truyền thống dần tộc.

Học hỏi không phải là chuyện ngày một ngày hai mà là chuyện của cả đời người. Học ở trường, học trong sách vở, học lẫn nhau và học ở cuộc sống. Việc nâng cao hiểu biết là rất quan trọng và cần thiết đối với mỗi người. Vì vậy chúng ta phải có mục đích và phương pháp học tập đúng đắn để đạt được hiệu quả cao. Có tri thức, chúng ta mới làm chủ được bản thân, mới đóng góp hữu ích cho gia đình, xã hội. Học vấn làm đẹp con người – đó cũng là điều ông cha muốn nhắn gửi đến chúng ta. Câu tục ngữ: Đi một ngày đàng, học một sàng khôn là tồi khuyên quý báu của người xưa; đến nay nó vẫn là bài học quý báu đối với tuổi trẻ trên con đường tạo dựng sự nghiệp.

Với 2 cách gợi ý dàn bài chi tiết và 5 bài văn mẫu nghị luận xã hội giải thích về câu tục “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”, chung tôi hy vọng các bạn sau khi đọc xong có thể có ý tưởng viết cho mình một bài văn theo cách diễn đạt của bạn.

Chúc các bạn thành công!

Bài tập: Lập dàn ý chi tiết cho các đề sau:a. Nhân dân ta thường khuyên nhau:Anh em như chân với tayRách lành đùm bọc, dở hay đỡ đầnHãy giải thích câu ca dao đó?b. Ca dao xưa có câu:Bầu ơi thương lấy bí cùngTuy rằng khác giống nhưng chung một giànHãy giải thích câu ca dao đó?c. Nói về lòng yêu nước, nhà văn I-li-a Ê-ren-bua có câu nói nổi tiếng:“Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào dải...
Đọc tiếp

Bài tập: Lập dàn ý chi tiết cho các đề sau:
a. Nhân dân ta thường khuyên nhau:
Anh em như chân với tay
Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần
Hãy giải thích câu ca dao đó?
b. Ca dao xưa có câu:
Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn
Hãy giải thích câu ca dao đó?
c. Nói về lòng yêu nước, nhà văn I-li-a Ê-ren-bua có câu nói nổi tiếng:
“Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào dải trường giang Vôn-ga, con sông Vôn-
ga đi ra bể. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ
quốc”
Em hiểu câu nói trên như thế nào? Theo em, khi ngồi trên ghế nhà trường, ta nên
thể hiện tình yêu quê hương, đất nước như thế nào?
d. Bài thơ “Quê hương” của Đỗ Trung Quân có đoạn:
Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người
Em hãy giải thích ý nghĩa những câu thơ trên và nêu rõ vai trò, tác dụng của tình
yêu quê hương, đất nước đối với cuộc sống tâm hồn của mỗi con người?
e. Chủ tịch Hổ Chí Minh có nói: Đoàn kết là sức mạnh vô địch. Em hiếu thế
nào là đoàn kết? Tại sao đoàn kết lại có sức mạnh vô địch ? Em phải làm gì để

6

thực hiện lời dạy đó ?
f. Tục ngữ xưa có câu :
Đất rắn trồng cây khẳng khiu,
Những người thô tục nói điều phàm phu.
Em hãy giải thích câu tục ngữ đó và nêu giá trị của nó trong việc nhắc nhở
thanh thiêu niên xây dựng phong cách sống văn minh trong thời đại ngày nay
g. Đi một ngày đàng, học một sàng khôn.
Hãy giải thích và làm rõ ý nghĩa của câu tục ngữ trên bằng một số bài học bổ
ích mà Dế Mèn (nhân vật chính trong truyện Dế Mèn phiêu lưu kí của Tô Hoài)
học được trong quá trình phiêu lưu đó đây.
h. Giải thích về sức mạnh của niềm tin
i. Giải thích câu tục ngữ “Giấy rách phải giữ lấy lề”
j. Giải thích câu tục ngữ: "Đi một ngày đàng, học một sàng khôn".
k. Bác Hồ dạy chúng ta: “Điều gì phải thì cố làm cho kì được, dù là việc
nhỏ. Điều gì trái thì hết sức tránh, dù là một điều trái nhỏ”. Em hiểu lời dạy trên
đây của Bác như thế nào?
l. Ông cha ta thường nói: “Có học phải có hành” Em có ý kiến gì về lời dạy tren

0

1. Chuồn chuồn bay thấp thì mưa 

    Bay cao thì nắng bay vừa thì râm .

Chuồn chuồn bay thấp hay bay cao phụ thuộc vào áp suất của khí quyển. Áp suất khí quyển lại liên quan đến nhiệt độ và độ ẩm của không khí.

Do cánh của chuồn chuồn quá mỏng lại có các nan đặc biệt hút được độ ẩm của không khí. Vậy nên khi trời sắp mưa thì độ ẩm trong không khí tăng cao, không khí có nhiều hơi nước, đọng vào những bộ cánh mỏng của chuồn chuồn, làm tăng tải trọng, khiến chúng chỉ có thể bay là là sát mặt đất.

Khi trời nắng, độ ẩm không khí giảm, cánh của chuồn chuồn khô đi và nhẹ hơn nên sẽ bay được cao hơn.

Vậy nên ông cha ta từ ngày xưa có thể nhìn chuồn chuồn bay mà đoán biết thời tiết trong ngày như thế nào.

2. Nhai kỹ no lâu , cày sâu tốt lúa .

- Đây là câu tục ngữ về kinh nghiệm sản xuất, cụ thể hơn là sản xuất nông nghiệp, mà trong canh tác nông nghiệp thì cây lúa là cây lương thực số một của người Việt nam ta. Muốn lúa sinh trưởng và phát triển tốt, một trong những điều quan trọng là cần chuẩn bị đất thật kĩ, điều này thể hiện qua vế câu: cày sâu tốt lúa.
- Trong tục ngữ, nhân dân ta hay sử dụng cách nói cân đối, hài hoà, nhiều khi chỉ một vế hay một câu có dụng ý rõ ràng, còn vế (hay câu kia) có tác dụng đưa đẩy. Câu tục ngữ này nằm trong loại đó. Tuy nhiên, vế thứ nhất của câu tục ngữ trên vẫn có ý nghĩa nhất định khi đứng độc lập.
- Câu nhai kĩ no lâu xuất phát từ việc người Việt Nam ta ăn ngũ cốc, mà chủ yếu là ăn ở dạng thô, nấu chín là ăn chứ không phải ăn dạng bột, nên khi ăn, muốn no lâu cần nhai thật kĩ, nghĩa là xay nhuyễn thức ăn trước khi đưa nó đến dạ dày. Và bởi vì dạ dày có sức chứa hạn chế nên nếu nhai trệu trạo, nuốt vội vàng thì rất dễ đầy dạ dày, tạo cảm giác chóng no, nhưng thực ra thì lượng dinh dưỡng lại ít, gây ra sự thiếu hụt nhanh dưỡng chất để nuôi cơ thể. Thêm nữa, nhai kĩ, thức ăn sẽ được dịch vị tiết ra thấm vào, quá trình lên men, hấp thụ diễn ra rất tốt, nên sẽ "no lâu" hơn thôi, kể cả lượng thức ăn như nhau thì người ăn chậm, ăn lâu, nhai kĩ sẽ no lâu hơn người ăn nhanh.

3. Người đẹp vì lụa , lúa tốt vì phân .

 Để hiểu hơn về câu tục ngữ này, chúng ta phải biết được giá trị của một miếng lụa. Trong thời xưa, lụa được cho là một món hàng xa xỉ. chỉ dành riêng cho người giàu có mà thôi. Thời nhà Đường, màu sắc của mảnh vải lụa phản ánh địa vị và cấp bậc của người đó trong xã hội. Nghĩa đen khi dịch ra của câu tục ngữ đó là, vẻ đẹp của một con người được quyết định bởi trang phục mà họ mặc trên người. Trong khi đó, hàm ý của câu tục ngữ này lại sâu xa hơn. Có nhiều câu nói trong văn hóa phương Tây nói về việc đánh giá con người qua vẻ bề ngòai; “Never judge a book by its cover” (Đừng đánh giá quyển sách qua chiếc bìa) muốn nhắc nhở người nghe đừng đánh giá chỉ thông qua vẻ ngòai, trong khi “Fake it ‘til you make it” (Cứ giả vờ đi cho đến khi bạn biến nó thành sự thật)lại khuyên nhủ bạn rèn luyện sự tự tin của mình trong khi bạn trau dồi chuyên môn. Câu tục ngữ này là biến thể của cụm từ “dress to impress” (mặc đẹp để gây ấn tượng) trong phương Tây. “Lúa tốt vì phân” nhấn mạnh câu phía trước, và cùng nhau ám chỉ việc cái đẹp ở bất kỳ đâu (con người hay thiên nhiên) cũng đều đòi hỏi sự quan tâm chăm sóc.

22 tháng 12 2016

Thông qua nỗi nhớ được khơi dậy từ tiếng gà trưa, nhà thơ Xuân Quỳnh đã miêu tả tâm hồn trong sáng, hồn nhiên và tình cảm yêu mến, kính trọng bà của một em bé nông thôn. Tình bà cháu thắm thiết đã trở thành một phần quan trọng trong đời sống tinh thần của người chiến sĩ hôm nay đang trên đường hành quân chiến đấu bảo vệ quê hương, đất nước:

Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu Tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi, cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ

Khổ thơ cuối cùng là lời tâm sự chân thành của đứa cháu chiến sĩ trên đường ra tiền tuyến gửi về người bà kính yêu ở hậu phương. Tác giả đã sử dụng điệp ngữ " Vì " được nhắc đi nhắc lại ba lần.Để nói lền tình bà cháu đến tình cảm lớn lao như lòng yêu Tổ quốc, yêu xóm làng thân thuộc đều được biểu hiện bằng hình thức nghệ thuật giản dị, mộc mạc như lời ăn tiếng nói hằng ngày; ấy vậy mà nó lại gây xúc động sâu xa bởi nhà thơ đã nói giúp chúng ta những điều thiêng liêng nhất của tâm hồn.

Chúc bạn học tốt!

22 tháng 12 2016

Cháu chiến đấu hôm nay

Vì lòng yêu Tổ quốc

Vì xóm làng thân thuộc

Bà ơi, cũng vì bà

Vì tiếng gà cục tác

Ổ trứng hồng tuổi thơ.

Giọng thơ vẫn nhẹ nhàng nhưng mỗi lần điệp từ vì được lặp lại, dường như cảm xúc lại lắng sâu thêm để tìm về với ngọn nguồn gần gũi và thiêng liêng nhất. Những yếu tố tạo nên động lực của lòng quyết tâm chiến đấu ở người cháu qua từng dòng thơ mỗi lúc một thu hẹp lại về phạm vi: Tổ quốc - xóm làng - người bà - tiếng gà, ổ trứng đã nói lên một quy luật tình cảm vô cùng giản dị: tình cảm gia đình làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương, đất nước và sự thống nhất giữa hai tình cảm cao đẹp này là cội nguồn sức mạnh tinh thần của mỗi người lính. Lòng yêu nước cũng không phải là cái gì xa xôi, lớn lao hay trừu tượng. Đó có thể chỉ là yêu một bếp lửa ấp iu như Bằng Việt; yêu một tiếng gà cục tác, một ổ rơm trứng hồng như Xuân Quỳnh hay yêu cái cây trồng trước nhà, yêu cái phố nhỏ đổ ra bờ sông như I-li-a Ê-ren-bua chẳng hạn. Nên ở một góc độ nào đó, sự thu hẹp phạm vi ở khổ thơ cuối là cách thức cụ thể hóa lòng yêu nước, làm nổi bật chân lí giản dị: Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc. Bài thơ được mở đầu bằng tiếng gà trưa và kết thúc lại trở về với tiếng gà. Nhưng đó không đơn thuần là tiếng gà gọi về tuổi thơ nữa, mà là tiếng gà gọi dậy trong lòng người chiến sĩ bản chất của lòng yêu nước, cái lí do cao cả mà rất đỗi cụ thể, hối thúc bàn chân băng rừng lội suối đấu tranh vì độc lập, thống nhất nước nhà.

BÀI TẬP ÔN NGỮ VĂN 7I. Phần văn bản:1. Học thuộc lòng những câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất.2. Học thuộc lòng những câu tục ngữ về con người và xã hội? giải thích 2 câu?3. Tục ngữ là gì? Phân biệt tục ngữ và ca dao?II. Tiếng Việt:1. Thế nào là câu rút gọn, câu đặc biệt?2. Bài tập:BT1: Tìm câu rút gọn chủ ngữ trong đoạn trích sau và cho biết tác dụng của nó:Ngày...
Đọc tiếp

BÀI TẬP ÔN NGỮ VĂN 7
I. Phần văn bản:
1. Học thuộc lòng những câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất.
2. Học thuộc lòng những câu tục ngữ về con người và xã hội? giải thích 2 câu?
3. Tục ngữ là gì? Phân biệt tục ngữ và ca dao?
II. Tiếng Việt:
1. Thế nào là câu rút gọn, câu đặc biệt?
2. Bài tập:
BT1: Tìm câu rút gọn chủ ngữ trong đoạn trích sau và cho biết tác dụng của nó:
Ngày xưa, bố Mị lấy mẹ Mị không có đủ tiền cưới, phải đến vay nhà Thống Lí,
bố của thống Lí Pá Tra bây giờ. Mỗi năm đen nộp lại cho chủ nợ một nương
ngô. Đến tận khi hai vợ chồng về già rồi mà cũng chưa trả được nợ. người vợ
chết cũng chưa trả hết nợ. ( Tô Hoài )
BT 2: Chỉ rõ và khôi phục các thành phần câu bị rút gọn trong những trường
hợp sau đây:
a. Tiếng hát ngừng. cả tiếng cười.
b. Đi thôi con!
c. Mong các cháu mai sau lớn lên thành những người dân xứng đáng với nước
độc lập tự do.
d. Uống nước nhớ nguồn.
e. Của đáng mười Nhu chỉ bán được năm. Có khi chẳng lấy được đồng tiền nào
là khác nữa.
BT 3: Trong hai đoạn đối thoại sau tại sao có đoạn dùng câu rút gọn, có đoạn lại
không thể dùng câu rút gọn:
Đoạn a
- Lan ơi! Bao giờ bạn đến nhà mình chơi?
- Chủ nhật.
Ngọc hỏi lại: mấy giờ?
- 8 giờ sáng.
- Nhớ mang sách cho tớ nhé
Đoạn b
Bà nội nhìn cháu và khẽ hỏi:
- Lan…Mấy giờ cháu đến truờng?

- Thưa bà: Cháu đi ngay bây giờ ạ!
- Cháu có nhớ lòi mẹ cháu dặn sáng nay không?
- Dạ, thưa bà, cháu nhớ ạ.
BT 4:Viết một đoạn hội thoại ngắn( 7- 10 câu), trong đó có sử dụng câu rút gọn.
Gạch chân dưới các câu rút gọn đó.
BT 5: Trong những trường hợp sau đây câu đặc biệt dùng để làm gì?
a. Nhà ông X. Buổi tối. Một chiếc đèn măng xông. Một bộ bàn ghế. Ông X đang
ngồi có vẻ chờ đợi.
b. Mẹ oi! Chị ơi! Em đã về.
c. Có mưa!
d. Đẹp quá. Một đàn cò trắng đang bay kìa!
BT 6: Bạn Lan hỏi bạn Hoa:
- Biển đề tên trường mình có phải là câu đặc biệt không nhỉ?
- Không.
- Vậy Ngữ văn 7 ở trên bìa sách của chúng mình có phải là câu đặc biệt không?
- Cũng không phải.
- Thế biển đề Giặt là trước nhà cậu có phải là câu đặc biệt không?
- Đó là câu rút gọn vì mẹ tớ giặt và là mà.
Qua câu chuyện của hai bạn em thấy đúng sai thế nào?
III. Tập làm văn:
1. Thế nào là văn nghị luận?
2. Thế nào là luận điểm, luận cứ và lập luận?
3. Bài tập:
BT1: Giải thích câu tục ngữ Có công mài sắt có ngày nên kim? Tìm 3 dẫn
chứng trong thực tế cuộc sống để chứng minh?
BT2: Tìm 3 và phân tích 3 biểu hiện, việc làm trong cuộc sống thể hiện đạo lí
sống uống nước nhớ nguồn?

0
Câu 1: So sánh câu đặc biệt và câu rút gọn.Câu 2: Tìm các câu đặc biệt trong VD sau và cho biết tác dụng của chúng.a.Ôi, đẹp quá! Sao lại có bông hoa bằng lăng nở muộn thế kia?b.Huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Đoàn kịch lưu động chúng tôi đóng lại, tránh cái gió Làoc.Đêm trăng. Biển yên tĩnh. Tàu Phương Đông của chúng tôi buông neo trong vùng biểnTrường Sa.d.Kiên vội đặt bát xuống, nó vỗ...
Đọc tiếp

Câu 1: So sánh câu đặc biệt và câu rút gọn.
Câu 2: Tìm các câu đặc biệt trong VD sau và cho biết tác dụng của chúng.
a.Ôi, đẹp quá! Sao lại có bông hoa bằng lăng nở muộn thế kia?
b.Huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Đoàn kịch lưu động chúng tôi đóng lại, tránh cái gió Lào
c.Đêm trăng. Biển yên tĩnh. Tàu Phương Đông của chúng tôi buông neo trong vùng biển
Trường Sa.
d.Kiên vội đặt bát xuống, nó vỗ tay, reo to:
Ông ơi, ông ơi! Con cu cườm ta thả ra dạo nọ đã biết gáy rồi ông ạ!
e. Đình chiến. Các anh bộ đội nón lưới có gắn sao, kéo về đầy nhà Út…
g. Cách đó ba năm, một đồng chí từ Đồng Tháp Mười về mang về một con gà mái tơ vàng.
Ôi chao, một con gà.
h. Nhà ông X. Buổi tối. Một chiếc đèn măng sông. Một bộ bàn ghế. Ông X đang ngồi có vẻ
chờ đợi.
i.Mẹ ơi! Chị ơi! Em đã về. k. Có mưa
l. Đẹp quá. Một đàn cò trắng đang bay kìa! m.Đêm. Bóng tối tràn đầy trên bến Cát Bà
n. Buổi hầu sáng hôm ấy. Con mẹ Nuôi, tay cầm lá đơn, đứng ở sân công đường
p.Tám giờ. Chín giờ. Mười giờ. Mười một giờ. Sân công đường chưa lúc nào kém tấp nập
q.Có một lần đêm đã gần sáng, nghe anh Nhân thở đều đều mà tôi lại cứ cho là anh ấy đang
thức. Tôi hỏi: “Anh chưa ngủ à” – Im lặng.
r. Rồi anh run cầm cập, xếp thau, ôm đàn, cuốn chiếu, cầm gậy, đứng dậy, thong thả lần lối
đi.
Gió.
Mưa.
Não nùng.
Câu 3: Phân biệt câu đặc biệt và câu rút gọn trong những trường hợp sau:
a.Vài hôm sau. Buổi chiều. Anh đi bộ dọc con đường từ bến xe tìm về xóm Hạ.
b. Lớp sinh hoạt vào lúc nào? – Buổi chiều.
c. Bên ngoài. Người đang đi và thời gian đang trôi
d. Anh để xe trong sân hay ngoài sân? – Bên ngoài. e. Mưa. Nước xối xả đổ vào mái hiên
g. Nước gì đang xối xả đổ vào mái hiên thế? – Mưa
h. Chừng nửa đêm tới đỉnh. Có một cái hang rộng. Chúng tôi dừng lại
i. Buổi văn nghệ đang đầy ắp tiếng cười, bỗng nhiên có một tiếng động mạnh, nước đập ùm
ùm như có người tập bơi. Một người kêu lên: - Cá heo!
k.Hai chân Nhẫ n quàng lên cổ. Quên cả đói, quên cả rét. Con Tô cũng dài bụng ra chạy theo.
Câu 4: Bạn Lan hỏi bạn Hoa:
-Biển đề tên trường mình có phải câu đặc biệt không? – không
-Vậy “Ngữ văn 7” ở trên bìa sách của chúng mình có phải câu đặc biệt không? – Không
-Thế biển đề “Giặt là” trước nhà cậu có phải là câu đặc biệt không?
- Đó là câu rút gọn vì mẹ tớ giặt và là mà.
Qua câu chuyện trên, em thấy đúng sai thế nào?

***Nhanh nhé mk đang cần gấp!!!

0
15 tháng 3 2019

Chúng ta đi ra ngoài xã hội, nhiều cái tốt cái ko tốt và câu tục ngữ khuyên ta rằng: '' đi ít nhưng phải biết sàng lọc những cái tốt ngoài xã hội.

15 tháng 3 2019

cảm ơn

TRẢ LỜI

avatar
avatar
  •  
  • logoRank

- Thành ngữ:

Công cha nghĩa mẹ.

+ Xấu như ma lem.

+ Vung tay quá trán

+ Gần nhà xa ngõ.

- Tục ngữ:

+ Con biết ngồi, mẹ rời tay

+ Giận thì mắng, lặng thì thương.

+ Vắt cổ chày ra nước.

+ Con nuôi cha không bằng bà nuôi ông.

+ Người khôn dồn ra mặt.

+ Lá lành đùm lá rách.

Trả lời:

thành ngữ:1,5,7,10

Tục ngữ:2,3,4,6,8,9

Nếu đúng k cho mik nha

2 tháng 4 2021

Em tham khảo nhé !

Cuộc sống của con người luôn phải trải quá trình rèn luyện không ngừng. Bởi rằng “Đi một ngày đàng học một sàng khôn” - đây là một câu tục ngữ với lời khuyên đúng đắn dành cho con người.

Trước hết, trong vế thứ nhất, “đi” là động từ, chỉ một hành động của con người, sử dụng đôi chân để chi chuyển từ nơi này sang nơi khác. Còn “đàng” nghĩa là đường, một sự vật được con người tạo ra để thuận tiện cho việc di chuyển. Như vậy, “đi một ngày đàng” có nghĩa là một ngày tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Đến vế thứ hai, “học” có nghĩa là học hỏi, thu nhận kiến thức rèn luyện kĩ năng; “sàng” là dụng cụ làm gạo của người nông dân xưa: hình tròn, đan bằng tre chứa được từng mẻ thóc sau khi xay, để thưa đáy đủ lọt hạt gạo. Như vậy, sàng ở đây là lọc những thứ có giá trị. “Học một sàng khôn” có nghĩa là học hỏi được nhiều điều bổ ích. Tóm lại câu trên muốn nói rằng trên hành trình khám phá thế giới bên ngoài, con người sẽ học được nhiều điều bổ ích. Chúng ta càng đi nhiều sẽ càng học hỏi được nhiều, chỉ cần bước ra ngoài xã hội học hỏi chắc chắn sẽ thu được những tri thức mới mẻ, đó chính là thành quả của quá trình học tập. Không chỉ vậy, câu tục ngữ cũng là lời động viên, khích lệ tinh thần học hỏi, khám phá của con người. Nên đi đến những chân trời tri thức mới để mở mang kiến thức, mở rộng tầm mắt và thu nhặt cho mình những tri thức của nhân loại.

 

Cuộc sống là một hành trình, mỗi người bước đi trên hành trình đó đều sẽ học được nhiều điều bổ ích. Câu chuyện về chàng trai trẻ Phạm Nhật Vượng, nếu năm xưa chỉ “dùi mài kinh sử” mà không có những trải nghiệm từ những công việc thực tế trong cuộc sống, ông cũng đã không thể trở thành - Phạm Nhật Vượng chủ tịch tập đoàn Vingroup như ngày hôm nay. Nhiều nhà văn nổi tiếng như Thạch Lam, Vũ Bằng, Minh Hương, Nguyễn Tuân… cũng cần đi nhiều, tiếp xúc nhiều với nhiều mảnh đời trong xã hội mới có thể viết được những tác phẩm chân thực, có giá trị theo năm tháng. Đặc biệt nhất là Chủ tịch Hồ Chí Minh - Bác đã đi nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều hoàn cảnh khác nhau của nhiều nước khác nhau trên thế giới. Quá trình ấy Bác luôn tích cực, chủ động học hỏi những thứ mình không biết, phát huy những thứ mình đã biết. Sau đó Bác chọn lọc những gì phù hợp với Việt Nam, tìm ra con đường cứu nước, làm cho nước nhà độc lập, thống nhất, sánh vai với các cường quốc trên thế giới… Tất cả đều là những minh chứng cho việc “đi một ngày đàng học một sàng khôn”.

Có ai đó đã từng nói rằng: “Cái ta biết chỉ là giọt nước. Cái ta chưa biết là cả một đại dương mênh mông”. Chính vì vậy nếu chịu khó khám phá, trải nghiệm nhiều thì chúng ta sẽ hoàn thiện bản thân mình hơn. Chính vì vậy, chúng ta cần tích cực trải nghiệm từ thực tế cuộc sống, không nên chỉ tìm kiếm kiến thức trên sách vở mà phải biết kiểm chứng bằng cách trải nghiệm. Đồng thời, mỗi người nên giao lưu, tương tác với những người xung quanh vì ta cũng có thể học được rất nhiều điều bổ ích từ họ. Học sinh càng cần phải tích cực tham gia các hoạt động tham quan, du lịch các di tích lịch sử, viện bảo tàng, viện nghiên cứu để củng cố kiến thức được học và nâng cao hiểu biết.

Cuộc đời là những chuyến đi, bởi sau mỗi chuyến đi đó con người sẽ trưởng thành hơn. Thành công không dành cho những người ngại dấn thân, ngại khám phá. Thành công chỉ đến với những người chủ động học hỏi, tự trải nghiệm cuộc sống này.

2 tháng 4 2021

Muốn hiểu biết nhiều,  kiến thức rộng, am hiểu sự đời, phải lăn lộn với cuộc sống, phải đi nhiều, phải đi đây đó để thu lượm, học hỏi những tri thức của cuộc sống để nâng cao, mở rộng tầm nhìn, tầm hiểu ...