Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
nè bạn đã đi nhờ người khác giùm rồi còn ko chép đc cái đề bài ra lười nghĩ rồi còn lười vận động dài quá hả ,người ta mở ra cx kinh ko kém đâu bạn cứ tự nhgix đi nhé
1.Xã hội phong kiến: là xã hội có vua, quyền lực tập trung trong tay vua và quan lại.
- Sau các cuộc phát kiến địa lý, quý tộc, thương nhân châu Âu giàu lên nhanh chóng.
- Nhờ có vốn, công nhân làm thuê, các quý tộc, thương nhân lập xưởng sản xuất, công ty thương mại, những đồn điền rộng lớn.
=> các chủ xưởng, chủ đồn điền, và những thương nhân giàu có đó trở thành giai cấp tư sản.
- Những người làm thuê bị giai cấp tư sản bóc lột sức lao động đến kiệt quệ, trở thành giai cấp vô sản- Nền sản xuất mới tư bản chủ nghĩa ra đời ngay trong lòng chế độ phong kiến.- Hình thành quan hệ tư bản chủ nghĩa: giai cấp tư sản và giai cấp vô sản.
tick for me (please)
- Trong chủ nghĩa tư bản, nông nghiệp cũng trở thành một lĩnh vực đầu tư của tư bản, cũng được kinh doanh theo phương thức tư bản chủ nghĩa. So với lĩnh vực công nghiệp và thương nghiệp, quan hệ sản xuất tư bản chu nghĩa trong nông nghiệp xuất hiện muộn hơn. Trong lịch sử, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa hình thành trong nông nghiệp theo hai con đường điển hình:
Thứ nhất, dần dần chuyển nền nông nghiệp địa chủ phong kiến sang kinh doanh theo phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa sử dụng lao động làm thuê. Ví dụ như ở Đức, Italia, Nga Sa hoàng, v.v..
Thứ hai, thông qua cuộc cách mạng dân chủ tư sản, xóa bỏ chế độ canh tác ruộng đất theo kiểu phong kiến, phát triển chủ nghĩa tư bản trong nông nghiệp. Ví dụ như ở Pháp, Anh. V.V..
- Đặc điểm nổi bật của quan hộ sản xuất tư bản chủ nghĩa trong nông nghiệp là chế độ độc quyền ruộng dất. Chế độ độc quyền ruộng đất đã ngăn cản tự do cạnh tranh trong nông nghiệp. Khi quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa được hình thành, nếu không kể đến một số ít nông dân cá thể tự canh tác trên mảnh đất của họ, thì trong nông nghiệp tư bản chủ nghĩa có ba giai cấp chủ yếu: giai cấp địa chủ (người sở hữu ruộng đất), giai cấp các nhà tư bản kinh doanh nông nghiệp (các nhà tư bản thuê ruộng dất để kinh doanh) và giai cấp công nhân nông nghiệp làm thuê.
Bạn tham khảo nha
- Việc đặt niên hiệu chứng tỏ Đại Cồ Việt là một nước độc lập, không còn phụ thuộc vào phong kiến phương Bắc. Xưng đế để tỏ rõ mình ngang hàng với Tống triều.
- Nêu cao tinh thần dân tộc, ý chí quyết tâm chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta.
Mình chỉ biết nhiêu đây thôi!
- Ai giúp mình nha ! Mình sắp làm kiểm tra 15' bài này rồi
* Gống nhau:
- Đều do đễ quốc bên ngoài xâm chiếm và gây dựng
- Áp bức thống trị nhân dân Ấn Độ dẫn đến sự mâu thuẫn gia cấp và dân tộc làm cho cả hai triều đại đều suy yếu và sụp đổ.
* Khác nhau:
- Vương triều Hồ Giáo Đê Li :
+ Có những quyền ưu tiên trong bộ máy nhà nước
+ Phân biệt tôn giáo và dân tộc
- Vương triều Ấn Độ
+ Không phân biệt nguồn gốc
+ Xây dựng khối hòa hợp dân tộc, hạn chế sự phân biệt chủng tộc và tôn giáo
Phương thức sản xuất phong kiến:
Phương thức sản xuất dựa trên chế độ sở hữu phong kiến về tư liệu sản xuất, chủ yếu là ruộng đất và sự lệ thuộc về thân thể của người nông dân vào chúa phong kiến. Nông dân canh tác trên ruộng đất của chúa phong kiến với công cụ thủ công, trình độ kĩ thuật rất thấp, quy mô sản xuất nhỏ. PTSXPK ra đời do sự tan rã của phương thức sản xuất chiếm hữu nô lệ, ở một số nước do sự tan rã của phương thức sản xuất công xã nguyên thuỷ. Quy luật kinh tế cơ bản của PTSXPK là sản xuất ra sản phẩm thặng dư cho chúa phong kiến bằng cách bóc lột người nông nô dưới hình thức địa tô, chủ yếu là địa tô hiện vật. Tính độc lập tương đối của nông dân làm cho sản xuất đạt được tiến bộ nhất định. Lực lượng sản xuất phát triển, nông dân quan tâm hơn đến sản xuất, mức độ bóc lột của địa chủ có hạn chế hơn và tiến bộ hơn so với mức độ bóc lột dưới chế độ nông nô. Phân công lao động xã hội cũng được phát triển hơn. Ở phương Tây, PTSXPK ra đời vào khoảng thế kỉ 5, tồn tại đến thế kỉ 17 - 18 cho đến khi cách mạng tư sản thắng lợi. Ở Việt Nam, trong thời kì Bắc thuộc (179 tCn. - 938), một số trang trại phong kiến đã ra đời dưới sự tác động trực tiếp của nền đô hộ của phong kiến Trung Quốc. PTSXPK Việt Nam tồn tại từ thế kỉ 10 đến 19 qua ba giai đoạn: giai đoạn hình thành và xác lập (thế kỉ 10 - 15); giai đoạn phát triển (thế kỉ 15 - đầu 18); giai đoạn suy yếu (đầu thế kỉ 18 - giữa 19). Thời kì thực dân Pháp đô hộ Việt Nam (1858 - 1945), nền kinh tế Việt Nam trở thành nền kinh tế thuộc địa nửa phong kiến, quan hệ sản xuất phong kiến vẫn được duy trì và tồn tại một cách phổ biến. Cuộc Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân thắng lợi chấm dứt PTSXPK ở Việt Nam.
Với tính chất,đặc điểm như vậy;dưới chế độ phong kiến sức lao động chưa là hàng hóa (thuộc tính giá trị lao động và giá trị lao động thặng dư chưa là hàng hóa để người lao động bán ).
Không có điều kiện để sức lao động là hàng hóa.
Phương thức tư bản chủ nghĩa:
Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa nảy sinh từ trong lòng phương thức sản xuất phong kiến. Nhưng nó chỉ thực sự xuất hiện khi có đủ hai điều kiện sau:
- Phải tập trung một khối lượng tiền tệ tương đối lớn vào trong tay một số người, lượng tiền này đủ để bảo đảm cho họ mua tư liệu sản xuất xây dựng xí nghiệp và thuê mướn nhân công.
- Phải có những người tự do nhưng không có tư liệu sản xuất, buộc phải mang sức lao động của mình ra bán để kiếm sống.
Trong nền sản xuất hàng hoá giản đơn, sự tác động tự phát của quy luật giá trị đã làm phân hoá những người sản xuất hàng hoá. Một số người phát tài giàu lên nhanh chóng, họ đầu tư mở rộng sản xuất, thuê mướn nhân công và trở thành ông chủ tư bản. Những người khác không gặp may mắn bị vỡ nợ, phá sản trở thành lao động làm thuê.
Sự tác động phân hoá này của quy luật giá trị diễn ra chậm chạp, để tạo ra những điều kiện cho sự ra đời của chủ nghĩa tư bản mà chỉ dựa vào tác dụng này của quy luật giá trị thì phải mất một thời kỳ lâu dài. Vì vậy, trong lịch sử của mình, giai cấp tư sản đã đẩy mạnh quá trình này bằng tích luỹ nguyên thuỷ. Đó là sự tích luỹ ban đầu của tư bản, nó được thực hiện bằng bạo lực tước đoạt hàng loạt những người sản xuất nhỏ, nhất là nông dân. Việc tước đoạt tư liệu sản xuất của người sản xuất nhỏ và ruộng đất của nông dân, một mặt tập trung tư liệu sản xuất vào tay các nhà tư bản, mặt khác biến những người sản xuất nhỏ, những người nông dân trở thành lao động làm thuê. Điển hình của quá trình này là ở nước Anh, giai cấp tư sản dựa vào nhà nước phong kiến dùng bạo lực đuổi nông dân ra khỏi đất đai của họ, biến đồng ruộng thành bãi chăn cừu. Đồng thời ban hành các đạo luật hà khắc để buộc những người nông dân bị mất đất phải vào làm thuê trong các xí nghiệp tư bản.
Tích luỹ nguyên thuỷ còn được thực hiện bằng việc đi chinh phục và bóc lột thuộc địa, buôn bán nô lệ da đen từ châu Phi đến các vùng đất mới ở châu Mỹ, thực hiện thương mại không bình đẳng, v.v..
=>Việc sử dụng các biện pháp bằng sức mạnh bạo lực nói trên đã nhanh chóng tạo ra hai điều kiện cần thiết và do đó đẩy nhanh quá trình chuyển hoá từ phương thức sản xuất phong kiến sang phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.
dài thế bn?