K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 4 2017
I.Trách nhiệm của nhà Nguyễn trong việc để mất nước ta vào tay thực dân Pháp
cuối thế kỷ XIX
1.Bối cảnh lịch sử :
a. Thế giới:
Từ nửa sau thế kỷ XIX các nước tư bản phương Tây đã tiến dần lên và trở
thành những nước đế quốc chủ nghĩa. Gắn liền với quá trình đó là nhu cầu tìm
kiếm thị trường nguyên liệu, nhân công- trong khi ở chính quốc các yếu tố này
không còn - do vậy các nước đế quốc đã ráo riết chạy đua xâm lược thuộc địa.
Trong bối cảnh đó các nước trong khu vực Đông Nam Á trong đó có Việt Nam với
những điều kiện đất rộng người đông, tài nguyên thiên phong phú trở thành miếng
mồi săn lùng của chủ nghĩa tư bản. Việt Nam cũng như các nước trong khu vực đều
phải đương đầu với nguy cơ xâm lược nền độc lập bị đe doạ nghiêm trọng.
Bối cảnh lịch sử nêu trên có thể được xem là nguyên nhân khách quan dẫn
tới thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam(1858), tuy nhiên cần phải thấy rằng
từ việc bị xâm lược đến mất nước là một khoảng cách khá xa, không có nghĩa bị
xâm lược là dẫn tới nguy cơ mất nước. Nếu chúng quan niệm như vậy thì vô hình
chung chúng ta sẽ phủ nhận đi vai trò của nhân tố chủ quan- nhân tố giữ vai trò
quyết định trong sự phát triển của lịch sử.
Thực tế lịch sử nhân loại cũng như chính lịch sử Việt Nam đã chứng minh
rằng: không phải bao giờ đứng trước sự xâm lược từ bên ngoài một quốc gia, một
dân tộc cũng bị đồng hoá. Nếu ta gắn yếu tố khách quan và cho nó giữ vai trò quyết
định, bỏ qua vai trò của yếu tố chủ quan thì điều đó có nghĩa chúng ta đã rơi vào
thuyết “định mệnh” và như vậy sẽ không thể nào giải thích được những trang sử
hào hùng của lịch Việt Nam thời kỳ Lý- Trần.
Với quan niệm trên sẽ là kim chỉ nam cho ta nghiên cứu lịch sử triều
Nguyễn. Nói cách khác để có thể đánh giá trách nhiệm của triều Nguyễn trong việc
để mất nước ta vào tay Pháp cuối thế kỷ XIX chúng ta cần phải quan tâm đến bối
cảnh thế giới và khu vực đồng thời cần phải tìm hiểu hoàn cảch thực tế của Việt
Nam thời kỳ đó, từ đó rút ra yêu cầu lịch sử đặt ra cho Việt Nam vào cuối thế kỷ
XIX là gì? và đứng trước yêu cầu lịch sử đó triều Nguyễn đã làm gì và làm được
đến đâu từ đó chúng ta có cơ sở để đánh giá vai trò và trách nhiệm của triều
Nguyễn trong lịch sử.
b. Trong nước:
Trở lại với hoàn cảnh thế giới và khu vực cuối thế kỷ XIX ta thấy rằng đứng
trước sự xâm lược của chủ nghĩa tư bản phương tây thì một yêu cầu khách quan đối
với các lịch sử các nước trong khu vực Đông Nam Á- một khu vực đất rộng người
đông như chế độ phong kiến lại đang khủng khoảng- là phải nhanh chóng cải cách,
canh tân đất nước củng cố quốc phòng, tức là phải nhanh chóng chấn hưng đất
nước tạo ra tiềm lực mạnh có thể đối phó được trước âm mưu và hành động xâm
lược của chủ nghĩa tư bản phương Tây. Việt Nam là một nước trong khu vực cũng
không nằm ngoài yêu cầu lịch sử tất yếu khách quan ấy. Tuy nhiên ta cần thấy rằng
ngoài những yêu cầu lịch được nêu ở trên thì Việt Nam với những nét riêng của
lịch nước mình, đặc biệt là sự thành lập triều Nguyễn là dựa trên sự đàn áp một
phong trào nhân dân tương đối tiến bộ với sự giúp sức của tư bản Pháp chính vì
vậy mà ngay từ khi thành lập triều Nguyễn đã mang trong mình những mâu thuẫn
29 tháng 4 2017
Sau khi đánh bại Tây Sơn các vua triều Nguyễn từ Gia Long, Minh Mạng đến Thiệu Trị, Tự Đức kế tiếp phục hồi chế độ phong kiến đang trên con đường suy vong và ra sức củng cố chế quân chủ chuyên chế nhằm bảo về quyền lợi giai cấp và dòng họ.
Về chính trị: các vua triều Nguyễn đã xây dựng một bộ máy nhà nước mang nặng tính bảo thủ chuyên chế. Một loạt các nhà nho yêu nước có tư tưởng canh tân táo bạo như Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch... được đề xuất và được xem như là những biện pháp cứu cánh để đưa đất nước thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa nhưng triều Nguyễn đã bỏ qua, hơn nữa nhà Nguyễn lại thi hành chính sách thần phục triều đình Mãn Thanh, từ nương nhờ đến cự tuyệt các nước tư bản phương Tây qua chính sách “bế quan tỏa cảng”, "cấm đạo giết đạo". Về kinh tế: Nền nông nghiệp dưới triều Nguyễn ngày càng bi đát nông dân
không có ruộng đất, thêm vào đó là thiên tai lũ lụt nên đời sống nhân dân rất cực khổ. Hai nghành công nghiệp và thương nghiệp cũng bế tắc.
Về xã hội: Từ khi Nguyễn Ánh lên ngôi qua các vua triều Nguyễn đã thi
hành những chính sách bảo thủ đối lập với nhân dân hậu quả là mâu thuẫn xã hội ngày càng gay gắt các cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra liên tiếp.
Như vậy: chính sách của triều Nguyễn đã làm cho nước, dân “ sức mòn lực kiệt”, nội bộ chia rẽ sâu sắc đặt dân tộc vào thế bất lợi trước cuộc xâm lược vũ
trang của thực dân PháSau khi đánh bại Tây Sơn các vua triều Nguyễn từ Gia Long, Minh Mạng đến Thiệu Trị, Tự Đức kế tiếp phục hồi chế độ phong kiến đang trên con đường suy vong và ra sức củng cố chế quân chủ chuyên chế nhằm bảo về quyền lợi giai
cấp và dòng họ.Về chính trị: các vua triều Nguyễn đã xây dựng một bộ máy nhà nước mang nặng tính bảo thủ chuyên chế. Một loạt các nhà nho yêu nước có tư tưởng canh tân
táo bạo như Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch... được đề xuất và được xem như là những biện pháp cứu cánh để đưa đất nước thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa nhưng triều Nguyễn đã bỏ qua, hơn nữa nhà Nguyễn lại thi hành chính sách thần phục triều đình Mãn Thanh, từ nương nhờ đến cự tuyệt các nước tư bản phương Tây qua chính sách “bế quan tỏa cảng”, "cấm đạo giết đạo".Về kinh tế: Nền nông nghiệp dưới triều Nguyễn ngày càng bi đát nông dân không có ruộng đất, thêm vào đó là thiên tai lũ lụt nên đời sống nhân dân rất cực khổ. Hai nghành công nghiệp và thương nghiệp cũng bế tắc.Về xã hội: Từ khi Nguyễn Ánh lên ngôi qua các vua triều Nguyễn đã thi hành những chính sách bảo thủ đối lập với nhân dân hậu quả là mâu thuẫn xã hội ngày càng gay gắt các cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra liên tiếp. Như vậy: chính sách của triều Nguyễn đã làm cho nước, dân “ sức mòn lực
kiệt”, nội bộ chia rẽ sâu sắc đặt dân tộc vào thế bất lợi trước cuộc xâm lược vũ trang của thực dân Pháp.
10 tháng 3 2022

*Vai trò của nhân dân : 

 -Ngăn cản sự xâm lược và và làm chậm quá trình bình đình của Pháp trên đất Việt Nam, bởi từ trc khi xâm lược Pháp xác định là xâm lược nhanh những mãi 20 năm sau thực dân Pháp mới cơ bản bình định xong việt nam và tiến hành khai thác;

- góp phần để triều đình nhà nguyễn, đặc biệt là các nhà cải cách bắt đầu có ý thức về công cuộc đổi mới, duy tân đất nước; những tư tưởng tiến bộ được xâm nhập vào việt nam;

- Kích thích hoạt động của các nhà hoạt động cách mạng

- Là kinh nghiệm quý báu cho các phong trào đâu tranh sau này;

- thể hiện tinh thần yêu nước của đồng bào ta

*Trách nhiệm của triều đình nhà Nguyễn( triều đình Huế) :

- Triều Nguyễn duy trì chính sách bảo thủ, lạc hậu đối với nhân dân. Giữa thế kỉ XIX, khi Pháp đánh chiếm Việt Nam, có nhiều nhà tư tưởng đề nghị canh tân, đổi mới đất nước. Nhưng nhà Nguyễn đã từ chối con đường này. Nhà Nguyễn vẫn tiếp túc chính sách cai trị cũ, làm cho đất nước ngày càng suy yếu, mất dần sức đề kháng trong cuộc chiến chống Pháp. Như vậy, nhà Nguyễn vì sự ích kỉ của mình đã hy sinh quyền lợi của dân tộc.  

- Trong quá trình kháng chiến chống Pháp, nhà Nguyễn còn mắc nhiều sai lầm như từ bỏ con đường vũ trang chống pháp, đi theo con đương thương lượng đầu hàng từng bước đến đầu hàng hoàn toàn; không biết chớp lấy thời cơ để giành thắng lợi

17 tháng 4 2022

hkvgyluhl;

14 tháng 10 2016

1) Nguyên nhân 

Năm 1774, Vua Lu-i XVI lên ngôi và ngày càng khủng hoảng 

Kinh tế nơ tăng cao,công thương nghiệp đình đốn 

Xã hội công nhân,thợ thủ công thất nghiệp 

=> Nhiều cuộc đấu tranh diễn ra 

2 tháng 2 2021

a) Giai đoạn từ tháng 9-1858 đến tháng 2-1861:

* Thái độ của triều đình:

- Xây thành luỹ, phòng tuyến tại Đà Nẵng và Gia Định, tăng lực lượng, thực hiện chiến thuật phòng thủ.

- Kêu gọi nhân dân ứng nghĩa, chủ trương “vườn không nhà trống”, bất hợp tác với giặc.

- Quan quân triều đình đã phối hợp với nhân dân đánh Pháp.

* Thái độ của nhân dân:

Ngay từ đầu, nhân dân đã hưởng ứng lời kêu gọi của triều đình phá nhà cửa, vườn tược, đào hào, cùng quân triều đình xây thành đắp luỹ, lập các đội dân binh hăng hái đánh Pháp.

b) Giai đoạn từ tháng 2-1861 đến ngày 5-6-1862                    

* Thái độ của triều đình: Phòng tuyến Chí Hoà bị vỡ, quân triều đình tan rã. Triều đình hoang mang dao động, số ít quan quân triều đình tiếp tục đánh Pháp, nhưng đa số lo sợ muốn "thủ để hoà", cuối cùng đã kí Hiệp ước Nhâm Tuất để bảo vệ quyền thống trị .

* Thái độ của nhân dân: Phong trào chống Pháp của nhân dân diễn ra ngày càng mạnh mẽ dưới sự lãnh đạo của các sĩ phu, văn thân yêu nước, thể hiện quyết tâm đánh Pháp đến cùng, nhiều căn cứ chống Pháp được xây dựng ở Gia Định, Gò Công, Đồng Tháp Mười,... chiêu mộ hàng nghìn nghĩa quân, hoạt động rất mạnh, đẩy quân Pháp vào thế bất lợi.

c) Giai đoạn từ tháng 6-1862 đến tháng 6-1867

* Thái độ của triều đình:

- Sau khi kí Hiệp ước, triều đình ra lệnh giải tán nghĩa binh, giải tán phong trào kháng chiến, hạ khí giới nộp cho Pháp.

- Triều đình bước đầu trả chiến phí cho Pháp, cử phái đoàn sang Pháp thương thuyết chuộc ba tỉnh miền Đông nhưng thất bại.

- Tăng tô thuế, đàn áp khởi nghĩa nông dân mà lẽ ra phải chỉnh đốn nội trị, bồi dưỡng sức dân, đoàn kết nhân dân kháng chiến.

-Thái độ của nhà Nguyễn tạo điều kiện thuận lợi cho Pháp chiếm luôn ba tỉnh miền Tây.

* Thái độ của nhân dân:  

- Từ phong trào ứng nghĩa chuyển thành phong trào tự động kháng chiến sôi nổi khắp sáu tỉnh Nam Kì. Nghĩa quân kiên trì bám đất, bám dân, phản kháng quyết liệt trước bản Hiệp ước 1862, nổi bật nhất là hoạt động của nghĩa quân Trương Định.

- Một số sĩ phu văn thân yêu nước ở miền Đông thể hiện thái độ bất hợp tác với địch, không chấp nhận Hiệp ước 1862 bằng phong trào "tị địa".

17 tháng 2 2022

Tham khảo

a) 

- Ngay từ đầu nhân dân ta đã anh dũng đứng lên chống Pháp:

+ Ngày 1-9-1858, quân Pháp nổ súng xâm lược nước ta. Nhân dân ta kết hợp với quân triều đình do Nguyễn Tri Phương chỉ huy đã anh dũng chống trả. => làm thất bại âm mưu "đánh nhanh thắng nhanh" của Pháp.

+ Khi Pháp đánh vào Gia Định, nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đã đốt cháy tàu Ét-pê-răng của Pháp đậu trên sông Vàm Cỏ Đông (10-12-1861).

+ Khởi nghĩa của Trương Định ở Gò Công kéo dài đến năm 1864 đã làm cho địch thất điên bát đảo.

- Sau khi Pháp chiếm ba tỉnh miền Đông Nam Kì, mặc dù triều đình ra sức ngăn cản nhưng phong trào kháng Pháp của nhân dân vẫn diễn ra sôi nổi, liên tục, dưới nhiều hình thức khác nhau:

+ Nhiều trung tâm kháng chiến ra đời: Đồng Tháp Mười, Tây Ninh với những tấm gương tiêu biểu như: Trương Quyền, Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Hữu Huân,...

+ Một bộ phận dùng văn thơ lên án thực dân Pháp và tay sai, cổ vũ lòng yêu nước: Phan Văn Trị, Nguyễn Đình Chiểu. Nguyễn Thông,...

- Từ năm 1867 đến năm 1875, hàng loạt cuộc khởi nghĩa chống Pháp còn tiếp tục nổ ra ở Nam Kì.

b) 

- Ban đầu:

+ Nhà Nguyễn có ý thức cùng nhân dân đấu tranh chống giặc ngoại xâm: cử Nguyễn Tri Phương ra đốc quân chống giặc, cử Hoàng Diệu làm tổng đốc Hà nội để giữ lấy Bắc Kì,...

+ Tuy nhiên, nhà Nguyễn lại bỏ lỡ nhiều cơ hội đánh thắng giặc do thi hành đường lối kháng chiến sai lầm (chỉ lo thủ hiểm).

- Về sau: trước ưu thế về sức mạnh quân sự của kẻ thù, triều đình nhà Nguyễn không kiên quyết cùng nhân dân chống giặc, đi từ nhượng bộ này đến nhượng bộ khác, tỏ ra bạc nhược, yếu kém để thực dân Pháp lấn tới. Triều Nguyễn đã vì quyền lợi ích kỉ của dòng họ đã bán rẻ quyền lợi dân tộc (thông qua việc kí hàng loạt các hiệp ước bất bình đẳng với Pháp).

 

3 tháng 10 2021

Em tham khảo thử nha:

Cách mạng tư sản pháp đã trải qua 2 giai đoạn phát triển:

– Giai đoạn 1 : Chế độ quân chủ lập hiến ( 14/7/1789 – 10/8/1792)

– Giai đoạn 2 : Chuyên chính dân chủ cách mạng Gia cô banh (2/6/1793 – 27/7/1794)

28 tháng 12 2021

tham khảo nha

Chiến tranh chẳng đem lại lợi ích gì cho nhân dân ngoài đau khổ, chết chóc và tang hoang. Nhà cửa bị phá hủy. Người chết. Đất đai đầy dấu vết bom đạn. Khắp nơi là những quả bom, mìn còn sót lại, sẵn sàng nổ và cướp đi sinh mạng của những người còn sống bất kỳ lúc nào. Chiến tranh làm nền kinh tế kiệt quệ, giáo dục trì trệ và đình đốn, sản xuất thì cầm chừng hay không còn khả năng sản xuất. Gia đình ly tán. Những nỗi đau do chiến tranh còn ám ảnh dai dẳng suốt không chỉ đời những người sống trong thời kỳ đó mà còn ám ảnh cả thế hệ sau đó. Những người mất thân nhân từ năm 45 đến giờ vẫn chẳng tìm được. Những liệt sĩ hy sinh đến giờ vẫn chẳng rõ tung tích bia mộ nằm đâu. Những người mất tích thì mãi chẳng có gì cho người thân họ biết rằng còn sống hay đã chết... Chiến tranh là đau khổ, nhưng nếu để bảo vệ tổ quốc, bảo vệ quê hương, bảo vệ tự do độc lập thì chúng ta sẵn sàng trả giá để bảo vệ những thứ quý giá ấy. Chính điều đó đã làm nên một nước VN tự hào vì không khuất phục kẻ thù xâm lược, làm nên một Liên Xô chiến thắng phát xít, làm nên một Israel độc lập kiên cường, làm nên một Ba Lan không bao giờ cúi đầu làm nô lệ. Chiến tranh có thể tàn khốc, có thể đau thương nhưng khi cần thiết, chúng ta không bao giờ trốn chạy chiến tranh mà luôn đương đầu với chúng.

28 tháng 12 2021

TK:

Chiến tranh thế giới thứ nhất đã gây ra những tàn phá vô cùng to lớn, làm 10 triệu người chết, gần 20 triệu người bị thương. Những thiệt hại khác về cơ sở vật chất do chiến tranh gây nên cũng rất khủng khiếp. Chiến tranh làm cho các đế quốc châu Âu, thắng trận cũng như bại trận, bị suy yếu. Mĩ trở thành nước chủ nợ chính của Tây Âu, nhờ việc bán vũ khí cho các nước trong cả hai nước tham chiến. Chiến tranh 1914 là một cuộc chiến tranh đế quốc xâm lược, phi nghĩa. Mỗi nước tham gia chiến tranh, bất cứ ở phe nào, đều có mục đích trục lợi, khuếch trương thế lực, chiếm thêm thuộc địa, cướp giật thuộc địa của phe kia. Chiến tranh đó tiến hành giữa hai khối đế quốc để chia lại thế giới. Trong cuộc chiến tranh đó, sự xung đột giữa hai đế quốc Anh và Đức có tác dụng chính quyết định.

21 tháng 1 2021

- Ban đầu:

+ Nhà Nguyễn có ý thức cùng nhân dân đấu tranh chống giặc ngoại xâm: cử Nguyễn Tri Phương ra đốc quân chống giặc, cử Hoàng Diệu làm tổng đốc Hà nội để giữ lấy Bắc Kì,...

+ Tuy nhiên, nhà Nguyễn lại bỏ lỡ nhiều cơ hội đánh thắng giặc do thi hành đường lối kháng chiến sai lầm (chỉ lo thủ hiểm).

- Về sau: trước ưu thế về sức mạnh quân sự của kẻ thù, triều đình nhà Nguyễn không kiên quyết cùng nhân dân chống giặc, đi từ nhượng bộ này đến nhượng bộ khác, tỏ ra bạc nhược, yếu kém để thực dân Pháp lấn tới. Triều Nguyễn đã vì quyền lợi ích kỉ của dòng họ đã bán rẻ quyền lợi dân tộc (thông qua việc kí hàng loạt các hiệp ước bất bình đẳng với Pháp).

21 tháng 1 2021

mk ko biết điểm yếu của Pháp

chắc là:Phần lớn quân Pháp bị điều động sang chiến trường châu Âu và Trung Quốc, số quân còn lại ở Gia Định chx đến 1000 tên                  Coi thường Việt Nam