K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Chàng dế nọ nhảy tót sang lồng tôi. Ái chà, vẻ ta đây. Hắn bé hơn tôi một chút.
Nhưng hắn ngạo mạn và xấc xược làm sao! Bé loắt choắt thế mà đã bắt chước đâu được
bộ mặt hờm hợm, khinh khỉnh từ cái dáng chân đi khụng khiệng, vẻ coi thiên hạ như rác.
Thoáng thấy đã lộn tiết. Vừa ngó tôi, hắn vuốt rung hai sợi râu, nói:
- Ờ ờ, chú mày đờ mặt ra thế kia thì liệu có mấy hơi sức, chịu nổi nửa cái đá song
phi của ta không?
Rõ chối tai! Tôi đã cáu lắm. Nhưng lạ sao lúc ấy tôi vẫn tỏ ra dịu dàng được. Có lẽ
vì lòng quá khinh bỉ.
- Này anh kia! Làm chi mà ầm lên. Đứa khôn ngoan ở đời thì không nên nói trước.
Hắn nhe răng ra, hầm hè:
- Mặc kệ! Có giỏi thì ra đây chơi nhau chứ đứng nói xỏ đấy à?
Máu nóng trong người tôi sôi sùng sục, tưởng nghe tiếng được. Biết quân này không
phải quân ăn lời, tôi bèn nhảy phắt đến. Chúng tôi bắt đầu đánh nhau giữa những tiếng
cười reo, vỗ tay của ba đứa trẻ. Mới quần thảo vài hiệp, tôi đã rõ sức anh dế lếu láo kia,
chọi với tôi, không được mấy nả sức. Đúng thế, tôi chỉ thọc mạnh một cái, đạp càng, hắn
ngã bổ ngửa ra. Tôi bồi thêm chiếc đá nữa, hắn gãy một cẳng, lăn quay. Tôi chẳng thèm
đánh thêm, chỉ ghé xuống tận tai hắn, lạnh lùng bảo:
- Cho mày bài học thuộc lòng về sự hống hách nhé! Từ giờ chừa đi con ạ.
Hắn chỉ còn biết có việc run rẩy, chắp chân, lạy rối rít.
Nhưng nếu từ đây chàng dế kia có thể biết chừa cái thói ngông nghênh thì tôi lại ăn
phải đũa của hắn. Bệnh ngông nghênh của hắn lây sang tôi. Thế mới kì quặc cho tôi.
(Theo Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí, NXB Kim Đồng, 2017)

Chọn câu trả lời đúng (từ câu 1 đến câu 9):
Câu 1 - Văn bản trên được kể theo ngôi thứ mấy?
A. Ngôi thứ nhất số ít B. Ngôi thứ hai
C. Ngôi thứ ba D. Ngôi thứ nhất số nhiều
Câu 2 - Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt nào là chính? Nội dung chính
của đoạn trích trên là gì?
A. Miêu tả; tả lại cảnh “tôi” và “chàng dế nọ” đánh nhau.
B. Miêu tả, tả lại những hành động ngông nghênh của “chàng dế nọ”.
C. Tự sự; kể lại việc “tôi” và “chàng dế nọ” đánh nhau.
D. Tự sự; kể lại những hành động ngông nghênh của “chàng dế nọ”.
Câu 3 - Nhân vật “tôi” trong đoạn trích có những đặc điểm nào?
A. Yếu đuối, tự ti, không muốn gây gổ, đánh nhau.
B. Hèn nhát, sợ hãi trước những người có sức mạnh hơn mình.
C. Hống hách, kiêu ngạo, coi thiên hạ như rác.
D. Mạnh mẽ, tự tin, có sức mạnh.
Câu 4 - Để xây dựng nhân vật trong văn bản, tác giả đã không dùng cách nào?
A. Kết hợp kể chuyện với miêu tả, sử dụng những từ láy đặc sắcB. Sử dụng nhiều chi tiết kì ảo, hoang đường.
C. Khắc họa nhân vật qua cử chỉ, điệu bộ, hành động.
D. Khắc họa nhân vật qua lời nói, suy nghĩ.
Câu 5 - Trong câu : “Bé loắt choắt thế mà đã bắt chước đâu được bộ mặt hờm hợm,
khinh khỉnh từ cái dáng chân đi khụng khiệng, vẻ coi thiên hạ như rác.”, có mấy từ
láy?
A. 2 từ B. 3 từ
C. 4 từ D. 5 từ
Câu 6 - Một trong những đặc điểm cơ bản cho thấy văn bản trên thuộc kiểu truyện
đồng thoại là:
A. Viết về những câu chuyện có thật trong thế giới tự nhiên.
B. Viết về những con vật được nhân hóa, gần gũi với trẻ em.
C. Viết về họ hàng nhà dế với những trận chiến hấp dẫn.
D. Cốt truyện ngắn gọn và được kể bằng ngôi thứ nhất.
Câu 7 - Dựa vào phần cuối đoạn trích (“Nhưng nếu từ đây ... kì quặc cho tôi”), hãy
dự đoán xem điều gì sẽ xảy ra?
A. “Chàng dế nọ” lại gây gổ và chọc tức “tôi” một lần nữa.
B. “Chàng dế nọ” và “tôi” lại đánh nhau một lần nữa.
C. “Tôi” không trở nên hung hăng, ngông nghênh thêm nữa.
D. “Tôi” lại trở nên hung hăng, ngông nghênh.
Câu 8 - Điều gì đã khiến nhân vật “tôi” quyết định dạy cho “chàng dế nọ” một “bài
học thuộc lòng về sự hống hách”?
A. Dáng vẻ ngạo mạn và xấc xược.
B. Cử chỉ “run rẩy chắp chân, lạy rối rít”.
C. Lời nói, hành động hống hách.
D. Cả A và C.
E. Cả A,B và C
Câu 9 - Xác định thành phần chủ ngữ được mở rộng trong câu sau:
“Máu nóng trong người tôi sôi sùng sục, tưởng nghe tiếng được.”
A. Máu nóng trong người tôi
B. Máu nóng
C. người tôi
D. Máu nóng trong người tôi sôi sùng sục
Câu 10 - Viết lại câu sau theo hướng mở rộng chủ ngữ là một cụm danh từ.

Chàng dế ngạo mạn và xấc xược làm sao!

2
19 tháng 3 2022

Vừa nãy bn vừa hỏi cái này xong, lần này bn chỉ xóa chữ đề ktr thoi đúng ko:)))?

19 tháng 3 2022

uk vì tui đang luyện đề để thi giữa học kì mè mai thi rồi

Chàng dế nọ nhảy tót sang lồng tôi. Ái chà, vẻ ta đây. Hắn bé hơn tôi một chút.Nhưng hắn ngạo mạn và xấc xược làm sao! Bé loắt choắt thế mà đã bắt chước đâu đượcbộ mặt hờm hợm, khinh khỉnh từ cái dáng chân đi khụng khiệng, vẻ coi thiên hạ như rác.Thoáng thấy đã lộn tiết. Vừa ngó tôi, hắn vuốt rung hai sợi râu, nói:- Ờ ờ, chú mày đờ mặt ra thế kia thì liệu có mấy hơi...
Đọc tiếp

Chàng dế nọ nhảy tót sang lồng tôi. Ái chà, vẻ ta đây. Hắn bé hơn tôi một chút.
Nhưng hắn ngạo mạn và xấc xược làm sao! Bé loắt choắt thế mà đã bắt chước đâu được
bộ mặt hờm hợm, khinh khỉnh từ cái dáng chân đi khụng khiệng, vẻ coi thiên hạ như rác.
Thoáng thấy đã lộn tiết. Vừa ngó tôi, hắn vuốt rung hai sợi râu, nói:
- Ờ ờ, chú mày đờ mặt ra thế kia thì liệu có mấy hơi sức, chịu nổi nửa cái đá song
phi của ta không?
Rõ chối tai! Tôi đã cáu lắm. Nhưng lạ sao lúc ấy tôi vẫn tỏ ra dịu dàng được. Có lẽ
vì lòng quá khinh bỉ.
- Này anh kia! Làm chi mà ầm lên. Đứa khôn ngoan ở đời thì không nên nói trước.
Hắn nhe răng ra, hầm hè:
- Mặc kệ! Có giỏi thì ra đây chơi nhau chứ đứng nói xỏ đấy à?
Máu nóng trong người tôi sôi sùng sục, tưởng nghe tiếng được. Biết quân này không
phải quân ăn lời, tôi bèn nhảy phắt đến. Chúng tôi bắt đầu đánh nhau giữa những tiếng
cười reo, vỗ tay của ba đứa trẻ. Mới quần thảo vài hiệp, tôi đã rõ sức anh dế lếu láo kia,
chọi với tôi, không được mấy nả sức. Đúng thế, tôi chỉ thọc mạnh một cái, đạp càng, hắn
ngã bổ ngửa ra. Tôi bồi thêm chiếc đá nữa, hắn gãy một cẳng, lăn quay. Tôi chẳng thèm
đánh thêm, chỉ ghé xuống tận tai hắn, lạnh lùng bảo:
- Cho mày bài học thuộc lòng về sự hống hách nhé! Từ giờ chừa đi con ạ.
Hắn chỉ còn biết có việc run rẩy, chắp chân, lạy rối rít.
Nhưng nếu từ đây chàng dế kia có thể biết chừa cái thói ngông nghênh thì tôi lại ăn
phải đũa của hắn. Bệnh ngông nghênh của hắn lây sang tôi. Thế mới kì quặc cho tôi.
(Theo Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí, NXB Kim Đồng, 2017)

Chọn câu trả lời đúng (từ câu 1 đến câu 9):
Câu 1 - Văn bản trên được kể theo ngôi thứ mấy?
A. Ngôi thứ nhất số ít B. Ngôi thứ hai
C. Ngôi thứ ba D. Ngôi thứ nhất số nhiều
Câu 2 - Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt nào là chính? Nội dung chính
của đoạn trích trên là gì?
A. Miêu tả; tả lại cảnh “tôi” và “chàng dế nọ” đánh nhau.
B. Miêu tả, tả lại những hành động ngông nghênh của “chàng dế nọ”.
C. Tự sự; kể lại việc “tôi” và “chàng dế nọ” đánh nhau.
D. Tự sự; kể lại những hành động ngông nghênh của “chàng dế nọ”.

1
19 tháng 3 2022

1. A, 2. C

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: Rồi dế choắt loanh quanh, băn khoăn. Tôi phải bảo :- Ðược, chú mình cứ nói thẳng thừng ra nào :Dế choắt nhìn tôi mà rằng :- Anh đã nghĩ thương em như thế thì hay là anh đào giúp cho em một cái ngách sang bên nhà anh phòng khi tắt lửa tối đèn có đứa nào đến bắt nạt thì em chạy sang...Chưa nghe hết câu tôi đã hếch răng, xì một hơi rõ dài rồi, với...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

 Rồi dế choắt loanh quanh, băn khoăn. Tôi phải bảo :

- Ðược, chú mình cứ nói thẳng thừng ra nào :

Dế choắt nhìn tôi mà rằng :

- Anh đã nghĩ thương em như thế thì hay là anh đào giúp cho em một cái ngách sang bên nhà anh phòng khi tắt lửa tối đèn có đứa nào đến bắt nạt thì em chạy sang...

Chưa nghe hết câu tôi đã hếch răng, xì một hơi rõ dài rồi, với điệu bộ khinh khỉnh, tôi mắng :

- Hức ! Thông ngách sang nhà ta ? Dễ nghe nhỉ ! Chú mày hôi như cú mèo thế này, ta làm sao chịu được. Thôi im cái điệu hát mưa dầm sụt sùi ấy đi. Ðào tổ nông thì cho chết !

Tôi về không một chút bận tâm.

a. Khái quát nội dung đoạn văn trên

b. Đoạn văn trên giúp em hiểu đc điều j về t/cách của NV Dế Choắt? qua đoạn văn em rút ra điều j về cách ứng sử trong cuộc sống

1
12 tháng 4 2019

a) DC muốn DM cho mik thông ngách sang nhà của DM

DM không những ko cho mà còn mắng mỏ DC.

b) Tính cách của Dế Choắt: Nhút nhát, ốm yếu..

Đoạn văn trên đã giúp e rút ra được một điều trong cách ứng xử trong cuộc sống đó là phải biết yêu thương, gắn bó lẫn nhau. Không nên chỉ bết nghĩ cho bản than của mik

k cho mik nha

HỌC TÔT

Cho đoạn văn sau Tôi chui tọt ngay vào hang, lên giường nằm khểnh, bắt chân chữ ngũ. Bụng nghĩ thú vị: "Mày tức thì mày cứ tức, mày ghè vỡ đầu mày ra cho nhỏ đi, nhỏ đến đâu mày cũng không chui nổi vào tổ tao đâu!"Một tai hoạ đến mà đứa ích kỷ thì không thể biết trước được. Ðó là, không trông thấy tôi, nhưng chị Cốc đã trông thấy Dế Choắt đang loay hoay trong cửa hang, chị...
Đọc tiếp

Cho đoạn văn sau Tôi chui tọt ngay vào hang, lên giường nằm khểnh, bắt chân chữ ngũ. Bụng nghĩ thú vị: "Mày tức thì mày cứ tức, mày ghè vỡ đầu mày ra cho nhỏ đi, nhỏ đến đâu mày cũng không chui nổi vào tổ tao đâu!"

Một tai hoạ đến mà đứa ích kỷ thì không thể biết trước được. Ðó là, không trông thấy tôi, nhưng chị Cốc đã trông thấy Dế Choắt đang loay hoay trong cửa hang, chị Cốc liền quát lớn:

- Mày nói gì?

- Lạy chị, em nói gì đâu?

Rồi Dế Choắt lủi vào.

- Chối hả? Chối này! Chối này.

Mỗi câu "chối này" chị Cốc lại giáng một mỏ xuống. Mỏ Cốc như cái dùi sắt, chọc xuyên cả đất. Rúc trong hang mà bị trúng hai mỏ, Choắt quẹo xương sống lăn ra kêu váng. Núp tận đáy đất mà tôi cũng khiếp, nằm im thít. Nhưng đã hả cơn tức, chị Cốc đứng rỉa lông cánh một lát nữa rồi lại bay là xuống đầm nước, không chút để ý đến cảnh khổ đau vừa gây ra.

Biết chị Cốc đi rồi, tôi mới mon men bò lên. Trông thấy tôi, Dế Choắt khóc thảm thiết.

Tôi hỏi một câu ngớ ngẩn:

- Sao? Sao?

Cau hoi 

1 cảnh khổ đau được nói đến trong đoạn văn trên là cảnh gì? Ai là người trực tiếp gây ra cảnh ấy

2 Tìm câu văn có sử dụng phép so sánh?

3 đoạn văn trên cho em thấy điểm chưa được nào trong tính cách của dế mèn?

4 câu hỏi -Sao?-Sao? Thể hiện tâm trạng nào của Dế Mèn sau khi gây ra chuyện?

5 từ sau gây ra chuyện với Dế choắt dế mèn đã rút ra bài học gì cho bản thân?

Giúp mình voi dài lắm

0
ởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Đôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa...
Đọc tiếp

ởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Đôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Đôi cánh tôi, trước kia ngắn hủn hoẳn, bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn. Đầu tôi to ra và nổi từng tảng, rất bướng. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc. Sợi râu tôi dài và uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng. Tôi lấy làm hãnh diện với bà con về cặp râu ấy lắm. Cứ chốc chốc tôi lại trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu. 

Tôi đi đứng oai vệ. Mỗi bước đi, tôi làm điệu dún dẩy các khoeo chân, rung lên rung xuống hai chiếc râu. Cho ra kiểu cách con nhà võ. Tôi tợn lắm. Dám cà khịa với tất cả mọi bà con trong xóm. Khi tôi to tiếng thì ai cũng nhịn, không ai đáp lại. Bởi vì quanh quẩn, ai cũng quen thuộc mình cả. 

Không nói, có lẽ họ nể hơn là sợ. Nhưng tôi lại tưởng thế là không ai dám ho he. Ấy vậy, tôi cho là tôi giỏi. Những gã xốc nổi thường lầm cử chỉ ngông cuồng là tài ba. Tôi đã quát mấy chị Cào Cào ngụ] ngoài đầu bờ, khiến mỗi lần thấy tôi đi qua, các chị phải núp khuôn mặt trái xoan dưới nhánh cỏ, chỉ dám đưa mắt lên nhìn trộm. Thỉnh thoảng, tôi ngứa chân đá một cái, ghẹo anh Gọng Vó lấm láp vừa ngơ ngác dưới đầm lên. Tôi càng tưởng tôi là tay ghê gớm, có thể sắp đứng đầu thiên hạ rồi.

bài văn trên tả dế mèn theo phương diện nào? Hãy chỉ rõ phân tích phương diện ấy

2
11 tháng 8 2021

Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. Chẳng bao lâu tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Đôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gãy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Đôi cánh tôi, trước kia ngắn hủn hoẳn bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc. Sợi râu tôi dài và uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng. Tôi lấy làm hãnh diện với bà con vì cặp râu ấy lắm. Cứ chốc chốc tôi lại trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu.

Tôi đi đứng oai vệ. Mỗi bước đi, tôi làm điệu dún dẩy cá khoeo chân, rung lên rung xuống hai chiếc râu. Cho ra kiểu cách con nhà võ. Tôi tợn lắm. Dám cà khịa với tất cả mọi bà con trong xóm. Khi tôi to tiếng thì ai cũng nhịn, không ai đáp lại. Bởi vì quanh quẩn ai cũng quen mình cả. Không nói, có lẽ họ nể hơn là sợ. Nhưng tôi lại tưởng thế là không ai dám ho he. ấy vậy, tôi cho tôi giỏi. Những gã xốc nổi thường làm cử chỉ ngông cuồng là tài cao. Tôi quát mấy chị Cào Cào ngụ ngoài đầu bờ khiến mỗi lần thấy tôi đi qua, các chị phải núp khuôn mặt trái xoan dưới nhánh cỏ, chỉ dám đưa mắt lên nhìn trộm. Thỉnh thoảng, tôi ngứa chân đá một cái, ghẹo anh Gọng Vó lấm láp vừa ngơ ngác dưới đầm lên. Tôi càng tưởng tôi là tay ghê gớm, có thể sắp đứng đầu thiên hạ rồi.

* Biện pháp tu từ sử dụng trong đoạn :

- Biện pháp so sánh ( in đậm ) : Cho thấy sự cường tráng, mạnh khỏe của Dế Mèn.

- Biện pháp nhân hóa ( các từ ngữ như : tôi, oai vệ, vuốt râu,...) : Đây là những hành động của con người nhưng được tác giả sử dụng cho Dế Mèn để cho thấy sự sinh động, gần gũi với ta.

11 tháng 8 2021

Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Đôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Đôi cánh tôi, trước kia ngắn hủn hoẳn, bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn. Đầu tôi to ra và nổi từng tảng, rất bướng. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc. Sợi râu tôi dài và uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng. Tôi lấy làm hãnh diện với bà con về cặp râu ấy lắm. Cứ chốc chốc tôi lại trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu. Tôi đi đứng oai vệ. Mỗi bước đi, tôi làm điệu dún dẩy các khoeo chân, rung lên rung xuống hai chiếc râu. Cho ra kiểu cách con nhà võ. Tôi tợn lắm. Dám cà khịa với tất cả mọi bà con trong xóm. Khi tôi to tiếng thì ai cũng nhịn, không ai đáp lại. Bởi vì quanh quẩn, ai cũng quen thuộc mình cả. Không nói, có lẽ họ nể hơn là sợ. Nhưng tôi lại tưởng thế là không ai dám ho he. Ấy vậy, tôi cho là tôi giỏi. Những gã xốc nổi thường lầm cử chỉ ngông cuồng là tài ba. Tôi đã quát mấy chị Cào Cào ngụ ngoài đầu bờ, khiến mỗi lần thấy tôi đi qua, các chị phải núp khuôn mặt trái xoan dưới nhánh cỏ, chỉ dám đưa mắt lên nhìn trộm. Thỉnh thoảng, tôi ngứa chân đá một cái, ghẹo anh Gọng Vó lấm láp vừa ngơ ngác dưới đầm lên. Tôi càng tưởng tôi là tay ghê gớm, có thể sắp đứng đầu thiên hạ rồi.

Hok tốt

“Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớnlắm. Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Đôicàng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt.Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạpphanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừalia...
Đọc tiếp

“Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn
lắm. Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Đôi
càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt.
Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp
phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa
lia qua. Đôi cánh tôi trước kia ngắn hủn hoẳn, bây giờ thành cái áo dài kín
xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã.
Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương
được và rất ưa nhìn. Đầu tôi to ra và nổi từng tảng, rất bướng. Hai cái răng đen
nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc. Sợi râu
tôi dài và uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng. Tôi lấy làm hãnh diện với bà con
về cặp râu ấy lắm. Cứ chốc chốc tôi lại trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai
chân lên vuốt râu.”

Viết đoạn văn (7-10 câu) thể hiện cảm nhận của em về vẻ đẹp của
nhân vât Dế Mèn trong đoạn văn trên, trong đó có sử dụng hai phó từ.

2
25 tháng 3 2020
Qua ngòi bút tinh tế,tg tô hoài đã tả lại một chú Dế Mèn thật sinh động.Đôi càng mẫm bóng,những cái vuốt sắc nhọn...Khi chàng ta đi bách bộ thì cả ng rung rinh một màu nâu bóng mỡ...Ai cũng nhìn chàng Dế Mèn vs cặp mắt rất ngưỡng mộ.Trong cặp mắt tôi,chú xuất hiện hoành tráng và oai lắm!
27 tháng 3 2020

Dế Mèn phiêu lưu kí là tác phẩm nổi tiếng của Tô Hoài dành cho thiếu nhi. Thông qua đó, tác giả thể hiện những khát vọng đẹp đẽ của tuổi trẻ. Bài học đường đời đầu tiên trích từ chương I của tác phẩm, kể về lai lịch Dế Mèn từ lúc còn nhỏ cho tới lúc chú rút ra bài học đầu tiên.

Dế Mèn là một chú có ngoại hình cường tráng. Với đôi càng mẫm bóng, những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt, đôi cánh... Dế Mèn thật ra dáng con nhà võ. Tự cho mình là nhất, chú không ngần ngại cà khịa với tất cả mọi bà con trong xóm. Chú tuổi còn trẻ nên còn nông nổi và có tính tự lập rất cao (tự đào hang sâu). Một lần để ra oai với Dế Choắt, Dế Mèn đã chêu chị Cốc làm ra kết cục đau thương cho Dế Choắt. Dế mèn đã rất hối lỗi và từ đó rút ra bài học đường đời đầu tiên cho mình.

đây nha bạn

Tìm phó từ trong đoạn văn sau đây và cho biết mỗi phó từ đó bổ sung cho động từ, tínhtừ những ý nghĩa gì?“Trong tranh, một chú bé đang ngồi nhìn ra ngoài cửa sổ, nơi bầu trời trong xanh. Mặt chú bénhư tỏa ra một thứ ánh sáng rất lạ. Toát lên từ cặp mắt, tư thế ngồi của chú không chỉ sự suy tư màcòn rất mơ mộng nữa. Mẹ hồi hộp thì thầm vào tai tôi:- Con có nhận ra con không?Tôi...
Đọc tiếp

Tìm phó từ trong đoạn văn sau đây và cho biết mỗi phó từ đó bổ sung cho động từ, tính
từ những ý nghĩa gì?
“Trong tranh, một chú bé đang ngồi nhìn ra ngoài cửa sổ, nơi bầu trời trong xanh. Mặt chú bé
như tỏa ra một thứ ánh sáng rất lạ. Toát lên từ cặp mắt, tư thế ngồi của chú không chỉ sự suy tư mà
còn rất mơ mộng nữa. Mẹ hồi hộp thì thầm vào tai tôi:
- Con có nhận ra con không?
Tôi giật sững người. Chẳng hiểu sao tôi phải bám chặt lấy tay mẹ. Thoạt tiên là sự ngỡ ngàng,
rồi đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ. Dưới mắt em tôi, tôi hoàn hảo đến thế kia ư? Tôi nhìn như thôi
miên vào dòng chữ đề trên bức tranh: “Anh trai tôi”. Vậy mà dưới mắt tôi thì...
-Con đã nhận ra con chưa? – Mẹ vẫn hồi hộp.
Tôi không trả lời với mẹ vì tôi muốn khóc quá. Bởi vì nếu nói được với mẹ, tôi sẽ nói rằng:
“Không phải con đâu. Đấy là tâm hồn và tấm lòng nhân hậu của em con đấy”.
(Bức tranh của em gái tôi – Tạ Duy Anh)

0
“Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớnlắm. Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Đôicàng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt.Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạpphanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừalia...
Đọc tiếp

“Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn
lắm. Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Đôi
càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt.
Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp
phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa
lia qua. Đôi cánh tôi trước kia ngắn hủn hoẳn, bây giờ thành cái áo dài kín
xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã.
Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương
được và rất ưa nhìn. Đầu tôi to ra và nổi từng tảng, rất bướng. Hai cái răng đen
nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc. Sợi râu
tôi dài và uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng. Tôi lấy làm hãnh diện với bà con
về cặp râu ấy lắm. Cứ chốc chốc tôi lại trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai
chân lên vuốt râu.”

   Viết đoạn văn (7-10 câu) thể hiện cảm nhận của em về vẻ đẹp của
nhân vât Dế Mèn trong đoạn văn trên, trong đó có sử dụng hai phó từ.
(Chú thích rõ)

các bạn có thể làm nhanh được ko? đang cần gấp nhé. Đúng mik like cho!!!!!!!

2
26 tháng 2 2020

Dế Mèn phiêu lưu kí là tác phẩm nổi tiếng của Tô Hoài dành cho thiếu nhi. Thông qua đó, tác giả thể hiện những khát vọng đẹp đẽ của tuổi trẻ. Bài học đường đời đầu tiên trích từ chương I của tác phẩm, kể về lai lịch Dế Mèn từ lúc còn nhỏ cho tới lúc chú rút ra bài học đầu tiên.
Dế Mèn là một chú có ngoại hình cường tráng.Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạm như hai lưỡi liềm máy đang làm việc. Với đôi càng mẫm bóng, những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt, đôi cánh... Dế Mèn thật ra dáng con nhà võ. Tự cho mình là nhất, chú không ngần ngại cà khịa với tất cả mọi bà con trong xóm. Chú tuổi còn trẻ nên còn nông nổi và có tính tự lập rất cao (tự đào hang sâu). Một lần để ra oai với Dế Choắt, Dế Mèn đã chêu chị Cốc làm ra kết cục đau thương cho Dế Choắt. Dế mèn đã rất hối lỗi và từ đó rút ra bàoi học

26 tháng 2 2020

Dế Mèn phiêu lưu kí là một truyện viết cho thiếu nhi rất đặc sắc của Tô Hoài. Trong truyện, tác giả đã xây dựng nhân vật chính là chú Dế Mèn với những nét tính cách, phẩm chất thật đáng yêu, đáng quý. Nhưng nhân vật mà em ấn tượng nhất là chú dễ choắt. Dù chỉ xuất hiện ở những phần đầu câu chuyện nhưng những câu nói cuối cùng của chú trước khi mất nhưng nó làm cho mỗi độc giả mãi không thể nào quên. Cậu là một người có thân hình nhỏ bẻ nhưng khá am hiểu sự đời, cách đối đãi với mọi người xung quanh. Bằng chứng là câu nói cuối cùng của Dế Choắt ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình. Chỉ vài câu thôi, nhưng nó đã làm thay đổi một Dế Mèn kiêu căng, ngạo mạn lúc bấy giờ. Vậy mỗi người chúng ta hãy học theo Dễ Choắt, đừng bao giờ kiêu căng, làm việc bậy bạ mà ảnh hưởng đến cả mình, cả người khác.

Tôi đi đứng oai vệ. Mỗi bước đi, tôi làm điệu dún dẩy các khoeo chân, rung lên rung xuốnghai chiếc râu. Cho ra kiểu cách con nhà võ. Tôi tợn lắm. Dám cà khịa với tất cả mọi bà con trongxóm. Khi tôi to tiếng thì ai cũng nhịn, không ai dám đáp lại. Bởi vì quanh quẩn, ai cũng quen thuộcmình cả. Không nói, có lẽ họ nể hơn là sợ. Nhưng tôi lại tưởng thế là không ai dám ho he. Ấy vậy,tôi cho là...
Đọc tiếp

Tôi đi đứng oai vệ. Mỗi bước đi, tôi làm điệu dún dẩy các khoeo chân, rung lên rung xuống
hai chiếc râu. Cho ra kiểu cách con nhà võ. Tôi tợn lắm. Dám cà khịa với tất cả mọi bà con trong
xóm. Khi tôi to tiếng thì ai cũng nhịn, không ai dám đáp lại. Bởi vì quanh quẩn, ai cũng quen thuộc
mình cả. Không nói, có lẽ họ nể hơn là sợ. Nhưng tôi lại tưởng thế là không ai dám ho he. Ấy vậy,
tôi cho là tôi giỏi. Những gã xốc nổi thường lầm cử chỉ ngông cuồng là tài ba. Tôi đã quát mấy chị
Cào Cào ngụ ở ngoài đầu bờ, khiến mỗi lần thấy tôi đi qua, các chị phải núp khuôn mặt trái xoan
dưới nhánh cỏ, chỉ dám đưa mắt lên nhìn trộm. Thỉnh thoảng, tôi ngứa chân đá một cái, ghẹo anh
Gọng Vó lấm láp vừa ngơ ngác dưới đầm lên. Tôi càng tưởng tôi là tay ghê gớm, có thể sắp đứng
đầu thiên hạ rồi.
-Viết đoạn văn 8 câu nêu suy nghĩ của em về nhân vật “tôi” trong văn bản chứa đoạn
trích trên.

0
mình xin gửi cho bạn tin tinTôi viết ra điều này từ kinh nghiệm bản thân mình. Một ngày nọ, mệt mỏi sau một ngày làm việc, tôi bước từ sở làm về với một khuôn mặt nặng trĩu. Thế rồi một người chẳng quen biết gì trên xe điện mỉm cười với tôi, và theo phản xạ, tôi cũng cười đáp lại. Đột nhiên, mọi mệt nhọc trong tôi dường như tan biến.Có một câu chuyện của Saint Exupéry mà...
Đọc tiếp

mình xin gửi cho bạn tin tin

Tôi viết ra điều này từ kinh nghiệm bản thân mình. Một ngày nọ, mệt mỏi sau một ngày làm việc, tôi bước từ sở làm về với một khuôn mặt nặng trĩu. Thế rồi một người chẳng quen biết gì trên xe điện mỉm cười với tôi, và theo phản xạ, tôi cũng cười đáp lại. Đột nhiên, mọi mệt nhọc trong tôi dường như tan biến.
Có một câu chuyện của Saint Exupéry mà tình cờ tôi đọc được. Những người say mê văn học không xa lạ gì với tác giả cuốn Hoàng tử bé. Ông đã từng là phi công tham gia chống phát xít trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Từ những năm tháng này, ông đã viết ra Nụ cười. Tôi không biết đây là một tự truyện hay là một truyện hư cấu, song tôi tin rằng nó có thật. Trong truyện, Saint Exupéry là một tù binh bị đối xử khắc nghiệt và ông nghĩ rằng nay mai mình cũng sẽ bị xử bắn như những người khác. Ông viết:
" Tôi trở nên quẫn trí. Bàn tay tôi co giật và rút từ túi ra một điếu thuốc. Nhưng tôi lại không có diêm. Qua chấn song, tôi nhìn thấy người cai tù. Anh ta không thấy tôi, nên tôi đành gọi:
- Xin lỗi, anh có lửa không ?
Anh ta nhún vai rồi tiến lại gần. Khi rút que diêm, tình cờ mắt của anh nhìn vào mắt tôi. Ngay lập tức, tôi mỉm cười. Tôi chẳng hiểu tại sao mình làm thế. Có lẽ vì khi muốn làm thân với ai đó, người ta dễ dàng nở một nụ cười.
Lúc này, dường như có một đốm lửa bùng cháy ngang kẻ hở giữa ngay tâm hồn chúng tôi, giữa hai trái tim con người. Tôi biết anh ta không muốn, song do tôi cười nên anh ta phải mỉm cười đáp lại. Anh bật diêm, đến gần tôi hơn, nhìn thẳng vào mắt tôi và miệng vẫn cười. Giờ đây, trước mặt tôi không còn là một viên cai tù phát xít mà chỉ la một con người.
-Anh có con không?- Anh ta hỏi tôi.
- Có - Tôi đáp, và lôi từ túi ra chiếc bóp có tấm hình gia đình mình. Đoạn anh ta cũng lôi từ túi ra tấm hình của những đứa con và bắt đầu kể những ước mơ của anh đối với chúng.
Đôi mắt tôi nhòa lệ. Tôi biết rằng mình sắp chết và chẳng bao giờ gặp lại người thân. Anh ta cũng khóc. Đột nhiên, không nói một lời, anh mở khóa và kéo tôi ra khỏi buồng giam. Anh lẵng lẽ đưa tôi ra khỏi thành phố, thả tôi ra rồi quay trở về.
Thế đó, cuộc sống của tôi đả được cứu rỗi nhờ một nụ cười."
Từ khi đọc được câu chuyện này, tôi nghiệm ra được nhiều điều. Tôi biết rằng bên dưới mọi vỏ bọc mà chúng ta tạo ra để bảo vệ mình, bảo bệ phẩm giá và vị thế, bên dưới những điều này còn có một cái thật qúy giá mà tôi gọi là tâm hồn.
Tôi tin rằng nếu tâm hồn bạn và tâm hồn tôi nhận ra nhau thì chúng ta không còn gì phải sợ hãi hay căm thù nhau. Nếu bạn từng có một khoảnh khắc gắn bó với người khác qua sức mạnh của nụ cười, thì tôi tin bạn cũng đồng ý với tôi đó là một phép mầu nho nhỏ, một món quà tuyệt vời mà chúng ta có thể dành cho nhau. Mẹ Theresa đã cảm nhận điều này trong cuộc sống và bà đưa ra một lời khuyên chân thành:" Hãy mỉm cười với nhau, mỉm cười với vợ bạn, với chồng bạn, với con cái bạn và với mọi người - dù đó là ai, vì điều này sẽ giúp bạn lớn lên trong tình yêu của nhau."

Tặng bạn đấy

2
8 tháng 11 2016

hay và rất có ý nghĩa

9 tháng 11 2016

bạn nào ?