CHA CON NGƯỜI ĐẮP THÀNH ĐÁ

K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

CHA CON NGƯỜI ĐẮP THÀNH ĐÁ

Ở xã Cam Hoà, huyện Cam Ranh, tỉnh Khánh Hoà có một người đàn ông đã ròng rã suốt từ năm 1988 tới nay (16 năm) bới đất, nhặt đá, đắp dãy trường thành bằng đá dài gần 1 ki-lô-mét. Thật là một kì công có một không hai ở Việt Nam. Đó là chú Nguyễn Văn Trọng, năm nay 46 tuổi.

Ban đầu nhiều người thấy việc làm của chú Trọng nhặt đá đắp thành là "điên". Còn chú Trọng lại nghĩ rất đơn giản, đất vùng này đá rất nhiều, nếu không nhặt đi thì khó trồng trọt. Và chú ước ao mình sẽ biến miếng đất lóc chóc sỏi đá này thành một nương rẫy phì nhiêu như cánh đồng dưới chân núi kia. Chính vì vậy suốt ngày, kể cả những đêm trăng chú Trọng một mình cùi cũi cuốc đá gánh gồng đắp thành. Từng tí một hết ngày này tới ngày kia, chỗ đất nào nhặt sạch đá là chú trồng trọt hoa màu liền. Nhìn những vạt đất được phủ dần màu xanh, chú Trọng rất mừng nhưng thiên nhiên thật khắc nghiệt, nhặt bới hết đá nhỏ thì lòi đá lớn, có hòn to như quả bí ngô, bí đao phải vần chứ không vác được.

Với gia đình, tưởng chú chỉ nhặt đá một chút rồi lo phát rẫy trồng trọt, vợ chú Trọng nén chịu đựng đi hái cỏ tranh, quả sa nhân bán lấy gạo nuôi chồng nhưng thấy chồng say nhặt đá đắp thành quá, mùa vụ chẳng được gì, người vợ bực lắm. Có lúc không muốn làm với ông "đắp đá vá trời" này nữa, song nghĩ lại, người vợ lại càng thương chồng hơn. Đứa con trai nhỏ của chú Trọng tên Nguyễn Trọng Trí cũng ra giúp bố vác đá đắp thành.

Bây giờ, sau 16 năm vác đá đắp thành, chú Trọng đã có được một trang trại rộng 3,8 héc-ta xanh rờn hoa màu, cây trái như xoài, mận, ngô, đậu, dưa,… mùa nào thức ấy. Chú đã mua được máy công cụ làm đất, hai con bò. Tất nhiên vẫn còn khó khăn nhưng việc làm của chú Trọng thực sự làm cho mọi người kính nể vì nghị lực và sự kiên trì phi thường của mình. Suốt 16 năm qua, chú Trọng đã lập một kỉ lục có một không hai : đào vác gần 1000 tấn đá, đắp thành đá dài 800 mét, với chiều cao trung bình 1,5 mét, rộng đáy 2,5 mét, mặt thành rộng 1,5 mét.

Bước vào trang trại của chú Trọng, ấn tượng nhất vẫn là bốn phía tường thành đá dựng. Mùa này, khi mưa xuống, những dây khoai từ, khoai mỡ cùng dây đậu biếc bò xanh rờn nở hoa tím ngắt. Miền đất hồi sinh từ bàn tay con người. Một nông dân hiền lành nhưng đầy ý chí hơn người.

(Lê Đức Dương)

   CÂU 1 EM HÃY NÊU NỘI DUNG CỦA BÀI

-.........................................................

2
15 tháng 12 2023

cái gì là cún nhưng không biết kêu gâu gâu và không biết ăn 

15 tháng 12 2023

Nội dung của bài là nói về 1 người chú tên là Nguyễn Văn Trọng 46 tuổi ham mê nhặt đá ko ngừng nghỉ 

 

A. Đọc câu chuyện sau:CHA CON NGƯỜI ĐẮP THÀNH ĐÁ                 Ở xã Cam Hòa, huyện Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa có một người đàn ông đã ròng rã suốt 16 năm bới đất , nhặt đá, đắp dãy trường thành bằng đá dài gần 1km. Thật là một kì công có một không hai ở Việt Nam. Đó là chú Nguyễn Văn Trọng.            Ban đầu nhiều người thấy việc làm của chú Trọng nhặt đá...
Đọc tiếp

A. Đọc câu chuyện sau:

CHA CON NGƯỜI ĐẮP THÀNH ĐÁ

                 Ở xã Cam Hòa, huyện Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa có một người đàn ông đã ròng rã suốt 16 năm bới đất , nhặt đá, đắp dãy trường thành bằng đá dài gần 1km. Thật là một kì công có một không hai ở Việt Nam. Đó là chú Nguyễn Văn Trọng.

            Ban đầu nhiều người thấy việc làm của chú Trọng nhặt đá đắp thành là

“ điên”. Còn chú Trọng lại nghĩ rất đơn giản, đất vùng này đá rất nhiều, nếu không nhặt đi thì khó trồng trọt. Và chú ước ao mình sẽ biến miếng đất lóc chóc sỏi đá này thành một nương rẫy phì nhiêu như cánh đồng dưới chân núi kia. Chính vì vậy suốt ngày, kể cả những đêm trăng chú Trọng một mình cùi cũi cuốc đá gánh gồng đắp thành. Từng tí một hết ngày này sang ngày khác, chỗ đất nào nhặt sách đá là chú trồng trọt hoa màu liền. Nhìn những vạt đất được phủ dần màu xanh chú Trọng rất mừng nhưng thiên nhiên thật khắc nghiệt, nhặt bới hết đá nhỏ thì lòi đá lớn, có hòn to như quả bí ngô, bí đao phải vần chứ không vác được.

              Với gia đình, tưởng chú chỉ nhặt đá một chút rồi lo phát rẫy trồng trọt, vợ chú Trọng nén chịu đựng đi hái cỏ tranh, quả sa nhân bán lấy gạo nuôi chồng nhưng thấy chồng say nhặt đá đắp thành quá, mùa vụ chẳng được gì, người vợ bực lắm. Có lúc không muốn làm  với ông “đắp đá vá trời” này nữa, song nghĩ lại , người vợ càng thương chồng hơn. Đứa con trai nhỏ của chú Trọng tên là Nguyễn Trọng Trí cũng ra giúp bố vác đá đắp thành.

              Sau 16 năm vác đá đắp thành, chú Trọng đã có được một trang trại rộng 3,8 hec – ta xanh rờn hoa màu, cây trái như xoài, mận, ngô, đậu, dưa… mùa nào thức ấy. Chú đã mua được máy nông cụ làm đất, hai con bò. Tất nhiên vẫn còn khó khăn nhưng việc làm của chú Trọng thực sự đã làm cho mọi người kính nể vì nghị lực và sự kiên trì phi thường của mình. Suốt 16 năm, chú Trọng đã lập một kỉ lục có một không hai: đào vác gần 1000 tấn đá, đắp thành dài 800 mét với chiều cao trung bình 1,5 mét, rộng đáy 2,5 mét, mặt thành rộng 1,5 mét.

             Bước vào trang trại của chú Trọng, ấn tượng nhất vẫn là bốn phía tường thành đá dựng. Mùa này, khi mưa xuống, những dây khoai từ, khoai mỡ cùng dây đậu  biếc bò xanh rờn nở hoa tím ngắt. Miền đất hồi sinh từ bàn tay con người. Một nông dân hiền lành nhưng đầy ý chí hơn người.

                                                                                          (Theo Lê Đức Dương)

 

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng:

Câu 1. Chú Nguyễn Văn Trọng đã ròng rã làm công việc gì suốt 16 năm để tạo nên một kì tích có một không hai ở Việt Nam?

A.  Bới đất, nhặt đá, đắp dãy trường thành bằng đá dài gần 1km

B.  Vận động mọi người đóng góp tiền để xây dãy trường thành bằng đá dài gần 1km

C.  Đi hái cỏ tranh, quả sa nhân bán lấy gạo nuôi gia đình

D. Cùng mọi người xây dựng một trang trại rộng lớn

 

Câu 2. Tại sao chú Trọng làm công việc này ?

A. Vì được trả lương cao.

B. Vì được khen thưởng.

C. Vì mong có đất trồng trọt.

D. Vì chú muốn tạo nên kì tích có một không hai ở Việt Nam.

 

Câu 3. Tại sao tác giả có thể viết “ Miền đất hồi sinh từ bàn tay con người” ?

A. Bởi vì nhờ sự vận động của chú Trọng, nơi đây đã trở thành mảnh đất dân cư đông đúc.

B. Bởi vì miền đất khô cằn này đã được chú Trọng khôi phục lại vị trí trong bản đồ.

C. Bởi vì mảnh đất này nay đã không còn bom đạn sót lại từ thời chiến tranh.

D. Bởi vì nhờ sự kiên trì nhặt đá của chú Trọng, mảnh đát sỏi đá này đã được sống lại, biến thành trang trại xanh rờn hoa màu.

 

Câu 4. Điều quan trọng nhất để giúp chú Trọng thành công là gì ?

A. Có sức khỏe.

B. Được cả gia đình hết lòng ủng hộ.

C. Có nghị lực và sự kiên trì phi thường để theo đuổi mục đích của mình.

D. Có thu nhập tốt.

 

Câu 5. Câu nào phù hợp nhất với nội dung câu chuyện ?

A.         Ai ơi đã quyết thì hành

      Đã đan thì lận tròn vành mới thôi.

B.        Bàn tay ta làm nên tất cả

      Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.

C.      Một nghề cho chín còn hơn chín

D.     Lá lành đúm lá rách

 

Câu 6 . Từ ngữ nào dưới đây trái nghĩa với từ hạnh phúc.

A.   Sung sướng              B. bất hạnh            C. hòa thuận               D. sung túc

 

Câu 7. Câu “Ăn xôi đậu để thi đậu.” từ đậu thuộc:

A. Từ nhiều nghĩa.        

B. Từ trái nghĩa.

C. Từ đồng nghĩa.

D. Từ đồng âm.

 

Câu 8. Dòng nào chứa tiếng “ mắt” mang nghĩa gốc?

A. quả na mở mắt                                       B. mắt em bé đen lay láy

C. mắt bão                                        D. dứa mới chín vài mắt

 

Câu 9. Từ nào dưới đây có tiếng bảo mang nghĩa “ giữ, chịu trách nhiệm”

A. bảo kiếm         

B.  bảo ngọc        

C. bảo toàn

D. gia bảo

 

Câu 10. Dòng nào dưới đây gồm 3 từ đồng nghĩa với từ vàng rực?

A. Vàng tươi, vàng mượt, vàng bạc

B. Vàng tươi, vàng óng, vàng mượt

C. Vàng mượt, vàng tươi, vàng ròng

D. vàng ròng, vàng bạc, vàng tươi

 

Câu 11. Trong câu “Dòng suối róc rách trong suốt như pha lê, hát lên những bản nhạc dịu dàng.” tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?

A. So sánh và nhân hoá

B. Nhân hóa

   C. Lặp từ

                D. So sánh

 

Câu 12. Trong các câu kể sau, câu nào thuộc câu kể Ai làm gì?

A. Công chúa ốm nặng.

B. Hoàng hậu suy tư.

C. Nhà vua lo lắng.

D. Chú hề đến gặp bác thợ kim hoàn.

 

Câu 13. Câu ghép nào biểu thị quan hệ tương phản trong các câu sau đây?

A. Nếu trời trở rét thì con phải mặc áo ấm.

B. Tuy Hoàng không được khỏe nhưng Hoàng vẫn đi học.

C. Do được dạy dỗ nên em bé rất ngoan.

D. Bạn Hà chẳng những học giỏi mà bạn ấy còn ngoan ngoãn..

 

Câu 14: Bộ phận chủ ngữ trong câu: Từ phía chân trời, trong làn sương mù,  mặt trời buổi sớm  đang từ từ mọc lên.” là:

A. mặt trời buổi sớm

B. trong làn sương mù, mặt trời buổi sớm

C. Từ phía chân trời, trong làn sương mù

D. Từ phía chân trời, trong làn sương mù, mặt trời buổi sớm

2
4 tháng 1 2022

CHIA NHỎ THÔI , KHÔNG AI THÈM LÀM  BÀI DÀI NHƯ THẾ NÀY ĐÂU !

4 tháng 1 2022

1. A     2.C      3.D        4.D        5.B         6.B         7.D         8.B           9.C       10.B            11.A          12.D            13.B             14.A

DAP AN DAY BAN NHE

B. Tuy -> Nếu C. Vì -> Tuy

12 tháng 1 2022

A. Vùng đất này khó trồng trọt nên nhiều sỏi đá. 

nên ➜ vì

B.Tuy không nhặt đá đắp thành thì chú không có đất trồng trọt.

tuy ➜ vì

C. Vì công việc khó nhọc nhưng chú vẫn kiên trì theo đuổi .

vì ➜ tuy

24 tháng 4 2023

A

24 tháng 4 2023

cô chữa rồi, điền bừa ý a cũng đúng

27 tháng 12 2021

Dòng c có các từ in đậm không phải là từ đồng âm.

27 tháng 12 2021

Dòng c 

Bài 2:            Những nắng cùng sương theo mẹ suốt một đờiTiếng kẽo kẹt oằn vai con đường sỏi đá   Mẹ gánh buồn vui qua tháng ngày vất vả    Giờ tóc bạc màu, lưng mẹ lại còng thêm.                                                                                  (Ngô Thị Thanh Nhàn)giúp mik với nhé ét o éta.      Từ...
Đọc tiếp

Bài 2:

            Những nắng cùng sương theo mẹ suốt một đời

Tiếng kẽo kẹt oằn vai con đường sỏi đá

   Mẹ gánh buồn vui qua tháng ngày vất vả

    Giờ tóc bạc màu, lưng mẹ lại còng thêm.

                                                                                  (Ngô Thị Thanh Nhàn)

giúp mik với nhé ét o ét

a.      Từ “nắng”, “sương” trong khổ thơ trên được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? Vì sao em lựa chọn như vậy?

……………………………………………………………………………………

b.     Tìm và ghi lại một câu ghép có trong đoạn thơ trên

……………………………………………………………………………………

c.      Những vần thơ viết về mẹ như đong đầy cảm xúc. Hãy viết khoảng 5 đến 7 câu văn nêu cảm nhận của em về khổ thơ đó.

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

0
26 tháng 10 2023

Có chí thì nên

Nước chảy đá mòn

Kiến tha lâu có ngày đầy tổ

Chân cứng đá mềm

Lửa thử vàng gian nan thử sức

Một lần dại, một lần khôn

Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo

Thua keo này ta bày keo khác

Thất bại là mẹ thành công

Thắng không kiêu bại không nản

Nam thanh nữ tú

Trài tài gái sắc

Cầu được ước thấy

Uớc của trái mùa

Đứng núi nầy trông núi nọ

Non xanh nước biếc

Kề vai sát cánh

Muôn người như một

Đồn cam cộng khổ

 

 

 

 

26 tháng 10 2023

Câu cuối Đồng cam cộng khổ

RỪNG PHƯƠNG NAM Rừng cây im lặng quá. Một tiếng lá rơi lúc này cũng có thể khiến người ta giật mình. Lạ quá, chim chóc chẳng con nào kêu. Hay vừa có tiếng chim kêu ở một nơi nào xa lắm, vì không chú ý mà tôi không nghe thấy chăng? Gió bắt đầu nổi rào rào theo khối mặt trời tròn đang tuôn ánh sáng vàng rực xuống mặt đất. Một làn hơi đất nhè nhẹ tỏa lên, phủ mờ những cây cúc áo,...
Đọc tiếp

RỪNG PHƯƠNG NAM

Rừng cây im lặng quá. Một tiếng lá rơi lúc này cũng có thể khiến người ta giật mình. Lạ quá, chim chóc chẳng con nào kêu. Hay vừa có tiếng chim kêu ở một nơi nào xa lắm, vì không chú ý mà tôi không nghe thấy chăng?

Gió bắt đầu nổi rào rào theo khối mặt trời tròn đang tuôn ánh sáng vàng rực xuống mặt đất. Một làn hơi đất nhè nhẹ tỏa lên, phủ mờ những cây cúc áo, rồi tan dần theo hơi ấm mặt trời. Phút yên tĩnh của rừng ban mai dần dần biến đi.

Chim hót líu lo. Nắng bốc hương hoa tràm thơm ngây ngất. Gió đưa mùi hương ngọt lan xa, phảng phất khắp rừng. Mấy con kì nhông đang nằm phơi lưng trên gốc cây mục. Sắc da lưng của chúng luôn luôn biến đổi từ xanh hoá vàng, từ vàng hoá đỏ, từ đỏ hoá tím xanh…Con Luốc động đậy cánh mũi rón rén bò tới. Khi nghe động tiếng chân của con chó săn nguy hiểm, những con vật thuộc loại bò sát có bốn chân kia liền quét cái đuôi dài chạy tứ tán, con núp dưới gốc cây thì biến thành màu xám vỏ cây, con đeo trên tán là ngái thì biến ra màu xanh lá ngái.

Đoàn Giỏi

* Đọc thầm bài tập đọc, trả lời các câu hỏi và bài tập bằng cách ghi dấu X vào ô trống trước các ý trả lời đúng nhất hoặc hoàn thiện câu trả lời theo hướng dẫn dưới đây:

Câu 1. Bài văn tả cảnh gì?

a) Cảnh rừng phương nam về trưa.

b) Cảnh rừng lúc đi săn.

c) Cảnh rừng phương nam lúc ban mai.

 

Câu 2. Câu văn nào trong bài tả cảnh rừng rất yên tĩnh?

a) Rừng cây im lặng quá.

b) Một tiếng lá rơi lúc này cũng có thể khiến người ta giật mình.

c) Một làn hơi đất nhè nhẹ tỏa lên.

 

Câu 3. Những con vật trong bài tự biến đổi sắc màu để làm gì?

a) Để làm cho cảnh sắc thêm đẹp.

b) Để khoe vẻ đẹp của mình với các con vật khác.

c) Để làm cho kẻ thù không phát hiện ra.

 

Câu 4. Trong bài văn có mấy đại từ xưng hô?

a) Một đại từ. Đó là…………………….

b) Hai đại từ. Đó là…………………….

c) Ba đại từ. Đó là…………………….

Câu 5. Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ láy?

a) rào rào; ngây ngất; nhè nhẹ; dần dần; rón rén; líu lo; phảng phất; động đậy.

b) rào rào; ngây ngất; nhè nhẹ; dần dần; rón rén; hương hoa; phảng phất;

c) chim chóc; ngây ngất; nhè nhẹ; dần dần; rón rén; líu lo; trời tròn.

Câu 6. Trong câu văn dưới đây dấu phảy có tác dụng gì?

Một làn hơi đất nhè nhẹ tỏa lên, phủ mờ những cây cúc áo, rồi tan dần theo hơi ấm mặt trời.

a) Ngăn cách các vế trong câu ghép

b) Ngăn cách các từ ngữ cùng làm vị ngữ.

c) Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ vị ngữ.

II. Trả lời câu hỏi:

Câu 1. (1 điểm) Tìm và chỉ ra những cặp từ trái nghĩa trong các thành ngữ, tục ngữ dưới đây:

a. Gạn đục khơi trong.

b. Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng.

c. Ba chìm bảy nổi.

d. Nắng chóng trưa, mưa chóng tối.

Câu 2. (1,5 điểm)

Cho các từ ngữ sau: chạy, núi đồi, rực rỡ, chen chúc, vườn, dịu dàng, ngọt, thành phố, ăn, dẻo dai, đi.

Hãy sắp xếp các từ trên dựa theo từ loại (danh từ, động từ, tính từ).

Động từ: ………………………………………………………………………

Danh từ: ……………………………………………………………………….

Tính từ: ………………………………………………………………………..

7
17 tháng 6 2023

help

 

17 tháng 6 2023

s0s