K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 1 2017

* Cây rau má khi bò trên đất ẩm ,ở mỗi mấu thân có hiện tượng ra rễ và lá ,mỗi mấu thân như vậy khi tách ra có thể tạo thành một cây mới vì có rễ ,thân ,lá

* Củ gừng để nơi ẩm có thể tạo thành những cây mới vì có chồi và rễ

* Củ khoai lang để nơi ẩm có thể tạo thành những cây mới vì có chồi và rễ

* Lá thuốc bỏng rơi xuống nơi ẩm có thể tạo thành những cây mới vì có chồi và rễ phát triển thành cây mới.

25 tháng 12 2019

- Khi bò trên đất ẩm, mỗi mấu thân có hiện tượng thân cây rau má có chùm lá và ra rễ phụ.

Mỗi mấu thân như vậy khi tách ra có thể thành cây mới vì cây rau má sinh sản sinh dưỡng bằng thân, thân có rễ và chồi.

- Củ gừng để nơi ẩm có thể tạo thành những cây mới vì trên thân gừng có những chồi non, các chồi này mọc nhô lên khỏi mặt đất, và phát triển thành cây mới.

- Củ khoai lang để nơi đất ẩm có thể phát triển thành cây mới vì khi để nơi ẩm ướt sẽ mọc ra chồi mầm và bén rễ tạo cây mới.

- Lá thuốc bỏng rơi xuống nơi đất ẩm có hình thành cây mới vì lá thuốc bỏng có thể mọc chồi có rễ ở mép lá, mỗi chồi đó ở nơi đất ẩm có thể hình thành cây mới.

STT Tên cây Sự tạo thành cây mới
Mọc từ phần nào của cây Phần đó thuộc loại cơ quan nào Trong điều kiện nào
1 Rau má Thân bò Cơ quan sinh dưỡng Nơi đất ẩm
2 Gừng Thân rễ Cơ quan sinh dưỡng Nơi ẩm ướt
3 Khoai lang Rễ củ Cơ quan sinh dưỡng Nơi ẩm ướt
4 Lá thuốc bỏng Cơ quan sinh dưỡng Nơi ẩm ướt
24 tháng 11 2017

*Khi bò trên đất ẩm ,ở mỗi mấu thân của cây rau má có chùm lá và rễ phụ .

*Mỗi mấu thân như vậy khi tách ra có thể thành 1 cây mới ,vì chúng sinh sản bằng bộ phận của cơ quan sinh dưỡng là thân(loại thân bò) mỗi mấu thân có cùm rễ và chồi.
*Củ gừng khi để ở nơi đất ẩm có thể tạo thành những cây mới vì gừng sinh sản bằng bộ phận của cơ quan sinh dưỡng là thân (loại thân rễ) .Trên thân rễ gừng có những chồi non ,các chồi này mọc nhô lên khỏi mặt đất và gốc chồi bến rễ sẽ thành cây mới .
*Củ khoai lang để ở nơi ẩm có thể tạo thành cây mới được, vì nó sinh sản bằng bộ phận của cơ quan sinh dưỡng là rễ ( loại rễ củ) , từ rễ củ gặp nơi ẩm ướt sẽ mọc ra chồi mầm ,để nơi đất ẩm sẽ bén rễ tạo ra cây mới .
*Lá thuốc bỏng rơi xuống nơi ẩm có thể tạo thành những cây mới vì cây bỏng sinh sản bằng cơ quan bộ phận của sinh dưỡng là lá .Trên lá cây bỏng sau 1 thời gian đủ lớn mọc ra nhiều chồi có rễ ở mép lá , mỗi chồi đó khi tách ra cắm nơi đất ẩm sẽ thành cây mới.

24 tháng 11 2017

*Khi bò trên đất ẩm ,ở mỗi mấu thân của cây rau má có chùm lá và rễ phụ .Mỗi mấu thân như vậy khi tách ra có thể thành 1 cây mới ,vì chúng sinh sản bằng bộ phận của cơ quan sinh dưỡng là thân(loại thân bò) mỗi mấu thân có cùm rễ và chồi.
*Củ gừng khi để ở nơi đất ẩm có thể tạo thành những cây mới vì gừng sinh sản bằng bộ phận của cơ quan sinh dưỡng là thân (loại thân rễ) .Trên thân rễ gừng có những chồi non ,các chồi này mọc nhô lên khỏi mặt đất và gốc chồi bến rễ sẽ thành cây mới .
*Củ khoai lang để ở nơi ẩm có thể tạo thành cây mới được, vì nó sinh sản bằng bộ phận của cơ quan sinh dưỡng là rễ ( loại rễ củ) , từ rễ củ gặp nơi ẩm ướt sẽ mọc ra chồi mầm ,để nơi đất ẩm sẽ bén rễ tạo ra cây mới .
*Lá thuốc bỏng rơi xuống nơi ẩm có thể tạo thành những cây mới vì cây bỏng sinh sản bằng cơ quan bộ phận của sinh dưỡng là lá .Trên lá cây bỏng sau 1 thời gian đủ lớn mọc ra nhiều chồi có rễ ở mép lá , mỗi chồi đó khi tách ra cắm nơi đất ẩm sẽ thành cây mới.

15 tháng 12 2017

Em vào link này tham khảo nha! Cô đã soạn bài này đầy đủ và chi tiết rồi nha!

https://hoc24.vn/ly-thuyet/bai-26-sinh-san-sinh-duong-tu-nhien.1736/

7 tháng 12 2016

Từ các phần khác nhau của cơ quan sinh dưỡng ở một số cây như : thân củ, thân bò, rễ củ, lá, thân rễ có thể phát triển thành cây mới, trong điều kiện có độ ẩm . Khả năng tạo thành cây mới từ các cơ quan sinh dưỡng được gọi là sinh sản sinh dưỡng tự nhiên.

10 tháng 12 2016

chuẩn k cần chỉnhoaoa

7 tháng 3 2021

Rêu ở cạn nhưng lại chỉ sống được ở nơi ẩm ướt vì:

- Rêu chưa có rễ chính thức(rễ giả). ... 

- Rêu đã có thân, lá, nhưng chưa có mạch dẫn, chưa có rễ chính thức (chưa thực hiện được chức năng hút và dẫn truyền hoàn chỉnh).

- Rêu sinh sản nhờ nước.

7 tháng 3 2021

Vì rêu chưa có rễ thật mà mới có rễ giả thôi.

27 tháng 12 2019

Từ các phần khác nhau của cơ quan sinh dưỡng ở một số cây như: thân bò, lá, thân rễ củ, rễ có thể phát triển thành cây mới trong điều kiện có độ ẩm . Khả năng tạo thành cây mới từ các cơ quan sinh dưỡng được gọi là sinh sản sinh dưỡng tự nhiên.

1) đặc điểm chung của thực vật ? Nêu điểm khác nhau co bản giữa thực vật và động vật ?2) kể tên thành phần cấu tạo của tế bào thực vật ? thành phần nào chỉ có ở thực vật ?3) tế bào ở những bộ phận nào của cây có khả năng phân chia ?không có câu bốn câu bốn mình biết giải5) giai đoạn nào của cây lúa cần nhiều phân đạm ?6) cấu tạo ngoài của thân ?7) thân to ra do đâu ?8) lá...
Đọc tiếp

1) đặc điểm chung của thực vật ? Nêu điểm khác nhau co bản giữa thực vật và động vật ?
2) kể tên thành phần cấu tạo của tế bào thực vật ? thành phần nào chỉ có ở thực vật ?
3) tế bào ở những bộ phận nào của cây có khả năng phân chia ?
không có câu bốn câu bốn mình biết giải
5) giai đoạn nào của cây lúa cần nhiều phân đạm ?
6) cấu tạo ngoài của thân ?
7) thân to ra do đâu ?
8) lá cây sử dụng nguyên liệu nào để chế tạo tinh bột ?
9) không có cây xanh thì ko có sự sống ngày nay trên trái đất điều đó có đúng ko ?. Vì sao?
10) mỗi chúng ta có thể làm gì vào việc bảo vệ và phát triển cây xanh ở địa phương?
11) vì sao hô hấp và quang hợp trái ngược nhau nhưng lại có quang hệ chặt chẽ với nhau ?
12) tại sao khi đánh cây đi trồng ở nơi khác người ta phải chọn ngày râm mát và tỉa bớt lá hoặc cắt ngắn ngọn ?
13) Ở địa phương em thường chiết cành đối với những loại cây nào ?
14) cách nhân giống nhanh nhất và tiết kiệm cây giống nhất vì sao ?
15) bộ phận nào của hoa là quan trọng nhất vì sao ?
Giúp mình giải nha !hihi

10

Câu 7:

Cây gỗ to ra nhờ sự phân chia các tế bào của mô phân sinh (tầng phát sinh – tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ).

Tầng sinh vỏ hằng năm sinh ra một lớp vỏ ở phía ngoài và một lớp vỏ ở phía trong.

Tầng sinh trụ (nằm giữa mạch rây và mạch gỗ) hằng năm sinh ra ở phía ngoài một lớp mạch rây. ở phía trong một lớp mạch gỗ.

Câu 6:

1 ) Thân mang những bộ phận : Thân chính , cành , chồi ngọn , chồi nách .
2 ) Điểm giống nhau giữa thân và cành là : Đều có ngọn , lá
3) Vị trí của chồi ngọn trên thân và cành : nằm ở đầu thân và cành
4) Vị trí của chồi nách : Nằm dọc thân và cành

14 tháng 12 2016

1. - đặc điểm chung của thực vật : có thể tự tạo ra chất dinh dưỡng, lớn lên , sinh sản , phản ứng chậm với các kích thích của môi trường và không thể di chuyển.

-điểm khác nhau:

+ thực vật có chất diệp lục còn động vật không có

+thực vật phản ứng chậm với các kích thích của môi trường và động vật phản ứng rất nhanh

+ đa số thực vật không thể di chuyển còn động vật phản ứng rất nhanh

1. Rễ gồm mấy miền ? Chức năng mỗi miền ?2. Trình cấu tạo miền hút của rễ ?3. Vai trò của nước và muối khoáng đối với cây ?4. Bộ phận nào nào của rễ làm nhiệm vụ hút nước và muối khoáng ?5. Tìm điểm giống nhau và khác nhau giữa tế bào lông hút và tế bào thực vật.6. Có phải tất cả các rễ của cây đèu có miền hút không ?7.theo em những giai đoạn nào cây cần nhiều nước, giai...
Đọc tiếp

1. Rễ gồm mấy miền ? Chức năng mỗi miền ?

2. Trình cấu tạo miền hút của rễ ?

3. Vai trò của nước và muối khoáng đối với cây ?

4. Bộ phận nào nào của rễ làm nhiệm vụ hút nước và muối khoáng ?

5. Tìm điểm giống nhau và khác nhau giữa tế bào lông hút và tế bào thực vật.

6. Có phải tất cả các rễ của cây đèu có miền hút không ?

7.theo em những giai đoạn nào cây cần nhiều nước, giai đoạn nào cây cần ít nước

8. Vì sao rễ cây thường ăn sâu lan rộng số lượng rễ con nhiều ?

9. Tại sao phải thu hoạch các cây có rễ củ trước khi cây ra hoa tạo quả ?

10. So sánh cấu tạo trong miền hút của rễ và cấu tạo trong thân non ?

11.Củ chuối là thân hay rễ ?

12. Vì sao củ khoai lang là rễ , củ khoai tây là thân.

11
7 tháng 12 2016

1 . Rễ gồm 4 miền : miền sinh trưởng , miền trưởng thành , miền hút , miền chóp rễ .

+ Miền sinh trưởng làm cho rễ dài ra .

+ Miền trưởng thành có chức năng dẫn truyền .

+Miền hút có chức năng hút nước và muối khoáng .

+ Miền chóp rễ có chức năng che chở cho đầu rễ .

2. Cấu tạo của miền hút gồm 2 phần chính :

- Vỏ gồm có biểu bì và lông hút. Lông hút là tế bào biểu bì kéo dài có chức năng hút nước và muối khoáng hòa tan trong đất . Phía trong là thịt vỏ có chức năng vận chuyển các chất từ lông hút vào trụ giữa .

- Trụ giữa gồm các mạch gỗ và mạch rây có chức năng vận chuyển các chất . Ruột chứa chất dự trữ .

3. Nhu cầu nước và muối khoáng khác nhau đối với từng loại cây , các giai đoạn khác nhau trong chu kì sống của cây .

4. Trong 4 miền của rễ thì miền hút làm nhiệm vụ hút nước và muối khoáng .

6. không phải loại cây nào cũng cũng có lông hút vì một số cây là rễ móc , rễ tay cuốn ,...

VD : cây trầu không , cây gai ( rẽ tay cuốn ) , ...

7 . - Khi cây còn nhỏ cần phải tưới cây đầy đủ và đều đặn , vừa phải .

- Khi cây đã lớn và đến thời kì phát triển ra hoa , tạo quả là thời kì cây cần nhiều nước nhất .

 

Câu 1: Trả lời:

- Miền trưởng thành:dẫn truyền.
- Miền hút: hút nước và muối khoáng hòa tan
- Miền sinh trưởng:làm rễ dài ra
- Miền chóp rễ: che chở cho đầu rễ

4 tháng 5 2016

1)

Đặc điểmRêuDương xỉ
RễRễ giảRễ thật
ThânChưa có mạch dẫn , chưa phân nhánhCó mạch dẫn , đa dạng

Chưa có mạch dẫn , nhỏ , chưa có gân lá

→ Cấu tạo đơn giản

Có mạch dẫn , đa dạng

→ Cấu tạo phức tạp

2 ) Rêu có rễ giả nên khả năng hút nước còn hạn chế , chưa có mạch dẫn ở thân , lá . Để có đủ nước và muối khoáng cho cơ thể thấm qua bề mặt . Do vậy , rêu chỉ có thể sống ở những nơi ẩm ướt.

4 tháng 5 2016

Câu 1: 

Giống nhau: có thân và lá thật, thân chưa phân cành, có chất diệp lục. 
Khác nhau:
Rêu: Rễ giả, chưa có mạch dẫn

Dương xỉ: rễ thật, có mạch dẫn
=> dương xỉ có cấu tạo phức tạp hơn rêu

Câu 2: Rêu ở cạn nhưng chỉ sống được ở chỗ ẩm ướt vì rêu là loài thực vật bậc thấp, hình thành rễ giả(chức năng của rễ chưa được hoàn thiện, nên khả năng lấy nước ở sâu trong lòng đất là không thể) để lấy nước nuôi sống cây. Sở dĩ rêu sống ở những nơi ẩm ướt để lúc nào cũng có chất nuôi sống cây bên mình, trường hợp thiếu độ ẩm ướt rêu sẽ chết ngay