Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1. Nguyên nhân thiếu: Do chưa hiểu được quan hệ giữa các từ, các vế trong câu.
2. Nguyên nhân dùng sai: chưa hiểu được đúng ý nghĩa, tác dụng của quan hệ từ trong câu.
3. Nguyên nhân dùng thừa: ko hiểu ý nghĩa của câu, ko biết nên dùng quan hệ từ 1 cách hợp lí.
4. ko có t/dụng liên kết: Do một số quan hệ từ mà có t/dụng liên kết thường có sắc thái nghĩa gần nhau nên dùng ko đúng.
Là suy nghĩ c cj thoj nha....tham khảo thoj...ko đúng thì....cj cx ko pk....
Bài thơ Tiếng gà trưa của nhà thơ Xuân Quỳnh là một tác phẩm chứa đựng tình cảm bà cháu vô cùng thiêng liêng và sâu sắc
Những tình cảm về người bà trong trái tim người cháu hiện lên qua âm thanh tuổi thơ “tiếng gà nhảy ổ”. Chính âm thanh bình dị, mộc mạc ấy đã vẽ đường dẫn lối cho người lính trẻ trở về những ngày tháng tuổi thơ ấm êm bên bà.
Người bà kính yêu ấy hiện lên qua những mảnh ghép trong kí ức chàng lính trẻ tuổi. Đó là kỉ niệm ngây ngô của một đứa trẻ tò mò xem gà đẻ trứng. Lời mắng đầy yêu thương và quan tâm của bà “Rồi sau này lang mặt” khiến cậu bé phải thổn thức lo âu. Tuy lời bà không mĩ miều, nhưng sự quan tâm, dạy dỗ thì luôn đong đầy.
Người bà trong bài thơ là một người bà nông dân nghèo khó. Hình ảnh cái quần chéo go, cái ống rộng quét đất và cái áo cánh chúc bâu đã in sâu vào tâm trí người cháu. Cùng bàn tay khum khum soi từng trái trứng một. Hành động ấy ấp ủ cho cậu bé cả một bầu trời vui vẻ, mơ ước với những chiếc áo quần mới mặc Tết. Sự chắt chiu, yêu thương giàu đức hi sinh ấy của bà mới mộc mạc, thắm thiết làm sao.
Chính vì lẽ đó, mà người cháu luôn yêu thương, kính trọng người bà. Cậu luôn giữ trong mình một tình yêu thương tha thiết về bà, về quê hương, về hậu phương. Chính tình cảm thuần túy ấy đã thôi thúc chàng chiến sĩ trẻ mạnh mẽ hơn, kiên cường hơn để chiến đấu nơi biên giới.
Tình cảm bà cháu ấy vô cùng thiêng liêng và cao quý, chứa đầy sự sẻ chia và hi sinh vô điều kiện. Tất cả đã được nhà thơ Xuân Quỳnh truyền tải nhẹ nhàng và tinh tế trong bài thơ Tiếng gà trưa.
QUAN HỆ TỪ : "và"
- Tác dụng : Nối các từ ngữ hoặc các câu nhằm thể hiện mối quan hệ giữa những từ ngữ hoặc những câu ấy với nhau.
CHÚ Ý THAM KHẢO | TÔI LẤY TỪ BÊN KHÁC
. Thiếu quan hệ từ
- Hai câu trên thiếu quan hệ từ có thể chữa lại như sau :
+ Đừng nên nhìn hình thức mà đánh giá kẻ khác
+ Câu tục ngữ này chỉ đúng với xã hội xưa, còn ngày nay thì không đúng
2. Dùng quan hệ từ không thích hộp về nghĩa
- Hai câu trên dùng sai quan hệ từ “và”, “để” có thể chữa lại như sau
+ Nhà em ở xa trường nhưng bao giờ em cũng đến trường đúng giờ
+ Chim sâu rất có ích cho nông dân vì nó diệt sâu phá hoại mùa màng
3. Thừa quan hệ từ
+ Qua câu ca dao “Công cha như núi Thái Sơn, Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra” cho ta thấy công lao to lớn của cha mẹ đối với con cái.
+ Về hình thức có thể làm tăng giá trị nội dung đồng thời hình thức có thể làm thấp giá trị nội dung
- Hai câu trên do dùng thừa quan hệ từ mà trở nên thiếu chủ ngữ, có thể chữa lại như sau
+ Câu ca dao “Công cha như núi Thái Sơn, Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra” cho ta thấy công lao to lớn của cha mẹ đối với con cái.
+ Hình thức có thể làm tăng giá trị nội dung đồng thời hình thức có thể làm thấp giá trị nội dung.
4. Dùng quan hệ từ mà không có tác dụng liên kết
+ Nam là một học sinh giỏi toàn diện. Không những giỏi về môn Toán, không những giỏi về môn Văn. Thầy giáo khen Nam rất nhiều.
+ Nó thích tâm sự với mẹ không thích với chị.
- Các câu in đậm dùng quan hệ từ mà không có tác dụng liên kết, có thể chữa lại như sau
+ Nam là một học sinh giỏi toàn diện. Không những giỏi về môn Toán mà còn giỏi về môn Văn. Thầy giáo khen Nam rất nhiều.
+ Nó thích tâm sự với mẹ nhưng không thích tâm sự với chị .
Ta có thể tìm được một người bà như thế trong bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh. Bài thơ đã để lại cho tôi nhiều ấn tượng sâu sắc. Đặc biệt là vẻ đẹp bình dị của tình bà cháu.
Bài thơ năm chữ tự do đã cho ta thấy những kỉ niệm đẹp của tuổi thơ, tình bà cháu nồng hậu và lòng yêu nước sâu nặng của một người chiến sĩ. Trên đường hành quân xa, người chiến sĩ dừng chân bên xóm nhỏ. Nghe tiếng gà “cục tác…cục ta”, anh xúc động vô cùng. Dòng cảm xúc từ hiện tại trôi về quá khứ với bao kỉ niệm cảm động lại tràn về.
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ.
Tác giả đã điệp từ “nghe” để nhấn mạnh nỗi xúc động của người chiến sĩ khi nghe tiếng gà trưa. Từ nghe ở đây không chỉ bằng thính giác mà còn bằng cảm giác, sự tâm tưởng, sự nhớ lại. Tiếng gà trưa gợi nhớ bao kỉ niệm đẹp thời thơ ấu được sống trong tình yêu thương của người bà, giúp cho anh vơi đi sự mệt mỏi trên quãng đường hành quân. Ta có thể cảm nhận được tình yêu quê hương thắm thiết của người lính trẻ.
Trong năm khổ thơ giữa, tiếng gà trưa đã gợi nhớ bao kỉ niệm sâu sắc một thời thơ bé sống trong tình yêu thương của bà. Quên sao được lời mắng yêu chân thật, giản dị mà chan chứa bao tình thương của bà:
“Gà đẻ mà mày nhìn!
Rồi sau này lang mặt.”
Sợ bị lang mặt, “cháu về lấy gương soi, lòng dại thơ lo lắng”. Kỉ niệm rất đỗi đời thường, bình dị mà sâu sắc, chân thật.
Bà luôn chịu thương chịu khó, chắt chiu, lo cho đàn gà:
Tay bà khum soi trứng
Dành từng quả chắt chiu
Cho con gà mái ấp.
Cứ mùa đông hằng năm, bà lại “lo đàn gà toi, mong trời đừng sương muối để cuối năm bán gà” và mua quần áo mới cho cháu.
Ôi cái quần chéo go
Ống rộng dài quét đất
Cái áo cánh trúc bâu
Đi qua nghe sột soạt.
Khi được quần áo mới, người cháu vui sướng vô cùng. Người cháu không hề chê ống quần rộng, áo trúc bâu vì hiểu được sự vất vả và tình yêu thương của bà dành cho mình.
Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu Tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi, cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ.
Tác giả đã điệp từ “vì” để nhấn mạnh nguyên nhân khiến người chiến sĩ ra đi chiến đấu. Không phải bắt nguồn từ những nguyên nhân to lớn nào khác mà chính là vì bà, nơi quê hương thân thuộc có tiếng gà cục tác, ổ trứng hồng tuổi thơ.
Âm thanh tiếng gà trưa bình dị mà thiêng liêng được lặp lại bốn lần xuyên suốt trong bài thơ như nhắc nhở, lay gọi bao tình cảm đẹp. Ta có thể thấy được tình cảm gia đình làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương đất nước rộng lớn của người chiến sĩ. Một tình bà cháu đẹp đẽ, nồng hậu và ấm áp!
Tiếng gà trưa không chỉ là âm thanh quen thuộc từ đời sống của mỗi làng quê mà còn là âm vang của kỉ niệm, những hồi ức đẹp
C