Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 1: Đặt 2 câu nghi vấn
Em ăn cơm chưa?
Chị ngủ ngon giấc không?
Câu 2: Đặt 2 câu cầu khiến.
Em cứ đi đi!
Bin đi ngủ đi!
Câu 3:
Câu văn: Chị dắt chó đi dạo, thỉnh thoảng lại ngửi ngửi những gốc cây ven đường.
=> Sửa:
Chị dắt chó đi dạo, chú chó thỉnh thoảng lại ngửi ngửi những gốc cây ven đường.
Câu 4: Viết hội thoại theo yêu cầu đề bài:
A: Bạn đã ngủ chưa, B?
B: Mình chưa ngủ. Bạn đừng nhắn tin cho mình nữa!
A: Sao vậy?
B: Để mình đi ngủ chứ sao.
A: Được rồi. Ngủ ngon.
Chú thích:
- " Bạn đã ngủ chưa, B?" : câu nghi vấn.
- " Mình chưa ngủ." : câu trần thuật.
- "Bạn đừng nhắn tin cho mình nữa!" : câu cầu khiến.
Câu 1:
-Em là ai?
-Lấy cho tớ quyển vở được k?
Câu 2;
-Đi chơi đi!
-Đi theo với!
Câu 3:
-Lỗi:Mâu thuẫn giữa chủ ngữ và vị ngữ
-Sửa:Chị dắt con chó đi dạo,thỉnh thoảng chị dừng lại cho nó ngửi những gốc cây ven đường.
Câu 4:
Hai chị em trò chuyện với nhau,người chị hỏi:
-Mai mày có đi học không?
Em đáp:
-Dạ!không ạ!
thế thì thôi vậy,chị tính mai đưa mày đi mua quà sinh nhật cho mẹ với chị nhưng mày lại đi học.
choc choc dung lai ngui cho nay mot ti cho kia mot ti chi dat no di dao ven duong
chữa lỗi lô gic
A, trong văn học nói chung và trong hội họa nói riêng sự sáng tạo là điều cần thiết để tạo nên thành công
=> nghệ thuật
B,tất cả loại xà phòng đều làm khô da bạn riêng LUX làm da của bạn trắng trẻo , mịn màng
=> hầu hết
Đáp án
Câu văn sau đây mắc lỗi gì? Hãy sửa lại cho đúng?
Nước Đại Việt ta, Hịch tướng sĩ, Nguyễn Trãi là những áng văn chính luận xuất sắc của dân tộc.
→ Lỗi không lô – gic: trong các thành phần của chủ ngữ không ngang hàng nhau: Nước Đại Việt ta, Hịch tướng sĩ, Nguyễn Trãi (0.5đ)
→ Sửa: Nước Đại Việt ta, Hịch tướng sĩ, Chiếu dời đô là những áng văn chính luận xuất sắc của dân tộc. (0.5đ)
a, + Sao cụ lo xa quá thế?
+ Tội gì bây giờ nhịn đói mà để tiền lại?
+ Ăn mãi hết đi thì đến lúc ấy lấy gì mà lo liệu?
→ Có dấu hỏi chấm kết thúc câu, và sử dụng có từ "thế", "gì". Mục đích câu hỏi của ông giáo dùng để khuyên lão Hạc. Còn lão Hạc dùng câu hỏi thể hiện sự buồn bã, lo lắng về tương lai.
b, Cả đàn bò giao cho thằng bé người không ra người, ngợm không ra ngợm ấy chăn dắt làm sao?
→ Dấu hiệu: các từ để nghi vấn "làm sao", có dấu chấm hỏi cuối câu. Mục đích thể hiện sự chê bai, không tin tưởng của nhân vật phú ông.
c, Ai dám bảo thảo mộc tự nhiên không có tình mẫu tử?
→ Dấu hiệu: từ nghi vấn "ai", dấu hỏi kết thúc câu. Mục đích câu nghi vấn trên dùng để khẳng định tình mẫu tử của măng tre (thảo mộc)
d, Thằng bé kia, mày có việc gì? Sao lại đến đây mà khóc?
→ Dấu hiệu: từ để hỏi " gì", "sao" và dấu hỏi chấm kết thúc câu. Mục đích dùng để hỏi.
- Trong các câu trên, câu ở đoạn (a), (b), (c), (d) có thể được thay thế bằng các câu khác không phải câu nghi vấn, nhưng có chức năng tương đương.
Đề 3 bạn tham khảo nhé!
Bài tham khảo Trong cuộc sống, mỗi chúng ta không ít lần mắc lỗi nhưng có những lỗi lầm đã gây ra không bao giờ chúng ta quên được. Bây giờ, cứ mỗi lần nhớ đến cô giáo dạy văn năm lớp bảy, tôi lại thấy trong lòng mình ray rứt vì đã vô lễ với cô
.Tôi vốn là một đứa trẻ bất hạnh nhất trên đời – tôi luôn nghĩ về bản thân mình như vậy. Mẹ tôi sinh ra tôi nhưng tôi không có bố. Từ bé tôi đã luôn bị mọi người xung quanh khinh miệt, giễu cợt là “đồ con hoang”. Nhiều bà mẹ không cho con họ chơi với tôi. Tôi sống thui thủi như thế với mẹ trong căn nhà nhỏ tồi tàn cuối xóm. Từ bé, tôi không thấy ai tốt bụng và thương tôi ngoài mẹ tôi. Hai mẹ con tôi sống trơ trọi không họ hàng trong sự khinh miệt của mọi người xung quanh. Trong mắt tôi, loài người thật xấu xa và độc ác – trừ người mẹ hiền lành mà tôi hết lòng thương yêu và kính trọng. Đến tuổi đi học, tôi không chơi với bạn nào trong lớp, luôn lãnh đạm, thờ ơ với mọi người xung quanh. Năm ấy, tôi học lớp bảy.
Trong giờ văn, hôm nay lớp học văn nghị luận chứng minh. Cô giáo giảng đề “Lá lành đùm lá rách”. Cô đã dùng nhiều lập luận và dẫn chứng gần gũi, cụ thể, thiết thực để cho chúng tôi thấy đấy là lòng nhân ái của người Việt Nam ta. Giảng xong, cô cho lớp viết bài, tiết sau cô sẽ sửa. Tiết học sau, cô gọi một số bạn nộp bài cho cô sửa – trong đó có tôi. Cô gọi tôi lên và hỏi: “Toàn, tại sao em lại không làm bài mà để giấy trắng? Em không hiểu bài à? Không hiểu chỗ nào cô sẽ giảng lại cho?”Phản ứng của tôi bất ngờ đến mức làm cả lớp sững sờ nhìn tôi. Tôi gân cổ lên trả lời cô: “Em không làm vì em không thèm làm chứ không phải không hiểu. Toàn là nói dối, bịa đặt, trên đời này làm gì có lòng nhân ái, người yêu thương người. Tại sao em lại chứng minh điều dối trá như thế là đúng cơ chứ?” Tôi nói mà không biết mình đang nói gì. Có lẽ đó là những điều uất ức dồn nén từ lâu hôm nay bộc phát. Cả lớp đổ dồn những cặp mắt ngỡ ngàng về phía tôi. Còn cô giáo thì mặt tái xanh, tôi thấy cô giận đến run người. Cô không nói lời nào mà bước nhanh ra khỏi lớp. Tôi biết cô rất giận. Cô sợ không kìm chế được cảm xúc nên bước ra ngoài chăng? Tôi thoáng ân hận vì quá lời với cô nhưng tôi không thấy mình sai. Lớp trưởng đến bên tôi nhẹ nhàng: “Tại sao cậu vô lễ như thế? Đi theo xin lỗi cô đi!” Tôi giận dữ: “Tớ không nói sai. Tớ không có lỗi!”Sau sự việc trên, tôi đinh ninh mình sẽ bị đuổi học hoặc chí ít là mời phụ huynh. Tôi chỉ lo mẹ sẽ buồn. Cuối giờ, cô gọi tôi lên gặp riêng cô. Tôi biết mình sẽ bị khiển trách rất nặng. Tôi bước vào phòng giáo viên, cô ngồi đó vẻ mặt buồn rười rượi. Trên đôi mắt đen lay láy của cô còn ngân ngấn nước. Tôi đoán cô vừa khóc và thấy ngạc nhiên. Tôi càng ngạc nhiên hơn khi cô không trách mắng tôi mà nhẹ nhàng phân tích cho tôi thấy rằng tôi nghĩ như thế là lệch lạc.
Các bạn đã luôn gần gũi và giúp đỡ tôi, cô đã luôn quan tâm và yêu thương tôi,… Tôi vô cùng ân hận. Tôi lí nhí xin lỗi cô. Cô dịu dàng xoa vào đầu tôi và bảo: “Em hiểu được như thế là tốt và đừng nên mất niềm tin vào tình người như thế! Cô không giận em đâu”. Dù cô nói vậy nhưng tôi vẫn thấy mình thật có lỗi khi vô lễ với cô.
Tôi thật biết ơn cô vì đã dạy tôi bài học về tấm lòng độ lượng và giúp tôi lấy lại niềm tin về tình người.
Theo mình thì là thì là thiếu chủ ngữ ở vế sau , không phân biệt rằng ai (thỉnh thoảng dừng lại ngửi ngửi những gốc cây ven đường).
lỗi sai: vế sau thiếu chủ ngữ( thỉnh thoảng ...ven đường)
Sửa: Cậu bé dắt con chó đi dạo , thỉnh thoảng con chó dừng lại......( thêm chủ ngữ)