Câu 1: So sánh câu đặc biệt và câu rút gọn.
Câu 2: Tìm các câu đặc biệt trong VD sau và cho biết tác dụng của chúng.
a.Ôi, đẹp quá! Sao lại có bông hoa bằng lăng nở muộn thế kia?
b.Huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Đoàn kịch lưu động chúng tôi đóng lại, tránh cái gió Lào
c.Đêm trăng. Biển yên tĩnh. Tàu Phương Đông của chúng tôi buông neo trong vùng biển Trường Sa.
d.Kiên vội đặt bát xuống, nó vỗ tay, reo to:
Ông ơi, ông ơi! Con cu cườm ta thả ra dạo nọ đã biết gáy rồi ông ạ!
e. Đình chiến. Các anh bộ đội nón lưới có gắn sao, kéo về đầy nhà Út…
g. Cách đó ba năm, một đồng chí từ Đồng Tháp Mười về mang về một con gà mái tơ vàng. Ôi chao, một con gà.
h. Nhà ông X. Buổi tối. Một chiếc đèn măng sông. Một bộ bàn ghế. Ông X đang ngồi có vẻ chờ đợi.
i.Mẹ ơi! Chị ơi! Em đã về. Có mưa
l. Đẹp quá. Một đàn cò trắng đang bay kìa! m.Đêm. Bóng tối tràn đầy trên bến Cát Bà
n. Buổi hầu sáng hôm ấy. ***** Nuôi, tay cầm lá đơn, đứng ở sân công đường
p.Tám giờ. Chín giờ. Mười giờ. Mười một giờ. Sân công đường chưa lúc nào kém tấp nập
q.Có một lần đêm đã gần sáng, nghe anh Nhân thở đều đều mà tôi lại cứ cho là anh ấy đang thức. Tôi hỏi: “Anh chưa ngủ à” – Im lặng.
r. Rồi anh run cầm cập, xếp thau, ôm đàn, cuốn chiếu, cầm gậy, đứng dậy, thong thả lần lối đi.
Gió.
Mưa.
Não nùng.
Câu 3: Phân biệt câu đặc biệt và câu rút gọn trong những trường hợp sau:
a.Vài hôm sau. Buổi chiều. Anh đi bộ dọc con đường từ bến xe tìm về xóm Hạ.
b. Lớp sinh hoạt vào lúc nào? – Buổi chiều.
c. Bên ngoài. Người đang đi và thời gian đang trôi
d. Anh để xe trong sân hay ngoài sân? – Bên ngoài. e. Mưa. Nước xối xả đổ vào mái hiên
g. Nước gì đang xối xả đổ vào mái hiên thế? – Mưa
h. Chừng nửa đêm tới đỉnh. Có một cái hang rộng. Chúng tôi dừng lại
i. Buổi văn nghệ đang đầy ắp tiếng cười, bỗng nhiên có một tiếng động mạnh, nước đập ùm ùm như có người tập bơi. Một người kêu lên: - Cá heo!
k.Hai chân Nhẫ n quàng lên cổ. Quên cả đói, quên cả rét. Con Tô cũng dài bụng ra chạy theo.
Câu 4: Bạn Lan hỏi bạn Hoa:
-Biển đề tên trường mình có phải câu đặc biệt không? – không
-Vậy “Ngữ văn 7” ở trên bìa sách của chúng mình có phải câu đặc biệt không? – Không
-Thế biển đề “Giặt là” trước nhà cậu có phải là câu đặc biệt không?
- Đó là câu rút gọn vì mẹ tớ giặt và là mà.
Qua câu chuyện trên, em thấy đúng sai thế nào?
Câu 5: Cho 2 đoạn văn bản sau:
a.Dân số ngày càng tăng đã ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống của mỗi cá nhân, mỗi dân tộc cũng như toàn thể cộng đồng. Những ảnh hưởng đó là: không có đủ lương thực, thực phẩm cung cấp cho bữa ăn hàng ngày, từ đó dẫn đến cảnh đói nghèo, tình trạng thiếu dinh dưỡng dẫn đến suy thoái sức khỏe, giống nòi không những không phát triển mà còn dễ dàng bị thoái hóa. Dân số tăng trong khi cơ sở sản xuất có hạn dẫn đến thiếu việc làm, thất nghiệp ngày càng tăng. Dân số tăng càng nhanh thì chất lượng cuộc sống của cộng đồng , gia đình, cá nhân sẽ càng giảm sút
b. Nếu con người không biết ngăn chặn hành động phá hoại thiên nhiên và môi trường thì rất nguy hại. Đến một lúc nào đó con người không còn có thể khai thác từ thiên nhiên để lấy của cải vật chất nuôi sống chính bản thân mình. Môi trường sống của con người đang bị đe dọa: chất thải công nghiệp đang làm vẩn đục các dòng sông, tai nạn của các con tàu chở dầu làm ô nhiễm hàng vạn cây số bờ biển các nước. Bầu khí quyển ngày càng bị các hợp chất của các-bon làm ô nhiễm, tầng ô-dôn bao bọc trái đất bị chọc thủng, các tia tử ngoại xâm nhập vào các dòng khí quyển xuống mặt đất. Nhiệt độ khí quyển ngày càng tăng, lượng nước biển sẽ dâng do sự tan băng ở Bắc và Nam cực của trái đất. Tất cả những điều đó là nguyên nhân phá hoại cân bằng sinh thái và đang là sự đe dọa khủng khiếp cho sự sống trên hành tinh của chúng ta.
-Câu văn nào nêu luận điềm? Qua câu văn ấy, người viết muốn đưa ra kết luận gì?
- Để người đọc hiểu rõ kết luận của mình, người viết đã xây dựng những luận cứ nào?
Câu 6: Chỉ rõ phương pháp lập luận trong các VD sau:
a.Sách là báu vật không thể thiếu đối với mỗi con người. Phải biết chọn sách mà đọc và trân trọng, nâng niu những cuốn sách.
b. Chị Dậu rất mực dịu hiền nhưng không yếu đuối. Khi cần, chị đã phản kháng dũng cảm, thể hiện một sức sống kiên cường bất khuất của phụ nữ nông dân Việt Nam
Câu 7: Xác định luận điểm và những phương pháp lập luận chính được dùng trong đoạn văn nghị luận sau:
Bác Hồ là người cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam. Dù Người không có một gia đình riêng cho mình, nhưng cà đất nước này, cả non sông này là gia đình của Người. Đúng như thơ Tố Hữu đã từng ca ngợi: “ Người không con mà có triều con”. Từ miền Bắc tời miền Nam, từ miền xuôi đến miền ngược, từ già đến trẻ, ai cũng dành cho Bác những tình cảm thật cao đẹp. Đó là niềm tôn kính. Đó là sự biết ơn. Và khi Bác đi xa thì tình cảm ấy biến thành nỗi tiếc thương vô hạn. Dù năm tháng có trôi qua, nhưng hình ảnh của Bác, của người Cha già kính yêu ấy vẫn còn sống mãi trong trái tim mỗi người Việt Nam.
Câu 8: Viết một đoạn văn nghị luận khoảng 8-10 câu nêu tác hại của việc học đối phó trong học sinh hiện nay (trong đoạn có sử dụng 1 câu rút gọn)
***Nhanh nhé mk đang cần gấp!!!
Vũ Đan Thành