Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Chưa bao giờ hai từ Việt Nam lại trở nên thiêng liêng, tha thiết như bây giờ bởi một sự kiện đã khơi dậy sự gắn bó, đồng lòng, đùm bọc, che chở giữa những người dân Việt. Nhưng lạ thay sự gắn kết ấy không phải từ niềm vui hân hoan mà từ nỗi lo âu trong hoạn nạn- đại dịch COVID-19. Ta có thể thấy bao nghĩa cử cao đẹp của những tấm lòng vì cộng đồng. Họ không ngại nguy hiểm, gian lao để cứu lấy những người khó khăn. Đó là các y bác sĩ đang ngày đêm tận tụy chăm sóc bệnh nhân nhiễm bệnh, đó là các chiến sĩ quân đội vừa gánh vác trách nhiệm bảo vệ Tổ Quốc nhưng vẫn nhường lại chỗ ở cho người dân cách li, hay những chuyến bay đi đến tâm dịch bất chấp nguy hiểm để đón người dân trở về,..... Bên cạnh đó, vẫn còn một vài người vì lợi ích bản thân mà bỏ mặc nguy hiểm của cả dân tộc (đầu cơ tích trữ nhu yếu phẩm, tăng giá bán, bán hàng giả, tung tin đồn sai sự thật,....). Con số ca nhiễm bệnh sẽ vẫn tăng nhưng chúng ta cũng không nên quá lo lắng, hoảng loạn mà hãy tỉnh táo trước những thông tin thất thiệt. Hãy đoàn kết, yêu thương và bình tĩnh xử lí tình huống, bạn sẽ không bị bỏ rơi bởi: “Bạn có thể từ bỏ Tổ quốc nhưng Tổ quốc thì không bao giờ từ bỏ những người con của mình!”
1. Hoàn cảnh:
- Viết năm 1970, kết quả của chuyến đi thực tế lên Lào Cai của tác giả.
- Tác phẩm in trong tập Giữa trong xanh (xuất bản năm 1972).
Tình huống truyện
- Đơn giản, tự nhiên: Cuộc gặp gỡ tình cờ của những người khách trên xe với anh thanh niên trên đỉnh Yên Sơn.
- Cơ hội khắc họa những chân dung lao động của anh thanh niên một cách tự nhiên: khi chính anh bộc lộ qua lời nói, hành động và qua sự đánh giá của người họa sĩ già. Đánh giá khách quan
- Làm nổi bật chủ đề, tư tưởng tác phẩm: Trong cái lặng lẽ của Sa Pa, nơi mà chỉ nghe đến thôi người ta chỉ nghĩ đến sự nghỉ ngơi vẫn có những con người đang ngày đêm làm việc miệt mài say mê cho đất nước.