Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Những câu sau đây câu nào không phải là tục ngữ?
A. Khoai ruộng lạ, mạ ruộng quen. B.Một nắng hai sương
C. Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa. D.Nhanh như chớp
Một mặt người bằng mười mặt của là một câu tục ngữ đề cao nhân cách của con người.
Tham khảo :
Bằng trí tưởng tượng độc đáo của tác giả Minh Phương, cùng với khung cảnh tuyệt vời nơi Sài Gòn này, đã tạo nên một bài văn chứa đầy cảm xúc chân thật, yêu quý như bài "Sài Gòn tôi yêu". Đúng vậy, qua bài văn của Minh Phương, tôi đã nhìn thấy một khung cảnh tuyệt vời vào buổi sớm, buổi chiều hay đêm khuya, sự yêu thích Sài Gòn của tôi cũng dần lớn lên. Mặc dù chưa tận mắt thấy Sài Gòn, chưa được cảm nhận không khí ở đó, nhưng nhờ tác giả Minh Phương đã vẽ cho tôi một Sài Gòn quá tuyệt vời, lôi cuốn tôi vào cảnh đẹp của nó.
Qua câu "Tôi yêu Sài Gòn da diết" của tác giả, tôi đã thấy Minh Phương là một người rất yêu mảnh đất Sài Gòn này, yêu nhiều không tưởng, không thể miêu tả được, từ "da diết" đã làm tôi và người đọc hiểu được điều ấy - tấm lòng của tác giả. Khi tác giả miêu tả lúc buổi sớm, buổi chiều, lúc đêm khuya, tôi đã nhận ra tác giả rất rất yêu quê hương mình, vì khi yêu nơi nào đó, họ sẽ chăm chú từng khoảnh khắc, ghi lại những kí ức đẹp trong tâm trí, bộc lộ một tình yêu quá chân thật.
Nắng sớm, một thứ nắng ngọt ngào đã là tác giả quá say mê, nếu ở đó tôi cũng có thể cảm nhận được, nhưng lại không bằng tác giả. "Buổi chiều lộng gió nhớ thương", đọc lên thì mọi người sẽ nghĩ ngay đến gió, nhưng khi phân tích rõ thì tác giả đã dùng phép ẩn dụ trong câu này. Gió chỉ ta, nhớ thương chỉ ta nhớ thương, gió nhớ thương chỉ ta nhớ thương, với ta ở đây là Minh Phương - người cảm nhận vẽ đẹp hùng vĩ này.
"Tôi yêu thời tiết trái chứng với trời đang ui ui buồn bã, bỗng nhiên trong vắt lại như thuỷ tinh", với câu này tôi sẽ nghĩ tác giả là một người rất hồn nhiên và lạc quan, khi nhìn bầu trời ui ui thì lại trong vắt. Điều đó cũng có thể nói người yêu Sài Gòn da diết chính là Minh Phương. Bởi thời tiết ở Sài Gòn rất bất thường, lúc mưa lúc nắng, kiểu giống như em bé lúc khóc lúc cười vậy. Vì vậy, tác giả đã nói "Sài Gòn vẫn còn trẻ". Hoặc có thể hiểu sang nghĩa khác như tác giả đã phân tích ở đầu bài văn.
"Cảnh đêm khuya thưa thớt tiếng ồn", lại một lần nữa tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật, đó là hoán dụ. Sử dụng từ "tiếng ồn" để thay thế cho con người. Ở đây, có thể chứng minh tác giả là một người giỏi về văn học, sử dụng nhiều biện pháp, dùng đúng nơi và đúng chỗ.
"Tôi yêu phố phường náo động, dập dìu xe cộ vào những giờ cao điểm", tác giả đã quan sát từng chút, từng chút một để có thể ghi lại những khoảnh khắc đẹp nhất của phố Sài Gòn. "Dập dìu xe cộ..." chỉ những người đi phương tiện trên đường bộ, đó cũng là biện pháp nghệ thuật mà tác giả sử dụng để có thể làm bài văn của mình thêm sinh động.
"Yêu cả cái tĩnh lặng của buổi sáng tinh sương với làn không khí mát dịu", tác giả vừa yêu cả tiếng ồn của cảnh đêm khuya, vừa yêu cả cái tĩnh lặng của buổi sáng. Có thể vì đó là quê hương tác giả, nên mới yêu da diết vậy, yêu mà không thừa cái nào hết. Tác giả miêu tả cảnh buổi sáng thiệt yên bình làm sao, trông nó thiệt mơ hồ. Thì ra là vậy, chính vì điều này mà tác giả yêu da diết yêu hương mình, yêu vô kể,....
"Cường điệu" là nhấn mạnh điều mà muốn nói, đó cũng làm thành ý mà tác giả muốn nói với mọi người. “Yêu nhau yêu cả đường đi, Ghét nhau ghét cả tông chi, họ hàng”, tác giả đưa câu ca dao vào bài văn này, chắc sẽ có chủ đích của nó. "Yêu nhau yêu cả đường đi", ở đây có thể nói là tình yêu giữa đôi trai gái, tình yêu luôn là thứ tuyệt vời nhất, nhưng nó lại mang một cái "chết" đau thương nhất, khi thực sự yêu nhau thì cái gì họ cũng yêu, đó là tình yêu mãnh liệt. "Ghét nhau ghét cả tông chi, họ hàng", ghét nhau lại là từ đối ngược với yêu nhau, khi nói đến yêu thì họ sẽ nghĩ những điềm tốt đẹp, khi nói đến ghét thì họ lại nghĩ đến những điềm xấu, không tối lành. Khi ghét thì ghét đến cùng, đến hết cuộc đời này, kiểu như "diệt cỏ là phải diệt tận gốc". Cho dù vậy, cái ghét cũng không nên tồn tại vì nó mang lại điềm quá xấu với mọi người.
Qua đoạn văn trên, tuy rất ngắn nhưng lại có một thành ý rất dài [^^"], ẩn chứa những lời khuyên, lời ca ngợi hay lời trách móc. Nhưng như vậy, tác giả mới có thể yêu da diết quê hương mình. Nếu không có những thử thách mà trời tạo ra, thì ta sẽ không thể cứng rắn, không thể làm tối nhiệm vụ cho dù ta đã thực hiện.
a. Phương thức biểu đạt: Biểu cảm kết hợp với tự sự.
b. Đoạn thơ trên sử dụng điệp ngữ "Đất Nước". Từ "Đất Nước" được viết hoa để thể hiện sự trân trọng, biến 1 khái niệm đơn thuần thành một từ thiêng liêng, của riêng dân tộc. Đặc biệt từ "Đất Nước" còn được điệp lại 4 lần thể hiện những trăn trở, suy nghiệm của tác giả về quá trình hình thành đất nước.
- Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống.
- Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa.
- Trăng quầng thì hạn, Trăng tán thì mưa.
- Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa.
- Chuồn chuồn bay thấp thì mưa
Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm.
- Nắng tháng tám rám trái bưởi
Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ
Tháng 7 kiến bò , chỉ lo lại lụt
Tấc đất tấc vàng
Nhất thì , nhì thục
Nhất canh trì , nhì canh viên , tam canh điền
Đêm tháng 5 chưa nằm đã sáng, ngày tháng 10 chưa cười đã tối
Tham khảo:
Tuổi thơ là những ngày tháng rong chơi không lo nghĩ, là những nụ cười trong trẻo ngày nắng, những âm thanh vui vẻ lắng đọng ngày mưa. Tuổi thơ của tôi gói gọn trong một kỉ vật đến giờ vẫn được cất giữ trên vị trí đẹp nhất của tủ kính nơi phòng khách: con gấu bông.
Con gấu bông này tôi được mẹ tặng vào dịp sinh nhật 6 tuổi, khi mà ngày khai trường vào lớp 1 đã cận kề. Tôi vẫn còn nhớ cảm giác hạnh phúc đến vỡ òa khi bóc từng lớp giấy bọc quà, nhìn thấy chiếc tai gấu lấp ló phía trong bộp bìa carton. Cảm giác nghẹn ngào, xúc động đến mức tôi nhảy cẫng lên hò reo khiến cả nhà nhìn tôi thích thú trêu chọc. Tôi đã thích gấu bông từ rất lâu rồi, khi sang nhà chị họ chơi và thấy chị có một chú gấu Teddy để trên bàn học, tuy nhiên tôi biết gia đình mình không quá khá giả, mẹ và bố phải làm việc vất vả để kiếm tiền trang trải học phí và những lần ốm đau của tôi. Do đó, tôi không hề năn nỉ hay xin bố mẹ mua bất cứ món quà nào cả. Tuy nhiên, có lẽ vì nhìn thấy sự thích thú của tôi với chú gấu bông kia và muốn động viên tôi học tốt nên mẹ đã mua tặng tôi vào ngày sinh nhật món quà tuyệt vời đến vậy.
Tôi rất thích chú gấu mẹ tặng và đặt tên nó là Nhỏ, vì em cũng nhỏ xinh thôi, không quá to, vừa đủ để tôi ôm đi ngủ. Từ khi có chú gấu Nhỏ, tôi luôn mang theo em khi sang nhà hàng xóm chơi trò gia đình, em sẽ là em bé, tôi chăm em, cho em ăn, dỗ dành em khi ngủ... Tôi may áo cho em mặc, làm mọi thứ từ những tờ giấy lịch hay bất kể thứ gì tôi nghĩ ra để em có "một cuộc sống sung túc nhất".
Nhỏ toàn thân có màu nâu xám, đôi mắt đen láy như hai hạt nhãn và chiếc mũi xinh xinh hình tam giác. Tôi luôn cố gắng giữ gìn em, tuy nhiên có một ngày tôi ôm em sang nhà hàng xóm chơi như thường lệ, thì tôi làm em rách bục chỉ ở tay vì bị mắc vào đinh ở trên tường. Tôi lúc đó rất sợ, sợ vì mẹ sẽ trách mắng, lại buồn, buồn vì đây là món quà mẹ tặng, tôi không muốn em bị hỏng chút nào.
Tôi và một chị hàng xóm đã lấy kim chỉ và khâu lại nhưng vẫn bị lòi bông ra ngoài. Tôi càng trở nên lo lắng. Khi mẹ biết chuyện, mẹ đã khâu lại giúp tôi, cười và nói: mẹ rất tự hào khi tôi biết tự khâu lại vì lúc đó tôi còn nhỏ, nhưng cũng lưu ý tôi không nên quá lo lắng về những chuyện vô tình xảy ra, cứ thoải mái đón nhận và chuyện gì cũng có cách giải quyết. Khi ấy, tôi vẫn chưa hiểu rõ lời mẹ nói, nhưng giờ đây nhớ lại, tôi đã có thể hiểu phần nào. Tôi đã không còn luống cuống khi gặp phải tình huống bất ngờ nữa. Thay vào đó, tôi bình tĩnh hơn và suy nghĩ tìm cách giải quyết, nếu việc nào khó quá, tôi sẽ đi tìm người nào đó có thể giúp mình.
Đó là bài học đầu tiên mẹ dạy tôi - một đứa trẻ nhỏ luôn lo lắng, luôn sợ hãi. Giờ đây, khi tôi đã lớn hơn, em gấu Nhỏ được mẹ cất trên ngăn tủ ở phòng khách, thỉnh thoảng được mẹ mang đi giặt cho đỡ bụi bặm. Mỗi khi nhìn thấy em gấu, tôi luôn tự nhủ với bản thân phải cố gắng, không được làm mẹ phiền lòng, phải mạnh mẽ và luôn bình tĩnh, lạc quan.
Chúc bạn học tốt!
Tham khảo:
Dàn ý:
Mở bài: Giới thiệu về món quà thời thơ ấu
- Đó là món quà gì?
- Ai tặng cho em?
- Tặng trong dịp nào?
- Tình cảm của em dành cho món quà ấy?
Thân bài:
- Tả biểu cảm về món quà : hình dáng, công dụng…
- Tặng quà với tình cảm như thế nào ? Mong muốn điều gì qua món quà tặng.
- Khi nhận quà cảm xúc của em như thế nào ? Em có những thay đổi gì sau khi nhận quà…
- (Người tặng quà bây giờ ở đâu ? Đang làm gì?)
- Em gìn giữ món quà ấy như thế nào ?
Kết bài:
- Nêu suy nghĩ tình cảm của em dành cho món quà cũng như người tặng.
- Lời hứa của bản thân.
Dàn ý:
Mở bài: Giới thiệu về món quà thời thơ ấu
- Đó là món quà gì?
- Ai tặng cho em?
- Tặng trong dịp nào?
- Tình cảm của em dành cho món quà ấy?
Thân bài:
- Tả biểu cảm về món quà : hình dáng, công dụng…
- Tặng quà với tình cảm như thế nào ? Mong muốn điều gì qua món quà tặng.
- Khi nhận quà cảm xúc của em như thế nào ? Em có những thay đổi gì sau khi nhận quà…
- (Người tặng quà bây giờ ở đâu ? Đang làm gì?)
- Em gìn giữ món quà ấy như thế nào ?
Kết bài:
- Nêu suy nghĩ tình cảm của em dành cho món quà cũng như người tặng.
- Lời hứa của bản thân.
Mở bài: giới thiệu về món quà thời thơ ấu
- Đó là món quà gì?
- Ai tặng cho em ?
- Tặng trong dịp nào ?
- Tình cảm của em dành cho món quà ấy ?
Thân bài :
- Tả biểu cảm về món quà : hình dáng, công dụng…
- Tặng quà với tình cảm như thế nào ? Mong muốn điều gì qua món quà tặng.
- Khi nhận quà cảm xúc của em như thế nào ? Em có những thay đổi gì sau khi nhận quà…
- (Người tặng quà bây giờ ở đâu ? Đang làm gì ?)
- Em gìn giữ món quà ấy như thế nào ?
Kết bài :
Nêu suy nghĩ tình cảm của em dành cho món quà cũng như người tặng.
Lời hứa của bản thân.
Đây là thành ngữ không phải là tục ngữ
câu d