K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 12 2021

Tham khảo:

1.Đi một ngày đànghọc một sàng khôn. Chỉ cần đi một ngày đàng (ý nói thời gian ít ỏi và quãng đường không xa  bao so với nơi ta sinh sống) thì ta đã học được một sàng khôn. Đây  hình ảnh cụ thể, gần gũi được dùng để thể hiện một khái niệm trừu tượng  sự hiểu biết của con người

2.“Đi đôi” có nghĩa là luôn song hành với nhau, không thể nào tách rời. ... Tóm lại, “học đi đôi với hành”  một chân lí, học định hướng, giúp cho việc vận dụng  hiệu quả và ngược lại, việc vận dụng sẽ làm cho lí thuyết được học trở nên  ý nghĩa, đồng thời quay lại kiểm nghiệm tính đúng đắn của lí thuyết.

1 tháng 12 2021

vai trò của thực tiễn mà ạ

 

1 tháng 4 2017

Dù con người luôn chịu khó học hỏi thì vẫn còn đó nhiều điều chúng ta chưa hề biết đến. Nếu bản thân chịu khó đi đây đó để tìm tòi, khám phá sẽ biết được thêm nhiều điều mới lạ. Vì vậy, khi xưa ông cha ta có câu tục ngữ “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”.
​“Một ngày đàng” là một khoảng thời gian mang tính chất tượng trưng. Tươnng tự như vậy, “một sàng khôn” cũng là một lượng kiến thức ta tiếp nhận được và không thể đem ra cân, đo , đong, đếm. “Một ngày đàng” – “một sàng khôn” – câu tục ngữ mang hai vế đăng đối rất cân xứng nhau, thể hiện sự tăng tiến đồng đều. Cả câu tục ngữ toát lên rằng nếu bản thân càng chịu khó thoát khỏi vỏ bọc chật hẹp, đi ra ngoài thế giới, tiếp xúc với những nền văn hóa khác nhau, sẽ càng có hiểu biết rộng về xã hội xung quanh. Hơn thế nữa “Sàng khôn” còn có ý thể hiện sự chắt lọc, tiếp nhận kiến thức bên ngoài sẽ càng đem lại hiệu quả cao.

Bạn tham khảo bài của mình nhé, bài của mình cũng không được hay cho lắm!vui

Đề bài: Hãy giải thích câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”.

Bài làm:

“Kiến thức”, nó có lẽ là một thứ vô tận mà không ai có thể biết hết được. Khi ta biết hay học được một kiến thức mới nào đó, ta lại tìm tòi, suy nghĩ, và muốn đi sâu hơn những kiến thức ấy. Nó tạo cho ta sự tò mò, muốn biết những gì mà ta chưa biết. Ta lại càng phải học hỏi thêm từ thế giới bên ngoài để mở rộng thêm tầm hiểu biết .Từ đó, ông cha ta đã đúc kết ra một câu nói mà trong đó chứa đựng nhiều giá trị: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”.

Câu nói ấy quả là không sai! Đó là câu nói mà ông cha ta đã đúc kết lại để truyền lại cho con cháu thế hệ đời sau. Kiến thức như đại dương bao la, mà mỗi chúng ta chỉ như là một giọt nước nhỏ bé trong kiến thức bao la ấy. Vì vậy, nếu như ta không muốn thành những giọt nước nhỏ bé ấy, thì điều đầu tiên cần làm là học.

Cái câu nói ấy có hai vế:

+Vế thứ nhất: “Đi một ngày đàng”

Ngày xưa, ông cha ta không có cách đo độ dài của đường họ đi như ngày nay, mà ông cha ta chỉ biết đo đoạn đường họ đi bằng ngày.

+Vế thứ hai: “Học một sàng khôn”

Bạn hãy nghĩ về thứ đơn giản nhất: Sàng gạo! Người nông thôn như chúng ta chắc hẳn ai cũng biết về nó. Sàng gạo là sàng ra những vỏ lúa để lấy ra những hạt gạo thơm ngon, như chúng ta “sàng” ra những kiến thức mới từ trong những kiến thức cơ bản vậy!

Nói chung, câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” có hàm ý: Hãy học hỏi thêm, mở rộng hiểu biết thêm từ thế giới bên ngoài. Nhưng trước khi làm việc ấy, ta có thể tìm hiểu thêm những kiến thức mới trong các kiến thức cơ bản mà ta đã biết. Lỡ như ta lại bỏ qua những kiến thức mới mẻ đó thì sao? Chắc gì những kiến thức ngoài cuộc sống bên ngoài lại nhiều hơn những kiến thức mới trong đó?

Tôi nói vậy, chưa chắc gì đúng, cũng chưa chắc gì đã sai. Thật vậy! Nếu như bạn mỏi mệt trước những kiến thức trong sách, thì hãy thư giãn một tí nhé! Hãy ra ngoài của sổ và cảm nhận được sức sống của thiên nhiên. Rồi tự nhiên bạn sẽ thấy có nhiều điều bất ngờ! Kiến thức không phải lúc nào cũng có ở trong sách, mà ngoài tự nhiên, có nhiều điều bất ngờ mà ta có thể không ngờ đến được.

Bây giờ đã là thời hiện đại, không giống như ngày xưa nữa. Bây giờ đã có Internet, muốn biết cái gì thì cứ lên tra Google là biết. Nhưng chưa chắc gì, lúc nào trên mạng cũng đúng nhé! Ở trên đó chỉ là những bàn luận, những suy nghĩ của mỗi người trên mạng mà thôi. Chả lẽ, lúc ta lên mạng để tìm kiếm những kiến thức mới, mà ta gặp phải những ý kiên trái chiều, rồi ta lại bình luận cái này đúng, cái này sai, như vậy đó có phải là tiếp thu thêm kiến thức cho ta không? Đừng có khép kín mình như vậy! Hãy bật ra khỏi giường, ngừng ôm cái laptop, ipad đi! Bạn hãy đi ra thế giới bên ngoài, rồi bạn sẽ biết đó là những kiến thức mà bạn cần hay không.

Đó là một sự khác biệt lớn giữa nhìn nhận thông qua người khác và trực tiếp nhìn nhận từ thế giới bên ngoài.

Kiến thức như một đại dương bao la, từ đại dương này sang đại dương khác, giống như từ kiến thức này sang kiến thức khác, làm cho ta không bao giờ ngừng học hỏi, qua nơi này sang nơi khác để trau dồi thêm kiến thức. Đó cũng là cái “ngại” của một số người. Như vậy, nó cũng chả khác gì như câu nói của người Phương Tây:

“Hỏi một câu chỉ dốt trong chốc lát,

Không hỏi thì sẽ dốt nát cả đời.”

Đi nhiều, học hỏi nhiều là một thứ đáng quý mà ta không nên lãng phí nó trong đời. Nhờ nó, ta có thể xử lí được những chuyện bên ngoài cuộc sống mà không cần ai giúp đỡ hay tư vấn. Hãy tự vận động trí óc của mình để trở thành một con người trưởng thành. Chúng ta chỉ mãi mãi nhỏ bé khi chỉ biết dúi đầu vào máy tính, laptop trong một căn phòng nhỏ bé. Mỗi người chỉ có một lần sống, đừng bao giờ lãng phí thời gian để học hỏi, trau dồi thêm kiến thức mới.

Cuốc sống ngày càng hiện đại, ta ngày một lớn hơn. Vì thế, hãy bắt những chuyến đi xa, để trải nghiệm những chuyến đi ấy bằng cách học tập từ người khác.

16 tháng 9 2016

Đi một ngày đàng, học một sàng khôn
Với câu tục ngữ này, ông cha ta đã mách bảo, khuyên dạy rằng, muốn nên người, muốn hiếu biết nhiều, có kiến thức rộng, am hiểu sự đời, phải lăn lộn với cuộc sống, phải đi nhiều, phải đi đây đó để thu lượm, học hỏi những tri thức của cuộc sống để nâng cao, mở rộng tầm nhìn, tầm hiểu biết của bản thân mình.

Ở câu tục ngữ đi một ngày đàng, học một sàng khôn, xét về mặt chữ nghĩa, các từ đều khá rõ ràng. Ở đây chỉ có từ đàng là hơi khó hiểu vì nó là từ địa phương miền Trung và miền Nam với nghĩa là đường. Cái khó của câu tục ngữ này là ở chỗ, các từ ngữ kết hợp với nhau tạo nên những đơn vị định danh vừa cụ thể lại vừa rất trừu tượng. Ngày đàng vừa có ý nghĩa không gian vừa có ý nghĩa thời gian. Khi ngày đàng kết hợp với từ chỉ số lượng một tạo thành chỉnh thể một ngày đàng vẫn không tạo nên một đại lượng cụ thể, dễ nắm bắt được. Dẫu vậy, cả vế thứ nhất đi một ngày đàng cũng toát lên cái ý “có sự ra đi trong một khoảng thời gian và không gian nhất định dù là ngắn”. Đây là tiền đề, là cơ sở để tạo nên kết quả học một sàng khôn. Trong sự đối ứng với vế thứ nhất, đi một ngày đàng thì vế thứ hai học một sàng khôn hàm chỉ kết quả học hỏi, thu nhận được rất lớn. Sàng khôn trong câu tục ngữ này có tính biểu trưng và tạo nên những liên tưởng rất lí thú. Dân gian hay dùng sàng với nghĩa đen chỉ một loại đồ đan bằng tre, hình tròn, nông và thưa có tác dụng làm sạch trấu và tấm cho gạo, để làm danh từ chỉ đơn vị. Đơn vị được đong, đo, đếm bằng sàng trong quan niệm dân gian là lớn và nhiều. Một miếng giữa làng bằng một sàng xó bếp là cách đối lập giữa số ít và số nhiều. Vậy, học một sàng khôn là học được nhau cái hay, cái tốt của thiên hạ để cho mình khôn lớn hơn, hiểu biết về cuộc sống xã hội. Nếu thả mình vào trong sự liên tưởng, thì ít nhiều chúng ta lại nghĩ tới một sự biểu trưng khác của từ sàng khôn này. Thông thường, nói đến sàng người ta nghĩ tới cái được giữ lại ở trên sàng là thứ to hơn, ngược lại cái lọt xuống, lọt qua sàng là thứ nhỏ. Lọt sàng xuống nia mà lại! Sàng khôn có lẽ vì thế mà gợi nên sự liên tưởng tới những điều khôn không chỉ có số lượng nhiều nói chung, mà còn là cái số luợng nhiều đã được chọn lọc. Không hiểu cha ông ta có gửi gắm điều này không, nhưng đứng về phía người thưởng thức và sử dụng ngôn ngữ, những liên tưởng như vậy là hoàn toàn có lý. Trở lại câu tục ngữ đi một ngày đàng học một sàng khôn, hai vế câu tục ngữ được hỗ trợ của phép đối và điệp dễ gây liên tưởng có tính khẳng định: hễ cứ đi ra là có thể học được điều hay lẽ phải và càng đi nhiều càng khôn lớn trưởng thành. Đó là thông điệp của cha ông gửi lại cho đời sau. 

Câu tục ngữ đi một ngày đàng học một sàng khôn còn có một dạng thức nữa là đi một quãng đàng, học một sàng khôn. Dạng thức này hình thành trên cơ sở cụ thể hóa việc đi lại bằng đơn vị không gian (quãng đường) chứ không phải là đơn vị thời gian (ngày đàng) như dạng đang xét. Sự thay đổi này không làm phuơng hại gì đến ý nghĩa của câu tục ngữ. 

Gần với câu tục ngữ đi một ngày đàng học một sàng khôn về cả ba phương diện cấu tạo và ý nghĩa là câu tục ngữ đi một buổi chợ, học một mớ khôn. Câu tục ngữ này khuyên bảo người đời cần phải tiếp xúc nhiều người, càng tiếp xúc rộng rãi, càng học hỏi được nhiều, và do đó càng hiểu biết, khôn lớn trong cuộc sống.

23 tháng 10 2018

Câu tục ngữ mang ý nghĩa:

- Tri thức là vô hạn, con người phải không ngừng học hỏi để tiếp thu những kiến thức mới nhằm hoàn thiện bản thân.

- Việc học hỏi không chỉ dừng lại ở sách vở mà phải học hỏi trong cuộc sống, thông qua giao tiếp, trải nghiệm thực tế ở bên ngoài xã hội để từ đó mang lại tri thức, kinh nghiệm, kĩ năng,...

- Mỗi cá nhân cần luôn chú trọng đến việc ra ngoài hoạt động, mở rộng mối quan hệ giao tiếp, thăm thú các nơi để trải nghiệm để tăng sự hiểu biết, chắt lọc những gì tinh túy nhất để từ đó trở thành người hoàn thiện hơn.

Câu 43: Câu tục ngữ: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”. Là nói đến vai trò nào của thực tiễn đối với nhận thức?A.  Thực tiễn là cơ sở của nhận thức.B.  Thực tiễn là động lực của nhận thức.C.  Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lí.D.  Thực tiễn là mục đích của nhận thức.Câu 44: Nguyên lí giáo dục: “Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất,...
Đọc tiếp

Câu 43: Câu tục ngữ: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”. Là nói đến vai trò nào của thực tiễn đối với nhận thức?

A.  Thực tiễn là cơ sở của nhận thức.

B.  Thực tiễn là động lực của nhận thức.

C.  Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lí.

D.  Thực tiễn là mục đích của nhận thức.

Câu 44: Nguyên lí giáo dục: “Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội”. Là nói đến vai trò nào của thực tiễn đối với nhận thức?

A.  Thực tiễn là cơ sở của nhận thức.

B.  Thực tiễn là động lực của nhận thức.

C.  Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lí.

D.  Thực tiễn là mục đích của nhận thức.

Câu 45: Những hoạt động vật chất có mục đích, mang tính lịch sử - xã hội của con người nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội là

A.   lao động.

B.   thực tiễn.

C.   cải tạo.

D.   nhận thức.

2
3 tháng 1 2022

D

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3 tháng 1 2022

B
A
C

Câu 1: Trong quá trình vận động và phát triển vô tận của các sự vật, hiện tượng, cái mới xuất hiện phủ định cái cũ, nhưng rồi nó lại bị cái mới hơn phủ định. Triết học gọi đó là gì? B6 A. Phủ định biện chứng. B. Phủ định của phủ định. C. Phủ định sạch trơn. D. Phủ định siêu...
Đọc tiếp

Câu 1: Trong quá trình vận động và phát triển vô tận của các sự vật, hiện tượng, cái mới xuất hiện phủ định cái cũ, nhưng rồi nó lại bị cái mới hơn phủ định. Triết học gọi đó là gì? B6

A. Phủ định biện chứng.

B. Phủ định của phủ định.

C. Phủ định sạch trơn.

D. Phủ định siêu hình.

Câu 2: Theo quan điểm triết học Mác - Lênin phát triển là quá trình diễn ra theo đường

A. tròn đồng tâm.

B. thẳng tắp.

C. tròn khép kín.

D. xoắn ốc.

Câu 3: Điều nào dưới đây không phải là đặc trưng của phủ định siêu hình ?

A. Do sự tác động can thiệp từ bên ngoài.

B. Nguyên nhân của sự phủ định là mâu thuẫn của sự vật, hiện tượng.

C. Xóa bỏ sự phát triển tự nhiên của sự vật, hiện tượng.

D. Cản trở sự phát triển tự nhiên của sự vật, hiện tượng.

Câu 4: Phủ định siêu hình là sự phủ định được diễn ra do đâu?

A. Tác động từ bên ngoài sự vật, hiện tượng. B. Bản thân sự vật, hiện tượng.

C. Từ bên trong sự vật, hiện tượng. D. Sự phát triển của sự vật, hiện tượng.

Câu 5: Phủ định biện chứng là sự phủ định được diễn ra do đâu?

A. Xóa bỏ sự vật, hiện tượng nào đó. B. Sự vật, hiện tượng mới xuất hiện.

C. Sự phát triển của bản thân sự vật. D. Tác động, cản trở từ bên ngoài.

Câu 6: Khuynh hướng tất yếu của qúa trình phát triển là gì ?

A. Một chế độ xã hội mới sẽ ra đời. B. Cái cũ sẽ bị tiêu diệt, xóa bỏ.

C. Xã hội công bằng dân chủ văn minh. D. Cái tiến bộ thay thế cái lạc hâu.

Câu 7: Xét từ góc độ Triết học, phủ định được hiểu là gì ?

A. Bỏ qua một sự vật nào đó. B. Xóa bỏ một sự vật nào đó.

C. Phủ nhận một điều gì đó. D. Bác bỏ một điều gì đó.

Câu 8: Sự phát triển được biểu thị bằng con đường nào?

A. Đường thẳng B. Đường tròn. C. Mũi tên đi lên D. Đường trôn ốc.

Câu 9: Quá trình phát triển của các sự vật hiện tượng không diễn ra đơn giản thẳng tắp, mà diễn ra một cách quanh co phức tạp, đôi khi

A. có sự thay đổi đột ngột. B. có bước thụt lùi tạm thời.

C. có bước phát triển nhảy vọt. D. có thể kết thúc dễ dàng.

Câu 10: Những hành động nào sau đây trái với qui luật của sự phát triển?

A. Thiếu kiên trì, nôn nóng, đốt cháy giai đoạn.

B. Cố gắng vượt khó, ra sức học tập tích lũy kiến thức.

C. Rèn luyện từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp.

D. Không ngừng học tập để tránh tụt hậu.

Câu 11: Phủ định biện chứng có hai đặc điểm cơ bản nào dưới đây?

A. Kế thừa và phổ biến. B. Khách quan và phổ biến.

C. Khách quan và kế thừa. D. Kế thừa và phát triển.

Bài 7

Câu 12: Nhận thức cảm tính đem lại cho con người những hiểu biết về đặc điểm nào ?

A. Bên trong của sự vật. B. Bên trên của sự vật.

C. Bên ngoài của sự vật. D. Bên dưới của sự vật.

Câu 13. Nhận thức lí tính giúp con người nhận thức được những đặc điểm nào?

A. Bên ngoài của sự vật hiện tượng. B. Phiến diện của sự vật hiện tượng.

C. Bên trong, bản chất của sự vật hiện tượng. D. Cốt lõi của sự vật hiện tượng.

Câu 14: Thực tiễn là những hoạt động vật chất có mục đính mang tính lịch sử - xã hội của con người nhằm để làm gì ?

A. Cải tạo tự nhiên và xã hội. B. Tạo ra của cải vật chất.

C. Tạo ra đời sống tinh thần. D. Cải tạo đời sống xã hội.

Câu 15: Chân lí là những tri thức đúng đắn và được làm gì bởi thực tiễn ?

A. Tác động. B. Vận dụng. C. Phản ánh. D. Kiểm tra.

Câu 16: Các tri thức khoa học chỉ có giá trị khi nào ?

A. Nhiều người quan tâm. B. Mọi người công nhận.

C. Vận dụng vào thực tiễn. D. Đưa vào sách vở.

Câu 17: Hoạt động thực tiễn có mấy hình thức cơ bản?

A . 3 B. 4 C. 5 D. 6

Câu 18: Quá trình nhận thức diễn ra rất phức tạp gồm mấy giai đoạn?

A. Một giai đoạn. B. Hai giai đoạn. C. Ba giai đoạn. D. Bốn giai đoạn.

Câu 19: Nhận thức là quá trình

A . sao chép. B. phản ánh. C. lưu lại. D. hồi tưởng.

Câu 20: Theo em, việc làm nào sau đây là vì con người ?

A. Thải khí độc gây hiệu ứng nhà kính. B.Chặt rừng phòng hộ.

C. Tiêm chủng cho trẻ em. D. Buôn bán ma túy.

Câu 21: Mọi hiểu biết của con người đều gắn liền với điều gì dưới đây?

A. Thực tế. B. Nhận thức. C. Cuộc sống. D. Thực tiễn.

Câu 22: Quá trình phản ánh sự vật, hiện tượng vào bộ óc con người để tạo nên sự hiểu biết về chúng được gọi là gì?

A. Nhận biết. B. Nhận thức cảm tính. C. Nhận thức. D. Nhận thức lý tính.

Câu 23: Hoạt động sản xuất ra của cải vật chất là hoạt động của con người mang tính chất như thế nào sau đây ?

A. Đặc trưng tiêu biểu. B. Đặc thù. C. Đặc trưng riêng. D. Đặc trưng.

Câu 24: Nhận thức cảm tính đem lại cho con người những hiểu biết về các đặc điểm nào dưới đây của sự vật, hiện tượng?

A. Đặc điểm bên ngoài.

B. Đặc điểm cơ bản.

C. Đặc điểm bên trong.

D. Đặc điểm chủ yếu.

Câu 25: “ Lí luận mà không liên hệ với thực tiễn là lí luận suông ”. Câu nói trên của Chủ tịch Hồ Chí Minh nói về vai trò nào của thực tiễn đối với nhận thức?

A. Thực tiễn là động lực của nhận thức.

B. Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý.

C. Thực tiễn là cơ sở của nhận thức.

D. Thực tiễn là mục đích của nhận thức.

Câu 26: Khẳng định nào dưới đây đúng khi nói thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lí?

A. Con hơn cha là nhà có phúc.

B. Cá không ăn muối cá ươn.

C. Ăn vóc học hay.

D. Học thày không tày học bạn.

Bài 9

Câu 27: Xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, mọi người có cuộc sống tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện là mục tiêu cao cả của xã hội nào dưới đây ?

A. Xã hội nguyên thủy. B. Xã hội phong kiến.

C. Chủ nghĩa xã hội. D. Chủ nghĩa tư bản.

Câu 28: Lịch sử loài người được hình thành khi con người biết

A. ăn chín, uống sôi. B. sử dụng cung tên.

C. biết làm nhà để ở. D. chế tạo công cụ lao động.

Câu 29. Nhờ biết chế tạo và sử dụng công cụ lao động con người đã sáng tạo ra được những gì?

A. Lịch sử của mình. B. Mọi thứ. C. Các thời đại. D. Các sản phẩm.

Câu 30. Con người là chủ thể sáng tạo nên các giá trị nào sau đây?

A. Vật chất to lớn của xã hội. B. Kinh tế, văn hóa của xã hội.

C. Văn hóa, tinh thần của xã hội. D. Vật chất và tinh thàn của xã hội.

Câu 31. Khi con người đầu tiên xuất hiện thì

A. lịch sử xã hội chưa bắt đầu. B. lịch sử xã hội cũng bắt đầu hình thành.

C. lịch sử xã hội đã phát triển. D. lịch sử loài người sắp diễn ra.

Câu 32: Tại sao con người phải lao động để tạo ra của cải vật chất?

A. Để tồn tại và phát triển. B. Để làm giầu.

C. Để sống tốt hơn. D. Để thông minh hơn.

Câu 33: Đặc trưng nào dưới đây là riêng chỉ có ở con người?

A. Sản xuất của cải vật chất. B. Có phản xạ với môi trường xung quanh.

C. Có phản ứng với môi trường xung quanh. D. Có phản xạ với môi trường bên ngoài.

Câu 34: Đối với con người, hoạt động sản xuất ra của cải vật chất là hoạt động như thế nào?

A. Đặc trưng. B. Đặc thù. C. Đặc trưng riêng. D. Đặc trưng tiêu biểu.

Câu 35: Trong các cuộc cách mạng xã hội, con người chính là?

A. Lực lượng nòng cốt. B. Mục tiêu chính. C. Động lực. D. Mục đích lớn nhất.

Bài 10

Câu 36: Đạo đức là hệ thống nào dưới đay, mà nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng, của xã hội?

A. Các quy tắc, chuẩn mực xã hội.

B. Các hành vi, việc làm mẫu mực.

C. Các quan niệm, quan điểm xã hội.

D. Các nề nếp, thói quen của cộng đồng.

Câu 37: Để điều chỉnh hành vi của con người, đạo đức được coi là một

A. con đường.

B. phương thức.

C. cách thức.

D. phương pháp.

Bài 11

Câu 38: Trên đường đi học về, bạn H nhặt được chiếc ví tiền và biết của người hàng xóm là anh K. Các bạn đi cùng H bàn với nhau: Bạn Q thì bảo trả lại cho anh K, còn bạn L và T thì bảo chia tiền để đi chơi game. Sau một lúc suy nghĩ, bạn H đã quyết định đem ví tiền trả lại cho người đánh rơi. Hành vi của ai sau đây thể hiện trạng thái thanh thản của lương tâm?

A. Bạn Q và L.

B. Bạn H và Q.

C. Bạn L và T.

D. Bạn H và L.

Câu 39: Theo quan điểm đạo đức học: cảm xúc vui sướng, hài lòng của con người trong cuộc sống khi được đáp ứng, thỏa mãn các nhu cầu chân chính, lành mạnh về vật chất và tinh thần được gọi là gì?

A. Lương tâm.

B. Hạnh phúc.

C. Danh dự.

D. Nhân phẩm.

Câu 40: Sau trận thắng U23 Qatar kịch tính của các học trò HLV Park Hang-seo, người hâm mộ ở quê nhà Việt Nam lại được một lần vỡ òa sung sướng tràn ra đường hò hét ăn mừng, nhiều người đã phải bật khóc (tối 23/1/2018). Cảm xúc, hành động của người hâm mộ bóng đá Việt Nam qua thông tin trên là biểu hiện của điều gì dưới đây?

A. Lòng tự trọng.

B. Hạnh phúc.

C. Danh dự.

D. Nghĩa vụ công dân.

0
1 tháng 4 2017

a. Chỉ những người “có vấn đề” về đạo đức mới cần tự hoàn thiện bản thân.

+ Không đồng ý vì bất cứ ai cũng đều cần tự hoàn thiện bản thân để đáp ứng được những đòi hỏi của xã hội, nếu không sẽ dần lạc hậu và tự đào thải mình.

b. Tự hoàn thiện bản thân là việc làm cần thiết nhưng không dễ dàng.

+ Đồng ý. Tự hoàn thiện bản thân đòi hỏi những nỗ lực, cố gắng vượt qua những khó khăn, trở ngại, không ngừng học tập tu dưỡng, khắc phục những điểm yếu của bản thân. Vì vậy, nó không dễ dàng, nhưng khi làm được sẽ đạt được những thành quả to lớn.

c. Tự hoàn thiện bản thân không phải là làm mất đi bản sắc riêng của mình.

+ Đồng ý. Vì tự hoàn thiện bản thân là sự khắc phục, sửa chữa những điểm yếu của bản thân, học hỏi những điểm hay, điểm tốt của người khác để bản thân tiến bộ, hoàn thiện chứ không mất đi bản sắc của mình.

d. Để tự hoàn thiện bản thân, điều quan trọng nhất là phải có sự hỗ trợ, giúp đỡ của những người xung quanh.

+ Không đồng ý: Để tự hoàn thiện bản thân, sự hỗ trợ, giúp đỡ của những người xung quanh rất quan trọng. Nhưng quan trọng nhất phải là sự nỗ lực của bản thân như tự nhận thức, lập kế hoạch, xác định biện pháp, những thuận lợi, khó khăn, quyết tâm thực hiện,…


20 tháng 1 2022

a. Không đồng ý, vì bất cứ ai cũng đều cần tự hoàn thiện bản thân để đáp ứng được những đòi hỏi của xã hội, nếu không sẽ dần lạc hậu và tự đào thải mình.

b. Đồng ý, vì tự hoàn thiện bản thân đòi hỏi những nỗ lực, cố gắng vượt qua những khó khăn, trở ngại, không ngừng học tập tu dưỡng, khắc phục những điểm yếu của bản thân. Vì vậy, nó không dễ dàng, nhưng khi làm được sẽ đạt được những thành quả to lớn.

c. Đồng ý, vì tự hoàn thiện bản thân là sự khắc phục, sửa chữa những điểm yếu của bản thân, học hỏi những điểm hay, điểm tốt của người khác để bản thân tiến bộ, hoàn thiện chứ không mất đi bản sắc của mình.

d. Không đồng ý, vì để tự hoàn thiện bản thân, sự hỗ trợ, giúp đỡ của những người xung quanh rất quan trọng. Nhưng quan trọng nhất phải là sự nỗ lực của bản thân như tự nhận thức, lập kế hoạch, xác định biện pháp, những thuận lợi, khó khăn, quyết tâm thực hiện,…


 

11 tháng 1 2019

Đáp án D

Chắc bây giờ nhiều bạn ở đây đã có thông báo lịch đi học trở lại rồi phải không nào? Các bạn có cảm thấy vui và háo hức muốn đi học sau một kì nghỉ hè dài như mình không nào?Sắp đi học trở lại...Bản thân mình vừa vui vì sắp được gặp lại những người bạn, gặp lại thầy cô và mái trường. Nhưng mình cũng có chút buồn vì phải thông báo rằng tuần này –Tuần 8 ..sẽ là tuần...
Đọc tiếp

Chắc bây giờ nhiều bạn ở đây đã có thông báo lịch đi học trở lại rồi phải không nào? Các bạn có cảm thấy vui và háo hức muốn đi học sau một kì nghỉ hè dài như mình không nào?

Sắp đi học trở lại...Bản thân mình vừa vui vì sắp được gặp lại những người bạn, gặp lại thầy cô và mái trường. Nhưng mình cũng có chút buồn vì phải thông báo rằng tuần này –Tuần 8 ..sẽ là tuần cuối cùng của CLB RADIO...Mình mong các bạn sẽ tham gia thật nhiều ở tuần này nhé ::33

Và không để mọi người chờ lâu.Mình xin được thông qua chủ đề của tuần này

CHỦ ĐỀ TUẦN 8( TUẦN CUỐI) : TỰ DO

Với chủ đề này, các bạn có thể hát, nói, nhảy múa, đàn... tùy theo sở thích hoặc các bạn vẫn có thể chia sẻ những tâm tư, tình cảm của bản thân với chung mình. Chúng mình luôn chào đón các bạn !

-  Về giải thưởng:

+  giải Nhất: 5 coin

+ giải đặc biệt : 3 coin

-   Gửi về địa chỉ email : hoc24contest.ngo@gmail.com.

+)Với cú pháp:

   *) Tiêu đề : Câu lạc bộ Radio tuần (.) - Tên

(Ví dụ : Câu lạc bộ Radio tuần 8_NguyenHuyManh)

    *)Nội dung :

    *)Họ và tên:

   *) Link nick Hoc24:

    *)Lời nhắn nhủ thêm (nếu có) :

*)Thời gian : 23/8/2021 - 29/8/2021

 Cuối cùng, chúc mọi người có một buổi tối chủ nhật vui vẻ nhé

~~~~~~~~~~~~Tạm biệt và hẹn gặp lại~~~~~~~~~~~~~~~

14

Nhiều tuần thêm nữa đi ạ!

23 tháng 8 2021

23h32, được phết nhở :v