Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 1): Nói cuộc tấn công vào đất Tống của Lý Thường Kiệt là cuộc tấn công để tự vệ vì:
- Mục tiêu tấn công của nước ta chỉ là căn cứ quân sự, kho lương thảo - là những nơi quân Tống chuẩn bị cho cuộc tiến công xâm lược nước ta. Nên cuộc tiến công của ta mặc dù sang đất Tống nhưng là chính đáng. Trên đường tiến công , quân ta treo bảnh nói rõ mục đích của mình , khi thực hiện xong mục đích ta chủ động rút khỏi đất Tống.
-" Tiến công trước để tự vệ" là một chủ trương độc đáo , sáng tạo . Tiến công để tự vệ chứ không phải là xâm lược . Thắng lợi này là đòn phủ đầu làm cho quân Tống hoang mang, bị động.
Câu 2): Nguyên nhân thắng lợi của ba lần kháng chiến chống quân Mông- Nguyên:
- Trong các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông- Nguyên, tất cả các tầng lớp nhân dân , các thành phần dân tộc đều tham gia đánh giặc .
- Nhà Trần chuẩn bị rất chu đáo cho mỗi cuộc kháng chiến, quan tâm chăm lo sức dân, tạo sự gắn bó đoàn kết giữ triều đình với nhân dân.
- Vương triều Trần có đường lối lãnh đạo kháng chiến đúng đắn, sáng tạo.
Ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên:
- Thắng lợi của ba lần kháng chiến chống quân Mông- Nguyên đã đập tan tham vọng và ý chí xâm lược Đại Việt của đế chế Nguyên, bảo vệ được độc lập , toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền quốc gia của dân tộc, đánh bại một kẻ thù hùng mạnh và tàn bạo nhất thế giới lúc bấy giờ; góp phần xây đắp truyền thống quân sự Việt Nam.
Nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn:
- Do nhân dân ta có lòng nồng nàn yêu nước,ý chí bất khuất giành độc lập , tự do cho đất nước, toàn dân đoàn kết chiến đấu.
-Nhờ sự lãnh đạo tài tình của bộ tham mưu đứng đầu là Lê Lợi, Nguyễn Trãi ,...
- Những chiến thuật đúng đắn của bộ tham mưu.
Ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn:
- Kết thúc 20 năm đô hộ của quân Minh
- Mở ra một thời kì phát triển mới của đất nước
-Đập tan âm mưu xâm lược quân Minh
- Thể hiện lòng yêu nước và tinh thần nhân đạo sáng ngời.
Câu 3): Nêu vai trò của Lê Lợi và sự đóng góp của nhân dân trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn:
- Lê Lợi là người khởi đầu, bắt nguồn cho sự ra đời của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, là người đã huy động lực lượng dựng cờ khởi nghĩa.
- Nhân dân ta có lòng nồng nàn yêu nước , câm thù giặc và đoàn kết chống giặc, đóng góp lương thực, gia nhập nghĩa quân , tự vũ trang đánh giặc nhờ đó mà từ cuộc khởi nghĩa phát triển thành cuộc kháng chiến giải phóng toàn dân tộc trên quy mô cả nước.
Chúc bạn học tốt nha!
~ Tháng Tư Là Lời Nói Dối Của Em ~
2.* Nguyên nhân thắng lợi
- Tất cả các tầng lớp nhân dân, các thành phần dân tộc đều tham gia đánh giặc, bảo vô quê hương, đất nước, tạo thành khối đại đoàn kết toàn dân, trong đó các quý tộc, vương hầu là hạt nhân.
- Sự chuẩn bị-chu đáo về mọi mặt cho mỗi cuộc kháng chiến. Đặc biệt nhà Trần rất chăm lo sức dân, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân bằng nhiều biện pháp để tạo nên sự gắn bó giữa triều đình và nhân dân.
- Tinh thần hi sinh, quyết chiến quyết thắng của toàn dân, mà nòng cốt là quân đội.
- Chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của Vương triều Trần, đặc biệt của vua Trần Nhân Tông, các danh tướng Trần Hưng Đạo, Trần Quang Khải, Trần Khánh Dư, đã buộc giặc từ thế mạnh chuyển dần sang thế yếu, từ chủ động chuyển sang bị động để tiêu diệt chúng, giành thắng lợi.
ý nghĩa :
Thắng lợi của ba lần kháng chiến chống quân Mông - Nguyên đã đập tan tham vọng và ý chí xâm lược Đại Việt của đế chế Nguyên, bảo vệ được độc lập toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền quốc gia của dân tộc, đánh bại một kẻ thù hùng mạnh và tàn bạo nhất thế giới bây giờ, trong bối cảnh nhiều nước đã bị đánh bại và nô dịch, so sánh lực
của dân tộc Việt Nam, có ý nghĩa nâng cao lòng tự hào, tự cường chính đáng cho dân tộc ta, củng cố niềm tin cho nhân dân.
Thắng lợi đó đã góp phần xây đắp nên truyền thông quân sự Việt Nam, truyền thống chiến đấu của một nước nhỏ nhưng luôn phải chống lại những kẻ thù mạnh hơn nhiều lần đến xâm lược.
Thắng lợi đó đã để lại bài học vô cùng quý giá, đó là củng cố khối đoàn kết toàn dân trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là sự quan tâm của nhà nước đến toàn dân, dựa vào dân để đánh giặc.
Thắng lợi trong ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên không những bảo vệ được độc lập của Tổ quốc mà còn góp phần ngăn chặn những cuộc xâm lược của quân Nguyên đối với Nhật Bản và các nước phương Nam, làm thất bại mưu đồ thôn tính miền đất còn lại ở châu Á của Hốt Tất Liệt.
NămSự kiện
939 | Ngô Quyền xưng vương, đóng đô ở Cổ Loa |
965-967 | Loạn 12 sứ quân |
968 | Đinh Bộ Lĩnh dẹp "loạn 12 sứ quân". |
968-980 | Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi vua, đặt tên nước là Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư |
981 | Lê Hoàn đánh bại quân Tống |
981-1009 | Lê Hoàn lên ngôi, lập nhà Tiền Lê, đóng đô ở Hoa Lư |
1009 | Lý Công Uẩn lên ngôi, lập ra nhà Lý |
1010 | Lý Thái Tổ dời đô về Đại la, đổi tên thành Thăng Long |
1042 | Nhà Lý ban hành Hình thư |
1054 | Nhà Lý đổi tên nước thành Đại Việt |
1070 | Nhà Lý lập Văn Miếu thờ Khổng Tử |
1076 | Lập Quốc Tử Giám ở kinh đô Thăng Long |
1077 | Lý Thường Kiệt lãnh đạo kháng chiến chống Tống thắng lợi |
1226 | Trần Cảnh lên ngôi vua lập ra nhà Trần |
1230 | nhà Trần ban hành Quốc triều hình luật |
1253 | Lập Quốc học viện và Giảng võ đường |
1258 | Chiến thắng quân xâm lược Mông Cổ lần thứ nhất |
1285 | Chiến thắng quân Nguyên lần hai |
1288 | Chiến thắng quân Nguyên lần ba |
Hồ
1400 | Hồ Quý Ly phế truất vua Trần, lập nên nhà Hồ |
1401 | Định quan chế và hành luật của nước Đại Ngu |
1406 | Hơn 20 vạn quân Minh kéo vào Việt Nam |
1407 | Cuộc kháng chiến của nhà Hồ thất bại |
1418 | Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn bùng nổ |
1427 | Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi |
1428 | Lê Lợi lên ngôi vua ở Đông Đô, đặt lại quốc hiệu Đại Việt |
1442 | Khoa thi hội đầu của nhà Lê được tổ chức |
1483 | Lê Thánh Tông biên soạn và ban hành bộ luật Hồng Đức. |
1511 | Khởi nghĩa Trần Tuân. |
1516 | Khởi nghĩa Trần Cảo. |
1527 | Mạc Đăng Dung lật đổ nhà Lê Sơ, thành lập nhà Mạc |
1543-1592 | Thời kỳ Lê-Mạc và chiến tranh Nam-Bắc triều |
1592 | Nhà Mạc sụp đổ |
1627-1672 | Chiến tranh Trịnh-Nguyễn, đất nước bị chia cắt thành 2 vùng |
1739-1769 | Khởi nghĩa Hoàng Công Chất |
1740-1751 | Khởi nghĩa Nguyễn Danh Phương |
1741-1751 | Khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu |
1771 | Khởi nghĩa nông dân Tây Sơn bùng nổ, do ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ lãnh đạo |
1777 | Nghĩa quân Tây Sơn lật đổ chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng trong. |
1785 | Nguyễn Huệ chỉ huy quân Tây Sơn tiêu diệt 5 vạn quân Xiêm ở Rạch Gầm - Xoài Mút |
1786 | Nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Bắc, lật độ chính quyền chúa Trịnh |
1789 | Vua Quang Trung đại phá 29 vạn quân Thanh |
1789-1792 | Chính quyền của Quang Trung thực thi nhiều chính sách cải cách tiến bộ |
Sự thịnh vượng của Trung Quốc dưới thời Đường :
Những biểu hiện sự phát triển thịnh vượng của nhà Đường về : tổ chức nhà nước, kinh tế, đối ngoại. Đồng thời, giải thích được vì sao đến thời Đường, xã hội Trung Quốc phát triển thịnh vượng (đất nước thống nhất, chính quyền vững mạnh, là cơ sở để đẩy mạnh phát triển kinh tế,...).
Các cuộc k/chiến
Chống Tống
Mông Cổ lần
I
MôngNguyên II
Mông Nguyên III
Triều đại
Lý
Trần
Trần
Trần
Thời gian
10/1075-3/1077.
1/1258-29/1/1258.
1/1285-6/1285
12/1287-4/1288.
Đường lối kháng
chiến
Giai đoạn 1 tiến công, tự vệ
Giai đoạn 2: Xây dựng phòng tuyến phản công.
Xây dựng vườn không nhà trống.
Vừa đánh vừa lui phản công.
Xây dựng vườn không nhà trống.
Vừa đánh vừa lui P/ công.
Rút lui bảo toàn lựclượng.
Mai phục.
Kết thúc
chiến tranh.
Gương k/chiến
LýThườngKiêt.
Đông đảo quần chúng nhân dân
Trần Thủ Độ
TrầnQuốcTuấn..
Đoàn kết quân dân
TrầnQuốcTuấn.
TrầnBìnhTrọng...
Tạo sức mạnh.
TrầnQuốcTuấn.
TrầnKhánhDư...
Toàn dân kháng chiến.
Nguyên nhân thắng lợi
Tinh thần k/ chiến nhân dân người lãnh đạo giỏi, cách đánh giặc độc đáo.
Tinh thần k/ chiến tránh chỗ mạnh đánh chỗ yếu, phản công.
Nhân dân tham gia già, trẻ, bô lão.
Sự chuẩn bị chu đáo....
Lấyyếu/mạnh,
ít /nhiều.
Đoàn kết...
dân ... gốc.
ý nghĩa lịch sử
Giữ vững độc lập, quân Tống từ bỏ mộng xâm lăng.
Cổ vũ động viện tinh thần k/ chiến của nhân dân.
Tạo nên trang sử vẻ vang ....
Làm cho kẻ thù bỏ mộng xâm lăng.
1.
* Bảng thống kê các cuộc kháng chiến ở thời Lý và Trần(bao gồm về thời gian và triều đại).
Triều đại
Tên cuộc kháng chiến
Thời gian
Bắt đầu
Kết thúc
Nhà Lý
Chống quân Tống
10/1075
3/1077
Nhà Trần
Lần I
1/1258
29/1/1258
Lần II
1/1285
5/1258
Lần III
12/1287
4/1288
* Đường lối đánh giặc:2.
- Thứ nhất, đối với nhà Lý(chống quân Tống):
+ Chủ động đánh giặc.
+ Ta đã buộc giặc Tống phải đánh theo cách đánh của ta.
- Thứ hai, đối với nhà Trần(chống quân Mông - Nguyên):
+ Thực hiện kế hoạch "Vườn không nhà trống".
3.
* Các tấm gương tiêu biểu nhất:
- Ở thời Lý: Lý Thường Kiệt, Lý Kế Nguyên,. . . .
- Ở thời Trần: Trần Thái Tông, Trần Nhân Tông,. . . .
4.
* Nguyên nhân thắng lợi:
- Thứ nhất, ta giành chiến thắng trong các cuộc kháng chiến nói chung hay nói riêng đều nhờ vào tinh thần hi sinh, rất quyết chiến, quyết thắng của quân dân và cũng nhờ 1 phần vào quân đội nhà Trần.
- Trong các chiến lược, vua Trần và Trần Hưng Đạo rất mưu trí, sáng tạo.
- Lợi dụng những cách đáng giặc như: "Lấy ít đánh nhiều, lấy yếu đánh mạnh" hay "Đoản binh thắng trường trận",. . . .
5.
* Ý nghĩa lịch sử:
- Đập tan tham vọng ý định xâm lược của quân thù, bảo vệ được nền độc lập, chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ.
- Củng cố niềm tin và xây dựng khối đoàn kết toán dân.
- Kế hoạch bành trướng xuống phương Nam và Đông Nam Á bị phá tan.