K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 5 2017

cô làm giúp em đi ạ sen phùng

14 tháng 8 2017

Ngô Thị Tuyển sinh năm 1946 tại làng Nam Ngạn (nay là phường Nam Ngạn, thành phố Thanh Hóa). Là nữ Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, mang quân hàm Trung tá.

Nữ dân quân Ngô Thị Tuyển năm 1965

Đầu năm 1965, đế quốc Mỹ thực thi kế hoạch “sấm rền” ném bom ồ ạt xuống miền Bắc, đặc biệt là những tỉnh miền Trung, nhằm phá hoại chúng ta về mọi mặt như: kinh tế, văn hoá, giáo dục và cắt đứt sự chi viện về sức người và sức của của hậu phương lớn miền Bắc cho chiến trường miền Nam. Thanh Hoá là một trong những tỉnh chịu nhiều bom Mỹ, vì nơi đây là một trong những huyết mạch giao thông quan trọng để vận chuyển vũ khí, lương thực, thực phẩm, thuốc men.

Trước tình hình nghiêm trọng đó, Bộ Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam giao cho Bộ Tư lệnh Quân khu Ba phối hợp với địa phương, chỉ huy và tổ chức chiến đấu tại khu vực Hàm Rồng.

Tình hình ngày một khẩn trương. Quân khu uỷ và Bộ Tư lệnh Quân khu Ba họp bàn các phương án chuẩn bị đánh trả cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân của đế quốc Mỹ. Trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng đảm bảo cho địa phương đánh thắng ngay từ đầu, bảo vệ mục tiêu, bảo vệ được tính mạng và tài sản của nhân dân.

Uỷ ban hành chính tỉnh cùng với các đoàn thể, các ngành hướng về cơ sở, vận động tuyên truyền giáo dục sâu rộng tình hình nhiệm vụ cách mạng, phát động toàn dân tham gia xây dựng địa phương vững mạnh về mọi mặt: chính trị, quân sự, kinh tế, văn hoá – xã hội… Trên cơ sở đó xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, xây dựng thế trận toàn dân đánh giặc.

Tại khu vực Hàm Rồng, rất nhiều lực lượng được huy động tham gia chiến đấu bảo vệ cầu cùng với bộ đội chủ lực. Trong đó, góp một phần quan trọng trong cuộc chiến đấu này là các đơn vị dân quân tự vệ, họ có nhiệm vụ giăng lưới lửa bắn máy bay tầm thấp hất chúng lên cao để pháo cao xạ tiêu diệt. Dân quân tự vệ còn có nhiệm vụ bám sát các trận địa của bộ đội chủ lực và bộ đội địa phương, làm nhiệm vụ tiếp đạn tải lương, thay thế pháo thủ khi cần thiết.

Cầu Hàm Rồng (Thanh Hóa) trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước

Trên các trận địa bảo vệ Hàm Rồng, có bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân tự vệ; dưới sông, chúng ta có hải quân; trên trời lần đầu không quân ta tham chiến. Sự phối hợp đó chứng tỏ ý nghĩa, tầm quan trọng của trận chiến đấu sắp xảy ra. Nhân dân Thanh Hoá sục sôi ý chí quyết đánh và quyết thắng giặc Mỹ.

Đúng như nhận định của trên, trong hai ngày 3 và 4 tháng 4 năm 1965, đế quốc Mỹ đã cho nhiều tốp máy bay đến bắn phá ác liệt khu vực Nam Ngạn - Hàm Rồng nhằm cắt đứt “đầu mút của khu vực cán xoong” là đầu mối giao thông quan trọng của hai miền Bắc - Nam.

Cuộc chiến đấu diễn ra vô cùng căng thẳng và ác liệt. Các mẹ, các chị trong thôn xóm, các nhân viên mậu dịch quốc doanh tổ chức nấu cơm, đưa nước ra từng trận địa cho bộ đội và dân quân, các em thiếu nhi tiếp lá nguỵ trang, sư bà Đàm Thị Xuân dành nơi trụ trì nhà chùa Nam Ngạn làm nơi cấp cứu điều trị thương binh. Khắp các ngả đường khu vực Hàm Rồng – Nam Ngạn, từng tốp dân quân toả đi tiếp đạn, tải thương, nhiều anh chị em chèo thuyền đưa đạn, chở pháo thủ dự bị đến từng trận địa. Có rất nhiều tấm gương sáng ngời về tinh thần chiến đấu và phục vụ chiến đầu, trong đó có nữ dân quân Ngô Thị Tuyển.

Ngày 04/4/1965, vừa làm xong nhiệm vụ truy lùng bọn giặc lái Mỹ nhảy dù, Ngô Thị Tuyển gặp 1 chiếc tàu Hải quân yêu cầu dân quân giúp vận chuyển vỏ đạn lên bờ và tiếp tế đạn xuống tàu. Không một chút đắn đo, Ngô Thị Tuyển cùng với các chiến sỹ dân quân tự vệ xuống sông, bơi ra tàu làm nhiệm vụ, mặc cho máy bay địch đang quần lượn trên đầu. Với tinh thần hăng hái, nhiệt tình, không ngại hiểm nguy, Ngô Thị Tuyển xung phong gánh cơm ra trận địa phục vụ các anh pháo thủ. Khi có đoàn xe tiếp đạn vừa tới, chị lại xung phong đi vác đạn. Có lần gặp phải 2 hòm đạn đai sắt móc chặt vào nhau, anh em dùng thuổng bật ra để vác nhưng chưa được. Sợ chậm trễ ảnh hưởng đến chiến đấu, Ngô Thị Tuyển ghé vai vác luôn 2 hòm đạn nặng 98 kg vượt qua đê, chuyển ra bờ sông tiếp viện kịp thời cho anh em bộ đội chiến đấu.

Trong lúc chiến tranh ác liệt nhất, anh hùng Ngô Thị tuyển đã vác cùng một lúc hai hòm đạn nặng gấp đôi so với trọng lượng cơ thể người chị, và chúng ta cũng phải khẳng định rằng sức mạnh của con người quả là phi thường, phải có một động lực, quyết tâm cao, hay yếu tố nào đó chúng ta mới có được một sức mạnh lớn lao như vậy.

Hòm đạn anh hùng Ngô Thị Tuyển đã vác 1 lần 2 hòm đạn nặng 98kg tiếp đạn cho bộ đội cao xạ chiến đấu tại trận địa Hàm Rồng, ngày 3/4/1965

Khi nhắc về bom đạn, bà cười: "Hồi đó tôi vác 98 kg, khi nhà báo về nói họ không tin. Họ bảo tôi biểu diễn cho họ xem, ai ngờ tôi vác nhiều hơn 2 hòm đạn ngày ấy 2kg". Bà cười đôn hậu. Nụ cười ấy chất chứa cả sức mạnh nghị lực phi thường của người phụ nữ Việt Nam.

Với những thành tích xuất sắc trong chiến đấu, dũng cảm kiên cường, Bà hai lần được nhận Huân chương Chiến công hạng ba, được Bác hồ tặng huy hiệu của Người và sáu lần được tặng bằng khen, giấy khen. Ngày 01/01/1967, Nhà nước Việt Nam phong tặng bà danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

2 tháng 10 2016

 những thắng lợi của lực lượng vũ trang thủ đô từ khi thành lập đến nay :

* Ngày 19/8/1945, các đội tiền thân của Lực lượng vũ trang Thủ đô (LLVT Thủ đô) đã làm nòng cốt cho các tầng lớp nhân dân Hà Nội tiến hành Tổng khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân ở Hà Nội.
* Ngày 19/10/1946, Chiến khu XI - Tổ chức hành chính quân sự thống nhất của các LLVT Thủ đô Hà Nội được thành lập trên cơ sở Khu đặc biệt Hà Nội.
* Sau khi được thành lập, ngày 19/12/1946, hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh và chấp hành quyết định của Thường vụ Trung ương Đảng, quân và dân Chiến khu XI với tinh thần "Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh" đã nổ súng mở đầu cho toàn quốc kháng chiến và từ đó kiên cường chiến đấu giam chân địch trong Thành phố suốt 60 ngày đêm (vượt gấp đôi chỉ tiêu Trung ương giao), tiêu hao, tiêu diệt lớn sinh lực địch, làm thất bại âm mưu đánh nhanh, thắng nhanh của thực dân Pháp, bảo vệ tuyệt đối an toàn Trung ương Đảng, Chính phủ, tạo điều kiện cho cả nước có thời gian chuẩn bị mọi mặt cho cuộc kháng chiến lâu dài.
* Làm nòng cốt cho nhân dân Hà Nội đẩy mạnh đấu tranh vũ trang góp phần đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi. Một số chiến công tiêu biểu:
- Trận đánh sân bay Bạch Mai: Diễn ra vào đêm ngày 17 và rạng sáng ngày 18/01/1950. Trong trận đánh này, ta tổ chức lực lượng tập kích vào sân bay của địch, lực lượng gồm 32 chiến sỹ được lựa chọn từ Tiểu đoàn 108. Kết quả, ta phá hủy 25 máy bay các loại, 60 vạn lít xăng dầu, 32 tấn vũ khí và nhiều trang bị của địch. Đây là một trận đánh điển hình về việc dùng lực lượng nhỏ nhưng tinh nhuệ để đánh các mục tiêu lớn của địch. Trận đánh để lại nhiều kinh nghiệm và thiết thực góp phần vào việc hình thành lối đánh đặc công của quân đội ta sau này.
- Trận đánh ở Khu Cháy (Ứng Hòa): Diễn ra vào hai ngày 18 và 19/6/1951. Lực lượng của ta gồm 2 Đại đội của Tỉnh đội Hà Đông phối hợp với lực lượng chủ lực của Tiểu đoàn 122/Đại đoàn 320 và lực lượng du kích của địa phương. Lực lượng của địch khoảng 10 Tiểu đoàn với nhiều xe cơ giới và súng các loại. Sau 2 ngày chiến đấu ác liệt, ta tiêu diệt gần 3 Đại đội địch, bắt 200 tên và thu nhiều vũ khí. Với chiến công ở Khu Cháy, quân và dân Hà Đông đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư khen ngợi, động viên.
- Trận đánh sân bay Gia Lâm: Sân bay Gia Lâm là một sân bay lớn của miền Bắc Đông Dương, từ sân bay này, nhiều loại máy bay của địch đi ném bom bắn phá hậu phương của ta và tiếp tế cho các mặt trận của chúng. Sân bay được bảo vệ với lực lượng lên đến 2.000 tên cùng hệ thống đồn bốt, hàng rào thép gai, bãi mìn dày đặc xung quanh. Lực lượng ta tham gia trận đánh gồm 16 đồng chí có nhiều kinh nghiệm trong chiến đấu được tuyển chọn từ Đại đội 8. Trận đánh diễn ra vào đêm ngày 3 và rạng sáng ngày 4/3/1954, với chiến thuật tập kích sau đó nhanh chóng rút lui an toàn, ta đã phá hủy 18 máy bay địch, đốt phá một kho xăng, một nhà sửa chữa máy bay và tiêu diệt 16 tên. Trận đánh sân bay Gia Lâm là trận đánh tiêu biểu dùng lực lượng nhỏ, tinh nhuệ, với lối đánh táo bạo, bất ngờ thọc sâu, đánh hiểm, đạt hiệu suất chiến đấu cao. Trận đánh cũng đã góp phần gây nhiều khó khăn cho địch trong việc tiếp tế, ứng cứu cho tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.
* Ngày 10/10/1954, LLVT Thủ đô đã góp phần tích cực cùng với bộ đội chủ lực tiến hành tiếp quản Thủ đô bảo đảm tuyệt đối an toàn, nhanh chóng tiếp quản toàn bộ Thành phố Hà Nội, bao gồm hàng loạt các căn cứ quân sự cùng 129 công sở, xí nghiệp, bệnh viện, trường học được giữ nguyên vẹn.
* LLVT Thủ đô phối hợp với các lực lượng đánh thắng 2 cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân của đế quốc Mỹ. Đặc biệt là trong chiến dịch 12 ngày đêm, từ 18/12/1972 – 30/12/1972. Trong chiến dịch này, đế quốc Mỹ đã huy động tối đa sức mạnh không lực Hoa Kỳ đánh phá hủy diệt Hà Nội. Chúng sử dụng 444 lần chiếc B52, hơn 1.000 lần chiếc máy bay chiến thuật, trong đó có hàng trăm lần chiếc F111, ném khoảng 10.000 tấn bom đạn xuống 4 thị trấn, 39 phố, 67 xã và 4 khu vực đông dân.
Không khuất phục, quân dân Hà Nội phối hợp chặt chẽ với lực lượng Phòng không, Không quân quốc gia kiên cường, dũng cảm chiến đấu bắn rơi 32 máy bay, trong đó có 25 chiếc máy bay B52, 2 F111 và 5 máy bay chiến thuật. Chiến thắng của quân dân Hà Nội đã làm nên một "Điện Biên Phủ trên không", làm tiêu tan huyền thoại sức mạnh không lực Hoa Kỳ. Hà Nội không trở về "thời kỳ đồ đá" mà trở thành "Thủ đô của lương tri và phẩm giá con người", buộc đế quốc Mỹ ký kết Hiệp định Pa-ri "Về chấm dứt chiến tranh lập lại hoà bình ở Việt Nam", cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, rút hết quân viễn chinh và quân chư hầu khỏi miền Nam Việt Nam, tạo nên thời cơ chiến lược cho cách mạng Việt Nam tiến tới giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
* Ngày 05/3/1979, Bộ Chính trị ra Quyết định số 35/QĐ-TW, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký Sắc lệnh số 28/LCT thành lập Quân khu Thủ đô Hà Nội (trên cơ sở Bộ Tư lệnh Thủ đô).
* Ngày 18/8/1999, Bộ Quốc phòng ra Quyết định số 1285/QĐ-QP chuyển giao Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Hà Tây từ Quân khu III về trực thuộc Quân khu Thủ đô.
* Trong tiến trình thực hiện Nghị quyết số 15/2008/NQ-QH12 về mở rộng địa giới hành chính Hà Nội, ngày 16/7/2008, Chủ tịch nước ký Lệnh số 16/2008/L-CTN về tổ chức lại Quân khu Thủ đô Hà Nội thành Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội; Bộ Trưởng Bộ Quốc phòng ra Quyết định số 2194/QĐ-BQP ngày 25/7/2008 hợp nhất Bộ chỉ huy quân sự thành phố Hà Nội thuộc Quân khu Thủ đô Hà Nội vào Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội; Quyết định số 2192/QĐ-BQP hợp nhất Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Hà Tây thuộc Quân khu Thủ đô Hà Nội vào Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội và Quyết định số 2196/QĐ-BQP sáp nhập Ban chỉ huy quân sự huyện Mê Linh thuộc Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Vĩnh Phúc - Quân khu 2 vào Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội.

bn tham khảo link này nhé : http://lazi.vn/edu/exercise/hay-neu-nhung-thang-loi-cua-luc-luong-vu-trang-thu-do-tu-khi-thanh-lap-den-nay

mk ko viết hết được . dài lắm .

2 tháng 10 2016

thế còn 2 ý nữa

thank nha

 

1 tháng 6 2017

(bạn tham khảo thứ bài dưới xem)

Em chỉ là một công dân nhỏ tuổi, nói đúng hơn em chỉ là một học sinh lớp 7 của trường THCS Khương Thượng mà thôi. Có lẽ em chưa thể xây dựng và bảo vệ Tổ quốc được. Em cũng chưa biết nhiều về LLVT Thủ đô Hà Nội nên em chỉ nghĩ ngày nay, nhân dân ta đang sống trong tự do, độc lập và thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đó cũng chính là sự tiếp nối truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc, của cha ông ta trong thời kì dựng nước và cứu nước. Nên ta hãy chủ động, sẵn sàng đối phó có hiệu quả với mọi toan tính hòng làm suy yếu, thậm chí gây chiến, xâm lược đất nước ta của các thế lực thù địch. Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị-xã hội đã rất chú trọng xây dựng ý thức bảo vệ Tổ quốc cho mọi người dân. Các nghị quyết của Đảng đều nhấn mạnh sự kết hợp chặt chẽ nhiệm vụ chiến lược của cách mạng. Công tác giáo dục trong nhà trường được đẩy mạnh, chú trọng bồi dưỡng truyền thống yêu nước, tinh thần đấu tranh bất khuất chống ngoại xâm của dân tộc cho thế hệ trẻ. Công tác giáo dục quốc phòng- an ninh cho các đối tượng được các cấp, các ngành lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ và đạt hiệu quả khá tích cực. Báo chí, phát thanh, truyền hình, văn hóa, văn nghệ,... đã góp phần quan trọng vào việc tuyên truyền, giáo dục, định hướng nhận thức cho các tầng lớp nhân dân... Những việc làm đó đã góp phần nâng cao cảnh giác cách mạng, ý thức làm chủ, thái độ tự giác của mọi cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về việc thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng, đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch. Nên em cũng cảm thấy được trách nhiệm phải học tâp thật tốt, đóng góp những gì mình có thể cho Tổ quốc yêu đấu. Em nghĩ đến đây là kết thúc bài làm của em. Xin cảm ơn các thầy cô đã đọc.

mình thấy nhiều người cũng viết như bạn lắm đó

giống hệt

25 tháng 4 2022

ai trả lời nhanh giúp mình vs

 

Câu 7. Đâu không phải là vai trò của mặt trận Việt Minh?

A.   Phát động phong trào đấu tranh dân chủ công khai.

B.   Xây dựng lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang.

C.   Phát động khởi nghĩa từng phần đến Tổng khởi nghĩa.

Xây dựng lực lương vũ trang và căn cứ địa kháng chiến

Câu 1: Người xưa có câu: “Vua xứ Thanh, thần xứ Nghệ”. Vùng Ái Châu (tức Thanh Hóa ngày nay) được xem là cái nôi sản sinh ra vua chúa Việt. Bằng những kiến thức lịch sử đã học, em hãy trình bày hiểu biết của mình về một trong các vị vua, chúa xứ Thanh mà em yêu thích nhất.Câu 2: Học giả người Pháp L.Bơdatxie nhận xét: “Công trình này là một trong những tác phẩm đẹp nhất của nền...
Đọc tiếp

Câu 1: Người xưa có câu: “Vua xứ Thanh, thần xứ Nghệ”. Vùng Ái Châu (tức Thanh Hóa ngày nay) được xem là cái nôi sản sinh ra vua chúa Việt. Bằng những kiến thức lịch sử đã học, em hãy trình bày hiểu biết của mình về một trong các vị vua, chúa xứ Thanh mà em yêu thích nhất.
Câu 2: Học giả người Pháp L.Bơdatxie nhận xét: “Công trình này là một trong những tác phẩm đẹp nhất của nền kiến trúc Việt Nam” (Phan Đại Doãn: Những bàn tay tài hoa của cha ông - NXB Giáo dục 1988). Ngày 27 - 06 - 2011, Tổ chức UNESCO đã chính thức công nhận công trình này là Di sản văn hóa thế giới. Đó là công trình nào? Em hãy đóng vai một hướng dẫn viên du lịch để giúp cộng đồng hiểu biết về công trình này.
Câu 3: Triệu Thị Trinh có một câu nói nổi tiếng: “Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá Kình ở Biển Đông, đánh đuổi quân Ngô, giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ chứ không chịu khom lưng làm tì thiếp người ta”. Bằng kiến thức lịch sử đã học, em hãy làm rõ truyền thống anh hùng bất khuất chống giặc ngoại xâm của con người xứ Thanh.

0
25 tháng 10 2018

Trần Văn HưƠng nhé bạn