Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu chuyện nhỏ trên gợi cho em suy nghĩ là : Cần phải biết vượt qua những khó khăn, thử thách khắc nghiệt trong cuộc đời, đồng thời phải biết nắm bắt và tận dụng cơ hội để đạt đến đích.
( Chúc bạn học tốt )
Bài 4
- Lý do: Tác giả mượn lời con hổ để bộc lộ cảm xúc của mình vì không muốn để mình xuất hiện một cách trực tiếp mà muốn bộc lộ cảm xúc một cách thầm kín nhưng khách quan để người đọc có cái nhìn đúng đắn.
- Tác dụng:
- Hổ được xem là chúa sơn lâm, là vua của muôn loài, bởi sức mạnh, chí khí của nó. Tác giả mượn lời con hổ cũng là để thể hiện khí phách của một trang nam tử trong hoàn cảnh đất nước đang lầm than, đau khổ cũng giống như con hổ đang bị giam cầm trong không gian chật hẹp của vườn thú.
- Bộc lộ cảm xúc của tác giả một cách mạnh mẽ, mãnh liệt, đầy ấn tượng khiến cho người đọc tò mò, hứng thú
- Đồng thời, cũng khơi dậy trong lòng những người con mất nước một nỗi nhục, thức tỉnh ý chí chiến đấu trong họ, để họ vùng lên, vượt thoát khỏi cảnh cầm tù này, trở về với núi rừng với ý chí tung hoành, với vị thế mà một vị chúa sơn lâm nên có. Ấy là khi họ đấu tranh vì đất nước.
- Thể hiện tinh thần yêu nước thầm kín, tha thiết của Thế Lữ
Bài 2
Khổ thơ thứ 3 là những hồi ức uy nghi, lẫm liệt của “chúa sơn lâm” trong rừng xanh, đó là những kí ức không thể nào quên. Khung cảnh thiên nhiên hiện ra đẹp với cảnh trăng, rừng, mặt trời.
Hai câu thơ đầu nói về “đêm vàng”, ánh trăng sáng quá như biến mọi vật thành màu vàng, trong đêm trăng đó đứng bên bờ suối ngắm nhìn thiên nhiên tuyệt đẹp. Trong khung cảnh đó con hổ ăn no rồi còn thưởng thức cả “ánh trăng tan”. Một hình ảnh nhân hóa vô cùng đẹp, chủ thể hòa quyện vào cả thiên nhiên.
Đi qua sự yên bình là những cơn mưa lớn như làm rung chuyển cả núi rừng, điều đó thể hiện ở 2 câu thơ tiếp theo, nhưng chúa sơn lâm vẫn không hề e sợ mà vẫn “lặng ngắm giang sơn”. Hình ảnh đó thể hiện sự bản lĩnh và sức mạnh trước thiên nhiên.
Kỷ niệm về thời kì huy hoàng tiếp tục hiện về khung cảnh bình minh. Vương quốc tràn ngập trong màu xanh và ánh nắng. Hổ nằm ngủ ngon lành trong khúc nhạc của tiếng chim muôn. Bức tranh trên hiện ra đầy màu sắc và âm thanh, màu hồng bình minh, màu vàng nhạt nắng sớm, màu xanh cây rừng, âm thanh vui nhộn của đàn chim. Tất cả đều tạo ra một không gian nghệ thuật, cảnh sắc hệt như xứ sở thần tiên.
Nhưng than ôi tất cả chỉ còn là kí ức huy hoàng, quá khứ càng oanh liệt nỗi tiếc nuối, hoài niệm càng đau đớn. Các cụm từ trước mỗi câu thơ như “nào đâu”, “đâu những”, càng cho thấy niềm nuối tiếc khôn cùng, sự xót xa trong chính con hổ. Bức tranh tứ bình đã khép lại, chỉ còn lại hình ảnh hiện thực tối tăm, gian cầm, tù túng và sự khát khao mãnh liệt được tự do.
TRong 2 câu thơ: 'Khi nào cây cải làm đình
Gỗ lim làm ghém thì mình lấy ta"
Câu nói đã sử dụng biện pháp nói quá. Cây cải bé nhỏ sẽ chẳng bao giờ làm được cái đình vững trãi. Có bao giờ mà ghỗ lim lại làm làm ghém ăn cho được? Điều đó sẽ chẳng bao giờ có thể xảy ra. Vì vậy việc sử dụng biện pháp nói qua trong câu đã nhấn mạnh được duyên phận của hai người không thể đến với nhau, và không thể lấy nhau làm vợ chồng được.
Biện pháp : Nói quá
Tác dụng : Nhấn mạnh là mình không bao giờ lấy ta
Đó vừa là câu hát , vừa có thể từ chối một cách khéo léo.
Biện pháp "nói quá"
Công dụng : Làm cho câu nói thêm tính sinh động, gây ấn tượng với người đọc người nghe, ngụ ý khéo léo tinh tế
Chọn đáp án: B