K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 11 2021

C

14 tháng 11 2021

C

22 tháng 5 2018

Chọn C

Vì vận tốc v = s/t vì s có đơn vị đo là km, m và t có đơn vị đo là h, s nên đơn vị của vận tốc là km/h

17 tháng 10 2022

c

 

Thời gian người đó đi từ A đến B là:

t = 8h5’ – 7h20’ = 45’ = 2700s

Quãng đường từ A đến B dài: s = 24,3 km = 24300 m

Vận tốc của người đó:

\(v=\frac{s}{t}=\frac{24300}{2700}=9m/s=32,4km/h\)

25 tháng 9 2021

Thời gian người đó đi từ A đến B là:

     \(8h5'-7h20'=45'=0,75h\)

Tốc độ của người tính theo km/h  là:

     \(24,3\div0,75=32,4(\frac{km}{h})\)

Tốc độ của người đó tính theo m/s là:

     \(32,4\div3,6=9(\frac{m}{s})\)

Thí nghiệm 2: Cho quả cầu A lăn trên máng nghiêng từ vị trí (2) cao hơn vị trí (1) (H.16.3) tới đập vào miếng gỗ B. C6- Độ lớn vận tốc của quả cầu lúc đập vào miếng gỗ B thay đổi thế nào so với thí nghiệm 1? So sánh công của quả cầu A thực hiện lúc này với lúc trước. từ đó suy ra động năng của quả cầu A phụ thuộc thế nào vào vận tốc của nó? Thí nghiệm 3: Thay quả cầu A...
Đọc tiếp

Thí nghiệm 2: Cho quả cầu A lăn trên máng nghiêng từ vị trí (2) cao hơn vị trí (1) (H.16.3) tới đập vào miếng gỗ B.

C6- Độ lớn vận tốc của quả cầu lúc đập vào miếng gỗ B thay đổi thế nào so với thí nghiệm 1? So sánh công của quả cầu A thực hiện lúc này với lúc trước. từ đó suy ra động năng của quả cầu A phụ thuộc thế nào vào vận tốc của nó?

Thí nghiệm 3: Thay quả cầu A bằng quả cầu A' có khối lượng lớn hơn và cho lăn trên máng nghiêng từ vị trí (2), đập vào miếng gỗ B.

C7- Hiện tượng xảy ra có gì khác so với thí nghiệm 2? So sánh công thực hiện được của hai quả cầu A và A’.  Từ đó  suy ra động năng của quả cầu còn phụ thuộc thế nào vào khối lượng của nó.

C8- Các thí nghiệm trên cho thấy động năng phụ thuộc yếu tố gì và phụ thuộc thế nào?

2
17 tháng 4 2017

C6:

So với TN1, lần này miếng gỗ B chuyển động được đoạn dài hơn. Như vậy khả năng thực hiện công của quả cầu A lần này hơn lần trước. quả cầu A lăn tử vị trí cao hơn nên vận tốc của nó khi đập vào miếng gỗ B lớn hơn trước. Qua TN2 có thể rút ra kết luận: Động năng của quả cầu A phụ thuộc vào vận tốc của nó. Vận tốc càng lớn thì động năng càng lớn.

C7:

Miếng gỗ B chuyển động được đoạn đường dài hơn, như vậy công của quả cầu A’ thực hiện được lớn hơn công của quả cầu A thực hiện lúc trước. TN3 cho thấy, động năng của quả cầu còn phụ thuộc vào khối lượng của nó. Khối lượng của vật càng lớn , thì động năng của vật càng lớn.

C8:

Động năng phụ thuộc vận tốc và khối lượng của nó.

18 tháng 4 2017

C6- Vận tốc tăng

- Công tăng

-> Vận tốc của vật càng lớn thì động năng càng lớn

C7 - Khối lượng bi thép lớn hơn (TN2)

Công A' > Công A

=> khối lượng vật càng lớn thì động năng càng lớn

C8- Ta thấy rằng động năng phụ thuộc vào vận tốc và khối lượng của nó

I. Trắc nghiệmCâu 1. Công thức tính vận tốc là:A. tvs=B. svt=C. .vst=D. mvs=Câu 2. Đơn vị nào sau đây không phải là đơn vị của vận tốc ?A. m/s.       B. km/h.       C. kg/m3.       D. m/phút.Câu 3. Một ô tô đi hết quãng đường 40km trong 30phút. Vận tốc của ô tô là bao nhiêu ?A. v = 40 km/h.      B. v = 20 km/h.      C. v = 80 km/h.      D. v = 120 km/hCâu 4. Một người chạy bộmất 30 phút với vận...
Đọc tiếp

I. Trắc nghiệm

Câu 1. Công thức tính vận tốc là:A. tvs=B. svt=C. .vst=D. mvs=Câu 2. Đơn vị nào sau đây không phải là đơn vị của vận tốc ?

A. m/s.       B. km/h.       C. kg/m3.       D. m/phút.

Câu 3. Một ô tô đi hết quãng đường 40km trong 30phút. Vận tốc của ô tô là bao nhiêu ?

A. v = 40 km/h.      B. v = 20 km/h.      C. v = 80 km/h.      D. v = 120 km/h

Câu 4. Một người chạy bộmất 30 phút với vận tốc 20 km/h. Hỏi quãng đường người đó chạy được là bao nhiêu ?

A. s = 60 km.      B. s = 10 km.      C. s = 1,5 km.      D. s = 600 km.

Câu 5. Với vận tốc 50 km/h thì ô tô phải mất bao lâu đểđi hết quãng đường 90 km ?

A. t = 1,8giờ.      B. t = 108 phút.      C. t = 6480 giây.      D. Tất cả đúng.

Câu 6. Vận tốc của ô tô là 36 km/h, của người đi xe máy là 34.000 m/h và của tàu hỏa là 14 m/s. Sắp xếp độlớn vận tốc của các phương tiện trên theo thứ tự từbé đến lớn là

A. Tàu hỏa –ô tô –xe máy.       B. Ô tô –tàu hỏa –xe máy.

C. Ô tô –xe máy –tàu hỏa.       D. Xe máy –ô tô –tàu hỏa.

Câu 7. Trong các chuyển động sau đây, chuyển động nào là chuyển độngđều ?

A. Chuyển động của ô tô khi khởi hành.

B. Chuyển động của xe đạp khi xuống dốc.

C. Chuyển động của tàu hỏa khi vào ga.

D. Chuyển động của đầu kim đồng hồ.

Câu 8.Trong các chuyển động sau, chuyển động nào là chuyển động không đều ?

A.Chuyển động của đầu cánh quạt khi quay ổn định.

B. Chuyển động của tàu hỏa khi rời ga.

C. Chuyển động của Trái đất quanh Mặt trời.

D. Chuyển động của con lắc đồng hồ.

Câu 9. Công thức tính vận tốc trung bình trên quãng đường gồm 2 đoạn s1và s2là:

A. v = s1 / t1.    B.v = s2 / t2.    C.v = s1 + s2 / t1 + t2.     D.v = v1+v2 / 2.

Câu 10.Một học sinh vô địch trong giải điền kinh ở nội dung chạy cự li 1000 m với thời gian là 2 phút 5 giây. Vận tốc của học sinh đó là?

A. 40 m/s.      B. 8 m/s.      C. 4,88 m/s.      D. 120 m/s

II. Tự luận

Bài 1. Một ô tô khởi hành từ Hà Nội lúc 8h, đến Hải Phòng lúc 10h. Cho biết đường Hà Nội -Hải Phòng dài 100km. Tính vận tốc của ô tô ra km/h, m/s?

Bài 2. Một máy bay bay với vận tốc 800km/h từ Hà Nội đến Thành phố Hồ Chí Minh. Nếu đường bay Hà Nội -Thành phố Hồ Chí Minh dài 1400km, thìmáy bay phải bay trong bao nhiêu lâu ?

Bài 3. Khoảng cách từ sao Kim đến Mặt Trời bằng 0,72 đơn vị thiên văn (đvtv). Biết 1 đvtv = 150 000 000km, vận tốc ánh sáng bằng 300 000km/s. Tính thời gian ánh sáng truyền từ Mặt Trời tới sao Kim?

Bài 4. Một người đi bộ đều trên quãng đường đầu dài 3km với vận tốc 2m/s. Quãng đường tiếp theo dài 1,95km, người đó đi hết 0,5h. Tính vận tốc trung bình của người đó trên cả hai quãng đường.

Bài 5. Kỉ lục thế giới về chạy 100m do lực sĩ Tim -người Mĩ -đạt được là 9,86 giây.

a) Chuyển động của vận động viên này trong cuộc đua là đều hay không đều? Tại sao?

b) Tính vận tốc trung bình của vận động viên này ra m/s và km/h.

Bài 6. Một vận động viên đua xe đạp vô địch thế giới đã thực hiện cuộc đua vượt đèo với kết quả như sau (H.3.2):Quãng đường từ A đến B: 45km trong 2 giờ 15 phút.Quãng đường từ B đến C: 30km trong 24 phút.Quãng đường từ c đến D: 10km trong 1/4 giờ.Hãy tính:

a) Vận tốc trung bình trên mỗi quãng đường.

b) Vận tốc trung bình trên cả quãng đường đua.

CHO MÌNH XIN CÂU TRẢ LỜI Ạ - XIN CẢM ƠN -

0
17 tháng 4 2017

C5:

a) Vận tốc tăng dần.

b) Vận tốc giảm dần.

C6:

Con lắc đi từ A xuống B: Thế năng chuyển hóa thành động năng.

Con lắc đi từ B lên C: Động năng chuyển hóa thành thế năng.

C7:

Ở vị trí A và C, thế năng của con lắc là lớn nhất.

Ở vị trí B, động năng của con lắc là lớn nhất.

C8:

Ở vị trí A và C động năng nhỏ nhất (bằng 0).

Ở vị trí B, thế năng nhỏ nhất.

17 tháng 4 2017

C5:

Con lắc đi từ A xuống B: Thế năng chuyển hóa thành động năng.

Con lắc đi từ B lên C: Động năng chuyển hóa thành thế năng.

C6:

Con lắc đi từ A xuống B: Thế năng chuyển hóa thành động năng.

Con lắc đi từ B lên C: Động năng chuyển hóa thành thế năng.

C7:

Ở vị trí A và C, thế năng của con lắc là lớn nhất. Ở vị trí B động năng của con lắc là lớn nhất.

C8:

Ở vị trí A và C động năng nhỏ nhất (bằng 0). Ở vị trí B, thế năng nhỏ nhất.

 Câu 2. Đơn vị nào sau đây không phải là đơn vị của vận tốc ?A. m/s.       B. km/h.     C. kg/m3.    D. m/phút.Câu 3. Một ô tô đi hết quãng đường 40 km trong 30 phút. Vận tốc của ô tô là bao nhiêu ?A. v = 40 km/h.    B. v = 60 km/h.    C. v = 80 km/h.    D. v = 100 km/hCâu 4. Một người chạy bộ mất 30 phút với vận tốc 20 km/h. Hỏi quãng đường người đó chạy được là bao nhiêu?A. s =...
Đọc tiếp

 

Câu 2. Đơn vị nào sau đây không phải là đơn vị của vận tốc ?

A. m/s.       B. km/h.     C. kg/m3.    D. m/phút.

Câu 3. Một ô tô đi hết quãng đường 40 km trong 30 phút. Vận tốc của ô tô là bao nhiêu ?

A. v = 40 km/h.    B. v = 60 km/h.    C. v = 80 km/h.    D. v = 100 km/h

Câu 4. Một người chạy bộ mất 30 phút với vận tốc 20 km/h. Hỏi quãng đường người đó chạy được là bao nhiêu?

A. s = 5 km.         B. s = 10 km.       C. s = 15 km.       D. s = 20 km.

Câu 5. Với vận tốc 50 km/h thì ô tô phải mất bao lâu để đi hết quãng đường 90 km ?

A. t = 1.8 giờ.      B. t = 108 phút.    C. t = 6480 giây.  D. Tất cả đúng.

Câu 6. Dụng cụ dùng để đo vận tốc được gọi là:

A. Tốc kế.      B. Nhiệt kế.        C. Lực kế.           D. Ampe kế

Câu 7. Vận tốc của một ô tô là 36 km/h. Điều đó cho biết gì?

A. Ô tô chuyển động được 36 km.               B. Ô tô chuyển động trong 1 giờ.

C. Trong mỗi giờ ô tô đi được 36 km.         D. Ô tô đi 1km trong 36 giờ.

Câu 8. Vận tốc của ô tô là 36 km/h, của người đi xe máy là 34.000 m/h và của tàu hỏa là 14 m/s. Sắp xếp độ lớn vận tốc của các phương tiện trên theo thứ tự từ bé đến lớn là

A. Tàu hỏa – ô tô – xe máy.                 B. Ô tô – tàu hỏa – xe máy.

C. Ô tô – xe máy – tàu hỏa.                  D. Xe máy – ô tô – tàu hỏa.

9. Loài thú nào chạy nhanh nhất ?

10. Loài chim nào chạy nhanh nhất ?

11. Loài chim nào bay nhanh nhất ?

2
8 tháng 9 2021

2 C

3 C

4 B

5 D

6 A

7 C

8 D

9 Báo cheetah

10 Đà điểu

11 Chim cắt lớn

17 tháng 10 2022

2 C

3 C

4 B

5 D

6 A

7 C

8 D

9 Báo cheetah

10 Đà điểu

11 Chim cắt lớn

nhớ tick cho mik nhahiu

Hình 17.1. ghi lại vị trí của quả bóng đang rơi sau những khoảng thời gian bằng nhau. C1- Độ cao và vận tốc của quả bóng thay đổi thế nào trong thời gian quả bóng rơi? Tìm từ thích hợp cho các chỗ trống của câu trả lời sau: Trong thời gian quả bóng rơi, độ cao của quả bóng …..(1)..... dần, vận tốc của quả bóng …..(2)..… dần. C2- Thế năng và động năng của quả...
Đọc tiếp

Hình 17.1. ghi lại vị trí của quả bóng đang rơi sau những khoảng thời gian bằng nhau.

C1- Độ cao và vận tốc của quả bóng thay đổi thế nào trong thời gian quả bóng rơi?

Tìm từ thích hợp cho các chỗ trống của câu trả lời sau:

Trong thời gian quả bóng rơi, độ cao của quả bóng …..(1)..... dần, vận tốc của quả bóng …..(2)..… dần.

C2- Thế năng và động năng của quả bóng thay đổi thế nào?

Tìm từ thích hợp cho các chỗ trống của câu trả lời sau:

Thế năng của quả bóng …..(1)….. dần, còn động năng của nó ..…(2)…..

C3- Khi quả bóng chạm mặt đất, nó nảy lên. Trong thời gian nảy lên, độ cao và vận tốc của quả bóng thay đổi thế nào?

Tìm từ thích hợp cho các chỗ trống của câu trả lời sau:

Trong thời gian nảy lên, độ cao của quả bóng..…(1)..… dần, vận tốc của nó..…(2)..... dần. Như vậy thế năng của quả bóng ..…(3)..... dần, động năng của nó ..…(4)..… dần.

C4- Ở những vị trí nào (A hay B) quả bóng có thế năng, động năng lớn nhất; có thế năng, động năng nhỏ nhất?

Tìm từ thích hợp cho các chỗ trống của câu trả lời sau:

Quả bóng có thế năng lớn nhất khi ở vị trí …..(1)….. và có thế năng nhỏ nhất khi ở vị trí …..(2)…..

Quả bóng có động năng lớn nhất khi ở vị trí ..…(3)..... và động năng nhỏ nhất khi ở vị trí …..(4)…..

2
17 tháng 4 2017

C1-

Trong thời gian quả bóng rơi, độ cao của quả bóng giảm dần, vận tốc của quả bóng tăng dần.

C2-

Thế năng của quả bóng giảm dần, còn động năng của nó tăng dần

C3-

Trong thời gian nảy lên, độ cao của quả bóng tăng dần, vận tốc của nó giảm dần. Như vậy thế năng của quả bóng tăng dần, động năng của nó giảm dần.

C4- Ở những vị trí nào (A hay B) quả bóng có thế năng, động năng lớn nhất; có thế năng, động năng nhỏ nhất?

Tìm từ thích hợp cho các chỗ trống của câu trả lời sau:

Quả bóng có thế năng lớn nhất khi ở vị trí A và có thế năng nhỏ nhất khi ở vị trí B.

Quả bóng có động năng lớn nhất khi ở vị trí B và động năng nhỏ nhất khi ở vị trí A.

17 tháng 4 2017

C1:

(1): Giảm.

(2): Tăng.

C2:

(1): Giảm.

(2): Tăng dần.

C3:

(1): Tăng.

(2): Giảm.

(3): Tăng.

(4): Giảm.

C4:

(1): A.

(2): B.

(3): B.

(4): A.

30 tháng 12 2021

D