K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 12 2021

TK

Hô hấp đóng vai trò rất quan trọng đối với cơ thể sống. Đó là quá trình cung cấp khí oxi cho tế bào và loại CO2 ra khỏi cơ thể. Hoạt động hô hấp cung cấp oxi vào cơ thể, giúp oxi hóa các chất dinh dưỡng và tạo năng lượng cho cơ thể sống.

15 tháng 12 2021

Tham khảo

Hô hấp đóng vai trò rất quan trọng đối với cơ thể sống. Đó là quá trình cung cấp khí oxi cho tế bào và loại CO2 ra khỏi cơ thể. Hoạt động hô hấp cung cấp oxi vào cơ thể, giúp oxi hóa các chất dinh dưỡng và tạo năng lượng cho cơ thể sống.

https://hoc247.net/hoi-dap/sinh-hoc-8/neu-cac-co-quan-trong-he-ho-hap-va-chuc-nang-cua-chung-faq366548.html

 

21 tháng 12 2021

Tham khảo

 

- Dựa vào hình:

+ Máu trong vòng tuần hoàn nhỏ được bắt đầu từ tâm thất phải (1) qua động mạch phổi (2), rồi vào mao mạch phổi (3), qua tĩnh mạch phổi (4) rồi trở về tâm nhĩ trái (5). 

+ Máu trong vòng tuần hoàn lớn được bắt đầu từ tâm thất trái (6) qua động mạch chủ (7), rồi tới các mao mạch phần trên cơ thể (8) và các mao mạch phần dưới cơ thể (9), từ mao mạch phần trên cơ thể qua tĩnh mạch chủ trên (10) rồi trở về tâm nhĩ phải (12), từ các mao mạch phần dưới cơ thể qua tĩnh mạch chủ dưới (11) rồi cũng trở về tâm nhĩ phải (12).

- Vai trò chủ yếu của tim: co bóp tạo lực đẩy máu đi qua các hệ mạch. Vai trò chủ yếu của hệ mạch: dẫn máu từ tim (tâm thất) tới các tế bào của cơ thể, rồi lại từ các tế bào trở về tim (tâm nhĩ).

- Vai trò của hệ tuần hoàn máu: Lưu chuyên máu trong toàn cơ thể.

 

21 tháng 12 2021

Các cơ quan trong hệ hô hấp: - Đường dẫn khí: + Mũi: Có nhiều lông mũi, có lớp niêm mạc tiết chất nhầy, có lớp mao mạch dày đặc. + Họng: Có tuyến amidan và tuyến VA chứa nhiều tế bào limpho. + Thanh quản: Có nắp thanh quản có thể cử động để đậy kín đường hô hấp. + Khí quản: - Cấu tạo bởi 15 – 20 vòng sụn khuyết xếp chồng lên nhau, có lớp niêm mạc tiết chất nhầy với nhiều lông rung chuyển động liên tục. + Phế quản: Cấu tạo bởi các vòng sụn. Ở phế quản là nơi tiếp xúc cá phế nang thì không có vòng sụn mà là các thớ cơ. -> Chức năng: Dẫn khí vào ra, làm ấm, làm ẩm không khí đi vào và bảo vệ phổi. - Hai lá phổi: Lá phổi phải có 3 thùy, lá phổi trái có 2 thùy. Đặc điểm: + Bao ngoài 2 là phổi có 2 lớp màng, lớp ngoài dính với lồng ngực, lớp trong dính với phổi, giữa 2 lớp có chất dịch. + Đơn vị cấu tạo của phổi là các phế nang tập hợp thành từng cụm và được bao bởi mạng lưới mao mạch dày đặc. -> Là nơi trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường ngoài.Tham khảo

Câu 2

 

Khái niệm hô hấp

Hô hấp là quá trình không ngừng cung cấp O2 cho các tế bào của cơ thể và loại CO2 do các tế bào thải ra khỏi cơ thể

Hô hấp gồm 3 giai đoạn chủ yếu:

+ Sự thở: trao đổi khí ở phổi với môi trường

+ Trao đổi khí ở phổi: CO2 từ máu vào tế bào phổi, O2 từ tế bào phổi vào máu

+ Trao đồi khí ở tế bào: O2 từ máu vào tế bào, CO2 từ tế bào vào máu

Ý nghĩa của hô hấp: Cung cấp oxi cho tế bào tạo ATP cho hoạt động sống của tế bào và cơ thể, thải caconic ra khỏi cơ thể

Các thực nghiệm khoa học ngày nay đã làm sáng tỏ cơ chế của hiện tượng trên : Mọi hoạt động sống của tế bào và cơ thể đều cần năng lượng. Sự sản sinh và tiêu dùng năng lượng trong cơ thể có liên quan với O2 và CO2 (sơ đồ sau).


 

Câu 3

Những biến đổi của thức ăn trong khoang miệng :

- Biến đổi vật lý : Nhờ có hoạt động phối hợp của răng , lưỡi , các cơ môi và má cùng các tuyến nước bọt làm cho thức ăn đưa vào khoang miệng thành thức ăn mềm , nhuyễn , thấm đẫm nước bọt và dễ nuốt .

- Biến đổi hóa học : hoạt động của enzim amilaza trong nước bọt biến đổi một phần tinh bột trong thức ăn thành đường mantôzơ .

27 tháng 12 2020

Tham khảo

- Tiêu hóa là quá trình biến đổi các chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được.

- Ở động vật đơn bào, thức ăn được tiêu hóa trong không bào tiêu hóa. Ở các nhóm động vật khác, thức ăn được tiêu hóa ở bên ngoài tế bào, trong túi tiêu hóa hoặc trong ống tiêu hóa.

Hệ tiêu hóa là hệ thống các cơ quan của cơ thể có nhiệm vụ ăn, tiêu hóa thức ăn để tách lấy năng lượng và dinh dưỡng, và đẩy các chất thải còn lại ra ngoài. Hệ tiêu hóa ở người được chia ra làm 2 phần: Ống tiêu hóa bao gồm: miệng, hầu, thực quản, dạ dày, ruột non, đại tràng, trực tràng và hậu môn.

30 tháng 12 2021

Tham khảo

1. em vừa lèm rồi ặ

2. 

Các tác nhân có hại cho hệ hô hấp : Bụi, Nitơ oxit, lưu huỳnh oxit, Cacbon oxit, các chất độc hại và các sinh vật gây bệnh . Biện pháp bảo vệ hệ hô hấp tránh các tác nhân có hại : trồng nhiều cây xanh, không xả rác bừa bãi, không hút thuốc lá, đeo khẩu trang chống bụi khi làm vệ sinh hay khi hoạt động ở môi trường nhiều bụi.

  
30 tháng 8 2016

(*) Đặc điểm cấu tạo của ruột non có ý nghĩa với chức năng hấp thụ chất dinh dưỡng của nó: 
- Diện tích bề mặt bên trong của ruột non lớn là điều kiện cho sự hấp thu chất dinh dưỡng với hiệu quả cao ( số lượng lớn chất dinh dưỡng thấm qua màng tế bào trên đơn vị thời gian..)
- Hệ mao mạch máu và bạch huyết phân bố dày đặc tới từng lông ruột tạo điều kiện cho sự hấp thụ chất dinh dưỡng có hiệu quả cao.
- Ruột non dài 2 - 3m giúp chất dinh dưỡng lưu lại trong ruột non lâu hơn, hấp thụ chất dinh dưỡng triệt để hơn.
(*) Người ta khẳng định rằng ruột non là cơ quan chủ yếu của hệ tiêu hóa đảm nhận vai trò hấp thụ chất dinh dưỡng vì:
- Đặc điểm cấu tạo trong;
+ Ruột non có bề mặt hấp thụ lớn ( 400- 500 m ), lớn nhất so với các đoạn khác trong ống tiêu hoá. 
+ Ruột non có hệ thống mao mạch máu và bạch huyết dày đặc.
- Thực nghiệm phân tích thành phần các chất của thức ăn trong các đoạn của ống tiêu hoá chứng tỏ sự hấp thụ dinh dưỡng diễn ra chủ yếu ở ruột non.
(*) Vai trò chủ yếu của ruột già trong quá trình tiêu hóa ở cơ thể người:
- Hấp thụ thêm phần nước cần thiết cho cơ thể
- Thải phân ra môi trường ngoài.

30 tháng 8 2016

Câu 1. Những đặc điểm cấu tạo của ruột non giúp nó đảm nhiệm tốt vaitrò hấp thụ các chất dinh dưỡng là :
- Lớp niêm mạc ruột non có các nếp gấp với các lông ruột và lông cực nhỏ làm cho diện tích bề mặt bên trong của nó tăng gấp khoảng 600 lần so với diện tích mặt ngoài.
- Ruột non rất dài (tới 2,8 - 3m ở người trưởng thành), dài nhất trong các cơ quan của ống tiêu hóa.
- Mạng mao mạch máu và mạng bạch huyết phân bố dày đặc tới từng lông ruột. 

Câu 2:

- Đặc điểm cấu tạo trong;
+ Ruột non có bề mặt hấp thụ lớn ( 400- 500 m ), lớn nhất so với các đoạn khác trong ống tiêu hoá. 
+ Ruột non có hệ thống mao mạch máu và bạch huyết dày đặc.
- Thực nghiệm phân tích thành phần các chất của thức ăn trong các đoạn của ống tiêu hoá chứng tỏ sự hấp thụ dinh dưỡng diễn ra chủ yếu ở ruột non.

Câu 3

Ruột già giúp hấp thụ nước thừa còn lại trong thức ăn và phân hủy để thải phân

 
 
9 tháng 5 2017

2b/ Cấu tạo hệ hô hấp:

Gồm : Ống dẫn khí và hai buồng phổi

Ống dẫn khí gồm : Mũi, hầu họng, thanh quản, khí quản => Dẫn, lọc, làm ấm không khí từ bên ngoài vào phổi để thực hiện trao đổi khí, ngoài ra thanh quản còn có chức năng phát âm.

Phổi, là bộ phận quan trọng nhất trong hệ hô hấp gồm hai lá phổi, bên trong có các phế quản, phế nang có hệ thống mao mạch máu chằng chịt => Chức năng trao đổi khí với hồng cầu, chức năng cơ bản của hệ hô hấp.

9 tháng 5 2017

3.

- Hệ tuần hoàn tham gia vận chuyển các chất:

+ Mang 02 từ hệ hô hấp và chất dinh dưỡng từ hệ tiêu hóa tới các tế bào.

+ Mang các sản phẩm thải từ các tế bào đi tới hệ hô hấp và hệ bài tiết.

- Hệ hô hấp giúp các tế bào trao đổi khí;

+ Lấy 02 từ môi trường cung cấp cho các hệ cơ quan và thải C02 ra môi trường thông qua hệ tuần hoàn.

+ Hệ hô hấp lấy 02 từ môi trường cung cấp cho các hệ cơ quan và thải C02 ra môi trường thông qua hệ tuần hoàn.

+ Hệ tiêu hóa lấy thức ăn từ môi trường ngoài và biến đổi chúng thành các chât dinh dưỡng để cung cấp cho tất cả các hệ thông qua hệ cơ quan tuần hoàn.

+ Hệ bài tiết giúp thải các chất cặn bã thừa trong trao đổi chất của tất cả các hệ cơ quan ra môi trường ngoài thông qua hệ tuần hoàn.


5 tháng 1 2021

Câu 1: Cấu tạo của  xương là

- Xương dài

Cấu tạo một xương dài gồm có:

- Hai đầu xương là mô xương xốp, có các nan xương xếp theo kiểu vòng cung tạo ra các ô trống có chứa tủy đỏ. Bọc 2 đầu xương là lớp sụn.

- Thân xương có hình ống, cấu tạo từ ngoài vào trong có: màng xương mỏng → mô xương cứng → khoang xương

+ Khoang xương chứa tủy xương, tủy đỏ (trẻ em), tủy vàng (người trưởng thành)

- Xương ngắn và xương dẹt

-  Xương ngắn và xương dẹt không có cấu tạo hình ống.

- Bên ngoài là mô xương cứng, bên trong là mô xương xốp gồm nhiều nan xương và nhiều hốc nhỏ chứa đầy tủy đỏ.

+Xương phát triển nhanh nhất ở độ  tuổi từ 12 đến 18 tuổi

Câu 2:

- Phản xạ là phản ứng của cơ thể trả lời các kích thích của môi trường dưới sự điều khiển của hệ thần kinh.

- Ví dụ: Khi ta nghe thấy tiếng gọi tên mình ở phía sau, ta quay đầu lại, đó là phản xạ.

-Khái niệm cung phản xạ:

Cung phản xạ là con đường mà xung thần kinh truyền từ cơ quan thụ cảm (da, ...) qua trung ương thần kinh đến cơ quan phản ứng (cơ, tuyến, ...). - Một cung phản xạ gồm 5 yếu tố: Cơ quan thụ cảm, nổn hướng tâm, nổn trung gian, nổn li tâm, cơ quan phản ứng.

Câu 3

- Các cơ quan trong hệ hô hấp gồm

+ Đường dẫn khí gồm: mũi, họng, thanh quản, khí quản, phế quản.

+ Hai lá phổi gồm: lá phổi phải có 3 thùy, lá phổi trái có 2 thùy

Chức năng của hệ hô hấp: Hô hấp có vai trò không ngừng cung cấp oxi cho tế bào của cơ thể vài thải CO2CO_2CO2​ ra khỏi cơ thể do tế bào thải ra.

Câu 4: Bạch cầu tham gia bảo vệ cơ thể bằng cách:

- Sự thực bào: Hiện tượng các bạch cầu hình thành chân giả, bắt, nuốt những vi khuẩn.

- Kháng thể: Được cơ thể sinh ra dưới sự kích thích của kháng nguyên

- Tế bào limphô B chống lại kháng nguyên bằng cách tiết ra kháng thể để vô hiệu hóa kháng nguyên.

- Tế bào limphô T phá hủy các tế bào nhiễm bệnh bằng cách tiết các protein đặc hiệu.

Câu 5

Thành phần các chất dinh dưỡng sau tiêu hóa ở ruột non là : đường đơn 6 cacbon, các axit amin, axit béo và glixêrin, các vitamin, các muối khoáng.

Vai trò của lớp cơ trên thành ruột non là:+ Nhào trộn thức ăn cho ngấm đều dịch tiêu hóa.+ Tạo lực đẩy thức ăn dần xuống các phần tiếp theo của ruột non.

Vai trò cùa ruột già:

- Hấp thụ phần nước còn rất lớn trong dịch thức ăn được chuyển xuống đây sau khi đã hấp thụ các chất dinh dưỡng ở ruột non.

- Hình thành phân và thải phân nhờ sự co bóp phối hợp của các cơ ở hậu môn và thành bụng.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Giải thích sơ đồ truyền máu

- Nhóm máu O do không có kháng nguyên nên truyền được cho 3 nhóm máu còn lại: A, B, AB. Chỉ nhận được nhóm máu O.

- Nhóm máu A truyền được cho AB, A.

- Nhóm máu B truyền được cho AB, B.

- Nhóm máu AB chỉ truyền được cho chính nó và nhận được máu từ các nhóm còn lại do không có kháng thể.

Nguyên tắc truyền máu

- Không truyền máu có cả kháng nguyên A và B cho người có nhóm máu O vì sẽ bị kết dính hồng cầu.

- Không truyền máu có nhiễm các tác nhân gây bệnh (virut viêm gan B, HIV..) vì sẽ gâu nhiễm các bệnh này cho người được nhận máu.

\(\rightarrow\)Khi truyền máu cần xét nghiệm để lựa chọn nhóm máu cho phù hợp và kiểm tra các mầm bệnh trước khi truyền máu.

Câu 1: Trình bày cấu tạo và chức năng của da? Da điều hòa thân nhiệt bằng cách nào? Lớp mỡ dưới da có tác dụng gì?Câu 2: Bài tiết là gì? Vai trò của hệ bài tiết nước tiểu? nêu các sản phẩm thải của cơ thể và các cơ quan đảm nhậnCâu 3: Trình bày quá trình tạo thành nước tiểu ở các đơn vị chức năng của thậnCâu 4: Cơ quan ptích thính giác gồm những bộ phận nào? Cơ quan phân tích...
Đọc tiếp

Câu 1: Trình bày cấu tạo và chức năng của da? Da điều hòa thân nhiệt bằng cách nào? Lớp mỡ dưới da có tác dụng gì?

Câu 2: Bài tiết là gì? Vai trò của hệ bài tiết nước tiểu? nêu các sản phẩm thải của cơ thể và các cơ quan đảm nhận

Câu 3: Trình bày quá trình tạo thành nước tiểu ở các đơn vị chức năng của thận

Câu 4: Cơ quan ptích thính giác gồm những bộ phận nào? Cơ quan phân tích thị giác bao gồm những bộ phận nào?

Câu 5: Phân biệt bộ phận thần kinh trung ương và bộ phận ngoại biên? Phân biệt chức năng của hệ thần kinh vận động và thần kinh sinh dưỡng

Câu 6: Tại sao không nên đọc sách ở nơi thiếu ánh sáng trên tàu xe bị sốc nhiều?

Câu 7: Giải thích vì sao người say rượu lại có biểu hiện chân nam chân đá chiêu?

2

$Câu$ $1$

 Cấu tạo da gồm 3 lớp: lớp biểu bì, lớp bì và lớp mỡ dưới da.

a. Lớp biểu bì

- Gồm tầng sừng và tầng tế bào sống.

b. Lớp bì

+ Cấu tạo từ các sợi mô liên kết bện chặt.

+ Gồm có thụ quan, tuyến nhờn, cơ co chân lông, lông và bao lông, tuyến mồ hôi, dây thần kinh và mạch máu.

+ Ngoài ra còn có rất nhiều các thành phần khác. Ví dụ: sợi collagen giúp da đàn hồi tạo nên sự săn chắc của da. 

c. Lớp mỡ dưới da

Chức năng 

- Chứa mỡ dự trữ, có vai trò cách nhiệt.

- Điều hòa nhiệt độ cơ thể bằng cách giữ cho cơ thể luôn ở mức 37oC

- Bài tiết chất độc cơ thể (ure, ammonia, acid uric, ...)

- Tạo vitamin D, giúp cho sự tăng trưởng và phát triển của xương.

- Giữ ẩm cho cơ thể bằng cách tránh sự bốc hơi nước làm khô da.

- Thu nhận cảm giác nhờ vào những thụ cảm thể mà da có những cảm giác nóng, lạnh, đau…

(Nội dung bài học của hoc24.vn) 

Da điều hòa thân nhiệt 

- Da điều hòa thân nhiệt bằng cách co hoặc dãn mao mạch ở các tầng lớp của da.

- Với mùa hè nóng mao mạch dưới da giãn tuyến mồ hôi tiết nhiều mồ hôi \(\Rightarrow\) Để hạ thân nhiệt.

- Trời lạnh mao mạch co lại, cơ chân lông co \(\Rightarrow\) Giảm sự thoát mồ hôi giữ ấm cơ thể.

Tác dụng của lớp mỡ dưới da 

- Có vai trò cách nhiệt và là nơi bảo vệ xương khỏi sự va đập mạnh.

- Là nơi lưu thông mạch máu dưới da.

$Câu$ $2$

- Khái niệm: Bài tiết là hoạt động của cơ thể lọc và thải các chất cặn bã do quá trình trao đổi chất của tế bào và cơ thể tạo ra (CO2, nước tiểu, mồ hôi…) hoặc một số chất được đưa vào cơ thể quá nhiều có thể gây hại cho cơ thể (các ion, thuốc …).

- Vai trò của hệ bài tiết:

+ Giúp cơ thể thải các chất độc hại ra ngoài.

+ Nhờ hoạt động hệ bài tiết mà tính chất môi trường bên trong cơ thể luôn ổn định \(\rightarrow\)​ hoạt động trao đổi chất diễn ra bình thường.

(Nội dung bài học của hoc24.vn)

Sản phẩm thải của cơ thể và các cơ quan đảm nhận.

- Phổi thải khí \(CO_2\)

- Thận bài tiết nước tiểu.

- Da thì thải ra mồ hôi.