Câu 5: Giải nghĩa từ "nao núng", "Sơn Tinh", "Thuỷ Tinh"...">
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 3 2022

nao núng:có sự lung lay,ko vững vàng nx

Sơn Tinh:thần núi

Thủy Tinh:thần sông,nước

12 tháng 3 2022

nao núng : có sự lung lay, ko vững vàng 

Sơn Tinh : thần núi

Thủy Tinh : thần biển, sông, nước

5 tháng 1 2022

Thủy Triều là một hiện tượng tự nhiên diễn ra hàng ngày tại tất cả các bờ biển trên thế giới

Thủy văn là trạng thái, quá trình diễn biến và sự vận động của nước sông, suối, kênh, rạch, hồ.

Thủy điện là nguồn điện có được từ năng lượng nước. 

- Thủy cung: là khu vui chơi giải trí trong nhà mô phỏng cảnh đại dương với các loại sinh vật đại dương để du khách ngắm nhìn, tham quan 

- Thủy thủ: là một người làm việc trên tàu thủy 

28 tháng 10 2018

Sơn Tinh là người cai quản vùng núi cao , sơn có nghĩa là núi .

Thủy Tinh là người cai quản vùng nước thẳm , thuỷu có nghĩa là nước .

Mị Nương là xưng danh được dùng trong thời Hồng Bào .

Phong Châu là kinh đô

k chắc

Hk tốt

28 tháng 10 2018

Tản Viên Sơn Thánh (chữ Hán: 傘圓山聖), còn gọi là Sơn Tinh (山精), là một nhân vật truyền thuyết Việt Nam, theo quan niệm dân gian vị thần cai quản dãy núi Ba Vì (tức núi Tản Viên), ông là một trong bốn vị thánh bất tử của tín ngưỡng dân gianngười Việt, gọi là Tứ bất tử. Ông được xem là hàng đệ nhất trong 4 vị thánh thần này.

Thủy Tinh (chữ Hán: 水精) là một nhân vật trong truyền thuyết Việt Nam, nổi tiếng qua điển tích Sơn Tinh - Thủy Tinh, một truyền thuyết rất nổi tiếng trong văn hóa Việt Nam vào khoảng thế kỉ 20 và thế kỉ 21.

  • Mỵ nương (chữ Hán: 媚娘 hoặc 媚嬝) là danh xưng được dùng trong thời Hồng Bàng để chỉ con gái của các vua Hùng.[1] Một số Mỵ nương nổi tiếng:
    • Tiên Dung Mị nương, là con gái của Hùng Vương thứ III. Nàng là nhân vật xuất hiện trong truyền thuyết về Chử Đồng Tử.
    • Con gái của Hùng Vương thứ XVIII, theo một số ngọc phả hoặc truyền thuyết dân gian hư cấu lên, thì nàng tên là Ngọc Hoa. Nàng là nhân vật nữ chính trong truyền thuyết Sơn Tinh-Thủy Tinh, gần như không xuất hiện mà chỉ được nhắc đến.
  • Mỵ Nương, con gái quan thừa tướng trong truyền thuyết Trương Chi, là người đã gieo vào lòng chàng trai đánh cá một mối tình tuyệt vọng.
  • Phong Châu là một thị trấn, huyện lỵ trực thuộc huyện huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ, Việt Nam.

    Thị trấn Phong Châu nằm ở phía nam huyện Phù Ninh, phía bắc giáp xã Phú Nham, tây bắc giáp xã Phú Lộc, đông nam giáp xã Phù Ninh, phía nam giáp xã Tiên Kiên, huyện Lâm Thao. Thị trấn Phong Châu có diện tích 9,38 km², dân số năm 1999 là 15100 người,[1] mật độ dân số đạt 1610 người/km²; dân số năm 2013 là 17.000 người [1] mật độ dân số đạt 1812 người/km².

22 tháng 9 2020

Sơn tinh thủy tinh là một câu chuyện truyền thuyết nói về thiên tai lũ lụt và cách phòng tránh của nhân dân ta thoqif xưa . Câu truyện xây dựng nhiều yếu tố hư ảo li kì hấp dẫn người đọc . Và cũng là một minh chứng nói về hằng năm cứ vào tháng8 lại có lũ lụt .Nhưng bây gời do biến đổi khí hậu mẹ thiên nhiên đang rất giận dữ nên có sóng thần bão lũ lụt lại thêm nạn phá rừng con người đang đâm nhát dao vào tim mẹ thiên nhiên làm rĩ máu và mẹ đang cầu cứu đó cũng là một phần do chúng ta gây ra thôi không thể nào oán trời trách đất được

19 tháng 11 2018

khó quá

20 tháng 11 2018

Bài 1:

Sơn Tinh đang dự cuộc họp nghe báo cáo về những hậu quả cũng như thiệt hại do cơn lũ gây ra thì có tin cấp báo: "Báo cáo Sơn Thần, một phần của đoạn đê xung yếu ngàn nước tràn vào thành phố đã bị vỡ, đề nghị ngài về ngay ạ". Thế là cơn lũ lại tràn về, dòng nước của Thủy Tinh. Sự quyết tâm gây lũ lụt của Thủy Tinh và ý chí quyết không để lũ lụt gây thiệt hại cho nhân dân của Sơn Tinh lại tạo nên trận chiến. Qua mấy ngàn năm phát triển, ngày nay họ đọ sức với nhau bằng máy xúc, máy ủi, xi măng cốt thép, máy bay trực thăng, điện thoại di động...

Sơn Tinh nghe tin vội điều máy bay trực thăng về nơi xảy ra sự cố. Ngồi trên máy bay nhìn đoạn đê xung yếu bị vỡ, mọi vật cứ nổi lềnh bềnh trên nước khiến ngài đau lòng. Và giữa dòng nước kia Thủy Tinh đang chỉ huy dâng nước lên phá vỡ hoàn toàn đoạn đê, Sơn Tinh cho máy bay hạ xuống. Sơn Tinh dùng điện thoại di động gọi cho chỉ huy hạm đội phụ trách việc cứu trợ đồng bào. Sơn Tinh nói:

-  Hạm đội một nghe rõ trả lời, anh đã cứu hết được nhân dân từ những nơi cơn lũ đang đi qua chưa?

Vị chỉ huy trưởng lúng túng:

-   Dạ thưa, cơn lũ mạnh quá xuồng của chúng em không tiếp cận được, chúng em đang cố hết sức có thể.

Vẻ mặt lo âu trên khuôn mặt Sơn Tinh lộ rõ. Thủy Tinh đang đứng trên xe lội nước để ra giữa dòng lũ chiến đấu với Sơn Tinh. Đứng giữa dòng lũ, Thủy Tinh tự đắc nói:

-    Sơn Tinh kia, lần này thì ngươi sẽ phải nhận lấy thất bại. Với đội quân hùng hậu của la, ta sẽ làm cho tất cả nơi đây chìm trong biển nước và ta sẽ có được Mị Nương.

Lời nói của Thủy Tinh không làm giảm đi ý chí của Sơn Tinh. Sơn Tinh cho điều các máy xúc, máy ủi tới đem theo những bao tải cát để ngăn chặn dòng lũ.

Hàng nghìn bao tải cát đã được đem tới. Hàng ngàn người đang xếp từng bao tải cát để hàn lại đoạn đê bị vỡ. Nhưng không ngờ, tưởng rằng dòng lũ đã được ngăn chặn lại bị Thủy Tinh dồn hết nội lực tấn công vào đoạn đê xung yếu nhất. Có lẽ những bao tải cát kia chưa phải là một trở ngại quá khó khăn đối với Thủy Tinh; đoạn đê lại bị vỡ. Những tiếng cười đắc chí vang lên từ phía quân của Thủy Tinh cùng với tiếng nước ồ ồ đổ vào vùng dân cư ở phía trong đê. Đồ đạc, những dụng cụ gia đình đang nổi lềnh bềnh trên mặt nước. Mấy xác gà, chó trôi xuôi. Trời đã quá trưa nhưng Sơn Tinh vẫn không nuốt nổi một hạt cơm. Sự khổ cực khốn đốn của nhân dân và nét mặt ngạo nghễ của Thần Nước như những lưỡi dao đâm vào tim gan chàng. Có điện báo từ nơi cứu hộ đồng bào:

Thưa ngài, chúng em đã dùng xuồng, ca nô cứu được nhiều người nhưng vẫn còn có người bị mắc kẹt trên nóc nhà, họ đang bị đói.

Nghe thấy vậy, Sơn Tinh liền điều một máy bay phản lực đem theo lương thực, thuốc men tới để cứu đói và cũng ngăn chặn nguồn bệnh phát sinh.

Nước lũ mỗi ngày một dâng cao. Gió ào ào, mưa tầm tã, cây cối ngả nghiêng, có nhiều cây cổ thụ đã bị đổ, các tuyến đường giao thông chìm trong biển nước, nhiều vùng dân cư bị cô lập. Một ngày trôi qua mà vẫn không có kết quả gì chuyển biến. Sơn Tinh đã thức suốt đêm để xem xét tình hình khi cơn lũ lên cao kịp đối phó. Sáng sớm hôm sau, cùng Sơn Tinh đối phó với dòng lũ còn có những quan chức tối cao của Chính phủ, ai cũng đau đầu một điều mong dòng lũ rút sớm để cuộc sống của nhân dân được bình yên. Sơn Tinh điều thêm máy xục hút nước từ đoạn đê vỡ bơm ra sông Hồng, sông Nhuệ. Xe chở xi măng cốt thép được điều tới. Lợi dụng cơ hội Thủy Tinh đang đắc ý mở tiệc ăn mừng, Sơn Tinh cho quân đổ xi măng hàn khẩn quãng đê vỡ. Vì mừng rỡ quá sớm, tưởng rằng Sơn Tinh đã chịu thua, Thủy Tinh thả sức ăn uống đấn nỗi say mềm không còn biết điều gì. Khi Thủy Tinh tỉnh dậy ra xem thì đoạn đê mới đã chặn dòng lũ, nhiều trạm bơm hoạt động suốt ngày đêm trên nhiều tuyến sông, cuộc sống của nhân dân đã gần trở lại bình thường. Mọi sự tức giận của Thủy Tinh được dồn hết vào sự tấn công đoạn đê mới vỡ nhưng không được. Một lần nữa Thủy Tinh quay cuồng trong thất vọng. Đây chắc lần thua đau đớn nhất của Thủy Tinh, tưởng mình đã nắm chắc phần thắng mà lại chịu thất bại. Mọi người vui mừng ôm lấy Sơn Tinh, dù ngày xưa hay ngày nay với những công cụ hiện đại thì người thua vẫn là Thủy Tinh.

Vậy là mùa bão lụt của năm nay đã đi qua, nhân dân lại được sống yên bình. Với những máy móc khoa học kỹ thuật, Sơn Tinh lại một lần nữa chiến thắng. Em mong rằng năm sau, nhiều năm nữa Thủy Tinh sẽ không dâng nước đánh Sơn Tinh để nhân dân khỏi phải chịu khổ dù Sơn Tinh ở thời đại nào cũng vẫn là một người anh hùng.



 

24 tháng 10 2016

Cách đây đã lâu, vào thời vua Hùng Vương thứ XVII, vua có một người con gái tên là Mị Nương nổi tiếng là xinh đẹp nết na.

Khi nàng đến tuổi lấy chồng Hùng Vương đã truyền tin kén rể. Tin loan truyền đi khắp nơi một cách nhanh chóng.

Tất cả các chàng trai tới đều đến để xin cầu hôn với Mị Nương. Nhưng vua chẳng vừa ý ai cả. Ta liền chọn một ngày đẹp trời xin cầu hôn. Hôm đó, ta tưởng như chỉ có mình ta nhưng lại có một người nữa đã đến trước ta, người này tên là Thuỷ Tinh. Tài của hắn là: gọi gió, gió đến, hô mưa, mưa về. Nhưng tài của ta cũng không kém. Ta vẫy tay về phía đông thì mọc lên cồn cát, vẫy tay về phía tây thì mọc lên những dãy núi đồi. Vua Hùng băn khoăn không biết chọn ai bèn mời các Lạc hầu vào bàn bạc và phán:

- Cả hai người đều ngang sức, ngang tài và đều vừa ý ta, nhưng ta chi có một đứa con gái mà thôi. Cho nên ngày mai, hễ ai đem sính lễ đến trước thì ta gả con gái cho.

Sính lễ gồm: Một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng và voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi.

Sáng hôm sau, khi trời vừa tờ mờ sáng ta đã đến trước và đem đầy đủ lễ vật. Sau đó ta được rước Mị Nương về núi. Thuỷ Tinh đến sau không lấy được vợ hắn tức giận sai quân đuổi theo đánh ta hòng cướp lấy Mị Nương. Trận đấu giữa ta và hắn rất quyết liệt. Hắn hô mưa, gọi gió, lẩm thành giông bão rung chuyển đất trời, nước dâng cao mãi tràn ngập cả nhà cửa, ruộng nương. Nước lên đến lưng đồi, sườn núi, thành Phong Châu lúc bấy giờ nổi lềnh trên một biển nước.

Sau đó ta mới dùng phép bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi để ngăn chặn dòng nước. Thuỷ Tinh dâng nước cao bao nhiêu thì ta lại biến phép cho đồi núi cao bấy nhiêu. Cuộc đọ sức giữa ta và hắn kéo dài mấy tháng liền. Sau đó Thuỷ Tinh thua cuộc đành rút quân về. Từ đó trở đi cứ hằng năm hắn lại làm mưa gió, bão lụt để đánh ta. Lần nào cũng thua cuộc nhưng có lẽ mối thù xưa mà hắn không thể nào quên được nên hàng năm hắn vẫn thường làm giông bão, dâng nước làm các dòng sông lũ lớn để báo thù ta.

24 tháng 10 2016

Bằng lời của Sơn Tinh hãy kể lại chuyện sơn TinhThuỷ Tinh.

Bài làm

Cách đây đã lâu, vào thời vua Hùng Vương thứ XVII, vua có một người con gái tên là Mị Nương nổi tiếng là xinh đẹp nết na.

Khi nàng đến tuổi lấy chồng Hùng Vương đã truyền tin kén rể. Tin loan truyền đi khắp nơi một cách nhanh chóng.

Tất cả các chàng trai tới đều đến để xin cầu hôn với Mị Nương. Nhưng vua chẳng vừa ý ai cả. Ta liền chọn một ngày đẹp trời xin cầu hôn. Hôm đó, ta tưởng như chỉ có mình ta nhưng lại có một người nữa đã đến trước ta, người này tên là Thuỷ Tinh. Tài của hắn là: gọi gió, gió đến, hô mưa, mưa về. Nhưng tài của ta cũng không kém. Ta vẫy tay về phía đông thì mọc lên cồn cát, vẫy tay về phía tây thì mọc lên những dãy núi đồi. Vua Hùng băn khoăn không biết chọn ai bèn mời các Lạc hầu vào bàn bạc và phán:

- Cả hai người đều ngang sức, ngang tài và đều vừa ý ta, nhưng ta chi có một đứa con gái mà thôi. Cho nên ngày mai, hễ ai đem sính lễ đến trước thì ta gả con gái cho.

Sính lễ gồm: Một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng và voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi.

Sáng hôm sau, khi trời vừa tờ mờ sáng ta đã đến trước và đem đầy đủ lễ vật. Sau đó ta được rước Mị Nương về núi. Thuỷ Tinh đến sau không lấy được vợ hắn tức giận sai quân đuổi theo đánh ta hòng cướp lấy Mị Nương. Trận đấu giữa ta và hắn rất quyết liệt. Hắn hô mưa, gọi gió, lẩm thành giông bão rung chuyển đất trời, nước dâng cao mãi tràn ngập cả nhà cửa, ruộng nương. Nước lên đến lưng đồi, sườn núi, thành Phong Châu lúc bấy giờ nổi lềnh trên một biển nước.

Sau đó ta mới dùng phép bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi để ngăn chặn dòng nước. Thuỷ Tinh dâng nước cao bao nhiêu thì ta lại biến phép cho đồi núi cao bấy nhiêu. Cuộc đọ sức giữa ta và hắn kéo dài mấy tháng liền. Sau đó Thuỷ Tinh thua cuộc đành rút quân về. Từ đó trở đi cứ hằng năm hắn lại làm mưa gió, bão lụt để đánh ta. Lần nào cũng thua cuộc nhưng có lẽ mối thù xưa mà hắn không thể nào quên được nên hàng năm hắn vẫn thường làm giông bão, dâng nước làm các dòng sông lũ lớn để báo thù ta.

 

II. Tự luận( 7,5 điểm)1. Tìm và chép lại các cụm danh từ có trong đoạn văn sau:( 1,0 điểm)   Từ hôm lão miệng không ăn gì, các bộ phận của cơ thể như bác Tai, cậu Chân, cậu Tay, cô Mắt cảm thấy mệt mỏi, rã rời. Tất cả bọn chúng đều lờ đờ mệt mỏi đến mức không thể chịu đựng được. Điều đó cho thấy mỗi thành viên trong một tập thể không thể sống tách rời nhau. 2. Giải...
Đọc tiếp

II. Tự luận( 7,5 điểm)

1. Tìm và chép lại các cụm danh từ có trong đoạn văn sau:( 1,0 điểm)

   Từ hôm lão miệng không ăn gì, các bộ phận của cơ thể như bác Tai, cậu Chân, cậu Tay, cô Mắt cảm thấy mệt mỏi, rã rời. Tất cả bọn chúng đều lờ đờ mệt mỏi đến mức không thể chịu đựng được. Điều đó cho thấy mỗi thành viên trong một tập thể không thể sống tách rời nhau.

 

2. Giải thích tại sao tác giả lại lựa chọn con hổ làm nhân vật chính trong truyện Con hổ có nghĩa và ý nghĩa của sự lựa chọn đó. ( 1,5 điểm)

 

3. Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu ở dưới: ( 5,0 điểm)

   " Suốt đêm, mưa to, gió lớn. Sáng ra, ở tổ chim chót vót trên cây cao, con chim mẹ giũ lông cánh cho khô rồi khẽ nhích ra ngoài. Tia nắng ấm vừa vặn rơi xuống đúng chỗ chú chim non đang ngái ngủ, lông cánh vẫn khô nguyên.

 

   Hãy tưởng tượng và kể lại câu chuyện đã xảy ra với hai mẹ con chú chim trong một đêm mưa gió.

0
Đọc kĩ đoạn văn sau rồi trả lời câu hỏi:"...Sơn Tinh không hề nao núng. Thần dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành lũy đất, ngăn chặn dòng nước lũ. Nước dâng lên cao bao nhiêu, đồi núi cao lên bấy nhiêu. Hai bên đánh nhau ròng rã mấy tháng trời, cuối cùng Sơn Tinh vẫn vững vàng mà sức Thủy Tinh đã kiệt. Thần Nước đành rút quân về..."a. Đoạn văn bản kể...
Đọc tiếp

Đọc kĩ đoạn văn sau rồi trả lời câu hỏi:

"...Sơn Tinh không hề nao núng. Thần dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành lũy đất, ngăn chặn dòng nước lũ. Nước dâng lên cao bao nhiêu, đồi núi cao lên bấy nhiêu. Hai bên đánh nhau ròng rã mấy tháng trời, cuối cùng Sơn Tinh vẫn vững vàng mà sức Thủy Tinh đã kiệt. Thần Nước đành rút quân về..."

a. Đoạn văn bản kể về sự việc gì? Sự viếc ấy được kể bằng ngôi kể nào?

b. Thứ tự của đoạn truyện là gì?

c. Sách giáo khoa Ngữ Văn 6, tập một giải thích: Sơn Tinh: Thần Núi; Thủy Tinh: Thần Nước. Đó là cách giải nghĩa từ bằng cách nào?

d. Nêu ý nghĩa của chi tiết nghệ thuật trong truyện:"Nước dâng lên cao bao nhiêu, đồi núi cao lên bấy nhiêu."

1
4 tháng 6 2016

A)

-Đoạn văn trên kể về cuộc chiến đấu bền bể không ngoại khó khăn của Sơn Tinh đẫ đánh bại thần nước Thủy Tinh trong ròng rã mấy tháng trời.

-Sự việc xảy ra  trong đoạn văn trên được kể theo ngôi thứ ba 

B)

-Thứ tự của đoạn truyên: Kể theo thời gian

C)Cách giải nghĩa thứ hai :Đưa trha từ đồng nghĩa

D)

-Nghệ thuật trong truyện :Các tác giả dân gian đã sử dụng cặp từ hô ứng (Bao nhiêu ...  bấy nhiêu) làm cho câu truyện có sức ngang bằng thể hiện sức mạnh của Thần Núi và Thần Bển là như nhau chỉ có sức kiên trì mới giành được chiến thắng.Ngoài ra trông câu trên cò có sử dụng từ ngữ gợi hình gợi cẩm làm câu văn trở lên giày ý nghĩa giữa cuộc chiến đấu của Thủy Tinh và Sơn Tinh.

Chúc bạn học tốtleuleu

5 tháng 10 2018

*Từ đơn là từ được cấu tạo bởi chỉ một tiếng. 
VD: sách, bút, tre, gỗ.... 
* Từ phức là từ được cấu tạo từ hai tiếng trở lên. 
VD: xe đạp, bàn gỗ, sách vở, quần áo, lấp lánh... 
* Phân biệt các loại từ phức: Từ phức đựoc chia ra làm hai loại là Từ ghép và Từ láy. 
+ Từ ghép: là những từ có cấu tạo từ hai tiếng trở lên, giữa các tiếng có quan hệ với nhau về mặt nghĩa. 
Căn cứ vào quan hệ mặt nghĩa giữa các tiếng trong từ ghép, người ta chia làm hai loại: từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ 
VD: sách vở, bàn ghế, quần áo ( từ ghép đẳng lập) 
Xe đạp, lốp xe, ( từ ghép chính phụ) 
+ Từ láy: là những từ được cấu tạo bởi hai tiếng trở lên, giữa các tiếng có quan hệ với nhau về mặt âm. Trong từ láy chỉ có một tiếng gốc có nghĩa, các tiếng khác láy lại tiếng gốc 
VD: Lung linh, xinh xinh, đo đỏ.. 
Từ láy chia ra làm hai loại: Láy bộ phận ( láy âm và láy vần) và láy toà

5 tháng 10 2018

Khởi đầu từ những việc rất cụ thể: ăn thế nào? ngồi thế nào? Chẳng là xưa kia, sống trong đại gia đình dòng tộc, thường chẳng dư giả gì. Cơm ăn lắm khi cũng thiếu. Đông người ăn, còn hết, nhiều ít lắm khi không để ý. Nhất là khi có thực khách. Chuyện mời ăn ở thôn quê như... cơm bữa. Tỏ thân tình, mật thiết mà! Vậy nên rất dễ "lố"- "lố" một cách vô tình. Tốt nhất là hãy để ý tới nồi cơm để tránh những gì nên tránh. Đẹp mặt mình mà cũng vừa lòng người khác. Ăn trông nồi là thế! Còn ngồi trông hướng? Hướng ở đây không hẳn là bốn phương, tám hướng. Hướng là vị thế ngồi trong tương quan với người khác. Tùy ở cương vị, giới tính và tuổi tác. Trong gia đình và ngoài xã hội. Phải nhận biết để điều chỉnh hàng vị. Có sự khác biệt nhất định giữa chủ và khách, giữa yếu nhân và người thường, giữa già và trẻ, giữa nam và nữ... Cũng cần phải lưu tâm đến không khí: trọng thể hay thân mật, vui vẻ hay buồn đau, thân hay sơ... Tất cả phải được xác định cho rành rọt. Để ứng xử cho phải nhẽ! 

Tuy nhiên, ý nghĩa của câu Ăn trông nồi, ngồi trông hướng từ lâu đã được mở rộng, đúng hơn là được bồi đắp, không còn chỉ là chuyện ăn, chuyện ngồi nữa. Nó nhắc nhở chúng ta cần có phong thái, cử chỉ thích hợp trong một tình huống nhất định. Cuộc đời lại rộng dài. Chẳng thể có cách thức chung, lời giải chung cho mọi nơi, mọi lúc. Tốt nhất là thấm nhuần những quy tắc. Dựa vào đó, mỗi người vận vào tình huống của mình. Đó là người tinh nhạy và là người tự trọng. Họ ý thức được phẩm giá của mình và biết hành xử theo phẩm gía ấy. 

Tôi nhớ một lần ăn ở một nhà hàng. Đập vào mắt tôi là hai hình ảnh hoàn toàn tương phản. Một thanh niên chân gác lên ghế, vừa ăn vừa nói chuyện rôm rả, thỉnh thoảng cười ré lên với người bạn ngồi đối diện. Anh ta thuộc một thang bậc giá trị. Còn đây, một người đàn bà trung niên, có lẽ là một viên chức, lại thuộc một thang bậc giá trị khác. Chị ăn diện không sang trọng, cũng không diêm dúa, nhưng ngay ngắn và đúng mực. Lúc ấy khách đông. Chị nhanh chóng chọn một chỗ trống, kéo ghế đúng tầm, ngồi xuống. Rồi chị cầm đũa, thìa, và cơm, xỉa răng, uống nước... rất là thận trọng, lịch thiệp. Dường như mọi động thái dù là rất nhỏ nhất ở nơi chị đều được cân nhắc. Vì chị là người có ý thức về phẩm cách, giá trị của mình. Gía mà ai cũng được như vậy, cuộc sống sẽ đẹp, sẽ đáng sống biết bao! 

Một chuyện khác, ở Liên Xô cũ. Hôm ấy, tôi cùng một người bạn thôn quê mới sang theo diện xuất khẩu lao động đi trên một chuyến tàu hỏa Lêningrát. Chung quanh hầu như không có người Việt nào, trừ hai chúng tôi. Tôi hiểu, tốt nhất là nên im lặng. Nói tiếng nước mình giữa những người xa lạ là không nên. Nếu không thể không nói thì nên nói nhỏ và chớ dơ tay, càng không nên chỉ chỉ chỏ chỏ. Bạn tôi lại không thế, cứ oang oang. Rồi vung tay, múa chân. Tôi đỏ mặt vì mắc cỡ. Đầu tiên tôi nhắc nhẹ nhàng. Không hiệu quả. Đã thành thói quen mất rồi. Chịu không nổi, chẳng cần ý tứ gì nữa, tôi thẳng thừng yêu cầu anh ta ngồi im và yên lặng. Bạn tôi buộc lòng phải nghe theo, trong bụng chắc tấm tức lắm! Biết làm sao được! 

Nên dạy cho con trẻ từ lúc nhỏ những điều tưởng chừng nhỏ nhặt ấy. Để khi bước vào đời, chúng luôn có ý thức về hành vi của mình. Giá trị của mỗi người trong cộng đồng tùy thuộc ở ý thức ấy.

Hok tốt 

# MissyGirl #