Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Thể loại chính của VHDG
|
Định Nghĩa
|
– Truyền thuyết
|
là một thể loại văn học dân gian, ra đời sau truyện thần thoại, thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo, các nhân vật, sự kiện đều liên quan đến lịch sử, là những truyện truyền miệng kể lại truyện tích các nhân vật lịch sử hoặc giải thích nguồn gốc các phong vật địa phương theo quan điểm của nhân dân, biện pháp nghệ thuật phổ biến của nó là khoa trương, phóng đại, đồng thời nó cũng sử dụng yếu tố hư ảo, thần kỳ như cổ tích và thần thoại. |
– Truyện cổ tích
|
là một thể loại văn học được tự sự dân gian sáng tác có xu thế hư cấu, bao gồm cổ tích thần kỳ, cổ tích thế sự, cổ tích phiêu lưu và cổ tích loài vật. Đây là loại truyện ngắn, chủ yếu kể về các nhân vật dân gian hư cấu, như tiên, yêu tinh, thần tiên, quỷ, người lùn, người khổng lồ, người cá, hay thần giữ của, và thường là có phép thuật, hay bùa mê.
|
– Truyện cười
|
là một lĩnh vực truyện kể dân gian rộng lớn, đa dạng, phức tạp bao gồm những hình thức được gọi bằng những danh từ khác nhau như: truyện tiếu lâm, truyện khôi hài, truyện trào phúng, truyện trạng, giai thoại hài hước…
|
– Truyện ngụ ngôn |
Truyện ngụ ngôn là truyện kể có tính chất thế sự, dùng cách ẩn dụ để thuyết minh cho một chủ đề luân lý, triết lý một quan niệm nhân sinh hay một nhận xét về thực tế xã hội
|
– Ca dao – dân ca |
Ca dao là những câu thơ có thể hát thành những làn điệu dân ca, ru con… hoặc ca dao là lời dân ca đã lược bỏ đi những luyến láy khi hát. Ca dao để lại dấu vết rõ rệt nhất trong ngôn ngữ văn học. Phần lớn nội dung ca dao thể hiện tình yêu nam nữ, ngoài ra còn có những nội dung khác của ca dao: quan hệ gia đình, các mối quan hệ phức tạp khác trong xã hội.
|
– Tục ngữ |
là những câu nói đúc kết kinh nghiệm của dân gian về mọi mặt như: tự nhiên, lao động sản xuất và xã hội, được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ, lời ăn tiếng nói và khuyên răn. Nó ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ, có nhịp điệu, có hình ảnh.
|
– Chèo |
Chèo là loại hình nghệ thuật sân khấu cổ truyền Việt Nam. Chèo phát triển mạnh ở phía bắc Việt Nam với trọng tâm là vùng châu thổ sông Hồng cùng hai khu vực lan tỏa là trung du miền núi Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Loại hình sân khấu này phát triển cao, giàu tính dân tộc. Chèo mang tính quần chúng và được coi là loại hình sân khấu của hội hè với đặc điểm sử dụng ngôn ngữ đa thanh, đa nghĩa kết hợp với cách nói ví von giàu tính tự sự, trữ tình. |
Các phương ngữ chính trong Tiếng Việt:
- Phương ngữ bắc ( Bắc Bộ): này, thế, thế ấy, đâu, chúng tao,…
- Phương ngữ trung (Bắc Trung Bộ): ni, nì, này, ứa, rứa tề, rứa đó, mô, choa, bọn choa , tụi tau,…
- Phương ngữ nam (Nam Trung Bộ và Nam Bộ): nầy, vậy, vậy đó, đâu, tụi tao,…
1 số phương ngữ Bắc (miền Bắc)
1 số phương ngữ Trung (miền Trung)
1 số phương ngữ Nam (miền Nam)
- Từ địa phương: chi, rứa, nờ, tui, cớ răng, ưng, mụ, ...
-> Phương ngữ Trung, được sử dụng phổ biến ở các tỉnh Bắc Trung Bộ như Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế.
- Tác dụng: góp phần thể hiện chân thực hơn hình ảnh của một vùng quê và tình cảm, suy nghĩ, tích cách của người mẹ (mẹ Suốt – bà mẹ Quảng Bình anh hùng) trên vùng quê ấy; tô đậm vùng miền, làm tăng sự giá trị gợi cảm của tác phẩm.
- Từ địa phương: chi, rứa, nờ, tui, cớ răng, ưng, mụ, ...
-> Phương ngữ Trung, được sử dụng phổ biến ở các tỉnh Bắc Trung Bộ như Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế.
- Tác dụng: góp phần thể hiện chân thực hơn hình ảnh của một vùng quê và tình cảm, suy nghĩ, tích cách của người mẹ (mẹ Suốt – bà mẹ Quảng Bình anh hùng) trên vùng quê ấy; tô đậm vùng miền, làm tăng sự giá trị gợi cảm của tác phẩm.
b, Sự khác nhau trong các đề bài trên thể hiện ở hai từ phân tích và suy nghĩ
- Phân tích: làm rõ những khía cạnh của vấn đề
- Suy nghĩ: đưa nhận định, đánh giá về tác phẩm theo khía cạnh, góc nhìn, vấn đề nào đó
- Trình bày suy nghĩ về tác phẩm, nên sử dụng nhiều thao tác, trong đó có phân tích
Tham khảo:
Qua bản Tuyên bố, có thể thấy vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em, về sự quan tâm của cộng đồng quốc tế là rất quan trọng: Bảo vệ quyền lợi, chăm lo đến sự phát triển của trẻ em là một trong những nhiệm vụ có ý nghĩa quan trọng hàng đầu của từng quốc gia và của cộng đồng quốc tế. Đây là vấn đề liên quan trực tiếp đến tương lai của một đất nước, của toàn nhân loại. Qua những chủ trương, chính sách, qua những hành động cụ thể đối với việc bảo vệ, chăm sóc trẻ em mà ta nhận ra trình độ văn minh của một xã hội. Vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em đang được cộng đồng quốc tế dành sự quan tâm thích đáng với các chủ trương, nhiệm vụ đề ra có tính cụ thể, toàn diện.
a. Câu thơ trên được trích từ bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương.
Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ:
- Bài thơ được viết vào tháng 4 năm 1976, một năm sau ngàygiải phóng miền Nam, đất nước vừa được thống nhất. Đó cũng là khi lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh vừa được khánh thành, đáp ứng nguyện vọng tha thiết của nhân dân cả nước là được đến viếng lăng Bác. Tác giả là một người con của miền Nam, suốt ba mươi năm hoạt động và chiến đấu ở chiến trường Nam Bộ xa xôi. Cũng như đồng bào và chiến sĩ miền Nam, nhà thơ mong mỏi được ra thăm Bác và chỉ đến lúc này, khi đất nước đã thống nhất, ông mới có thể thực hiện được ước nguyện ấy.
- In trong tập thơ “Như mây mùa xuân” (1978)
b. Chép lại chính xác 3 câu tiếp theo để hoàn thành khổ thơ.
Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này...
c. Nêu cảm nhận của em về khổ thơ trên.
+ Dù vẫn ở trong lăng nhưng tác giả đã hình dung cảnh chia lìa, phải xa Bác vào ngày mai để trở về miền Nam. Nghĩ đến đó thôi, Viễn Phương đã không kìm nổi xúc động mà “thương trào nước mắt”.
+ Ước nguyện của nhà thơ được mãi mãi ở bên Bác. Tác giả ước muốn hoá thân vào những cảnh vật, sự vật ở bên Bác: muốn làm con chim cất cao tiếng hót, muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây, và nhất là muốn làm cây tre trung hiếu để có thể mãi mãi ở bên Bác.
b, Những dạng đề tương tự
- Nêu nhận xét, suy nghĩ về hiện tượng hút thuốc lá trong thanh niên ở Việt Nam những năm gần đây
- Nêu suy nghĩ vè hiện tượng bệnh thành tích
Câu 1 :
Tác giả viết bài này vào đầu năm 2001 khi chuyển giao hai thế kỉ của toàn thế giới, với nước ta tiếp bước công cuộc đổi mới từ cuối thế kỉ trước
- Vấn đề: chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới→ có tính thời sự, có ý nghĩa với sự phát triển lâu dài, hội nhập của đất nước
- Nhiệm vụ: nhìn nhận hạn chế để khắc phục, bắt kịp thời đại. Đưa đất nước thoát khỏi đói nghèo, lạc hậu, đẩy mạnh, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Câu 2:
Trình tự lập luận của tác giả:
- Chỉ ra sự cần thiết trong nhận thức của người trẻ về cái mạnh, yếu của người Việt Nam
- Phân tích đặc điểm con người Việt (điểm mạnh, yếu, mặt đối lập)
- Con người Việt Nam tự thay đổi, hoàn thiện để hội nhập với toàn cầu
Câu 3:
Tác giả cho rằng "sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất"
- Máy móc, các yếu tố khác có tân tiến tới đâu cũng là sản phẩm do con người sáng tạo, không thể thay thế con người
- Trong nền kinh tế tri thức, sự nhạy bén của con người vẫn quyết định sự phát triển của xã hội
Câu 4:
Điểm mạnh yếu của con người Việt Nam tác động tới nhiệm vụ đất nước:
- Thông minh nhạy bén cái mới, thiếu kiến thức cơ bản, kém khả năng thực thành → Không thích ứng với nền kinh tế mới
Cần cù sáng tạo, thiếu tỉ mỉ, không coi trọng quy trình → ảnh hưởng nặng nề phương thức sản xuất nhỏ, thôn dã
- Đoàn kết, đùm bọc trong chiến đấu nhưng đố kị trong làm ăn, cuộc sống → Ảnh hưởng tới giá trị đạo đức, giảm đi sức mạnh, tính liên kết
- Thích ứng nhanh dễ hội nhập, nhưng kì thị trong kinh doanh, thói khôn vặt, khôn lỏi → Cản trở kinh doanh, hội nhập
Câu 5:
Nhận xét tác giả với sách lịch sử, văn học:
+ Giống: phân tích, nhận xét ưu điểm người Việt: thông minh, cần cù, sáng tạo, đoàn kết trong chiến đấu…
+ Khác: phê phán khuyết điểm, hạn chế, kĩ năng thực hành, đố kị, khôn vặt
- Thái độ người viết: khách quan khoa học, chân thực, đúng đắn
Câu 6:
Những câu thành ngữ được sử dụng: nước đến chân mới nhảy, liệu cơm gắp mắm, bóc ngắn cắn dài, trâu buộc ghét trâu ăn
- Tục ngữ có tính chân xác bởi được đúc rút từ kinh nghiệm của cha ông thế hệ trước
→ Giúp bài viết trở nên sinh động, gần gũi, dễ hình dung hơn.
#Học tốt
Bộ phận văn học chữ Hán:
Tên tác phẩm
Tác giả
Thể loại
Con hổ có nghĩa
Vũ Trinh sưu tầm
Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng
Hồ Nguyên Trừng
Sông núi nước Nam
Lí Thường Kiệt
Thơ
Phò giá về kinh
Trần Quang Khải
Thơ
Thiên Trường vãn vọng
Trần Nhân Tông
Thơ
Côn Sơn ca
Nguyễn Trãi
Thơ
Chiếu dời đô
Lí Công Uẩn
Chiếu
Hịch tướng sĩ
Trần Quốc Tuấn
Hịch
Bình Ngô đại cáo
Nguyễn Trãi
Thơ
Bàn luận về phép học
Nguyễn Thiếp
Tấu
Chuyện người con gái Nam Xương
Nguyễn Trãi
Truyện
Các văn bản bằng chữ Nôm:
Tên tác phẩm
Tác giả
Thể loại
Sau phút chia li
Đoàn Thị Điểm
Thơ song thất lục bát
Bánh trôi nước
Hồ Xuân Hương
Thất ngôn tứ tuyệt
Qua đèo Ngang
Bà Huyện Thanh Quan
Thất ngôn bát cú
Bạn đến chơi nhà
Nguyễn Khuyến
Thất ngôn bát cú
Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác
Phan Bội Châu
Thất ngôn bát cú
Đập đá ở Côn Lôn
Phan Châu Trinh
Thơ thất ngôn bát cú
Muốn làm thằng Cuội
Tản Đà
Thơ thất ngôn bát cú
Hai chữ nước nhà
Trần Tuấn Khải
Song thất lục bát
Chị em Thúy Kiều
Nguyễn Du
Truyện thơ
Kiều ở lầu Ngưng Bích
Nguyễn Du
Truyện thơ
Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga
Nguyễn Đình Chiểu
Truyện thơ
Bộ phận văn học chữ Hán:
Tên tác phẩm
Tác giả
Thể loại
Con hổ có nghĩa
Vũ Trinh sưu tầm
Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng
Hồ Nguyên Trừng
Sông núi nước Nam
Lí Thường Kiệt
Thơ
Phò giá về kinh
Trần Quang Khải
Thơ
Thiên Trường vãn vọng
Trần Nhân Tông
Thơ
Côn Sơn ca
Nguyễn Trãi
Thơ
Chiếu dời đô
Lí Công Uẩn
Chiếu
Hịch tướng sĩ
Trần Quốc Tuấn
Hịch
Bình Ngô đại cáo
Nguyễn Trãi
Thơ
Bàn luận về phép học
Nguyễn Thiếp
Tấu
Chuyện người con gái Nam Xương
Nguyễn Trãi
Truyện
Các văn bản bằng chữ Nôm:
Tên tác phẩm
Tác giả
Thể loại
Sau phút chia li
Đoàn Thị Điểm
Thơ song thất lục bát
Bánh trôi nước
Hồ Xuân Hương
Thất ngôn tứ tuyệt
Qua đèo Ngang
Bà Huyện Thanh Quan
Thất ngôn bát cú
Bạn đến chơi nhà
Nguyễn Khuyến
Thất ngôn bát cú
Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác
Phan Bội Châu
Thất ngôn bát cú
Đập đá ở Côn Lôn
Phan Châu Trinh
Thơ thất ngôn bát cú
Muốn làm thằng Cuội
Tản Đà
Thơ thất ngôn bát cú
Hai chữ nước nhà
Trần Tuấn Khải
Song thất lục bát
Chị em Thúy Kiều
Nguyễn Du
Truyện thơ
Kiều ở lầu Ngưng Bích
Nguyễn Du
Truyện thơ
Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga
Nguyễn Đình Chiểu
Truyện thơ