Câu 1:Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là gì ?

K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Câu 1:Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là gì ?

A. Tự sự B. Miêu tả C. Nghị luận D. Thuyết minh

Câu 2: Nghĩa của từ “môi trường” là:

A. Tập hợp tất cả các yếu tố tự nhiên và nhân tạo bao quanh con người, ảnh hưởng tới con người

và tác động đến các hoạt động sống của con người

B. Nơi sinh sống của con người

C. Nơi sinh sống của các loài vật.

D. Nơi sinh sống của con người và muôn loài.

Câu 3: Trong câu “Đầu tiên, đó chính là sự thiếu ý thức nghiêm trọng và thờ ơ của người dân”,

trạng ngữ “đầu tiên” được dùng với chức năng gì?

A. Chỉ thời gian B. Chỉ nguyên nhân

C. Chỉ mục đích D. Chỉ địa điểm

Câu 4: Từ nào trong dãy từ sau được mượn từ ngôn ngữ châu Âu?

A. khẩu hiệu B. nylon C. tấm biển D. đại dương

Câu 5 : Cụm từ “ vứt ngay tại chỗ” là cụm từ gì?

A. Cụm danh từ B. Cụm động từ C. Cụm tính từ D. Cụm chủ vị

Câu 6: Theo thống kê mới nhất của Bộ Tài nguyên và Môi trường, tại Việt Nam rác thải nhựa

chiếm A. 5% B. 6% C. 7% D. 8%

Câu 7: Theo tác giả : Nhiều người cho rằng những việc mình làm là

A. rất quan trọng B. bình thường

C. nhỏ bé D.quá nhỏ bé, không đủ làm hại môi trường

Câu 8 : Thực trạng ô nhiễm môi trường nước chủ yếu là do đâu?

A. Ý thức kém của con người B. Xác động vật phân huỷ

C. Lượng dư thừa thuốc trừ sâu D. Tai nạn tàu thuyền

0
4 tháng 5 2017

a. Sự rộng lớn, hùng vĩ của sông Năm Căn và rừng đước hai bên bờ sông được tác giả thể hiện qua các chi tiết:

- Dòng sông Năm Căn mênh mông.

- Nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác.

- Cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng.

- Con sông rộng hơn ngàn thước.

- Rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận.

b. Các đọng từ, cụm động từ chỉ cùng một hoạt động của con thuyền: thoát qua, đổ ra, xuôi về. Không thể thay đổi trình tự các động từ, cụm động từ ấy trong câu vì như thế sẽ không diễn tả được chính xác trạng thái hoạt động của con thuyền trong những hoàn cảnh khác nhau: từ thoát qua có ý nói con thuyền vượt qua kênh một cách khó khăn, nguy hiểm; từ đổ ra diễn tả con thuyền từ con kênh nhỏ ra dòng sông lớn; từ xuôi về diễn tả con thuyền nhẹ nhàng xuôi theo dòng nước...

c. Tác giả đã diễn tả màu xanh của rừng đước với ba sắc thái: màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ. Những sắc thái ấy chỉ độ đậm nhạt của các lớp cây đước từ non đến già nối tiếp nhau.

4 tháng 5 2017

yeu

16 tháng 5 2021

a)Trông tre // thanh cao,giản dị,chí khí như người.    ⇒ Là câu Ai thế nào ?

   CN                                 VN

b)-biện pháp tu từ :so sánh ( tre >< người )

-Tác dụng: So sánh đối chiếu hình ảnh của tre với con người ,chúng có nét tương đồng với nhau và dùng để tăng sức gợi hình, gợi cảm cho lời văn

Người làm : https://hoidap247.com/thong-tin-ca-nhan/631010

Nguồn : https://hoidap247.com/cau-hoi/1820754

 Tre trông thanh cao, giản dị, chí khí như người.

a) Tre trông / thanh cao, giản dị, chí khí như người.

       CN                                VN

Kiểu câu :"ai thế nào?"

b) Biện pháp tu tù được sử dụng trong câu văn trên là nhân hóa.

Tác dụng : Tăng sức gợi hình gợi cảm, thấy được vẻ đẹp của tre . Làm hình ảnh tre trở nên gầ gùi với con người hơn .

ĐỀ SỐ 5I. Trắc nghiệm:( 3,0 điểm)          Trả lời các câu hỏi dưới đây bằng cách khoanh tròn chữ cái trước phương án trả lời đúng.1. Nhân vật Sọ Dừa thuộc kiểu nhân vật nào trong truyện cổ tích?A. Nhân vật thông minh, tài trí, có sức khỏeB. Nhân vật anh hùng, dũng sĩC. Nhân vật người mang lốt vậtD. Nhân vật mồ côi, nghèo khổ 2. Trong truyện Sọ Dừa, người mẹ mang thai Sọ...
Đọc tiếp

ĐỀ SỐ 5

I. Trắc nghiệm:( 3,0 điểm)

          Trả lời các câu hỏi dưới đây bằng cách khoanh tròn chữ cái trước phương án trả lời đúng.

1. Nhân vật Sọ Dừa thuộc kiểu nhân vật nào trong truyện cổ tích?

A. Nhân vật thông minh, tài trí, có sức khỏe

B. Nhân vật anh hùng, dũng sĩ

C. Nhân vật người mang lốt vật

D. Nhân vật mồ côi, nghèo khổ

 

2. Trong truyện Sọ Dừa, người mẹ mang thai Sọ Dừa trong trường hợp nào?

A. Người mẹ mơ thấy một ngôi sao bay vào người, khi tỉnh dậy thì phát hiện mình có thai

B.Người mẹ đi làm đồng, gặp một bàn chân to và ướm thử rồi về nhà mang thai

C.Người mẹ sau khi ăn một trái dừa kì lạ thì mang thai

D.Người mẹ hái củi trong rừng, uống nước từ một cái sọ dừa và từ đó mang thai

 

3. Mục đích sáng tác của truyện ngụ ngôn là gì?

A. Tạo nên một tiếng cười nhẹ nhàng, giải trí

B. Thể hiện ước mơ về một lẽ công bằng

C. Tạo nên tiếng cười chế giễu, phê phán

 

4. Truyền thuyết Thánh Gióng thể hiện rõ quan niệm gì của nhân dân?

A. Quan niệm về sức mạnh của vũ khí giết giặc

B. Quan niệm về người anh hùng xuất thân từ nhân dân

C. Quan niệm về tình đoàn kết gắn bó

D. Quan niệm về ngồn gốc sức mạnh của dân tộc

 

5. Tác giả dân gian đã thể hiện trí thông minhcuar em bé bàng hình thức nào?

A. Kể chuyện về cuộc đời phiêu bạt của em bé

B. Kể chuyện em bé vào cung vua

C. Kể chuyện em bé giải những câu đố trong lớp học

D. Kể lại bốn lần em bé giải những câu đố ngày càng khó hơn, phức tạp hơn của quan, vua, sú thần nước ngoài.

 

6. Dòng nào dưới đây nêu ý nghĩa chủ yếu của truyện em bé thông minh?

A. Mua vui, gây cười để giải trí

B. Phê phán những kẻ ngu dốt

C. Ca ngợi, khẳng định trí tuệ, tài năng của con người

D. Khẳng định sức mạnh của con người

 

7. Dòng nào dưới đây nêu hệ quả của việc vay mượn từ ở những ngôn ngữ khác?

A. Làm mất đi tính hệ thống và tính hoàn chỉnh của Tiếng Việt

B.Làm giàu có, phong phú thêm cho tiếng Việt

C. Làm thay đổi cấu trúc ngữ pháp câu tiếng Việt

D. Làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt

 

8. Nghĩa của từ là gì?

A. Nội dung mà từ biểu thị

B. Nghĩa đen của sự vật

C. Đặc điểm, tính chất của sự vật hiện tượng

D. Nghĩa bóng của từ

 

9. Dòng nào dưới đây là danh từ?

A. Khỏe mạnh

B. Bú mớm

C. Bóng tối

D. Khôi ngô

 

10. Nghĩa gốc của từ ngọt là gì?

A. Vị ngọt của thực phẩm( ngọt)

B. Sự tác động êm nhẹ nhưng sâu, mức độ cao( lưỡi dao ngọt)

C. Sự nhẹ nhàng, dễ nghe, dễ làm siêu lòng của lời nói ( nói ngọt)

D. Sự êm tai, dễ nghe của âm thanh( đàn ngọt)

 

11. Cụm tính từ nào dưới đây có đầy đủ cấu trúc ba phần

A. Rất chăm chỉ

B. Vẫn duyên dáng

C. Còn đẹp lắm

D. Xinh đẹp bội phần

 

12. Trong các từ sau, từ nào không phải là từ mượn tiếng Hán?

A. Uyên thâm

B. Vẫn Duyên dáng

C. Còn đẹp lắm

 

D. Xinh đẹp bội phần

4

1A      2D       3C           4B            5D               6C           7D              8C              9D               10A            11D                 12C

20 tháng 2 2020

1.c

2b 

3 b

4 b

5d

6 c

7b

8a

9c

10 a

11c

12 c

13 tháng 5 2021

Mk nghĩ bạn nên đánh số vào mỗi ý thì sắp xếp sẽ dễ hơn đó

13 tháng 5 2021

Sắp xếp các sự việc sau theo trình tự phù hợp.

Mã Lương vẽ mọi thứ đều biến thành thật. Em vẽ dụng cụ lao động giúp đỡ người nghèo. (3)

Mã Lương bị nhà vua bắt, em vờ nghe lời sau đó trừng trị tên vua độc ác.(6)

Mã Lương trở về với nhân dân giúp đỡ mọi người.(7)

Mã Lương bị tên địa chủ bắt, em tự cứu mình và trừng trị tên địa chủ. (4)

Giới thiệu Mã Lương và mơ ước của em.(1)

Mã Lương được thần thưởng cho cây bút thần.(2)

Mã Lương đến nơi khác sống, vô tình để lộ tài năng. (5)

11 tháng 12 2021
A nha bạn Chúc bạn học tốt Tích cho mình nha
11 tháng 12 2021
A nha bạn chúc bạn học và đạt thành tích tốt nhé
II. Tự luận( 7,5 điểm)1. Tìm và chép lại các cụm danh từ có trong đoạn văn sau:( 1,0 điểm)   Từ hôm lão miệng không ăn gì, các bộ phận của cơ thể như bác Tai, cậu Chân, cậu Tay, cô Mắt cảm thấy mệt mỏi, rã rời. Tất cả bọn chúng đều lờ đờ mệt mỏi đến mức không thể chịu đựng được. Điều đó cho thấy mỗi thành viên trong một tập thể không thể sống tách rời nhau. 2. Giải...
Đọc tiếp

II. Tự luận( 7,5 điểm)

1. Tìm và chép lại các cụm danh từ có trong đoạn văn sau:( 1,0 điểm)

   Từ hôm lão miệng không ăn gì, các bộ phận của cơ thể như bác Tai, cậu Chân, cậu Tay, cô Mắt cảm thấy mệt mỏi, rã rời. Tất cả bọn chúng đều lờ đờ mệt mỏi đến mức không thể chịu đựng được. Điều đó cho thấy mỗi thành viên trong một tập thể không thể sống tách rời nhau.

 

2. Giải thích tại sao tác giả lại lựa chọn con hổ làm nhân vật chính trong truyện Con hổ có nghĩa và ý nghĩa của sự lựa chọn đó. ( 1,5 điểm)

 

3. Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu ở dưới: ( 5,0 điểm)

   " Suốt đêm, mưa to, gió lớn. Sáng ra, ở tổ chim chót vót trên cây cao, con chim mẹ giũ lông cánh cho khô rồi khẽ nhích ra ngoài. Tia nắng ấm vừa vặn rơi xuống đúng chỗ chú chim non đang ngái ngủ, lông cánh vẫn khô nguyên.

 

   Hãy tưởng tượng và kể lại câu chuyện đã xảy ra với hai mẹ con chú chim trong một đêm mưa gió.

0
16 tháng 5 2021
Phương thức biểu đạt chính:miêu tả Nội dung chính:những phẩm chất tốt đẹp của cây tre.
1.Bài văn tả và kể về các loài chim ở làng quê có theo một trình tự nào không hay hoàn toàn tự do? Để trả lời các câu này, em hãy: a/ Thống kê theo trình tự tên của các loài chim được nói đến. b/ Tìm xem các loài chim có được sắp xếp theo từng nhóm loài gần nhau hay không? c/ Tìm hiểu cách dẫn dắt lời kể, cách tả, cách xâu chuỗi hình ảnh, chi tiết. 2. Nhận xét về nghệ thuật miêu...
Đọc tiếp

1.Bài văn tả và kể về các loài chim ở làng quê có theo một trình tự nào không hay hoàn toàn tự do?

Để trả lời các câu này, em hãy:

a/ Thống kê theo trình tự tên của các loài chim được nói đến.

b/ Tìm xem các loài chim có được sắp xếp theo từng nhóm loài gần nhau hay không?

c/ Tìm hiểu cách dẫn dắt lời kể, cách tả, cách xâu chuỗi hình ảnh, chi tiết.

2. Nhận xét về nghệ thuật miêu tả các loài chim. Cụ thể là:

a/ Chúng được miêu tả về những phương diện nào và mỗi loài được miêu tả kỹ điểm gì? ( hình dạng, màu sắc, tiếng kêu hoặc hót, hoạt động và đặc tính)

b/ Kết hợp tả và kể như nào? Tìm những dẫn chứng cho thấy các loài chim được tả trong môi trường sinh sống, hoạt động của chúng và trong mối quan hệ giữa các loài.

c/ Nhận xét về tài quan sát và tình cảm của tác giả với thiên nhiên, làng quê qua việc miêu tả các loài chim.

3. Trong bài có sử dụng nhiều chất liệu văn hóa dân gian như thành ngữ, đồng dao, truyện cổ tích. Hãy tìm các dẫn chứng.

Cách cảm nhận đậm chất dân gian về các loài chim trong bài tạo nên nét đặc sắc gì và có điều gì chưa xác đáng?

4. Bài văn đã cho em những hiểu biết gì mới và những tình cảm như thế nào về thiên nhiên, làng quê qua các hình ảnh loài chim?

1
25 tháng 4 2017

Câu 1:

a. Trong khi tả số rất nhiều loại chim, tác giả lựa chọn để sắp xếp theo trình tự từng nhóm loài gần nhau.

b. Đầu tiên là nhóm những loài chim "đều có họ với nhau. Họ của chúng đều hiền cả" (bồ các, chim ri, sáo sậu, sáo đen, tu hú), tiếp đó đến bước trung gian là các loài chim nhạn, bìm bịp, chim ngói…, sau cùng là nhóm những loài chim ác (diều hâu, chèo bẻo, quạ đen, quạ khoang, cắt,…).

c. Lời kể rất tự nhiên

- Cách tả mỗi con vật đều độc đáo, rất đặc trưng cho hoạt động của mỗi loài. Nhờ nhân hóa mà thế giới chim như thế giới con người rất sinh động.

- Cách xâu chuỗi các hình ảnh chi tiết rất hợp lí và bất ngờ. Thí dụ: Ai nghe tiếng bìm bịp kêu

– Nghĩ tới ông sư hổ mang lừa bịp chết mà hóa nen loài chim này.

--> Ông ta tự nhận mình là bịp nên tiếng chim là "bìm bịp". --> Ông khoác áo nâu bởi nhà sư mặc đồ nâu --> Chim rúc trong các bụi cây vì là kẻ ác --> Chim kêu thì chim ác, chim xấu mới ra mặt.

Câu 2:

a. Về các loài chim, tác giả sử dụng cách kể như không phải bằng văn mà là lời nói thường, cũng không phải do ai gợi ra mà bắt đầu từ tiếng kêu của loài bồ các để dẫn dắt lời kể; tiếp sau đó vận dụng cấu trúc của đồng dao dân gian để phát triển mạch kể. Mạch kể giữa các loài chim hiền với các loài chim ác được tiếp nối bởi sự xuất hiện của các loài chim ngói, chim nhạn và chim bìm bịp. Đặc biệt, sự xuất hiện của chim bìm bịp như là "cầu nối" (khi nó kêu thì một loạt chim ác, chim xấu mới ra mặt). Đồng thời, trong từng nhóm loài, tác giả dùng các hình ảnh sinh hoạt, tập tính của chúng để xâu chuỗi thành mạch văn phát triển hợp lí và sinh động.

b. Kết hợp tả và kể: Ví dụ: Chim bìm bịp.

- Giời khoác cho nó bộ cánh nâu (tả).

- Những câu còn lại là kể.

c. Trong từng loài chim tác giả đã quan sát và nhấn mạnh các đặc điểm riêng biệt. Thế giới chim liên kết thành một xã hội như loài người: có hiền, có dữ, có mâu thuẫn giải quyết bằng bạo lực… Cũng như vậy, kết hợp tả và kể về các loài chim, tác giả vừa thể hiện khả năng quan sát rất tinh tế, vừa thay đổi được giọng văn làm cho mạch văn uyển chuyển, sinh động; đồng thời qua đó cũng thể hiện tình cảm gắn bó thân thiết giữa tác giả và thiên nhiên.

Câu 3: Chất liệu văn hóa dân gian.

- Thành ngữ: Kẻ cắp gặp bà già (xem chú thích (7) trang 113).

- Đồng dao: Bồ các là bác chim ri - Chim ri là dì sáo sậu ...

- Kể chuyện: Câu chuyện ông sư lừa bịp chết thành chim bìm bịp. Cách cảm nhận này tạo cho chúng ta hình dung thế giới loài chim như loài người, tính cách ứng xử giống người nhưng nó có thể làm ta ác cảm với những con chim theo tác giả là "ác" mà thực tế không như vậy.

Câu 4:

Bài văn đã đem đến những hiểu biết thú vị về đặc điểm, tập tính, hình dáng của một số loài chim, điều đó giúp chúng ta yêu mến hơn và có tinh thần trân trọng giữ gìn vẻ đẹp của thiên nhiên, cảnh sắc quê hương Việt Nam.

1.Nêu đại ý của bài văn. Tìm bố cục và nêu ý chính của mỗi đoạn. 2.Để làm rõ ý “Cây tre là người bạn thân của nông dân Việt Nam, bạn thân của nhân dân Việt Nam”, bài văn đã đưa ra hàng loạt những biểu hiện cụ thể.Em hãy: a/ Tìm những chi tiết, hình ảnh thể hiện sự gắn bó của tre với con người trong lao động và cuộc sống hằng ngày. b/ Nêu giá trị của các phép nhân hóa...
Đọc tiếp

1.Nêu đại ý của bài văn.

Tìm bố cục và nêu ý chính của mỗi đoạn.

2.Để làm rõ ý “Cây tre là người bạn thân của nông dân Việt Nam, bạn thân của nhân dân Việt Nam”, bài văn đã đưa ra hàng loạt những biểu hiện cụ thể.Em hãy:

a/ Tìm những chi tiết, hình ảnh thể hiện sự gắn bó của tre với con người trong lao động và cuộc sống hằng ngày.

b/ Nêu giá trị của các phép nhân hóa đã được sử dụng để nói về cây tre và sự gắn bó của tre với con người.

3. Ở đoạn kết, tác giả đã hình dung như thế nào về vị trí của cây tre trong tương lai khi đất nước ta đi vào công nghiệp hóa?

4.Bài văn đã miêu tả cây tre với vẻ đẹp và những phẩm chất gì? Vì sao có thể nói cây tre là tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam?

2
25 tháng 4 2017

Phần Đọc hiểu văn bản (SGK trang 99)

1.Nêu đại ý của bài văn.

Tìm bố cục và nêu ý chính của mỗi đoạn

Mở bài: Từ đầu đến "chí khí như người" - Giới thiệu chung về cây tre.

Thân bài: Tiếp theo đến "Tiếng sáo diều tre cao vút mãi": Sự gắn bó của cây tre trong sản xuất, chiến đấu và đời sống của con người Việt Nam.

Kết bài: Phần còn lại: Cây tre là tượng trưng con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam.

Phần thân bài có thể chia thành các đoạn nhỏ:

Đoạn 1: Từ "nhà thơ đã có lần ca ngợi" đến "có nhau, chung thủy": Sự gắn bó của tre với sản xuất và đời sống của người Việt Nam.

Đoạn 2: Tiếp theo đến "tre, anh hùng chiến đấu": Tre cùng người đánh giặc.

Đoạn 3: Tiếp theo đến "tre cao vút mãi": Tre đồng hành với người tới tương lai.

2.Để làm rõ ý “Cây tre là người bạn thân của nông dân Việt Nam, bạn thân của nhân dân Việt Nam”, bài văn đã đưa ra hàng loạt những biểu hiện cụ thể.Em hãy:

a/ Tìm những chi tiết, hình ảnh thể hiện sự gắn bó của tre với con người trong lao động và cuộc sống hằng ngày.

+ Những chi tiết, hình ảnh thể hiện, sự gắn bó của tre với con người trong lao động và cuộc sống hàng ngày

- Bóng tre trùm lên làng bản, xóm thôn.

- Tre là cánh tay của người nông dân.

- Tre là người nhà.

- Tre gắn bó tình cảm gái trai, là đồ chơi trẻ con, nguồn vui tuổi già.

- Tre với người sống có nhau, chết có nhau, chung thủy.

+ Tre là đồng chí chiến đấu

- Tre là vũ khí: gậy tầm vông, chông tre.

- Tre xung phong vào xe tăng, đại bác.

b/ Nêu giá trị của các phép nhân hóa đã được sử dụng để nói về cây tre và sự gắn bó của tre với con người.

Hình ảnh tre được nhân hóa: Tre như có tình cảm - âu yếm làng bản, xóm thôn, tre ăn ở với người đời đời kiếp kiếp; tre với mình sống có nhau, chết có nhau, chung thủy; tre xung phong và xe tăng đại bác; tre hy sinh để bảo vệ con người...

Cây tre là một người bạn, với tất cả những đặc tính người. Nhờ nhân hóa mà cây tre hiện ra thật sống động trong đời sống, trong sản xuất và chiến đấu. Cây tre trở thành anh hùng lao động và anh hùng chiến đấu. Tre cũng như con người Việt Nam, là biểu tượng của người Việt Nam.

3. Ở đoạn kết, tác giả đã hình dung như thế nào về vị trí của cây tre trong tương lai khi đất nước ta đi vào công nghiệp hóa?

Ở đoạn cuối, tác giả hình dung vị trí của cây tre khi đất nước bước vào thời kỳ công nghiệp hóa. Khi đó, sắt, thép và xi măng cốt sắt sẽ dần dần trở nên quen thuộc, sẽ thay thế một phần cho tre mía. Tuy vậy, mía tre cũng vẫn còn mãi. Nứa tre vẫn làm bóng mát, làm cổng chào, và hóa tân vào âm nhạc, vào nét văn hóa trong chiếc đu ngày xuân dướn lên bay bổng.

Mãi mãi tre vẫn đồng hành với con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam.

4.Bài văn đã miêu tả cây tre với vẻ đẹp và những phẩm chất gì? Vì sao có thể nói cây tre là tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam?

Bài văn đã miêu tả cây tre đẹp, giàu sức sống, thanh cao, giản dị. Cây tre gắn bó giúp đỡ con người trong lao động, trong chiến đấu và trong đời sống. Cây tre cũng như người nhũn nhặn, ngay thẳng, thủy chung, can đảm. Cây tre mang phẩm chất tốt đẹp của người Việt Nam, vì thế có thể nói cây tre là tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam.

20 tháng 6 2020

Câu 1:

Đại ý của bài văn:

Cây tre là bạn thân của nhân dân Việt Nam. Tre có mặt ở khắp mọi vùng đất nước; tre đã gắn bó lâu đời và giúp ích cho con người trong đời sống hằng ngày, trong lao động sản xuất và cả trong chiến đấu chống giặc, trong quá khứ, hiện tại và cả trong tương lai.

Bố cục và ý chính của mỗi đoạn:

  • Mở bài: Từ đầu đến “chí khí như người”.

=> Giới thiệu chung về cây tre

  • Thân bài: Từ “Nhà thơ đã có lần ca ngợi” đến “Tiếng sáo tre diều cao vút mãi”.

=> Sự gắn bó của cây tre trong sản xuất, chiến đấu và đời sống của con người Việt Nam.

Phần thân bài có thể chia làm 3 đoạn:

  • Đoạn 1: Từ “nhà thơ đã có lần ca ngợi" đến "có nhau, chung thủy".

=> Sự gắn bó của tre với sản xuất và đời sống của người Việt Nam.

  • Đoạn 2: Từ “Như cây tre mọc thẳng” đến "tre, anh hùng chiến đấu".

=> Tre cùng người đánh giặc.

  • Đoạn 3: Từ “Nhạc của trúc, nhạc của tre” đến "tre cao vút mãi".

=> Tre đồng hành với người tới tương lai.

  • Kết bài: Còn lại

=> Cây tre là tượng trưng con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam.

Câu 2:

a/ Tìm những chi tiết, hình ảnh thể hiện sự gắn bó của tre với con người trong lao động và cuộc sống hằng ngày.

  • Bóng tre trùm lên làng bản, xóm thôn.
  • Tre là cánh tay của người nông dân.
  • Tre là người nhà.
  • Tre gắn bó tình cảm gái trai, là đồ chơi trẻ con, nguồn vui tuổi già.
  • Tre với người sống có nhau, chết có nhau, chung thủy.
  • Tre là đồng chí chiến đấu
  • Tre là vũ khí: gậy tầm vông, chông tre.
  • Tre xung phong vào xe tăng, đại bác.

b/ Nêu giá trị của các phép nhân hóa đã được sử dụng để nói về cây tre và sự gắn bó của tre với con người.

Phép nhân hóa cây tre giúp cây tre như có tình cảm thân thiết với làng quê, thôn xóm, cây tre trở thành người bạn tốt, trở thành anh hùng lao động, anh hùng chiến đấu. Tre cũng như con người Việt Nam, là biểu tượng của người Việt Nam.

Câu 3:

Ở đoạn cuối tác giả hình dung rằng khi đất nước ta bước vào thời kỳ đổi mới, sắt, thép có thể nhiều hơn, thay thế tre, nứa. Nhưng tre, nứa vẫn còn mãi, xuất hiện trong cuộc sống của con người: che bóng mát, làm cổng chào, hòa trong khúc nhạc truyền thống,...

Câu 4:

Cây tre được miêu tả trong bài rất đẹp, giàu sức sống, giản dị mà thanh cao. Với những phẩm chất đáng quý như người Việt: nhũn nhặn, ngay thẳng, thủy chung, can đảm.

Cây tre tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam bởi cây tre mang phẩm chất tốt đẹp của người Việt Nam.