Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1. Kinh tuyến là một nửa vòng tròn trên bề mặt Trái Đất, nối liền hai Địa cực, có độ dài khoảng 20.000 km, chỉ hướng bắc-nam và cắt thẳng góc với đường xích đạo.
Vĩ tuyến là một vòng tròn tưởng tượng nối tất cả các điểm có cùng vĩ độ. Trên Trái Đất, vòng tròn này có hướng từ đông sang tây. Vị trí trên vĩ tuyến được xác định bằng kinh độ. Một vĩ tuyến luôn vuông góc với một kinh tuyến tại giao điểm giữa chúng. Các vĩ tuyến ở gần cực Trái Đất có đường kính nhỏ hơn.
2. Bản đồ nào cũng có ghi tỉ lệ ở phía dưới hay ở góc bản đồ. Dựa vào tỉ lệ bản đồ chúng ta có thể biết được các khoảng cách trên bản đồ đã thu nhỏ bao nhiêu lần so với kích thước thực của chúng trên thực địa.
Tỉ lệ bản đồ được biểu hiện ở hai dạng:
- Tì lệ số : là một phân số luôn có tử số là 1. Mẫu số càng lớn thì tỉ lệ càng nhỏ và ngược lại. Ví dụ : tỉ lệ 1:100.000 có nghĩa là 1 cm trên bản đồ bằng 100.000 cm hay 1 km trên thực địa.
- Tỉ lệ thuớc : tỉ lệ được vẽ cụ thể dưới dạng một thước đo đã tĩnh sẵn. mỗi đoạn đều ghi số đo độ dài tương ứng trên thực địa. Ví dụ : mỗi đoạn 1 cm bằng 1 km hoặc bằng 10 km v.v...
Ti lệ bản đồ có liên quan đến mức độ thể hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ. Ti lệ càng lớn thi mức độ chi tiết của bản đồ càng cao.
Câu 1:
- Vĩ tuyến là các vòng tròn trên quả địa cầu, vuông gốc với kinh tuyến.
- Vĩ tuyến gốc là đường xích đạo
- Nếu mỗi vĩ tuyến cách nhau 1 độ thì trên bề mặt quả địa cầu, từ cực Bắc đến cực Nam, có tất cả 181 vĩ tuyến
Câu 2:
- Tỉ lệ bản đồ cho biết mức độ thu nhỏ của khoảng cách được vẽ trên bản đồ so với khoảng cách thực tế trên mặt đất
- Tỉ lệ số :là một phân số luôn có tử số là 1. Mẫu số càng lớn thì tỉ lệ càng nhỏ và ngược lại.
- Tỉ lệ thước :tỉ lệ được vẽ cụ thể dưới dạng một thước đo đã tính sẵn, mỗi đoạn đều ghi số đo độ dài tương ứng trên thực địa
Câu 3:
- Kinh độ của 1 điểm là số độ tính từ kinh tuyến đi tuyến đi qua điểm đó đến kinh tuyến gốc.
- Vĩ độ là khoảng cách tính bằng số độ, từ vĩ tuyến đi qua điểm đó đến vĩ tuyến gốc.
- Toạ độ địa lí của 1 điểm là kinh độ, vĩ độ của điểm đó.
- Khi viết toạ độ địa lí của một điểm, người ta thường viết kinh độ ở trên và vĩ độ ở dưới.
Câu 4:
Có 3 loại kí hiệu bản đồ
- Kí hiệu điểm:
Kí hiệu hình học
Kí hiệu chữ
Kí hiệu tượng hình
- Kí hiệu đường
- Kí hiệu diện tích
Các biểu hiện địa hình trên bản đồ:
-Bảng thang màu
-Đường đồng mức: là dường nối các điểm có cùng độ cao với nhau
- Có trị số cách đều nhau
- các dường đồng mức càng gần nhau thì độ dốc càng cao và ngược lại
Câu 5:
Trái Đất chuyển động theo theo hướng từ Tây sang Đông nên khắp mọi nơi trên Trái Đất đều lần lượt có ngày và đêm. Thời gian 1 ngày đêm theo quy ước là 24h
Câu 6:
- Trong khi chuyển động quanh Mặt Trời, do trục Trái Đất nghiên và không đổi hướng nên Trái đất có lúc chúc nửa cầu Bắc, có lúc ngả nửa cầu Nam về phía Mặt Trời. Do đó dường phân chia sáng tối không trùng với trục của Trái Đất nên các địa điểm ở nửa cầu Bắc và nửa cầu Nam, có hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau theo vĩ độ...
- Các địa điểm trên dường xích đạo, quanh năm có ngày đêm dài ngắn như nhau.
Câu 7:
Trái Đất có 6 lục địa :
- Lục địa Á-Âu
- Lục đia Phi
- Lục địa Nam Cực
- Lục địa Bắc Mĩ
- Lục địa Nam Mĩ
- Lục địa Ô-xtray-li-a
Trái đất có 4 đại dương lớn:
- Thái Bình Dương
- Ấn Độ Dương
- Bắc Băng Dương
- Đại tây Dương
Chúc bạn học tốt, mệt quá
1. Hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của TĐ
- Ngày đêm luân phiên.
- Giờ trên TĐ.
- Sự lệch hướng chuyển động của vật thể.
2.
3. Thành phần của không khí bao gồm:
- Khí nitơ: 78%
- Khí oxi: 21%
- Hơi nước và các khí khác: 1%
4. Khí áp là sức nén của không khí xuống bề mặt TĐ.
5. Thứ tự cấu tạo TĐ từ trong ra ngoài bao gồm các lớp: nhân (lõi), man-ti, vỏ TĐ.
6. Trên TĐ có 4 đai áp cao và 3 đai áp thấp.
7. Hệ thống kinh, vĩ tuyến giúp chúng ta xác định được vị trí của đối lượng địa lí.
8. Quả địa cầu là mô hình thu nhỏ của Trái Đất.
Câu 1: Trả lời:
- Kí hiệu bằng chữ
- Kí hiệu bằng màu sắc
câu 2
thời gian:24 giờ
hệ quả:
sự luân phiên ngày đêm
sự lệch hướng chuyển động của các vật thể
thứ tự quay thì mình không biết
Câu 1
Vị trí,kích thước,hình dạng của trái đất như thhees nào?
- Vị trí: thứ 3 theo thứ tự xa dần mặt trời
- Kích thước:
+ Bán kính: 6370 km
+ Xích đạo: 40076 km
+ Diện tích: 510 triệu km2
=> Trái đất có kích thước rất lớn
- Hình dạng: hình cầu
Khu vực có múi giờ 0 đi qua là đài thiên văn Grin-uýt, thuộc ngoại ô thành phố Luôn Đôn nước Anh.
Nội lực và ngoại lực là 2 lực đối nghịch nhau vì:
+Nội lực: là những lực bên trong lòng đất, làm bề mặt đất thêm gồ ghề
+Ngoại lực:là những lực sinh ra bên ngoài mặt đất, làm bề mặt đất bằng phẳng, hạ thấp.
Động đất, núi lửa làm thiệt hại nhiều về cầu cống, đường xá, nhà cửa, thương tích ở con người,... Ở VN cũng hiếm khi có hiện tượng đó, nguy cơ xảy ra rất thấp vì VN ko nằm trong vùng ko ổn định của vỏ trái đất.
Trái đất tự quay quanh trục
Hiện tượng ngày , đêm kế tiếp Sự lệch hướng chuyển động của vật
(Bạn nhớ vẽ sơ đồ thì đánh dấu mũi tên từ trái đất đi xuống nha!)
Bài cuối mìn ko bít vì mìn hơi kém toán!!!!
CHÚC BẠN NGÀY MAI THI TỐT NHA!!!!!
1, 1. Chuyển động tự quanh quay quanh trục của trái đất
a. Mô tả chuyển động
- Tự quay quanh mình đúng 1 vòng mất khoảng thời gian 24 giờ
- Hướng: Tây sang Đông
- Vận tốc lớn nhất ở xích đạo (464m/giây) giảm dần về 2 cực (2 cực: 0m/giây)
b. Hệ quả
- Ngày đêm diễn ra liên tục, nhiệt độ trái đất được điều hoà
-Mọi điểm ở vị trí khác nhau trên bề mặt Trái Đất có giờ khác nhau, giờ địa điểm
phía đông sớm hơn địa điểm phía Tây.
- Có cảm giác mặt trời và các tinh tú chuyển động biểu kiến.
- Sinh ra lực coriolis làm lệch hướng các chuyển động: Bắc bán cầu lệch phải,
Nam bán cầu lệch trái.
2. Chuyển động của trái đất quanh mặt trời
a. Mô tả chuyển động:
- Cách thức chuyển động: Tịnh tiến
- Quỹ đạo chuyển động: En-líp.
- Hướng chuyển động: Tây sang Đông.
- Thời gian chuyển động: Một vòng quỹ đạo mất 365 ngày 06 giờ.
- Khi chuyển động trục trái đất nghiêng với mặt phẳng quỹ đạo 1 góc 66độ33'
không đổi hướng
b. Hệ quả
- Chuyển động biểu kiến của mặt trời trong năm giữa 2 chí tuyến.
- Ngày đêm dài ngắn theo mùa ở 2 nửa cầu: mùa nóng ngày dài hơn đêm, mùa
lạnh đêm dài hơn ngày.
- Hai nửa cầu có mùa trái ngược nhau.
3,
- Bình nguyên:
+ Là dạng địa hình thấp.
+ Bề mặt tương đối bằng phẳng hoặc gợn sóng.
+ Độ cao tuyệt đối thường dưới 200m.
- Cao nguyên:
+ Là dạng địa hình có độ cao tuyệt đối trên 500m.
+ Có bề mặt tương đối bằng phẳng hoặc gợn sóng.
+ Có sườn dốc, nhiều khi dựng đứng thành vách so với vùng đất xung quanh.
- Đồi:
+ Là một dạng địa hình nhô cao.
+ Có đỉnh tròn, sườn thoải.
+ Độ cao tương đối thường không quá 200m.
câu 1:Nêu đặc điểm vận động của Trái Đất. Trái Đất tự quay quanh trục sinh ra mấy hệ quả ? Hãy nêu những hệ quả đó:
Trái đất có 2 vận động:
* Vận động tự quay quanh trục:
+ Đặc điểm:
~ quay từ tây -> đông ( ngược chiều kim đồng hồ )
~ thời gian tự quay quanh trục là 23h 56’04”.
~ vận tốc quay lớn nhất ở xích đạo và giảm dần về 2cực.
+ Hệ quả:
~ sự luân phiên ngày đêm do trái đất hình khối cầu và luôn được Mặt Trời chiếu sáng 1 nửa, sinh ra ngày đêm.
~ do Trái đất tự quay quanh trục nên mọi nơi trên bề mặt Trái đất đều được mặt trời chiếu sáng rồi chìm vào bóng tối -> sự luân phiên ngày đêm.
~ giờ trên trái đất và đường chuyển ngày quốc tế do trái đất hình khối
cầu, tự quay quanh trục nên các địa điểm thuộc kinh tuyến khác nhau có giờ khác nhau ( giờ địa phương )
~ giờ quốc tế: người ta chia Trái đất làm 24 múi giờ mỗi mũi giờ rộng 15* kinh tuyến. Giờ ở múi giờ số 0 được lấy làm giờ quốc tế.
~ sự lệch hướng chuyển động của các vật thể:
lực làm lệch hướng là lực Côriôlic.
- Biểu hiện: Bắc bán cầu lệch về phía phải.
Nam bán cầu lệch về phía trái.
- Nguyên nhân: do vận động tự quay của trái đất từ tây -> đông với vận tốc khác nhau ở các vĩ độ.
- Lực Côriôlic tác động đến sự chuyển động các khối khí, dòng biển, dòng sông, đường đạn bay trên bề mặt Trái đất.
*Vận động quay quanh mặt trời của trái đất:
+ Đặc điểm:
~ Trái đất quay quanh mặt trời theo quỹ đạo hình Elip.
~ Trong khi chuyển động trục trái đất luôn nghiêng 1 góc 66o33’ so với mặt phẳng quỹ đạo .
~ Quay theo hướng từ tây -> đông.
~ Thời gian Trái đất chuyển động quay quanh mặt trời: 365 ngày và 6giờ 56 phút 48 giây.
giờ.
~ Trái đất đến gần mặt trời nhất vào ngày 3/1 (điểm cận nhật) với khoảng cách
147 Km (vận tốc 30,3 km/s), xa mặt trời nhất vào ngày 5/7 (điểm viễn nhật) với khoảng
cách 152 km (vận tốc 29,3 km/s).
~ Tốc độ chuyển động trung bình là 29,8km/s.
+ Hệ quả:
~ Chuyển động biểu kiếnm hằng năm của mặt trời: là chuyển động nhìn thấy bằng mắt
nhưng không có thật.
Nguyên nhân : do trục trái đất nghiêng và không đổi hướng khi chuyển động quanh
mặt trời.
~ Hiện tượng mùa: là khoảng thời gian trong năm có những đặc điểm riêng về thời tiết
Và khí hậu. có 4 mùa: xuân, hạ, thu, đông.mùa 2 bán cầu trái ngược nhau.
Nguyên nhân: do trục trái đất nghiêng và không đổi hướng nên bán cầu Bắc và bán cầu Nam lần lượt ngả về phía mặt trời khi chuyển động trên quỹ đạo.
* Hiên tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau theo mùa:
+ Từ ngày 21/3 ->23/9 : Bắc bán cầu ngả về phía mặt trời: mùa xuân hạ ở Bắc bán cầu ngày dài hơn đêm, nam bán cầu mùa thu đông đêm dài hơn ngày.
+ Từ ngày 23/9 ->21/3 : Nam bán cầu ngả về phía mặt trời: mùa xuân hạ ở nam bán cầu ngày dài hơn đêm, bắc bán cầu mùa thu đông đêm dài hơn ngày.
+ Riêng 2 ngày 21/3 và 23/9: thì mặt trời vuông góc với xích đạo ngày dài hơn đêm.
+ Ở xích đạo quanh năm ngày đêm dài bằng nhau, càng xa xích đạo độ dài ngày đêm càng lệch.
+ Từ vòng cực> cực có hiện tượng ngày đêm 24h càng về gần cực số ngày đêm địa cực càng lớn.
+ Ở 2 cực số ngày đêm dài 24h kéo dài 6 tháng.
Câu2:Lấy 1 ví dụ về tỉ lệ của bản đồ . Nêu ý nghĩa của tỉ lệ đó:
a) Khái niệm:
Tỉ lệ của một bản đồ là tỉ số giữa một khoảng cách đo trên bản đồ và khoảng cách ngoài thực địa. Trên mỗi bản đồ, tỉ lệ được đặt ở dưới tên bản đồ cho người đọc biết được mức độ thu nhỏ của đối tượng ngoài thực tế lên bản đồ. Thước tỉ lệ thường đặt ở dưới góc bản đồ phục vụ cho việc đo đạc các thông số như khoảng cách và diện tích trên bản đồ.
c) Ví dụ:
Ký hiệu của tỉ lệ có dạng 1:M, trong đó số M chỉ khoảng cách thực tế lớn gấp bao nhiêu lần khoảng cách tương ứng đo trên bản đồ. Chẳng hạn nếu 1 cm trên bản đồ ứng với 1 km ngoài thực địa thì bản đồ đó có tỉ lệ 1:100000 vì 1 km = 100.000 cm.
Bản đồ có tỉ lệ lớn thì càng chi tiết và tương ứng với số M nhỏ. Bản đồ tỉ lệ nhỏ kém chi tiết hơn và có số M lớn.
d) Ý nghĩa:
- Cho biết thu nhỏ bao nhiêu so với thực địa.
- Tỉ lệ của bản đồ càng lớn thì mức chi tiết của bản độ càng cao.