Câu 1: Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ của em...">
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 3 2024

Đoạn thơ từ câu "Từ khi chân dẫn bước" đến câu "Không một nhân ám muội!" trong bài thơ "Con cá, chột nưa" của Tổ Hữu thể hiện sự tuyệt vọng và đau khổ của nhân vật chính. Tổ Hữu sử dụng cầu mở rộng chủ ngữ để tăng cường hiệu ứng và sự tương tác giữa các chủ ngữ. Câu "Từ khi chân dẫn bước" và câu "Không một nhân ám muội!" đều được gạch chân để nhấn mạnh và chú thích rõ một chủ ngữ mở rộng. Đoạn thơ này gợi lên trong em cảm giác xót xa và đau lòng, nhắc nhở về sự cô đơn và khó khăn trong cuộc sống, và cũng là một lời nhắc nhở về tình người và sự đồng cảm.(ko chep mạng nhe)

 

17 tháng 12 2021

Trong văn bản Bài học đường đời đầu tiên, nhân vật Dế Mèn đã để lại cho em nhiều ấn tượng sâu sắc. Đầu tiên, chúng ta phải kể đến ngoại hình ấn tượng của Dế Mèn. Nhân vật này được tác giả Tô Hoài xây dựng và khắc họa là có hình thể rất đẹp, cơ thể cường tráng khỏe mạnh vô cùng. Đôi càng thì mẫm bóng, những cái vuốt ở chân thì cứng dần và nhọn hoắt như những lưỡi cưa . Không những vậy, đôi râu của Dế Mèn thì lúc nào cũng rung rinh đầy tự hào, dáng đi thì lúc nào cũng oai vệ và trịnh trọng. Chính vì vậy, Dế Mèn đã cảm thấy tự hào về thân hình của mình. Tuy nhiên, Dế Mèn lại là kẻ hung hăng hống hách và vô cùng tự phụ. Điều này thể hiện qua việc Dế Mèn thường xuyên đi trêu chọc những người xung quanh và còn vô cùng khinh thường người bạn Dế Choắt xấu xí, và yếu đuối hơn mình. Hơn nữa, chính Dế Mèn là người gây ra cái chết của Dế Choắt khi để Choắt lĩnh hậu quả việc mình làm. Tóm lại, Dế Mèn là người có thân hình đẹp nhưng tính cách thì hung hăng, hống hách coi trời bằng vung và phải nhận lấy bài học đường đời đầu tiên của mình

                                                            chúc bạn làm bài tốt nha  

18 tháng 12 2022

Tham khảo nhé:

" Cha là một người thân thuộc trong gia đình. Cha là người đã cùng mẹ nuôi nấng và dạy dỗ ta nên người. Nhà thơ Thích Nhuận Hạnh đã có bài thơ "Lục bát về cha":

"Cánh cò cõng nắng qua sông

Chở luôn nước mắt cay nồng của cha

Cha là một dải ngân hà

Con là giọt nước sinh ra từ nguồn".

Tác giả đã sử dụng biện pháp nhân hóa rất độc đáo:

"Cánh cò cõng nắng qua sông

Chở luôn nước mắt cay nồng của cha."

=> Câu thơ thể hiện sự vất vả, nhọc nhằn của người cha để nuôi con. Từ "cay nồng" càng làm nhân lên sự vất vả của người cha và làm nổi bật đức tính chịu thương chịu khó của cha.

"Cha là một dải ngân hà

Con là giọt nước sinh ra từ nguồn".

=> So sánh cha với dải ngân hà, qua đó cho thấy tình yêu thương mênh mông như dải ngân hà của người cha. Cho dù cha nghèo khó, vất vả, cha vẫn yêu con, tình yêu con của cha luôn đầy ắp.

"Thương con cha ráng sức ngâm

....

Chở câu lục bát hao gầy tình cha."

=> Dù chịu nhiều vất vả, khổ cực trăm bề nhưng vì con, cha âm thầm chịu đựng và gắng gượng làm việc để nuôi con. Qua đó làm nổi bật tính cách cần cù, chịu thương chịu khó và tình yêu con bao la của người cha.

Đọc bài thơ trên, chúng ta thêm trân trọng những mồ hôi, nước mắt và những đồng tiền mà cha mẹ mất bao công sức mới kiếm được. Chúng ta thêm yêu cha mẹ, thêm biết ơn cha mẹ và những công lao như trời như bể của cha mẹ. Nhà thơ hẳn phải có một tình yêu cha da diết mới viết nên bài thơ đong đầy cảm xúc như thế?