Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
+ “Họ đều là những người nông dân nghèo thương con”. Nhưng tình thương con của mỗi người có biểu hiện và kết cục khác nhau: chị Dậu thương con mà không bảo vệ được con, phải bán con lấy tiền nộp sưu cứu chồng; lão Hạc phải tìm đến cái chết để giữ mảnh vườn cho con; còn ông Hai, khi nghe tin làng theo giặc lại lo cho con vì chúng nó cũng là con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư?...Rõ ràng, ông đặt tình cảm riêng trong mối quan hệ với làng, với nước; ông hiểu danh dự của mỗi con người – dù còn ít tuổi – cũng gắn với danh dự của làng, gắn với vận mệnh của đất nước.
+ “Họ đều có sức phản kháng, đấu tranh”. Trong hoàn cảnh xã hội trước Cách mạng tháng Tám, chị Dậu phản kháng một cách tự phát, để bảo vệ chồng trước sự dã man vô nhân đạo của những kẻ đại diện cho cái gọi là “nhà nước” bấy giờ. Còn ông Hai, ông có ý thức trách nhiệm với làng, có tinh thần kháng chiến rất rõ ràng: ông trực tiếp tham gia các hoạt động kháng chiến ở làng, ông muốn trở về làng để được cùng anh em đào đường, đắp ụ, xẻ hào, khuân đá…khi đi tản cư ông vẫn lo cho các công việc kháng chiến ở làng.
- Đặc biệt, cần phân tích để thấy những chuyển biến “rất mới” trong tình cảm của ông Hai đối với làng. Ở ông Hai, “tình yêu làng mang tính truyền thống đã hòa nhập với tình yêu nước trong tinh thần kháng chiến của toàn dân tộc”.
+ Tình yêu làng thể hiện ở việc hay khoe làng của ông. Phân tích để thấy sự thay đổi ở việc khoe làng ấy: trước Cách mạng, ông khoe sự giàu có, hào nhoáng của làng; sau Cách mạng tháng Tám, ông khoe không khí cách mạng ở làng ông…Ông tin vào ý thức cách mạng của người dân làng ông cũng như thắng lợi tất yếu nếu giặc đến làng nên nghe giặc “rút ở Bắc Ninh, về qua làng chợ Dầu…” thì ông hỏi ngay “ta giết được bao nhiều thằng?”.
+ Tình yêu làng gắn với tình yêu nước của ông Hai bộc lộ sâu sắc trong tâm lí ông khi nghe tin đồn làng theo giặc. Từ khi chợt nghe tin đến lúc về nhà, nhìn lũ con; rồi đến những ngày sau…nỗi tủi hổ ám ảnh ông Hai thật nặng nề, mặc cảm tội lỗi ngày một lớn hơn. Tình yêu làng, yêu nước của ông còn thể hiện sâu sắc trong cuộc xung đột nội tâm gay gắt. Ông thấy tuyệt vọng vì ở nơi tản cư có tin không đâu chứa người làng Chợ Dầu. Lòng trung thành với cách mạng, với đất nước thật mạnh mẽ, hiểu rõ những điều quý giá mà cách mạng đã mang lại cho mình cũng như trách nhiệm với cách mạng nên ông Hai đã quyết định dứt khoát “Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây thì phải thù”.
+ Tình cảm với kháng chiến, với cụ Hồ của ông Hai được thể hiện cảm động, chân thành khi ông tâm sự với đứa con út. Và, tinh thần kháng chiến, niềm tự hào về làng Chợ Dầu kháng chiến được thể hiện cụ thể khi ông Hai nghe tin cải chính về làng.
- Phân tích để thấy “nguyên nhân của những đổi thay rất mới đó ở nhân vật ông Hai”. Những đổi thay đó là do tác động của hoàn cảnh lịch sử. Sự mở rộng và thống nhất giữa tình yêu quê hương với tình yêu đất nước là nét rất mới trong nhận thức và tình cảm của người nông dân sau Cách mạng tháng Tám mà nhà văn Kim Lân đã thể hiện qua nhân vật ông Hai. Tình cảm ấy có được bởi cách mạng đã mang lại cho người nông dân cuộc sống mới, họ được giác ngộ và cũng có ý thức tự giác vươn lên cho kịp thời đại. Vậy nên, tầm nhìn, suy nghĩ của ông Hai đã được mở rộng, đúng đắn.
+ Từ việc phân tích các chi tiết quan trọng trong câu chuyện mà xác định ý nghĩa truyện ( chú ý không sa đà vào phân tích truyện).
+ Trình bày những suy nghĩ về câu chuyện mà bản thân đã xác định được. Có thể lấy dẫn chứng trong văn chương và thực tế để làm rõ ý kiến của mình.
- Trong câu chuyện đã dẫn, hoàn cảnh và tâm trạng người mẹ khi về nhà, thái độ khi nghe đứa con lớn mách tội em, nỗi xúc động của người mẹ khi hiểu ra tình cảm của đứa con út cũng như dòng chữ con viết là những điều cho ta hiểu ý nghĩa truyện. Nên phân tích những chi tiết ấy.
- Một câu chuyện có thể mang đến cho người đọc nhiều suy nghĩ khác nhau. Câu chuyện trên, có thể gợi cho ta một số suy nghĩ như:
+ Nỗi tức giận dễ làm con người có thể mắc sai lầm.Vì thế, không nên nóng vội, phải hiểu rõ bản chất sự việc trước khi tỏ thái độ.
+ Con trẻ bộc lộ tình yêu thương một cách hồn nhiên, chân thành. Tình yêu thương của con mang đến cho người mẹ niềm vui và sức mạnh vượt qua khó khăn vất vả…
Phương pháp giải:
- Đọc văn bản.
- Chú trọng đoạn văn miêu tả quá trình tạo nên con người và thế giới muốn loài của hai vị thần đó.
Lời giải chi tiết:
* Tóm tắt quá trình tạo nên con người và thế giới muôn loài của hai nhân vật
- Nguyên nhân: mặt đất còn khá vắng vẻ, tình cảnh buồn tẻ → Prô-mê-tê và Ê-pi-mê-tê xin phép U-ra-nôx tạo cho thế gian một cuộc sống đông vui hơn.
- Thần Ê-pi-mê-tê:
+ Lấy đất và nước nhào nặn ra các loài vật và ban cho chúng một đặc ân của thần, một “vũ khí” để phòng thân, hộ mệnh, bảo vệ được cuộc sống của giống loài mình.
- Thần Prô-mê-tê:
+ Sau khi xem xét những điều thần Ê-pi-mê-tê làm thì nhận ra vẫn còn sót một con cần được ban bố đặc ân, “vũ khí” đó là con người.
+ Dựa theo thân hình trang nhã của các vị thần tái tạo lại thân hình cho con người trông thanh tao hơn.
+ Làm cho con người đứng thẳng, đi bằng hai chân để đôi tay làm những việc khác.
+ Băng lên bầu trời xa tít tắp đến tận cỗ xe của thần Mặt Trời Hê-li-ôx để lấy lửa rồi châm vào ngọn đuốc của mình và trao cho loài người.
* Cách xây dựng cốt truyện và nhân vật trong Prô-mê-tê và loài người ngắn gọn, cụ thể, tập trung vào việc nêu lên quá trình tạo nên con người và thế giới muôn loài của hai vị thần. Từ đó, làm nổi bật hình ảnh vĩ đại và công lao to lớn của hai vị thần.
Tóm tắt về quá trình tạo nên con người và thế giới muôn loài của hai vị thần:
Thế gian chỉ có mỗi các vị thần thì hết sức văng vẻ, hai vị thần Ê-pi-mê-tê và Prô-mê-tê đã quyết định sẽ tạo thêm những thứ khác cho nhân gian. Ê-pi-mê-tê xung phong việc chế tạo còn Prô-mê-tê sẽ kiểm tra và sửa chữa lại. Các con vật được trao cho những vũ khí phòng thân vô cùng hữu ích nhưng Ê-pi-mê-tê lại bỏ quên mất con người. Khi Prô-mê-tê kiểm tra lại, ông đã quyết định sẽ nhào nặn lại con người dựa theo hình dáng của những vị thần: đi bằng hai chân, để đôi tay làm việc. Với đó, vị thần cũng suy nghĩ làm sao để con người có thể mạnh và vượt trội hơn nhưng con vật khác để sinh tồn trong thế giới này. Cuối cùng, ông đã quyết định lấy lửa từ cỗ xe của thần mặt trời Hê-Li-Ôx và trao cho con người. Nhờ ngọn lửa của Prô-mê-tê, con người đã thoái khỏi sự tối tăm, lạnh giá. Ngọn lửa vừa là bạn vừa là vũ khí giúp họ chống lại nguy hiểm từ những con vật khác. Ngọn lửa cùng là một điều vô cùng quan trọng để sau này giúp con người sáng tạo ra muôn nghề.
Nhận xét:
- Cách xây dựng cốt truyện trong Prô-mê-tê và loài người hay và hấp dẫn.
- Có sử dụng yếu tố kỳ ảo và hiện thực như thần linh, con người, con vật.
- Xây dựng tuyến nhân vật thú vị, gần gũi. Nhân vật Prô-mê-tê hiện lên là một vị thần tốt bụng và có công ơn với loài người. Ê-pi-mê-tê dù chỉ là nhân vật phụ nhưng tính cách cũng được miêu tả rõ ràng và khéo léo.
- Việc tạo nên con người và thế giới muôn loài của hai nhân vật trải qua các nguyên nhân và các bước sau:
- Cách xây dựng cốt truyện và nhân vật trong Prô-mê-tê và loài người rất đầy đủ, cụ thể và logic giúp người đọc dễ dàng tiếp nhận và hiểu được vấn đề, thể hiện được thông điệp ý nghĩa mà văn bản hướng tới
Gợi ý:a) ý nghĩa của câu NN
- Học vấn thường được hiểu là trình độ hiểu biết của người có học.
- con đường đi tới học vấn luôn đầy khó khăn, gian khổ (những chùm rễ đắng cay )
- Học vấn mang lại niềm vui và hạnh phúc cho mọi người (quả ngọt)
- Phải nhìn thấy cả 2 mặt của vẫn đề và cần xác định rõ chỉ có không ngại khó, chúng ta mới có thể thành công trong học tập.
b) Khẳng định chân lí của câu NN
- có học vấn thì con ngưòi mới có đủ khả năng làm chủ thiên nhiên, làm chủ xã hội, và nhất là làm chủ vận mệnh của mình. Trên cơ sở ấy, đời sống vật chất và tinh thần mới được nâng cao.
- Muốn có học vấn thì phải không ngừng nỗ lực. Học tập là quá trình chiếm lĩnh tri thức, là nghiên cứu, phát minh ... Tưq duy con người phải hoạt động căng thẳng. lao động trí óc vất vả, phải lao tâm khổ trí.
- Trong thực tế, học tập và nghiên cứu , chúng ta thường gặp ngững vấn đề phức tạp, đòi hỏi một tinh thần cố gắng liên tục, phải tranh thủ thời gian, dồn hết tâm huyết.... Thăng ko kiêu, bại không nản
- Xưa nay, nhiều ngưòi vừa lao đọng kiếm sống vừa học tập. Môt tấm gương tiêu biểu là Bác Hồ (cái này tự phân tích nha bạn)
- Lấy thêm dẫn chứng
c) Mở rộng và nâng cao:
- ko nên quan niệm học vấn chỉ là sự hiểu biết về mọi mặt kiến thức. học vấn bao gồm cả việc rèn luyệ tư tưởng, tình cảm, đạo đức, nhân cách...
- để đạt được điều đó, ta phải cố gắng rất nhiều....
- không phải lúc nào quá trình học tập cũng cứ mệt nhọc là lo vui, nhiều lúc niềm say mê sẽ giúp ta quên đi mệt nhọc...
m