K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

CÂU 1:phân biệt từ ghép và từ láy cho ví dụ minh họaCÂU 2:từ mượn là gì?cho biết nguồn gốc các từ mượn sau:sứ giả,ti vi,xà phòng,buồm,mít tinh,ra-đi-ô,gan,điện,bơm,xô viết,giang sơn,in-tơ-nétCÂU 3:nghĩa của từ là gì?có mấy cách giải nghĩa từ?giải thích nghĩa của từ sau:giếng,hền nhát.Cho biết chúng được giải thích theo cách nào?CÂU 4:tìm từ nghĩa gốc và nghĩa chuyển trong các trường...
Đọc tiếp

CÂU 1:phân biệt từ ghép và từ láy cho ví dụ minh họa

CÂU 2:từ mượn là gì?cho biết nguồn gốc các từ mượn sau:

sứ giả,ti vi,xà phòng,buồm,mít tinh,ra-đi-ô,gan,điện,bơm,xô viết,giang sơn,in-tơ-nét

CÂU 3:nghĩa của từ là gì?có mấy cách giải nghĩa từ?giải thích nghĩa của từ sau:giếng,hền nhát.Cho biết chúng được giải thích theo cách nào?

CÂU 4:tìm từ nghĩa gốc và nghĩa chuyển trong các trường hợp sau:mía ngọt,nắng ngọt,mặt ngọt,dao bén ngọt,cắt cho ngọt tay liềm,lời nói ngọt.

CÂU 5:VIẾT đoạn văn tả cảnh mùa thu trên quê hương em

CHỈ ra các từ láy,từ muwownjvaf giải thích nghĩa của các từ đó(ít nhất 5 từ)

giúp mình minh vs mình đang cần rất gấp và nhanh

thank you ai trả lời nhanh nhất mình tick và kb nhé

5
7 tháng 10 2018

1.a.Từ ghép là từ có hơn hai tiếng (xét về cấu tạo) và các tiếng tạo nên từ ghép đều có nghĩa (xét về nghĩa). Từ ghép có hai loại: ghép chính phụ và ghép đẳng lập
1. Trong từ ghép chính phụ, tiếng đứng ở vị trí đầu tiên gọi là tiếng chính, tiếng đứng sau gọi là tiếng phụ. Từ một tiếng chính ta có thể tạo nên vô số từ ghép.
VD: vói tiếng chính là "Cá" ta có thể tạo ra vô số từ ghép: cá rô, cá lóc, cá lòng tong, cá mòi, cá sấu, ...
2. trong từ ghép đẳng lập các tiếng ngang nhau về nghĩa: áo quần, thầy cô, anh em, ...
=> Tóm lại, từ ghép là những từ mà mỗi tiếng tạo nên nó đều có nghĩa.

1.b,Từ láy là từ tạo nên từ hơn hai tiếng, tiếng đứng ở vị trí đầu tiên là tiếng gốc (thường thì tiếng gốc có nghĩa) và tiếng đứng sau láy lại âm hoặc vần của tiếng gốc. Từ láy cũng có hai loại: láy hoàn tòan (lặp lại cả âm lẫn vần của tiếng gốc: đo đỏ, xanh xanh, rầm rập, ...) và láy bộ phận (chỉ lặp lại hoặc âm hoặc vần của tiếng gốc: xanh xao, rì rào, mảnh khảnh, le te, ...)
KẾT LUẬN: ta phân biệt được từ láy và từ ghép là dựa vào ý nghĩa và dấu hiệu: nếu các tiếng tạo nên từ mà mỗi tiền đều có nghĩa thì đó là từ ghép, còn các tiếng tạo nên từ chỉ có tiếng đầu tiên có nghĩa hoặc tất cả các tiêng không có nghĩa thì đó là từ láy. Chú ý: các từ râu ria, mặt mũi, máu mủ không phải là từ láy (vì mỗi tiếng đều có nghĩa) mặc dù chúng có tiếng sau láy lại âm của tiếng trướ

7 tháng 10 2018

thank you bn nhưng bn trả lời hết cho mình nhé huhu mình cần lắm

I. TRẮC NGHIỆMCâu 1: Hình ảnh nào sau đây không phải là hình ảnh nhân hóa?A. Ông mặt trời tươi cười.B. Tàu mẹ, tàu con đậu đầy mặt nước.C. Tre anh hùng giữ nước.D. Bố em đi cày về.Câu 2: Có mấy sự vật được nhân hóa trong đoạn thơ sau?“SấmGhé xuống sânKhanh kháchCườiCây dừaSải tayBơiNgọn mùng tơiNhảy múa”(Trần Đăng Khoa)A.1 C.3B.2 D.4Câu 3: Đáp án nào sau đây không chỉ một kiểu...
Đọc tiếp

I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Hình ảnh nào sau đây không phải là hình ảnh nhân hóa?
A. Ông mặt trời tươi cười.
B. Tàu mẹ, tàu con đậu đầy mặt nước.
C. Tre anh hùng giữ nước.
D. Bố em đi cày về.
Câu 2: Có mấy sự vật được nhân hóa trong đoạn thơ sau?
“Sấm
Ghé xuống sân
Khanh khách
Cười
Cây dừa
Sải tay
Bơi
Ngọn mùng tơi
Nhảy múa”
(Trần Đăng Khoa)
A.1 C.3
B.2 D.4
Câu 3: Đáp án nào sau đây không chỉ một kiểu nhân hóa?
A. Trò chuyên, xưng hô với vật như với người
B. Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật
C. Đối chiếu điểm tương đồng giữa vật với người
D. Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật
Câu 4:So sánh, nhân hoá có chung những tác dụng gì?
A- Giúp cho việc miêu tả sự vật,sự việc được cụ thể, sinh động;
B- Biểu hiện tư tưởng, tình cảm của người viết sâu sắc;
C- Tạo ra các cách diễn đạt gợi hình, gợi cảm.
D- Cả A, B, C.
Câu 5: Nối hình ảnh nhân hóa với kiểu nhân hóa tương ứng.
a)Cây dừa xanh toả nhiều tàu 1. Dùng những từ vốn gọi người để
Dang tay đón gió, gật đầu gọi trăng gọi vật
(Trần Đăng Khoa)
b)Núi cao chi lắm núi ơi 2. Dùng những từ chỉ hoạt động, tính
Núi che mặt trời chẳng thấy người thương chất của người để chỉ hoạt động, tính
(Ca dao) chất của vật
c)Trong họ hàng nhà chổi thì cô bé chổi rơm 3. Trò chuyện, xưng hô với vật như với
vào loại xinh xắn nhất. người
(Vũ Duy Thông)

II. TỰ LUẬN
Bài 1: Sưu tầm 5 câu ca dao hoặc câu thơ có sử dụng phép nhân hóa, chỉ rõ kiểu nhân hóa trong
những câu đó.
Bài 2: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi cho bên dưới :
“Trăng ơi…từ đâu đến- Hay từ một sân chơi- Trăng bay như quả bóng- Đứa nào đá lên
trời” thể hiện cái nhìn rất ngộ nghĩnh của Trần Đăng Khoa về trăng. Vì trăng rất đẹp nên nhà thơ
đã gọi trăng “Trăng ơi” và hỏi trăng “Từ đâu đến?”. Trăng đã được nhà thơ biến thành một người
bạn gần gũi và trăng như lắng nghe nhà thơ gọi, hỏi. Song, chưa kịp để trăng trả lời, sự liên tưởng
thần kì của nghệ sĩ tí hon đã nảy sinh một giả thiết thú vị: “Hay từ một sân chơi- Trăng bay như
quả bóng- Đứa nào đá lên trời”. Nghệ thuật so sánh độc đáo “Trăng bay như quả bóng” đã hợp lí,
đã hay rồi nhưng điều thú vị còn ở chỗ “Trăng bay” từ một “sân chơi” và thú vị hơn nữa lại do”
đứa nào đá lên trời”. Từ “đứa nào” thật ngộ nghĩnh và tự nhiên. Một hình ảnh so sánh như thế, từ
ngữ tự nhiên, thú vị như thế, phải sinh ra từ một “thần đồng thơ” như Trần Đăng Khoa…”
a, Đoạn văn nêu lên tác dụng của các biện pháp tu từ trong thơ Trần Đăng Khoa. Đó là những biện
pháp gì? Nó có tác dụng như thế nào?
b, Từ đoạn văn trên, hãy nêu các bước viết đoạn văn nêu cảm nhận về tác dụng của các biện pháp tu
từ?
c, Hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 7 câu, nêu cảm nhận của con về tác dụng của các biện pháp
tu từ được sử dụng trong câu văn sau: “Cái chàng Dế Choắt, người gầy gò và dài lêu nghêu như một
gã nghiện thuốc phiện. Đã thanh niên rồi mà cánh chỉ ngắn ngủn đến giữa lưng, hở cả mạng sườn
như người cởi trần mặc áo gi-lê”. (Tô Hoài)
Bài 3: Đã hơn 2 tháng phải xa mái trường, chắc hẳn con đang rất nhớ ngôi trường thân yêu của
mình. Hãy tưởng tượng và tả lại khung cảnh sân trường mình trong những ngày này bằng một đoạn
văn ngắn khoảng 8 câu. Trong đoạn có sử dụng phép nhân hóa (gạch chân chỉ rõ).

Ai nhanh mik tick 3 cái

2
15 tháng 4 2020

1 D

2C

3 C

4D

23 tháng 1 2022

bài này cơ

   

Họ và tên: ............................................... ÔN TẬP CUỐI TUẦN 19

Lớp: 3… MÔN TIẾNG VIỆT

Bài 1: Đọc bài văn sau và khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu:

Tháng Giêng mưa bụi Ao làng hội xuân Anh Trê, anh Chuối Gõ trống tùng tùng Đuôi Cờ váy đỏ Lụa đào thắt lưng Uốn dẻo điệu múa Xinh ơi là xinh Cô Trôi thoa phấn Môi hồng trái tim Buông câu quan họ Lúng liếng cái nhìn.

Cậu Rô giương vây

Thịt rèo cột trơn

Leo gần đỉnh cột

Rơi xuống cái tùm. Khoan thai ông Chép Vuốt đôi râu khoằn “Hỏi làng có mở Thi vượt vũ môn” Đỗ Thanh

Câu 1: Nội dung bài thơ kể:

a. Cuộc vui chơi của loài cá b. Ngày hội xuân tại ao làng c. Cảnh vật mùa xuân

Câu 2 :Biện pháp nhân hoá trong bài thơ giúp người đọc cảm nhận điều gì?

a. Các con vật cũng có đời sống như con người.

b. Cây cối cũng có đời sống như con người.

c. Hoạt động của con vật, cây cối thật sinh động và đáng yêu.

Câu 3: Câu “Cô Trôi thoa phấn.”thuộc mẫu câu:

a. Ai - là gì? b. Ai - thế nào? c. Ai - làm gì?

Câu 4 :Từ: Lúng liếng trong cụm từ “Lúng liếng cái nhìn.” là từ chỉ :

a. đặc điểm b. hoạt động c. sự vật

Câu 5: Bộ phận gạch chân trong câu “Khoan thai ông Chép

Vuốt đôi râu khoằm.”

trả lời cho câu hỏi:

a. Làm gì? b. Như thế nào? c. Vì sao?

Bài 2. Gạch chân bộ phận trả lời câu hỏi “Khi nào?” trong câu văn sau:

a. Người Tày, người Nùng thường múa sư tử vào các dịp lễ hội mừng xuân.

b. Tháng năm, bầu trời như chiếc chảo khổng lồ bị nung nóng úp chụp vào xóm làng.

c. Bác Hồ đọc bản tuyên ngôn độc lập vào ngày 2 tháng 9 năm 1945.

Bài 3: Điền dấu phẩy, dấu chấm, dấu chấm hỏi vào ô trống thích hợp

Sáng nay ông dẫn Nam đến cạnh ruộng lúa nước Nam hỏi ông:

- Sao ruộng lúa mì không có nước mà ruộng lúa lại ngập nước hả ông

- Ruộng lúa này ngâm nước suốt ngày đêm sao cây lúa không bị thối rữa

Bài 4: Gạch một gạch dưới các sự vật được so sánh với nhau; Khoanh tròn vào từ so sánh.

a. Mắt của ngôi nhà Là những ô cửa Hai cánh khép mở Như hai hàng mi. b. Sáng sáng đầu ngọn cỏ Từng giọt sương treo mình Nhìn như một thứ quả Trong suốt và long lanh.

Bài 5: Tìm những sự vật nhân hoá và những từ ngữ dùng để nhân hoá trong các câu thơ dưới đây và điền vào ô trống phù hợp

Ông trời nổi lửa đằng đông

Bà sân vấn chiếc khăn hồng đẹp thay

Bố em xách điếu đi cày

Mẹ em tát nước nắng đầy trong thau

Cậu mèo đã dậy từ lâu

Cái tay rửa mặt, cái đầu nghiêng nghiêng.

Tên sự vật Từ gọi sự vật Từ ngữ tả sự vật như tả người.

Bài 6: Ngắt đoạn văn dưới đây thành 4 câu và chép lại cho đúng chính tả:

Buổi sáng, sương muối phủ trắng cành cây, bãi cỏ gió bắc hun hút thổi núi đồi, thung lũng, làng bản chìm trong biển mây mù mây bò trên mặt đất, tràn vào trong nhà, quấn lấy người đi đường.

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

Bài 1: Chữa lỗi sai trg các câu sau:a) Đầu tư nuôi dạy con cái không thể tính bằng con số hay số liệu cụ thể.b) Sinh viên cần chăm chỉ để đáp ứng những đòi hỏi của xã hội.c) Dòng sông quê em uốn éo như một dải lụa.Bài 2: Phân loại từ ghép và từ láy những từ sau đây: náo nức, mặt mũi, nước non, mặt mũi, lấp lánh, mênh mông, be bé, ngõ ngách.Bài 3 : Tìm những từ được dùng với...
Đọc tiếp

Bài 1: Chữa lỗi sai trg các câu sau:

a) Đầu tư nuôi dạy con cái không thể tính bằng con số hay số liệu cụ thể.

b) Sinh viên cần chăm chỉ để đáp ứng những đòi hỏi của xã hội.

c) Dòng sông quê em uốn éo như một dải lụa.

Bài 2: Phân loại từ ghép và từ láy những từ sau đây: náo nức, mặt mũi, nước non, mặt mũi, lấp lánh, mênh mông, be bé, ngõ ngách.

Bài 3 : Tìm những từ được dùng với nghĩa chuyển trong các câu sau đây và giải thích nghĩa của các từ đó

a) Tàu đang vào bến để ăn than.

b) Máy này chạy rất êm.

c) Bạn Mai đang đánh đàn.

d) Con ơi con ngủ giấc tròn/ Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.

e) Mùa xuân là Tết trồng cây/ Làm cho đất nước càng ngày càng xuân.

Bài 4: Viết một đoạn văn nêu cảm nhận của em về nhân vật Thái y lệnh trong truyện " Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng"

1
3 tháng 1 2021

T∞₸ Phát hiện ko ai júp mình

( Sáng thứ 5 mình phải đi học rùi. Bạn nào hoặc thầy cô nào biết phần nào thì giải giúp mình nhé! )1. Cho những tiếng sau. Hãy tạo từ cho chúng rồi đặt câu chứa từ vừa tạo ra:a) mát, xinh, đẹpb) xe, hoa, cá2. Viết một đoạn văn từ 5 đến 7 câu ( nội dung tự chọn ), trong đó có sử dụng 3 từ ghép và 2 từ láy. Gạch chân hoặc tô đậm các từ đó.3. Viết một đoạn văn từ 5 đến 7 câu...
Đọc tiếp

( Sáng thứ 5 mình phải đi học rùi. Bạn nào hoặc thầy cô nào biết phần nào thì giải giúp mình nhé! )

1. Cho những tiếng sau. Hãy tạo từ cho chúng rồi đặt câu chứa từ vừa tạo ra:
a) mát, xinh, đẹp
b) xe, hoa, cá

2. Viết một đoạn văn từ 5 đến 7 câu ( nội dung tự chọn ), trong đó có sử dụng 3 từ ghép và 2 từ láy. Gạch chân hoặc tô đậm các từ đó.

3. Viết một đoạn văn từ 5 đến 7 câu kể về kỉ niệm ngày khai trường, trong đó có sử dụng 3 từ mượn. Gạch chân hoặc tô đậm các từ đó.

4. Xác định từ mượn trong đoạn văn sau và nêu nguồn gốc của chúng:
Khi cậu bé vừa khôn lớn thì mẹ chết. Cậu sống lủi thủi trong túp lều cũ dựng dưới gốc đa, cả gia tài chỉ có một lưỡi búa của cha để lại. Người ta gọi cậu là Thạch Sanh. Năm Thạch Sanh bắt đầu biết dùng búa, Ngọc Hoàng sai thiên thần xuống dạy cho đủ các môn võ nghệ và mọi phép thần thông.

5. Giải thích nghĩa các từ sau rồi đặt câu với chúng:
- giếng
- ao
- đầm

6. Giải thích nghĩa của từ trong từng trường hợp:
a) xuân:
- Mùa xuân là Tết trồng cây.
- Làm cho đất nước càng ngày càng xuân.
- Ông ấy năm nay đã hơn 60 xuân.
- Tuổi xuân chẳng sá, tiếc chi bạc đầu.
b) chín:
- Vườn cam chín đỏ.
- Trước khi quyết định, phải suy nghĩ cho chín.
- Tôi ngượng chín cả mặt.
- Cơm sắp chín rồi.

7. Giải thích nghĩa của từ ăn và từ chạy bằng 1 nghĩa gốc và 3 nghĩa chuyển, rồi đặt câu với chúng.

8. Cho các câu sau. Tìm từ sai, mắc lỗi đùng từ nào, thay thế từ sai bằng từ đúng rồi viết lại thành câu đúng.
- Có thể nói em có thể tiến bộ nếu lớp em có thầy cô giáo dạy giỏi.
- Nhân dân ta đang ngày đêm chăm lo kiến thiết xây dựng nước nhà.
- Bố em là thương binh. Ông có dị vật lạ ở phần mềm.
- Khu nhà này thật hoang mang.
- Anh ấy là người rất kiên cố.
- Hôm qua, bà ngoại biếu em một quyển sách rất hay.

2
12 tháng 11 2016

1.

a) Mát mẻ : Trời thu mát mẻ và dễ chịu quá .

Xinh xinh : Cô ấy trông cx xinh xinh .

Đẹp trai : Cậu ta vừa giỏi võ lại còn đẹp trai .

b) Xe đạp : Hôm nay tôi đi xe đạp tới trường .

Hoa hồng : Bông hoa hồng kia thật là kiều diễm .

Cá rán : Tôi rất thích ăn cá rán .

 

 

2 tháng 3 2020

blablabla..leuleu

Đọc văn bản và trả lời câu hỏi:Kengah dang cánh bay lên, nhưng con sóng đang xô tới quá nhanh. Sức sóng nhấn chìm cô xuống nước và khi cô ngoi được lên, ánh sáng ban ngày đã tắt. Cô lắc đầu lia lịa, nhận ra mình vừa ngoi qua một lớp sóng đen đầy váng dầu suýt làm cô mù mắt. Kengah, cô chim hải âu với bộ lông vốn màu ánh bạc, cố ngụp đầu sâu xuống nước cho tới khi chút ánh sáng le...
Đọc tiếp

Đọc văn bản và trả lời câu hỏi:

Kengah dang cánh bay lên, nhưng con sóng đang xô tới quá nhanh. Sức sóng nhấn chìm cô xuống nước và khi cô ngoi được lên, ánh sáng ban ngày đã tắt. Cô lắc đầu lia lịa, nhận ra mình vừa ngoi qua một lớp sóng đen đầy váng dầu suýt làm cô mù mắt. Kengah, cô chim hải âu với bộ lông vốn màu ánh bạc, cố ngụp đầu sâu xuống nước cho tới khi chút ánh sáng le lói xuyên được qua lớp váng dầu nặng trịch đang che phủ mắt cô. Thứ chất lỏng dính như keo mà loài hải âu coi như tử thần màu đen của chúng giờ đây đang ép chặt đôi cánh vào mạng sườn cô. Cô cuống quýt đạp chân, hi vọng có thể bơi thật nhanh để thoát dòng nước đen đó. Toàn thân bị co rút căng cứng, nhưng cuối cùng cô cũng tới được mép lớp váng dầu và nhoài mình sang vùng nước sạch. Cô chớp mắt liên hồi, cố rửa sạch bằng cách ngâm đầu thật lâu trong nước. Nhưng khi ngước mắt lên bầu trời, cô chỉ nhìn thấy vài cụm mây trôi bồng bềnh giữa mặt biển và vòm trời khổng lồ. Bạn bè của cô trong đàn Hải Đăng Cát Đỏ đã bay đi xa, rất xa rồi. Đó là quy định. Bản thân cô đã từng nhìn thấy những con chim hải âu khác hoảng loạn trước con sóng tử thần màu đen, và dù cả đàn đều muốn quay lại cứu giúp kẻ xấu số nhưng chúng biết rõ rằng điều đó là không thể. Chúng chẳng giúp gì được nữa cả. Bởi vậy, cả đàn của cô cứ thế bay, tuân thủ luật cấm chứng kiến cái chết của thành viên trong bầy. Với đôi cánh bất động, nhanh chóng bị dính chặt vào cơ thể, hải âu dễ dàng làm mồi cho cá lớn. Hoặc chúng phải chờ đợi cái chết từ từ, bị bóp ngạt bởi dầu thấm dần qua lớp lông vũ, bịt kín lỗ chân lông. Kết cục nghiệt ngã của số phận đang chờ đợi Kengah.

Câu 3. Điều gì đã xảy ra với Kengah trong đoạn trích trên? Hãy tóm tắt lại sự việc xảy ra với Kegah bằng 3 câu văn

Câu 4. Hãy lí giải vì sao đàn Hải Đăng Cát Đỏ của Kengah phải “tuân thủ luật cấm chứng kiến cái chết của thành viên trong bầy”?

Câu 5. “Với đôi cánh bất động, nhanh chóng bị dính chặt vào cơ thể, hải âu dễ dàng làm mồi cho cá lớn.”

a) Giải thích nghĩa của từ “bất động” trong câu văn trên.

b) Tìm từ ngữ có nghĩa giống hoặc tương đương có thể thay thế cho từ “bất động”.

c) Tìm từ ngữ có nghĩa trái ngược với “bất động”.

d) Đặt câu thích hợp có sử dụng từ ngữ trái nghĩa vừa tìm được. 

1
30 tháng 9 2021

Có phải đoạn trích này ở cuốn mèo con dạy hải âu bay à?

13 tháng 3 2022

tui ko bít

=)

PHẦN I. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢNĐọc đoạn trích dưới đây và trả lời các câu hỏi:Đến Phường Rạnh, dượng Hương sai nấu cơm ăn để được chắc bụng. Mùa nước còn to, có khi suốt buổi phải chống liền tay không phút hở. Ba chiếc sào bằng tre đầu bịt sắc đã sẵn sàng. Nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn. Dượng Hương Thư đánh trần đứng sau lái co...
Đọc tiếp

PHẦN I. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời các câu hỏi:
Đến Phường Rạnh, dượng Hương sai nấu cơm ăn để được chắc bụng. Mùa nước còn to, có khi suốt buổi phải chống liền tay không phút hở. Ba chiếc sào bằng tre đầu bịt sắc đã sẵn sàng. Nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn. Dượng Hương Thư đánh trần đứng sau lái co người phóng chiếc sào xuống lòng sông nghe một tiếng “soạc”! Thép đã cắm vào sỏi! Dượng Hương ghì chặt trên đầu sào, lấy thế trụ lại, giúp cho chú Hai và thằng Cù Lao phóng sào xuống nước. Chiếc sào của dượng Hương dưới sức chống bị cong lại. Nước bị cản văng bọt tứ tung, thuyền vùng vằng cứ chực trụt xuống, quay đầu chạy về lại Hòa Phước. Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt. Thuyền cố lấn lên. Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Son oai linh hùng vĩ. Dượng Hương Thư đang vượt thác khác hẳn dượng Hưong Thư ở nhà, nói năng nhỏ nhẻ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ.
(Vượt thác, Võ Quảng)
Câu 1. Cho biết xuất xứ và thể loại của văn bản chứa đoạn trích.
Câu 2. Nội dung chính của đoạn trích trên là gì?
Câu 3. Giải nghĩa từ “rập ràng”.
Câu 4. Tìm những hình ảnh so sánh về dượng Hương Thư và cho biết tác dụng của những hình ảnh so sánh đó?
Câu 5. Với những quan sát tinh tế, nhà văn đã đem đến cho người đọc một hình ảnh đẹp về người lao động trên sông nước mà ta vẫn gặp trong cuộc sống đời thường. Vượt thác không chỉ là vượt qua thác nước khó khăn, nguy hiểm mà là còn là vượt qua những thử thách cuộc đời. Theo em, để vượt qua những thử thách ấy, con người cần có những phẩm chất nào?
PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN Viết đoạn văn (khoảng 10 câu) cảm nhận về vẻ đẹp của dượng Hương Thư trong đoạn trích trên. Trong đoạn văn có sử dụng một phó từ, một phép so sánh ( Gạch chân, chú thích )

2
5 tháng 4 2020

Câu 1: 

Xuất xứ: Quê nội. Thể loại: Truyện ngắn.

Câu 2: 

Nội dung chính:  Đoạn văn miêu tả cảnh vượt thác của con thuyền trên sông Thu Bồn, làm nổi bật vẻ hùng dũng và sức mạnh của con người lao động trên nền cảnh thiên nhiên rộng lớn, hùng vĩ.

Câu 3: 

Từ rập ràng trong đoạn văn có ý nghĩa là : nhịp nhàng, nhanh và rất đều, uyển chuyển.

Câu 4: 

Câu so sánh là: Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Son oai linh hùng vĩ. 

Tác dụng: Các hình ảnh trên giúp em cảm nhận được hình ảnh của một con người lao động khiêm tốn, hiền lành trong đời thường, nhưng lại dũng mãnh, quyết liệt, nhanh nhẹn khi vượt qua thử thách thông qua  vẻ đẹp ngoại hình và phẩm chât, tư thế của nhân vật dượng Hương Thư.

Câu 5: 

Theo em, để vượt qua thử thách, con người cần có nghị lực, vượt qua mọi thử thách, khó khăn trong cuộc sống, không nản lòng gục ngã.

Trong văn bản "Vượt thác" của Võ Quảng, hình ảnh dượng Hương Thư "giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ" là một hình ảnh so sánh đầy sức gợi. Hình ảnh ấy khiến ta liên tưởng tới những hình ảnh huyền thoại anh hùng xưa với tầm vóc và sức mạnh phi thường của những Đăm Săn, Xinh Nhã bằng xương, bằng thịt đang hiển hiện trước mắt. So sánh như vây, tác giả nhằm khắc hoạ nổi bật và tôn vinh sức mạnh của con người trong công cuộc chế ngự thiên nhiên. Lớp lớp những thế hệ trên mảnh đất này đã lao công khổ tứ với sự nghiệp chinh phục thiên nhiên hoang dã đổ giành phần sống cho mình, và hôm nay, không phải chỉ một mình dượng Hương Thư, không phải một mình người dân chài nào trên mảnh đất này đang đơn độc chống chọi với thác dữ mà là oai linh của hàng trăm người anh hùng đang tụ hội cùng hậu thế vượt qua thử thách. Không chỉ vậy, cách so sánh này còn đối lập mạnh mẽ với một hình ảnh "dượng Hương Thư ở nhà, nói nãng nhỏ nhẻ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ". Qua đó, tác giả khẳng định một phẩm chất đáng quí của người lao động: khiêm tốn, nhu mì đến nhút nhát trong cuộc đời thường, nhưng lại dũng mãnh, nhanh nhẹn, quyết liệt trọng công việc, trong khó khăn, thử thách.
 

5 tháng 4 2020

Câu 5 chỉ đến gục ngã thôi nhé còn chỗ "Trong văn bản..." là viết văn nhé

                                                        ĐỀ SỐ 9    Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi( từ câu 1 đến câu 6):    Bởi tôi ăn uống có điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. Chảng bao lâu, tôi đã trở thành  một chàng dế thanh niên cường tráng. Đôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và  nhọn hoắt....
Đọc tiếp

                                                        ĐỀ SỐ 9 
   Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi( từ câu 1 đến câu 6): 

   Bởi tôi ăn uống có điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. Chảng bao lâu, tôi đã trở thành  
một chàng dế thanh niên cường tráng. Đôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và  
nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên đạp phanh phách vào các ngọn  
cỏ. Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Đôi cánh tôi, trước kia ngắn hủn hoẳn, bây giờ thành  
cái áo daifkins xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ  
thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn. 
                               ( Bài học đường đời đầu tiên - Tô Hoài ) 

1. Nhận xét về phương thức biểu đạt của đọan văn trên. ( 1,0 điểm ) 
2. Nêu định nghĩa về từ láy và chép lại bốn từ láy được sử dụng trong đoạn văn. ( 1,0 điểm ) 
3. Việc sử dụng các tính từ và cụm tính từ : điều độ, chừng mực, cường tráng, mẫm bóng, ngắn hủn hoẳn, dài kín  
xuống tận chấm đuôi, phành phạch giòn giã, rất ưa nhìn trong đoạn văn có tác dụng gì?  ( 0,5 điểm ) 
4. Nêu tên và tác dụng của phép tu từ được sử dụng trong câu : " Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa  
lia qua".  ( 0,5 điểm ) 

5. Do một lỗi lầm mà em bị buộc phải biến thành con gà trống trong một thời gian. Hãy kể về khoảng thời gian đó.   
( 7,0 điểm ) 

                                              ĐỀ SỐ 10 
1. Từ ghép, từ láy giống và khác nhau ở những điểm nào?  ( 1,0 điểm) 
2. Các từ : quà bánh, bánh kẹo, bánh rán, bánh mì có điểm gì giống và khác nhau? ( 1,0 điểm) 
3. Tìm bốn từ láy tả giọng nói, đặt câu với mỗi từ vừa tìm được. ( 2,0 điểm) 
4. Trong số các từ dưới đây, những từ nào được mượn từ tiếng Hán, những từ nào được mượn từ các ngôn ngữ  
khác : ngoan cố, a-xít, a dua, ô tô, ngựa ô, ghi - đông, ghi nhớ, hi-đờ-rô, hi hữu, bạn hữu, in-tơ-nét, quán quân.      ( 
1,0 điểm) 

5. Đặt câu với các từ sau đây: khán giả, thính giả, độc giả, trưởng giả.  ( 2,0 điểm) 

6. Viết một đoạn văn ngắn khoảng 5 câu, chủ đề tự do, có sử dụng ít nhất 3 từ mượn.  ( 3,0 điểm) 

1

2 đề này bn copy trên mạng r đăng đúng k

chưa chắc đx cs ng trả lời hết vì nó quá dài

BÀI TẬP ĐỌC HIỂU VĂN BẢNBài tập 1: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: “Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. Chẳng bao lâu tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Ðôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng...
Đọc tiếp

BÀI TẬP ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
Bài tập 1: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: 
“Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. Chẳng bao lâu tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Ðôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gãy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Ðôi cánh tôi, trước kia ngắn hủn hoẳn bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã.” 
(Trích SGK Ngữ văn 6, tập II, trang 3) 
1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên. 
2. Nội dung của đoạn văn là gì? 
3. Hãy chỉ ra câu văn có  hình ảnh  so sánh và nêu tác dụng của phép so sánh ây? 
4. Để có sức khoẻ tốt không bị lây nhiễm COVID- 19, em phải làm gì? 
Bài tập 2: Cho câu thơ sau và trả lời câu hỏi:
"Chú bé loắt choắt..."
Câu 1. Chép tiếp những câu thơ tiếp theo để hoàn thiện khổ thơ 2 và 3 trong một bài thơ em đã học ?
Câu 2. Hai khổ thơ trên trích trong bài thơ nào, của ai?
Câu 3. Nêu nội dung chính của hai khổ thơ trên?
Câu 4. Tìm các từ láy và biện pháp tu từ được sử dụng trong hai khổ thơ trên? Em cho biết việc sử dụng các từ láy và biện pháp tu từ ấy có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung của hai khổ thơ ấy?
 

2
16 tháng 4 2020

em ko biết

16 tháng 4 2020

Bài tập 1:
1.Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên : Miêu tả
2. Nội dung của đoạn văn : Miêu tả vẻ đẹp cường tráng của Dế Mèn
3. Câu có sử dụng biện pháp so sánh : Những ngọn cỏ gãy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua.
Tác dụng : Nhấn mạnh rõ vẻ đẹp của Dế Mèn
4.Để có sức khỏe tốt không bị lây nhiễm COVID - 19 , em sẽ :
- Rửa tay thường xyên bằng xà phòng
- Ra đường nhớ đeo khẩu trang
- Ăn chín uống sôi
- Không khạc nhổ bừa bãi
- Không tập trung nơi đông người...
Bài tập 2:
Câu 1:
"Chú bé loắt choắt
 Cái xắc xinh xinh
 Cái chân thoăn thoắt 
 Cái đầu nghênh nghênh

 Ca lô đội lệch
 Mồm huýt sáo vang
 Như con chim chích
 Nhảy trên đường vàng..."
Câu 2:
Hai khổ thơ trên trích trong bài "Lượm" của nhà thơ Tố Hữu
Câu 3 :
Nội dung chính : Miêu tả chú bé Lượm
Câu 4 : 
Từ láy : loắt choắt , xinh xinh , thoăn thoắt , nghênh nghênh
*Tự làm tiếp nha!