Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo em nhé:
Đất nước ta đang bước vào một thế kỷ mới, một thời kỳ hội nhập kinh tế thế giới mới, vì vậy mỗi người đều phải chuẩn bị hành trang cho mình để vững vàng hơn khi bước vào thế kỷ này, trong đó, sự chuẩn bị của thanh niên là vô cùng quan trọng vì thanh niên là những thế hệ tương lai của đất nước. Hành trang là những trang bị, vật dụng cần thiết của mỗi người trong một chuyến đi xa. Nhưng hành trang ở đây được hiểu là tri thức, kỹ năng, thói quen, được coi là điều kiện cần và đủ để thanh niên có thể tự tin trước sự phát triển một cách chóng mặt của Khoa học – Kỹ thuật, của sự hội nhập kinh tế thế giới với tính kỷ luật và cường độ lao động cao. Việc chuẩn bị hành trang như vậy sẽ giúp cho chúng ta có thêm nhiều kiến thức, bổ sung thêm tri thức, kỹ năng cho mỗi người, bên cạnh đó giúp ta vững vàng hơn và không bị bỡ ngỡ khi bước vào thế kỷ mới. Đối với đất nước và xã hội, việc chuẩn bị hành trang sẽ là một bước đệm để đưa đất nước phát triển, giúp đất nước hòa nhập với nền kinh tế thế giới, thoát khỏi cảnh nghèo nàn, lạc hậu để sánh vai với các cường quốc năm Châu. Là thế hệ trẻ - chủ nhân tương lai của đất nước, chúng ta phải là những người đi đầu tiên phong trong học tập, học tập một cách có hiệu quả. Biết mở rộng vốn kiến thức của mình bằng việc thu thập các thông tin trên sách báo, ti vi, internet,… Nhanh chóng thu nhận thông tin từ các nước bạn bè để đưa ra các biện pháp giúp đất nước phát triển bằng hoặc hơn các nước bạn, nắm vững tri thức và kịp thời vận dụng các tri thức ấy vào sự nghiệp Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước. Có như vậy thì đất nước ta mới phát triển trong thời kỳ nền kinh tế tri thức này. Chuẩn bị hành trang bước vào thế kỷ mới của thanh niên là vô cùng cần thiết. Nó giúp cho đất nước thoát khỏi tình trạng đói nghèo, lạc hậu và có thể hội nhập với kinh tế thế giới một cách bình đẳng. Vì vậy mà chúng ta – thế hệ tương lai của đất nước hãy chuẩn bị hành trang thật tốt để bước vào thế kỷ mới một cách vững vàng nhất có thể.
Em tham khảo :
Từ nội dung bài thơ "Quê hương" của Tế Hanh, em có rất nhiều suy nghĩ về tình yêu quê hương đất nước đặc biệt trong đại dịch Covid 19. Trước hết, ta cần hiểu thế nào là tình yêu quê hương đất nước? Đó là tình cảm gắn bó bền chặt, sâu sắc, chân thành đối với sự vật và con người nơi ta sinh ra và lớn lên, là hành động không ngừng nỗ lực để xây dựng và phát triển đất nước. Thật vậy, trong thời kì chiến tranh, tình yêu quê hương, đất nước được thể hiện rõ nét qua hành động của những người thanh niên không quản ngại khó khăn xung phong nhập ngũ, lên đường giành lấy độc lập cho Tổ quốc. Trong thời bình, tinh thần cao quý ấy vẫn được phát huy cao độ. Tiêu biểu như đại dịch Covid 19, nhiều người dân đã cùng nhau chung tay, đồng lòng, đồng sức kết thành những tấm lá chắn vững chãi, kiên cố để ngăn cản sự xâm nhập của virus corona, từ đó hạn chế sự ảnh hưởng của chúng đến sự phát triển của đất nước. Có lòng yêu Tổ quốc, mỗi con người sẽ sống tốt hơn trong cuộc đời, không quên đi cội nguồn. Bên cạnh đó, nó còn giúp ta nâng cao tinh thần và ý chí quyết tâm vươn lên. Hơn thế nữa, nó còn là động lực giúp ta sống có trách nhiệm hơn với nơi ta sinh ra và trưởng thành. Ấy vậy mà hiện nay cạnh bên những người yêu quê hương, đất nước vẫn còn tồn động những kẻ không ngừng chà đạp lên quê hương, phá hoại vẻ đẹp nơi đây. Qua đó, mỗi chúng ta hãy nâng cao ý thức, trách nhiệm và hãy gìn giữ, xây dựng và phát triển vị thế, tiềm lực của đất nước trên trường quốc tế.
tham khảo
Từ nội dung bài thơ "Quê hương" của Tế Hanh, em có rất nhiều suy nghĩ về tình yêu quê hương đất nước đặc biệt trong đại dịch Covid 19. Trước hết, ta cần hiểu thế nào là tình yêu quê hương đất nước? Đó là tình cảm gắn bó bền chặt, sâu sắc, chân thành đối với sự vật và con người nơi ta sinh ra và lớn lên, là hành động không ngừng nỗ lực để xây dựng và phát triển đất nước. Thật vậy, trong thời kì chiến tranh, tình yêu quê hương, đất nước được thể hiện rõ nét qua hành động của những người thanh niên không quản ngại khó khăn xung phong nhập ngũ, lên đường giành lấy độc lập cho Tổ quốc. Trong thời bình, tinh thần cao quý ấy vẫn được phát huy cao độ. Tiêu biểu như đại dịch Covid 19, nhiều người dân đã cùng nhau chung tay, đồng lòng, đồng sức kết thành những tấm lá chắn vững chãi, kiên cố để ngăn cản sự xâm nhập của virus corona, từ đó hạn chế sự ảnh hưởng của chúng đến sự phát triển của đất nước. Có lòng yêu Tổ quốc, mỗi con người sẽ sống tốt hơn trong cuộc đời, không quên đi cội nguồn.
Quê hương là nguồn cảm hứng vô tận của nhiều nhà thơ Việt Nam và đặc biệt là Tế Hanh – một tác giả có mặt trong phong trào Thơ mới và sau cách mạng vẫn tiếp tục sáng tác dồi dào. Ông được biết đến qua những bài thơ về quê hương miền Nam yêu thương với tình cảm chân thành và vô cùng sâu lắng. Chắc hẳn, ta có thể bắt gặp trong thơ ông hơi thở nồng nàn của những người con đất biển, hay một dòng sông đầy nắng trong những buổi trưa gắn với tình yêu quê hương sâu sắc của nhà thơ. Bài thơ “Quê hương” là kỉ niệm sâu đậm thời niên thiếu, là tác phẩm mở đầu cho nguồn cảm hứng về quê hương trong thơ Tế Hanh, bài thơ đã được viết bằng tất cả tấm lòng yêu mến thiên nhiên thơ mộng và hùng tráng, những con người lao động cần cù, chịu khó. Với tâm hồn bình dị, Tế Hanh xuất hiện trong phong trào Thơ mới nhưng lại không có những tư tưởng chán đời, thoát li với thực tại, chìm đắm trong cái tôi riêng tư như nhiều nhà thơ thời ấy. Thơ Tế Hanh là hồn thi sĩ đã hoà quyện cùng với hồn nhân dân, hồn dân tộc, hoà vào “cánh buồm giương to như mảnh hồn làng”.“Quê hương” – hai tiếng thân thương, quê hương – niềm tin và nỗi nhơ,ù trong tâm tưởng người con đất Quảng Ngãi thân yêu – Tế Hanh – đó là những gì thiêng liêng nhất, tươi sáng nhất. Bài thơ với âm điệu khoẻ khoắn, hình ảnh sinh động giúp người đọc hình dung rõ về tình cảm của tác giả với quê hương.
Con người, bất cứ ai, sinh ra, lớn lên cũng đều gắn mình với một mái ấm tình thương, một bờ ao, một luống đất, một dòng sông, một khu phố, một con đường… với biết bao tình cảm mến thương khăng khít. Chính tình yêu đối với những sự vật nhỏ bé cụ thể ấy góp lại trở thành tình yêu quê hương, dất nước. Thật đúng như lời nhà văn Xô Viết I-li-a Ê-ren-bua nối: "Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào đại trường giang Von-ga, con sông Von -ga đi ra biển. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc”. Câu nói nổi tiếng này có ý nghĩa sâu sắc như thế nào?
Ai cũng biết, tình yêu đất nước là một khái niệm trừu tượng khó hình dung. Người ta có thể tỏ bày tình yêu đất nước, Tổ quốc của mình bằng ước mơ hoài bão. Thế nhưng hiểu cụ thể, đầy đủ, rõ ràng thế nào là lòng yêu đất nước thì thật là khó khăn. Bởi vậy, ở đây, nhà văn giúp chúng ta hiểu thấu được khái niệm trên bằng một hình ảnh so sánh sinh động và cụ thể: đó là hình ảnh “dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào đại trường giang Von - ga, con sông Von-ga đi ra biển" cũng chẳng khác chi: “Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc".
Với hình ảnh so sánh này nhà văn cho rằng lòng yêu đất nước được hình thành trên cơ sở biểu hiện hết sức cụ thể, từ những việc làm nhỏ nhặt nhất góp lại. Nói rõ hơn tình yêu Tổ quốc cụ thể là “lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê” góp lại. Cách “định nghĩa” của nhà văn Ê-ren-bua thật dễ hiểu. Con người, bất cứ ai cũng hiểu được là mình đã và đang yêu đất nước mình, Tổ quốc mình, bởi vì như đã nói ở bên trên, ai chẳng có một tình yêu đối với mái tranh nâu, với luống đất, bờ ao, nhịp cầu mồ mả ông bà, những người thân thuộc, nghĩa xóm tình làng và một miền quê gắn bó không rời cùng ta từ thuở lọt lòng đến khi khôn lớn. Đúng như một nhà văn đã nối: “Người ta có thể tách bước khỏi quê hương, nhưng không thề nào tách rời con tim mình khỏi quê hương được".
Như thế, yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê, là tình cảm hết sức tự nhiên của con người. Nhưng do đâu mà nói là yêu Tổ quốc? Điều này thật dễ hiểu.
Con người, bất cứ ai – cùng sinh ra, lớn lên trong một môi trường cụ thể là gia đình, làng xóm, miền quê. Đó là những con người, những cảnh vật gần gũi, gắn bó máu thịt. Bởi vậy, nếu mỗi chúng ta không có tình yêu đối với các bậc sinh thành mình thì làm sao có được tình yêu đối với nhân dân rộng rãi. Không có chút xúc động nào trước cảnh vật: mái tranh nâu, bờ ao, luống đất, nhịp cầu… khăng khít với mình suốt tuổi bé thơ và trong cả cuộc đời thì làm gì có được tình yêu đất nước, tình yêu Tổ quốc. Bác Hồ nặng lòng yêu xứ Nghệ (đến độ trước phút đi xa, Bác còn thèm nghe một câu hò ví dặm) yêu mảnh đất “xứ dân gầy” non xanh nước biếc như tranh họa đồ nên Bác mới một đời tận tụy hi sinh, đấu tranh vì độc lập tự đo của đất nước, vì hạnh phúc ấm no của nhân dân: “Ôi lòng Bác vậy cứ thương ta. Thương cuộc đời chung thương cỏ hoa. Chỉ biết quên mình cho hết thảy. Như dòng sông chảy phù sa" (Bác ơi – Tố Hữu). Nhà thơ trẻ Đỗ Trung Quân cùng từng định nghĩa tình yêu quê hương:
Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày
Què hương là đường đi học
Con về rợp bướm vàng bay
Quê hương là con diều biếc
Tuổi thơ con thả trên đồng
Quê hương là con đò nhỏ
Em đềm khua nước ven sông…
Chính tình yêu đối với chùm khế ngọt, đường đi học, con diều biếc trên đồng, con đò nhỏ ven sông… góp lại trở thành tình yêu một miền quê, tình yêu đất nước và tình yêu Tổ quốc.
Nhà văn nói “lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê” là “yêu Tổ quốc” cùng có ý phê phán một thứ lòng yêu nước chung chung, mơ hồ rỗng tuếch mà không biểu hiện bằng những tình cảm, những việc làm cụ thể, thiết thực và gần gũi.
“Ai yêu nước Việt hơn người Việt
Nhau rốn chôn sâu giữa đất lành”.
(Tình quê tình nước — Kiên Giang)
Là người Việt Nam, chúng ta yêu đất nước Việt Nam của chúng ta hơn ai hết, dù đất nước này còn nghèo nàn, thiếu thốn. Chiến tranh đã đi qua hơn hai mươi năm, nhưng hậu quả của bom đạn tàn phá xưa đâu phải đã hết. Nhân dân ta xây dựng chủ nghĩa xã hội từ một cơ sở vật chât yếu kém, lạc hậu, nên với sự nỗ lực phi thường của toàn Đảng, toàn dân từ ngày đất nước hoàn toàn giải phóng, đặc biệt là với công cuộc đổi mới do Đảng lãnh đạo, thực hiện từ mười năm nay – đã bù đắp phần nào mất mát, hàn gắn lại các vết thương chiến tranh xưa, và đem lại một số thành tựu đáng kể. Tuy nhiên, một số mặt tiêu cực trong quản lí kinh tế, trong đời sống xã hội chưa thề khắc phục ngay được. Trong tình hình ấy, tinh thần yêu nước của mỗi người chúng ta, hơn bao giờ hết, phải được thể hiện bằng những tình cảm, những việc làm cụ thể, thiết thực góp phần đổi mới và xây dựng đất nước, chứ không thể nói chung chung, phải biến tình cảm cao quý thiêng liêng này thành một vật báu trưng bày trong tủ kính chứ đừng cất giấu kĩ trong rương, trong hòm như trong bài “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” Hồ Chủ tịch đã nói.
Rất đỗi tự hào về truyền thống anh hùng của dân tộc, tinh thần nồng nàn yêu nước của biết bao thế hệ người Việt Nam và tin tưởng vững chắc vào sự lãnh đạo của Đảng trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay, mỗi người học sinh chúng ta phải làm gì để thể hiện một cách cụ thể, sinh động tinh thần yêu nước nồng nàn của mình? Chúng ta hãy yêu thương những người thân gần gũi nhất của mình là ông bà, cha mẹ, họ hàng nội ngoại, thầy cô giáo, bạn hữu và thế hiện lòng yêu thương ấy bằng thái độ chăm sóc, vâng lời, lễ độ, giúp đỡ nhau… Phải biết vị tha, không nên chỉ đòi hỏi mọi người phải đặc biệt quan tâm chăm sóc đến riêng mình một cách vị kỉ. Ngoài ra, chúng ta còn phải biết yêu quý với ý thức giữ gìn các vật dụng bình thường nhất, gần gũi nhất trong đời sống của mình: đồ dùng trong gia đình, tài sản công cộng, biết gắn bó với làng xóm, khu phố mình đang sống.
Trong thời đại chúng ta, đặc biệt đất nước chúng ta hôm nay, yêu Tổ quốc chính là yêu chủ nghĩa xã hội, hòa mình vào mọi hoạt động đổi mới và xây dựng đất nước làm cho dân giàu nước mạnh.
Khi còn là học sinh, tình yêu quê hương đất nước của chúng ta phải biểu hiện cụ thể bằng những việc làm thiết thực như chăm học, chăm làm, tu dưỡng rèn luyện mình để mai sau trở thành một người công dân tốt, phải biết yêu quý gìn giữ của công, tham gia tích cực vào mọi hoạt động xã hội công ích do nhà trường và địa phương tổ chức. Chính trên cơ sở đó, tình yêu đất nước nhân dân của chúng ta sẽ được bồi dưỡng thêm ngày càng sâu sắc hơn với một nhận thức rõ rệt là lòng yêu Tổ quốc ngày nay phải gắn chặt với việc xây dựng đất nước giàu mạnh, xã hội công bằng, văn minh, tiên tiến.
Tóm lại, lòng yêu Tổ quốc là tình cảm thiêng liêng, cao quý của mỗi con người chúng ta được nhà văn Ê-ren-bua nêu lên bằng những biểu hiện cụ thể nhằm nhắc nhở chúng ta tình yêu ấy phải gắn liền với những hành động và việc làm cụ thể trong các hoàn cảnh cụ thể.
Mỗi học sinh chúng ta cần hiểu sâu sắc câu nói nổi tiếng này của nhà văn để ra sức rèn luyện, tu dưỡng, phấn đấu trong những ngày còn ngồi trên ghế nhà trường để biểu hiện một cách cụ thể lòng yêu Tổ quốc của mình.
### Mở bài (MB): Giới thiệu vấn đề về sử dụng mạng xã hội trong giới trẻ ngày nay Trong thời đại công nghệ hiện nay, mạng xã hội đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi người, đặc biệt là giới trẻ. Mạng xã hội không chỉ giúp kết nối mọi người trên toàn cầu mà còn là công cụ hữu ích để chia sẻ thông tin, học hỏi kiến thức và giải trí. Tuy nhiên, việc sử dụng mạng xã hội quá mức lại đang trở thành một vấn đề nghiêm trọng đối với giới trẻ, nhất là khi họ dễ dàng bị cuốn vào không gian ảo mà bỏ qua các mối quan hệ thực tế. Mặc dù mạng xã hội mang lại nhiều tiện ích nhưng cũng không ít thách thức, đặc biệt là khi giới trẻ thiếu nhận thức về tác hại của việc sử dụng nó một cách thái quá. Vậy mạng xã hội là gì, và những ảnh hưởng tiêu cực mà nó gây ra đối với giới trẻ là gì? Cùng tìm hiểu và phân tích vấn đề này một cách kỹ lưỡng hơn. ### Thân bài (TB) **Giải thích mạng xã hội là gì?** Mạng xã hội là các nền tảng trực tuyến cho phép người dùng kết nối và tương tác với nhau thông qua những hoạt động như chia sẻ hình ảnh, video, trạng thái cá nhân, hoặc tham gia vào các nhóm cộng đồng với sở thích chung. Các mạng xã hội phổ biến hiện nay bao gồm Facebook, Instagram, Twitter, YouTube, TikTok, Zalo và nhiều nền tảng khác. Mỗi nền tảng có tính năng riêng biệt nhưng tất cả đều phục vụ mục đích kết nối và tương tác, giúp người dùng giao lưu, chia sẻ thông tin và kết bạn. Mạng xã hội cũng có thể được sử dụng để học hỏi, nâng cao kiến thức, giải trí, thậm chí là phát triển nghề nghiệp. Tuy nhiên, nếu không được sử dụng đúng cách và không có sự kiểm soát, mạng xã hội cũng có thể gây ra những tác động tiêu cực. **Thực trạng và biểu hiện sử dụng mạng xã hội của giới trẻ** Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ và các thiết bị thông minh, mạng xã hội ngày càng trở thành công cụ không thể thiếu trong cuộc sống của giới trẻ. Theo các khảo sát, có khoảng 80-90% giới trẻ sử dụng mạng xã hội hàng ngày, và thời gian trung bình một người dành cho các hoạt động trên mạng xã hội có thể lên tới 4-6 giờ mỗi ngày. Những nền tảng như Facebook, TikTok, Instagram đã chiếm lĩnh thị trường và trở thành phần quan trọng trong cuộc sống của giới trẻ. Biểu hiện của việc nghiện mạng xã hội có thể dễ dàng nhận thấy khi giới trẻ dành hầu hết thời gian trong ngày chỉ để lướt web, đọc tin tức, chơi game hoặc trò chuyện với bạn bè qua các ứng dụng nhắn tin. Những hành động này không chỉ làm mất đi thời gian quý báu mà còn dẫn đến tình trạng thiếu tập trung vào các hoạt động thực tế như học tập, làm việc, thể thao, hoặc giao tiếp trực tiếp với người thân và bạn bè. **Nguyên nhân sử dụng mạng xã hội của giới trẻ** Có nhiều nguyên nhân khiến giới trẻ dễ dàng sa vào việc sử dụng mạng xã hội quá mức. Một trong những lý do chính là sự phát triển nhanh chóng của công nghệ và sự phổ biến của các thiết bị điện tử thông minh như điện thoại di động, máy tính bảng. Việc sử dụng mạng xã hội trở nên dễ dàng và thuận tiện, giúp giới trẻ tiếp cận thông tin, kết nối với bạn bè và giải trí mọi lúc mọi nơi. Bên cạnh đó, giới trẻ hiện nay cũng chịu áp lực từ các yếu tố xã hội và tâm lý. Trong một xã hội có sự phát triển mạnh mẽ về truyền thông và xu hướng, mạng xã hội trở thành nơi thể hiện bản thân, chia sẻ những khoảnh khắc và hình ảnh "hoàn hảo". Các bạn trẻ dễ dàng bị cuốn vào cuộc đua "săn" lượt thích (like), bình luận (comment) và người theo dõi (followers), và cảm thấy thiếu tự tin nếu không nhận được sự chú ý từ cộng đồng mạng. Mạng xã hội, với những hình ảnh hoàn hảo và cuộc sống đầy đủ của một số người nổi bật, đôi khi làm cho các bạn trẻ cảm thấy áp lực, nghi ngờ về bản thân và có cảm giác không được công nhận. Ngoài ra, nhiều bạn trẻ cũng tìm thấy niềm vui trong việc chia sẻ các trạng thái, cảm xúc cá nhân, kết nối với bạn bè qua mạng xã hội khi họ cảm thấy thiếu sự quan tâm từ gia đình hoặc những mối quan hệ thực tế. Đây cũng là một yếu tố khiến họ dễ dàng lún sâu vào thế giới mạng. **Hậu quả và ảnh hưởng của việc sử dụng mạng xã hội quá mức** Việc sử dụng mạng xã hội quá mức có thể gây ra rất nhiều hậu quả tiêu cực đối với bản thân, gia đình và xã hội. Trước hết, về sức khỏe, việc dành quá nhiều thời gian trên mạng xã hội sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, đau nhức mắt, và thậm chí có thể gây ra các vấn đề về xương khớp do ngồi quá lâu. Các nghiên cứu khoa học cũng đã chỉ ra rằng việc sử dụng mạng xã hội vào ban đêm, đặc biệt là trước khi đi ngủ, sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ và tạo ra tình trạng mệt mỏi, thiếu năng lượng vào ngày hôm sau. Về mặt tâm lý, mạng xã hội có thể gây ra các vấn đề về stress, lo âu và trầm cảm. Việc so sánh cuộc sống của mình với những hình ảnh "hoàn hảo" trên mạng, những hình ảnh của người nổi tiếng hoặc bạn bè có cuộc sống "đầy đủ" khiến nhiều người cảm thấy bất mãn, tự ti. Điều này đặc biệt rõ rệt ở giới trẻ khi họ chưa đủ trưởng thành về mặt tâm lý để phân biệt giữa thế giới thực và thế giới ảo. Ngoài ra, việc quá phụ thuộc vào mạng xã hội cũng khiến họ không thể phát triển kỹ năng giao tiếp, thiếu sự cảm nhận về những giá trị trong cuộc sống thực. Về mối quan hệ gia đình, việc sử dụng mạng xã hội quá nhiều sẽ khiến giới trẻ ít giao tiếp với gia đình, không còn dành thời gian chia sẻ và quan tâm lẫn nhau. Điều này có thể gây ra sự thiếu gắn kết, mâu thuẫn và mất đi sự thấu hiểu giữa các thành viên trong gia đình. Một số gia đình còn gặp phải tình trạng con cái "nghiện" mạng xã hội, khiến phụ huynh lo lắng về tương lai của con em mình. **Giải pháp và bài học nhận thức** Để khắc phục những tác hại của việc sử dụng mạng xã hội quá mức, mỗi người cần phải có ý thức tự giác trong việc quản lý thời gian và cách sử dụng mạng xã hội. Trước tiên, cần phải xác định rõ mục đích sử dụng mạng xã hội là gì và hạn chế thời gian sử dụng sao cho hợp lý. Thay vì lướt mạng xã hội suốt ngày, hãy dành thời gian để học tập, tham gia các hoạt động thể thao, hoặc đọc sách để phát triển bản thân. Các bậc phụ huynh cũng cần có sự quan tâm, giám sát con cái trong việc sử dụng mạng xã hội. Điều này không có nghĩa là hạn chế tuyệt đối việc sử dụng mạng xã hội, mà là hướng dẫn con cái sử dụng mạng xã hội một cách khoa học và hợp lý. Cha mẹ có thể đặt ra thời gian quy định cho con cái để chơi game, lướt mạng xã hội và cùng con tham gia các hoạt động ngoài trời, giao tiếp trực tiếp để giúp giảm thiểu tình trạng cô lập. Ngoài ra, các nhà trường cũng cần tăng cường giáo dục cho học sinh về việc sử dụng mạng xã hội một cách thông minh. Học sinh cần hiểu rằng mạng xã hội là công cụ để kết nối và học hỏi, nhưng không phải là tất cả. Nhà trường có thể tổ chức các buổi học kỹ năng sống, tổ chức các hoạt động ngoại khóa để học sinh có thể phát triển toàn diện và tránh việc lạm dụng mạng xã hội. **Liên hệ bản thân** Với bản thân tôi, mạng xã hội là một công cụ rất hữu ích để kết nối với bạn bè, tìm kiếm thông tin và giải trí. Tuy nhiên, tôi cũng nhận ra rằng việc sử dụng quá nhiều mạng xã hội có thể ảnh hưởng đến tâm lý và sức khỏe của mình. Tôi đã từng dành rất nhiều thời gian vào việc lướt mạng xã hội, điều này khiến tôi cảm thấy căng thẳng và mệt mỏi. Tuy nhiên, khi nhận thức được vấn đề này, tôi đã chủ động giảm thời gian sử dụng mạng xã hội, thay vào đó tôi dành thời gian cho việc học, tham gia các hoạt động thể thao và dành nhiều thời gian hơn cho gia đình và bạn bè. Điều này không chỉ giúp tôi cải thiện sức khỏe mà còn giúp tôi duy trì các mối quan hệ thật sự ý nghĩa trong cuộc sống. ### Kết bài (KB): Khẳng định lại vấn đề Tóm lại, mạng xã hội là một công cụ mạnh mẽ mang lại nhiều lợi ích nếu được sử dụng đúng cách. Tuy nhiên, nếu sử dụng không đúng mức, mạng xã hội có thể gây ra những tác động tiêu cực đối với sức khỏe, tâm lý và các mối quan hệ gia đình, xã hội. Việc sử dụng mạng xã hội hợp lý, có kế hoạch và tự giác kiểm soát thời gian sẽ giúp chúng ta tận dụng những lợi ích mà nó mang lại mà không phải đánh đổi bằng những hậu quả đáng tiếc. Mỗi người trong chúng ta cần nhận thức rõ ràng về tầm quan trọng của việc duy trì một lối sống cân bằng giữa thế giới ảo và thế giới thực. Chỉ khi sử dụng mạng xã hội một cách thông minh và có ý thức, chúng ta mới có thể phát triển bản thân toàn diện và tạo dựng cuộc sống hạnh phúc, ý nghĩa.
Trả lời:
a. Chép chính xác 7 câu thơ tiếp theo để hoàn thiện khổ thơ trong bài.
Ngày hôm sau ồn ào trên bến đỗ
Khắp dân làng tấp nập đón ghe về
Nhờ ơn trời, biển lặng, cá đầy ghe
Những con cá tươi ngon thân bạc trắng.
Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm
Chiếc thuyền im bến mỏi trở về năm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.
b. Viết một đoạn văn diễn dịch từ 7 – 10 câu nêu cảm nhận của em về đoạn thơ trên.
- Đoạn thơ diễn tả cảnh thuyền cá trở về trong náo nức, ồn ào, tấp nập.
- Lời cảm tạ chân thành của người dân biển hồn hậu với đất trời đã đem đến cho họ sự bình yên, no ấm.
- Vẻ đẹp của người dân làng chài dẻo dai, kiên cường, từng trải, phong trần, mang trong mình vị mặn mòi của biển cả bao la. Những đứa con của biển cả được miêu tả vừa chân thực, vừa lãng mạn, phi thường, kì diệu.
- Con thuyền nhờ thủ pháp nhân hóa hiện lên sinh động. Nó cũng biết nghỉ ngơi thư giản sau những ngày lao mình trên biển đương đầu sóng gió. Nó đã đóng góp công sức không nhỏ tạo nên thành quả lao động cho người dân. Hình ảnh con thuyền như con người, có suy tư, cảm xúc, chất muối vào từng thớ mình để dạn dày, từng trải.
→ Sự tinh tế trong cảm nhận của nhà thơ.
Đáp án
Đọc câu thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
“Ngày hôm sau ồn ào trên bến đỗ”
(Quê hương – Tế Hanh)
a. Chép chính xác 7 câu thơ tiếp theo để hoàn thiện khổ thơ trong bài.
Ngày hôm sau ồn ào trên bến đỗ
Khắp dân làng tấp nập đón ghe về
Nhờ ơn trời, biển lặng, cá đầy ghe
Những con cá tươi ngon thân bạc trắng.
Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm
Chiếc thuyền im bến mỏi trở về năm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ. (1đ)
b. Viết một đoạn văn diễn dịch từ 7 – 10 câu nêu cảm nhận của em về đoạn thơ trên. (4đ)
HS viết được đoạn văn diễn dịch từ 7 – 10 câu, nêu được các nội dung cơ bản sau:
- Đoạn thơ diễn tả cảnh thuyền cá trở về trong náo nức, ồn ào, tấp nập. (1đ)
- Lời cảm tạ chân thành của người dân biển hồn hậu với đất trời đã đem đến cho họ sự bình yên, no ấm. (1đ)
- Vẻ đẹp của người dân làng chài dẻo dai, kiên cường, từng trải, phong trần, mang trong mình vị mặn mòi của biển cả bao la. Những đứa con của biển cả được miêu tả vừa chân thực, vừa lãng mạn, phi thường, kì diệu. (1đ)
- Con thuyền nhờ thủ pháp nhân hóa hiện lên sinh động. Nó cũng biết nghỉ ngơi thư giản sau những ngày lao mình trên biển đương đầu sóng gió. Nó đã đóng góp công sức không nhỏ tạo nên thành quả lao động cho người dân. Hình ảnh con thuyền như con người, có suy tư, cảm xúc, chất muối vào từng thớ mình để dạn dày, từng trải. (1đ)
→ Sự tinh tế trong cảm nhận của nhà thơ.
nếu thấy hay bạn tick cho mik nha @Phong Nguyễn