Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Động mạch có đặc điểm
A. Thành mạch có 3 lớp, lớp mô liên kết và lớp cơ trơn dày, lòng mạch rộng
B. Thành mạch có 3 lớp, lớp mô liên kết và lớp cơ trơn mỏng, lòng mạch rộng có van 1 chiều.
C. Thành mạch mỏng chỉ gồm 1 lớp biểu bì, phân nhánh nhiều thành mạng lưới đến từng tế bào
D. Thành mạch có 3 lớp, lớp mô liên kết và lớp cơ trơn dày, lòng mạch hẹp
Động mạch có đặc điểm :
D.
thành mạch có 3 lớp, lớp mô liên kết và lớp cơ trơn dày, lòng mạch hẹp
#Study
a. Trình bày thí nghiệm của Các lanstâynơ?
- Thí nghiệm: Các lanstâynơ đã dùng hồng cầu của người này và trộn với huyết tương của những người khác và ngược lại, lấy huyết tương của một người và trộn với hồng cầu của những người khác.
- Ông đã nhận thấy rằng:
+ Có 2 loại kháng nguyên trên hồng cầu là A và B
+ Có 2 loại kháng thể trong huyết tương là α (gây kết dính A) và β (gây kết dính B)và
+ Tổng hợp lại có 4 nhóm máu là: O; A; B; AB
+ Kết quả thí nghiệm trong hình 15 SGK tr 49
* Đặc điểm các nhóm máu:
-Nhóm máu O: Hồng cầu không có kháng nguyên A và B, huyết tương có kháng thể α, β
-Nhóm máu A: Hồng cầu chỉ có A, huyết tương không có α, chỉ có β,
-Nhóm máu B; Hồng cầu chỉ có B, huyết tương không có β, chỉ có α,
-Nhóm máu AB: Hồng cầu có cả A,B, huyết tương không có α, β
- Nhóm máu O là chuyên cho bởi vì: Hồng cầu của nhóm máu O không có kháng nguyên A, B. Nên khi cho các nhóm máu khác dù nhóm máu đó có huyết tương chứa kháng thể α hoặc β hoặc có cả hai thì không gây kết dính.
- Nhóm máu AB là chuyên nhận bởi vì: Trong huyết tương không có kháng thể α, β nên dù nhận một nhóm máu bất kì nào có kháng nguyên A,B thì vẫn không gây kết dính.
- Máu, nước mô và bạch huyết là môi trường trong cơ thể vì: Nhờ máu, nước mô và bạch huyết trong cơ thể mà tế bào và môi trường ngoài liên hệ thường xuyên với nhau trong quá trình trao đổi các chất dinh dưỡng, oxi, khí cacbonic và các chất thải khác.
(Pham Thi Linh coi hộ em lại câu b ạ.)
TL :
Nhân viên y tế chụp phần phổi
Vì
X-quang hay tia X là một dạng bức xạ năng lượng cao. Các chùm tia X có bức xạ cao được phát ra từ máy chụp X-quang có khả năng xuyên qua thành phần dịch và các mô mềm trong cơ thể người một cách dễ dàng. Từ đó tạo ra hình ảnh giúp các bác sĩ có thể quan sát và có những chẩn đoán bệnh chính xác.
Chụp X-quang giúp chẩn đoán chính xác nhiều bệnh lý
Nếu mô có độ đậm đặc càng cao thì tia X càng khó xuyên qua, cụ thể là các mô đặc như xương. Chụp X-quang là một phương pháp được áp dụng phổ biến trong công tác chẩn đoán nhiều bệnh lý, đặc biệt là các bệnh lý về xương khớp.
Phương pháp này giúp khắc phục nhược điểm của cách khám bằng mắt thông thường là không thể quan sát được những vấn đề bất thường bên trong cơ thể. Do đó, các dấu hiệu của bệnh sẽ được phát hiện sớm và điều trị một cách có hiệu quả hơn.
2. Nguyên lý chụp X-quang
Tia X từ máy chụp X-quang có khả năng truyền thẳng và đâm xuyên qua vật chất, ở đây cụ thể là cơ thể con người. Cường độ tia càng tăng thì sự đâm xuyên này càng trở nên dễ dàng. Chính nhờ tính chất xuyên sâu của tia X mà thông thường người ta chỉ dùng để chụp các mô cứng như răng, xương,...
Bên cạnh đó, tia X còn có tính bị hấp thu nên sau khi xuyên qua vật chất, một phần năng lượng bị hấp thu khiến cho cường độ chùm tia X giảm xuống dần.
Nguyên lý chụp X-quang như sau: sau khi chùm tia X xuyên qua khu vực cần chiếu chụp trên cơ thể thì sẽ suy giảm do bị các cấu trúc hấp thụ. Tùy thuộc và độ dày và mật độ cấu trúc tia X đi qua mà sự suy giảm này cũng sẽ có sự khác nhau nhất định. Cuối cùng, chùm tia X gặp bộ phận thu nhận (film, detector, màn chiếu,...) và trải qua quá trình xử lý hình ảnh để cho ra kết quả cuối cùng.
Một trong những điểm khác biệt lớn nhất giữa các thế hệ máy chụp X-quang chính là bộ phận thu nhận và xử lý hình ảnh.
3. Quá trình chụp X-quang diễn ra như thế nào?
Tùy thuộc vào bộ phận cần thăm khám mà người bệnh sẽ được yêu cầu giữ cơ thể ở những tư thế khác nhau như nằm, ngồi hoặc đứng. Đối với chụp X-quang phổi thì để ghi lại được rõ nét hình ảnh, người bệnh có thể phải nín thở trong một vài giây.
Phía sau bộ phận cơ thể cần chụp sẽ đặt bộ phận ghi nhận hình ảnh hoặc phim X-quang. Tia X khi đi qua cơ thể sẽ có một phần được giữ lại và phần còn lại sẽ đi xuyên qua để đến bộ phận ghi nhận hình ảnh và cho ra hình ảnh hiển thị cuối cùng.
Như đã nói ở trên về nguyên lý chụp X-quang, càng có nhiều tia X chiếu được đến phim thì hình ảnh thu được càng đen. Do đó mà những bộ phận cơ thể rỗng hoặc đầy khí (ví dụ như phổi) thì sẽ cho hình ảnh đen, trong khi các mô đặc (như xương) sẽ cản trở nhiều tia X và cho ra hình ảnh trắng. Còn các cơ, các tạng hoặc các mô mềm trong cơ thể thì hình ảnh ghi lại được có màu xám, tùy thuộc và độ đậm đặc của chúng.
4. Các trường hợp chỉ định và chống chỉ định chụp X-quang
Chụp X-quang là kỹ thuật thường được bác sĩ áp dụng để chẩn đoán nhiều các loại bệnh lý khác nhau. Một số trường hợp được chỉ định chụp X-quang như:
- Kiểm tra khu vực trên cơ thể bị đau, có dấu hiệu bất thường.
- Theo dõi diễn tiến của bệnh.
- Đánh giá hiệu quả của phác đồ điều trị bệnh.
- Các trường hợp bệnh nhân nghi ngờ mắc bệnh xương khớp (viêm khớp, gãy xương,...), bệnh tim mạch (tắc mạch,...), bệnh phổi, nhiễm trùng, có khối u ở vú hoặc các bệnh về răng miệng.
Bên cạnh đó cũng có một số đối tượng được khuyến cáo là không nên chụp X-quang như phụ nữ có thai. Để hạn chế tối đa ảnh hưởng của tia X đến sự phát triển của thai nhi, thai phụ chỉ nên thực hiện chụp X-quang khi thật sự cần thiết và bắt buộc phải có chỉ định của bác sĩ.
Phụ nữ có thai không nên chụp X-quang
5. Lưu ý cần biết trước khi chụp X-quang
Thông thường, người bệnh không cần đặc biệt chuẩn bị gì trước khi tiến hành chụp X-quang. Tuy nhiên, để quá trình chụp diễn ra thuận lợi và cho kết quả chính xác nhất, nên lưu ý một số điều như sau:
- Ở vị trí cần chụp X-quang, bạn nên cởi quần áo để bộc lộ rõ vùng tổn thương.
- Tháo bỏ hết các vật dụng bằng kim loại trên người như đồ trang sức, điện thoại, móc khóa,... để tránh gây cản trở quá trình chụp X-quang bởi kim loại có khả năng ngăn cản tia X đâm xuyên qua cơ thể.
- Một số trường hợp có thể được yêu cầu uống hoặc tiêm thuốc cản quang.
- Nếu chụp X-quang ruột, bạn sẽ được bác sĩ tiến hành thụt tháo và làm sạch ruột trước khi chụp.
- Ngoài ra còn có một số kỹ thuật chụp X-quang đặc biệt người bệnh cần thực hiện chuẩn bị theo những yêu cầu cụ thể của bác sĩ.
(m tham khảo cách làm dưới thử ik)
a.
- Trong một phút tâm thất trái đã co và đẩy :
7560 : (24. 60) = 5,25 lít.
- Số lần tâm thất trái co trong một phút là :
(5,25. 1000) : 70 = 75 ( lần)
Vậy số lần mạch đập trong một phút là : 75 lần.
b.
- Thời gian hoạt động của một chu kỳ tim là :
( 1 phút = 60 giây) \(\rightarrow\) ta có : 60 : 75 = 0,8 giây.
Đáp số: 0,8 giây.
c.
Thời gian của các pha :
- Thời gian của pha dãn chung là : 0,8 : 2 = 0,4 (giây)
- Gọi thời gian pha nhĩ co là x giây \(\rightarrow\) thời gian pha thất co là 3x .
Ta có x + 3x = 0,8 – 0,4 = 0,4
\(\Rightarrow\) x = 0,1 giây.
Vậy trong một chu kỳ co dãn của tim:
Tâm nhĩ co hết : 0,1 giây.
Tâm thất co hết : 0,1 . 3 = 0,3 giây.
Câu hỏi của Khánh Thi - Sinh học lớp 8 | Học trực tuyến
Bạn ơi bài này mk làm ở đây rồi nhé! chúc bạn hc tốt!
1.
* Hô hấp ngoài:
- Sự thở ra và hít vào ( thông khí ở phổi)
- Trao đổi khí ở phổi:
+ O2 khuếch tán từ phế nang vào máu.
+ CO2 khuếch tán từ máu vào phế nang.
* Hô hấp trong
- Trao đổi khí ở tế bào:
+ CO2 khuếch tán từ tế bào vào máu.
+ O2 khuếch tán từ máu vào tế bào.
2.
Cơ sở sinh lí của tiếng khóc chào đời.
- Đứa trẻ khi chào đời bị cắt bỏ dây rốn lượng CO2 thừa ngày càng nhiều trong máu sẽ kết hợp với nước tạo thành H2CO3 => I on H+ tăng => Kích thích trung khu hô hấp hoạt động, tạo ra động tác hít vào, thở ra. Không khí đi ra tràn qua thanh quản tạo nên tiếng khóc chào đời.
1.- Hô hấp ngoài: thực hiện ở phổi trao đổi khí vs môi trường ngoài bằng sự thở ra và hít vào ( thông khí ở phổi) , đem O2 khuếch tán từ phế nang vào máu và CO2 khuếch tán từ máu vào phế nang.
- Hô hấp trong: thực hiện ở tế bào , là quá trình CO2 khuếch tán từ tế bào vào máu.
O2 khuếch tán từ máu vào tế bào
2. Cơ sở sinh lí của tiếng khóc chào đời.
- Đứa trẻ khi chào đời bị cắt bỏ dây rốn lượng CO2 thừa ngày càng nhiều trong máu sẽ
kết hợp với nước tạo thành H2CO3 => Ion H+ tăng => Kích thích trung khu hô hấp
hoạt động, tạo ra động tác hít vào, thở ra. Không khí đi ra tràn qua thanh quản tạo nên
tiếng khóc chào đời.
Câu 1: Quá trình bài tiết không thải chất nào dưới đây?
A. Chất cặn bã C. Chất dinh dưỡng
B. Chất độc D. Nước tiểu
Câu 2: Quá trình trao đổi chất của tế bào tạo ra sản phẩm nào dưới đây?
A. Chỉ tạo ra các chất cần thiết cho tế bào
B. Chỉ tạo ra các chất cặn bã và dư thừa
C. Tạo ra các chất cần thiết cho tế bào và các chất cạn bã dư thừa để loại ra khỏi cơ thể
D. Tạo ra CO2 cung cấp cho các hoạt động của cơ thể và tế bào, loại bỏ các chất thải không hòa tan trong máu
Câu 3: Cấu tạo của hệ bài tiết nước tiểu bao gồm
A. Thận và ống đái
B. Thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái
C. Thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái, ống đái.
D. Thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái, ống đái, phổi, da
Câu 4: Người nào thường có nguy cơ chạy thận nhân tạo cao nhất?
A. Những người hiến thận
B. Những người bị tại nạn giao thông
C. Những người bị suy thận
D. Những người hút nhiều thuốc lá
Câu 5: Nguyên nhân gây ra bệnh sỏi thận?
A. Ăn uống không lành mạnh
B. Thường xuyên nhịn đi vệ sinh
C. Lười vận động
D. Tất cả các đáp án trên
Câu 6: Thói quen nào có lợi cho sức khỏe của thận?
A. Ăn nhiều đồ mặn.
B. Uống thật nhiều nước.
C. Nhịn tiểu lâu.
D. Tập thể dục thường xuyên.
Câu 7: Nước tiểu chính thức thường có màu gì là dấu hiệu của cơ thể khỏe mạnh?
A. Màu vàng nhạt
B. Màu đỏ nâu
C. Màu trắng ngà
D. Màu trắng trong
Câu 8: Vì sao không nên nặn trứng cá?
A. Trứng cá cũng có chức năng giữ nhiệt cho da
B. Trứng cá là một bộ phận cần thiết duy trì sự sống của tế bào da
C. Tạo ra những vết thương hở ở da
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng
Câu 9: Vì sao không nên tắm nước lạnh?
A. Khiến lỗ chân lông đóng lại
B. Ảnh hưởng hệ tuần hoàn bên trong
C. Tế bào da nhanh bị lão hóa
D. Mất cân bằng nhiệt bên trong cơ thể
Câu10: Thói quen nào sau đây không tốt cho da
A. Tắm nắng lúc 6-7h
B. Vận động để ra mồ hôi tích cực
C. Vệ sinh thân thể mỗi ngày
D. Uống ít nước
Câu 11: Vì sao dễ bị viêm ở những nơi vết thương lớn?
A. Tế bào da tăng sinh mạnh
B. Vi khuẩn dễ xâm nhập
C. Chất lỏng trong cơ thể bị rò ra ngoài
D. Bạch cầu chuyển đến vết thương nhiều
Câu 12: Nếu da bị nấm cần làm gì?
A. Tắm nhiều hơn 1 lần mỗi ngày
B. Phơi vùng da bị nấm dưới ánh nắng gắt để diệt nấm
C. Che kín vùng da bị nấm tiếp xúc thêm với môi trường
D. Đi khám và bôi thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ
Câu 13: Vì sao lâu không tắm sẽ cảm thấy ngứa ngáy?
A. Lớp tế bào chết tăng lên
B. Vi khuẩn trên da rất nhiều
C. Sản phẩm của tuyến nhờn tạo ra nhiều
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng
Câu 14: Bộ phận não chia đại não thành hai nửa?
A. Rãnh thái dương
B. Não trung gian
C. Rãnh liên bán cầu
D. Rãnh đỉnh
Câu 15: Các nếp nhăn trên vỏ đại não có chức năng gì?
A. Giảm thể tích não bộ
B. Tăng diện tích bề mặt
C. Giảm trọng lượng của não
D. Sản xuất nơron thần kinh
Câu 16: Đâu là tật của mắt?
A. Đau mắt hột
B. Loạn thị
C. Đau mắt đỏ
D. Viêm kết mạc
Câu 17: Nguyên nhân gây ra các bệnh về mắt?
A. Do cầu mắt dài
B. Do cầu mắt ngăn
C. Do thể thủy tinh quá phồng
D. Do virut
Câu 18: Hậu quả nghiêm trọng nhất của bênh đau mắt hột?
A. Gây sẹo
B. Đục màng giác
C. Lông mi quặm lại gây ngứa ngáy
D. Mù lòa
Câu 19: Tại sao bệnh cận thị lại thường gặp nhất ở lứa tuổi thanh thiếu niên?
A. Do không giữ đúng khoảng cách khi đọc sách
B. Do chơi điện tử nhiều
C. Do xem TV nhiều, xem gần.
D. Tất cả các đáp án trên
Câu 20: Đâu là bệnh về mắt?
A. Cận thị
B. Loạn thị
C. Viêm kết mạc
D. A và B đều đúng
Câu 21: Tai được chia ra làm 3 phần, đó là những phần nào?
A. Vành tai, tai giữa, tai trong.
B. Tai ngoài, tai giữa, tai trong.
C. Vành tai, ống tai, màng nhĩ.
D. Tai ngoài, màng nhĩ, tai trong.
Câu 22: Thành phần nào dưới đây không thuộc tai trong?
A. Ống bán khuyên.
B. Dây thần kinh số VIII.
C. Ốc tai.
D. Màng nhĩ.
Câu 23: Tai ngoài được giới hạn với tai giữa bởi bộ phận nào?
A. Ống bán khuyên.
B. Màng nhĩ.
C. Chuỗi tai xương.
D. Vòi nhĩ.
Câu 24: Nếu âm thanh ở bên phía tai phải thì tai nào nhận được sóng âm trước?
A. Tai trái.
B. Tai phải.
C. Cả hai tai cùng nhận.
D. Một trong hai tai.
Câu 25: Tại sao phải tránh tiếp xúc với nơi có tiếng ồn mạnh hoặc tiếng động mạnh thường xuyên?
A. Vì làm thủng màng nhĩ dẫn đến nghe không rõ.
B. Vì dễ dẫn đến viêm tai dẫn đến nghe không rõ.
C. Vì làm giảm tính đàn hổi của màng nhĩ dẫn đến nghe không rõ.
D. Vì làm thủng màng nhĩ dẫn đến bị điếc.