K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 11 2016

Câu1: Nêu cấu tạo tế bào thực vật.

  • Cấu tạo tế bào thực vật gồm:
    -Vách tế bào: làm cho tế bào có hình dạng nhất định.
    -Màng sinh chất bao bọc ngoài chất tế bào.
    -Chất tế bào là chất keo lỏng, trong chứa các bào quan như lục lạp (chứa chất diệp lục ở tế bào thịt lá),…
    Tại đây diễn ra các hoạt động sống cơ bản của tế bào:
    -Nhân: thường chỉ có một nhân, cấu tạo phức tạp, có chức năng điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào.
    -Ngoài ra tế bào còn có không bào: chứa dịch tế bào.

     
2 tháng 11 2016

 

Câu 5: So sánh thân non và miền hút của rễ

Giống: Đều gồm vỏ (biểu bì + thịt vỏ) & trụ giữa (các bó mạch & ruột)

Khác :

Rễ (Miền hút)

- Biểu bì có lông hút

- Không có thịt vỏ

- Mạch gỗ xếp xen kẻ mạch rây thành 1 vòng

 

Thân non

- Không có biểu bì

- Thịt vỏ có các hạt diệp lục

- Mạch rây xếp thành vòng nằm ngoài vòng mạch gỗ (2vòng)

 

 

Câu 1: Trả lời:

Thực vật sống có những đặc điểm:

- Không có khả năng di chuyển.

- Không có hệ thần kinh và các giác quan.

- Cảm ứng: Thích ứng với môi trường bên ngoài.

- Có thành xelulozơ.

- Lớn lên và sinh sản.

2 tháng 11 2016

câu 4

Các miền của rễChức nằn chính của từng miền
Miền trưởng thành có mạch dẫndẫn truyền
Miền hút có các lông hútHấp thụ nước và muối khoáng
Miền sinh trưởng (Nơi tế bào phân chia)Làm cho rễ dài ra
miền chóp rễChe chở cho đầu rễ

* Chức năng của mạch dây: Chuyển chất hữu cơ nuôi cây

18 tháng 10 2016

1.

+ Miền trưởng thành : có chức năng dẫn truyền

+ Miền hút: có chức năng hút nước và muối khoáng

+ Miền sinh trưởng:có chức năng làm cho rễ dài ra

+ Miền chóp rễ: có chức năng che chở cho đầu rễ

16 tháng 10 2016

Câu 1 :

- Quá trình phân chia tế bào diễn ra: đầu tiên hình thành 2 nhân, sau đó chất tế bào phân chia và một vách tế bào hình thành ngăn đôi tế bào mẹ thành 2 tế bào con.

Ý nghĩa : Giúp cây sinh trưởng và phát triển.

Câu 2 : 

- Miền trưởng thành có chức năng dẫn truyền

- Miền hút có chức năng hấp thụ nước và muối khoáng

- Miền sinh trưởng có chức năng làm cho rễ dài ra

- Miền chóp rễ có chức năng che chở cho đầu rễ

16 tháng 10 2016
Câu 3 : 
 
Các loại rễ biến dạng: 
 
- Rễ củ: Chứa chất dự trữ cho cây khi ra hoa tạo quả.
 
Ví dụ : cây củ cải, cà rốt ...
 
- Rễ móc: Bám vào trụ giúp cây leo lên.
 
Ví dụ : cây trầu không ...
 
- Rễ thở: Giúp cây hô hấp trong không khí
 
Ví dụ : cây bụt mọc ...
 
- Giác mút: Lấy thức ăn từ cây chủ.
 
Ví dụ : cây tầm gửi, dây tơ hồng ...
 
Câu 4 :
 
- Thân củ : Dự trữ chất dinh dưỡng cho cây dùng khi ra hoa.
 
Ví dụ : củ su hào, củ khoai tây ...
 
Thân rễ : Dự trữ chất dinh dưỡng dùng khi mọc chồi, ra hoa.
 
Ví dụ : Củ gừng, củ nghệ, cỏ tranh, củ dong ta
 
- Thân mọng nước : Dự trữ nước. Quang hợp
 
Ví dụ : Xương rồng 3 cạnh, cành giao, sừng hươu…
18 tháng 11 2016

1. Đặc điểm chung của thực vật:

- Tự tổng hợp được chất hữu cơ.

- Phần lớn không có khả năng di chuyển.

- Phản ứng chậm với các kích thích từ bên ngoài.

18 tháng 11 2016

2. Cấu tạo chung của tế bào thực vật:

- Vách tế bào: Làm cho tế bào có hình dạng nhất định.

- Màng sinh chất: Bao bọc ngoài chất tế bào.

- Chất tế bào: Là chất keo lỏng, trong chứa các bào quan như lục lạp ( chứa chất diệp lục ở tế bào thịt lá );...

- Nhân: Điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào.

- Không bào: Chứ dịch tế bào.

28 tháng 12 2016

1.

- Lá mọc cách: các lá mọc so le nhau trên cành như lá cây dâu, lá cây dâm bụt...

- Lá mọc đối: từng đôi lá đối xứng nhau trên cành như; lá ổi, lá hải đường, lá mẫu đơn.

- Lá mọc vòng: lá mọc thành vòng xung quanh thân hoặc cành như lá cây dây huỳnh, lá trúc đào...

2.


- Lá biến thành gai: giảm sự thoát hơi nước ở lá
VD: cây xương rồng,...
- Lá biến thành tua cuốn, tay móc: Móc vào trụ bám, giúp cây leo lên
VD: Cây đậu Hà Lan, cây mây…
- Lá vảy: che chở cho thân rễ
VD: Cây dong ta…
- Lá dự trữ: lá dự trữ chất hữu cơ.
VD: Cây hành, tỏi…
- Lá bắt mồi: lá biến thành cơ quan bắt và tiêu hóa mồi.
VD: Cây bèo đất, cây nắp ấm…
3.

+ Giống nhau
- Đều có biểu bì, thịt vỏ, mạch rây, mạch gỗ và ruột
- Biểu bì, thịt vỏ, ruột đều cấu tạo từ tế bào
+ Khác nhau
* Thân non không có lông hút, còn rễ có lông hút
* Mạch rây và mạch gỗ ở thân non xếp thành vòng bó mạch, trong khi đó mạch rây và mạch gỗ ở rễ xếp xen kẽ nhau

4.

Thí nghiệm: Đặt chậu cây vào chỗ tối. Dùng giấy đen bịt kín một phần lá ở hai mặt. Đem chậu cây ra chỗ có ánh sáng.Tẩy diệp lục của lá, rồi rửa sạch lá trong nước ấm.Bỏ lá vào cốc có dung dịch iốt loãng.

Chất mà là chế tạo được khi có ánh sáng là tinh bột.

28 tháng 12 2016

mink rất cần nókhocroi

14 tháng 11 2016

Câu 1: Nêu cấu tạo và cách sử dụng kính lúp, kính hiển vi?

=>* Cấu tạo kính lúp: Kính lúp gồm một tay cầm bằng kim loại (hoặc bằng nhựa) được gắn với tấm kính trong, dày, hai mặt lồi, có khung bằng kim loại (hoặc bằng nhựa), có khả năng phóng to ảnh của vật từ 3 - 20 lần.

- Cách sử dụng kính lúp: Tay trái cầm kính lúp. Để mặt kính sát vật mẫu, mắt nhìn vào mặt kính, di chuyển kính lúp lên cho đến khi nhìn thật rõ vật.

*Cấu tạo kính hiển vi: Kính hiển vi gồm ba phần chính:

- Chân kính

- Thân kính gồm:

+ Ống kính:

-Thị kính (kính để mắt vào quan sát), có ghi độ phóng đại x10 ( gấp 10 lần) x20 (gấp 20 lần),....

- Đĩa quay gắn các vật kính.

- Vật kính (kính sát với vật cần quan sát) có ghi độ phóng đại x10, x20,....

+ Ốc điều chỉnh:

- Ốc to

- Ốc nhỏ

- Bàn kính: Nơi dặt tiêu bản để quan sát, có kẹp giữ.

Ngoài ra còn có gương phản chiếu ánh sáng để tập trung ánh sáng vào vật mẫu.

*Cách sử dụng kính hiển vi:

- Điều chỉnh ánh sáng bằng gương phản chiếu.

- Đặt tiêu bản lên bàn kính sao cho vật mẫu nằm ở đúng trung tâm, dùng kẹp giữ tiêu bản. Hãy thận trọng không để ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào gương, làm như vậy dễ bị hỏng mắt.

- Mắt nhìn vật kính từ một phía của kính hiển vi, tay phải từ từ vặn ốc to theo chiều kim đồng hồ (vặn xuống) cho đến khi vật kính gần sát lá kính của tiêu bản.

- Mắt nhìn vào thị kính, tay phải từ từ vặn ốc to theo chiều ngược lại (vặn lên) cho đến khi nhìn thấy vật cần quan sát.

- Điều chỉnh bằng ốc nhỏ để nhìn vật mẫu rõ nhất.

Câu 2: Cấu tạo tế bào thực vật gồm những phần chính nào? Chức năng của từng phần?

=> Tế bào thực vật được cấu tạo bởi các thành phần và chức năng của chúng:

* Vách tế bào: làm cho tế bào có hình dạng nhất định.

* Màng sinh chất: bao bọc bên ngoài chất tế bào.

* Chất tế bào: là chất keo lỏng, trong chứa các bào quan như lục lạp. Tại đây diễn ra các hoạt động sống cơ bản của tế bào.

* Nhân: thường có 1 nhân, cấu tạo phức tạp. Có chức năng điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào.

- Ngoài ra còn có không bào chứa dịch tế bào .

Câu 3: Sự lớn lên và phân chia tế bào diễn ra như thế nào?

=> * Sự lớn lên của tế bào: Các tế bào con là những tế bào non, mới hình thành, có kích thước bé; nhờ quá trình trao đổi chất chúng lớn dần lên thành những tế bào trưởng thành.

* Sự phân chia tế bào: Tế bào lớn lên đến một kích thước nhất định thì phân chia.

- Quá trình đó diễn ra như sau:

+ Đầu tiên từ 1 nhân hình thành 2 nhân, tách xa nhau.

+ Sau đó chất tế bào được phân chia, xuất hiện một vách ngăn, ngăn đôi tế bào cũ thành 2 tế bào con.

Các tế bào con tiếp tục lớn lên cho đến khi bằng tế bào mẹ. Các tế bào này lại tiếp tục phân chia tạo thành 4, rồi thành 8,.....tế bào.

- Các tế bào ở mô phân sinh có khả năng phân chia tạo tế bào mới cho cơ thể thực vật.

Câu 4: Có mấy loại rễ chính và lấy ví dụ mỗi loại đó? Nêu các miền của rễ và chức năng của chúng?

=> Các loại rễ gồm rễ cọc và rễ chùm.

* Rễ cọc: cây bưởi, cây cải, cây hồng xiêm, cây hoa hồng,....

* Rễ chùm: cây tỏi tây, cây lúa ( mạ), cây si già,.....

- Các miền của rễ và chức năng của chúng:

* Rễ gồm có 4 miền:

+ Miền trưởng thành: có các mạch dẫn có chức năng dẫn truyền.

+ Miền hút: có các lông hút có chức năng hấp thụ nước và muối khoáng.

+ Miền sinh trưởng: có chức năng làm cho rễ dài ra.

+ Miền chóp rễ: có chức năng che chở cho đầu rễ.

 

14 tháng 11 2016

1.

Kính lúp và kính hiển vi dùng để quan sát những vật nhỏ bé, kính hiển vi giúp ta nhìn được những gì mắt không thấy được.

Cách sử dụng kính lúp: để mặt kính sát vật mẫu, từ từ đưa kính lên cho đến khi nhìn rõ vật.

Cách sử dụng kính hiển vi:

chỉnh ánh sáng bằng gương phản chiếu ánh sáng. Đặt cố định tiêu bản trên bàn kính.

'Sử dụng hệ thống ốc điều chỉnh để quan sát rõ vật mẫu.



 

4 tháng 11 2016

1. Rễ được chia ra làm mấy loại. Cho ví dụ:

=> Rễ được chia ra làm hai loại: Rễ cọc và rễ chùm.

VD: + Rễ cọc: cây bưởi, cây cải, cây hồng xiêm, cây hoa hồng,.....

+ Rễ chùm: cây tỏi tây, cây lúa(mạ),.........

2. Nêu cấu tạo và chức năng các miền của rễ.

=> Cấu tạo:

Chương I. Tế bào thực vật=> Theo như cấu tạo trên, ta biết chức năng các miền của rễ:

+ Miền trưởng thành: có các mạch dẫn có chức năng dẫn truyền.

+ Miền hút: có các lông hút có chức năng hấp thụ nước và muối khoáng.

+ Miền sinh trưởng: có chức năng làm cho rẽ dài ra.

+ Miền chóp rễ: có chức năng che chở cho đầu rễ.

3. Hãy kể tên các loại rễ biến dạng? Cho ví dụ?

=> Tên các loại rễ biến dạng và ví dụ:

+ Rễ củ: rễ phình to chứa chất dinh dưỡng dự trữ cho cây.

VD: cây sắn, cà rốt, khoai lang,....

+ Rễ móc: rễ phụ mọc từ thân và cành trên mặt đất, móc vào trụ bám giúp câu leo lên.

VD: cây trầu không, hồ tiêu,.......

+ Rễ thở: sống trong điều kiện thiếu không khí, rễ mọc ngược lên mặt đất giúp cây hô hấp trong không khí.

VD: cây bầm, mắm, bụt mọc,........

+ Giác mút: rễ biến thành giác mút đâm vào thân hoặc cành của cây chủ để lấy chất dinh dưỡng.

VD: cây tầm gửi, tơ hồng,.....

4. Thân dài ra do đâu? Những loại cây nào bấm ngọn, những loại cây nào tỉa cành. Lợi ích của việc bấm ngọn, tỉa cành.

=> Thân dài ra do sự phân chia tế bào ở mô phân sinh ngọn.

- Những loại cây bấm ngọn: bông, mướp, bầu, bí,....

- Những loại cây tỉa cành: bạch đàn, lim, đay, gai,..........

- Lợi ích của việc bấm ngọn, tỉa cành: vì làm như vậy để cây không thể cao lên được nữa, do đó chất dinh dưỡng sẽ dồn xuống cho chồi hoa, chồi lá phát triển làm tăng năng suất thu hoạch.

5. Thân to ra do đâu? Có thể xác định tuổi thọ của cây bằng cách nào?

=> Thân to ra do sự phân chia các tế bào mô phân sinh ở tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ.

- Người ta có thể xác định tuổi thọ của cây bằng cách đếm số vòng gỗ của cây.

6. So sánh cấu tạo trong thân non và miền hút của rễ.

=> Về cấu tạo thân non:

Chương I. Tế bào thực vật

Về cấu tạo miền hút:

Chương I. Tế bào thực vật

Theo như 2 hình trên, ta thấy sự khác nhau của chúng là: hình dạng, kích thước, cấu tạo.

Sự giống nhau là: màu sắc.

7. So sánh Dác và Ròng:

=> Ròng chắc hơn Dác vì phần Ròng nằm phía trog, gồm các tế bào chết, vách dày có chức năng nâng đỡ. Còn Dác thì chỉ bảo vệ phần Ròng nên có thể Dác sẽ bị thương nặng ở một chỗ nào đó, chức năng của Dác là vận chuyển nước và muối khoáng, nằm phía ngoài, gồm những tế bào mạch gỗ.

Câu 7: Trả lời:

-Dác là phần nằm ở bên ngoài, mỏng hơn và có màu nhạt hơn, được cấu tạo từ các tế bào gỗ non nên không cứng lắm, chức năng là vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên lá.
-Ròng là phần nằm ở phía trong khá dày, màu sẫm hơn, được cấu tạo từ các tế bào gỗ già chết nên chắc và rắn, có chức năng nâng đỡ cho cây
 
8 tháng 11 2016

C1:Đặc điểm chung của thực vật là

- Tự tổng hợp được Chất hữu cơ từ chất vô cơ nhờ có diệp lục và ánh sáng.

- Có đời sống Cố định.

- Phản ứng chậm với các Kích thích. từ bên ngoài.

11 tháng 11 2016

4/

  • Một số loại rễ biến dạng của chúng ( cho ví dụ từng loại )

- Rễ củ: Chứa chất dự trữ cho cây khi ra hoa tạo quả. (cây sắn dây, khoai lang,...)

- Rễ móc: Bám vào trụ giúp cây leo lên. (cây hồ tiêu, trầu không,...)

- Rễ thở: Giúp cây hô hấp trong không khí (cây bần, bụt mọc,...)

- Giác mút: Lấy thức ăn từ cây chủ. (cây tầm gửi, dây tơ hồng...)

  • Tại sao cần phải thu hoạch loại cây có rễ củ trước chúng ra hoa ?

Người ta phải thu hoạch các cây có rễ củ trước khi chúng ra hoa là vì: Củ là phần rễ phình to chứa chất dự trữ để cây dùng lúc ra hoa, kết quả. Vì vậy, nếu trồng cây lấy củ như khoai lang, khoai tây, củ cải..., thì phải thu hoạch trước khi ra hoa để thu được củ chứa nhiều chất hữu cơ dự trữ nhất. Nếu thu hoạch chậm, sau lúc cây ra hoa thì một phần chất hữu cơ của củ đã được chuyển hóa đế tạo ra các bộ phận của hoa nên chất lượng củ bị giảm rõ rệt.