K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Câu 1: Kể tên và nêu ý nghĩa của các cuộc phát kiến địa lí ở thế kỉ XV - XVI, để thực hiện các cuộc phát kiến địa lí cần có những điều kiện nào?

Câu 2: Trình bày tóm tắt diễn biến, ý nghĩa của cuộc tấn công vào đất Tống năm 1075 của Lí Thường Kiệt. Tại sao nói đây là cuộc tấn công để tự vệ?

Câu 3: Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên

Câu 4: Quá trình hình thành và phát triển suy vong của chế độ phong kiến phương Đông và phương Tây. Nêu nhận xét

Câu 5: Nêu cách đánh giặc độc đáo của Lí thường Kiệt trong cuộc chống quân xâm lược Tống

Câu 6: So sánh điểm giống nhau va khác nhau của chế độ quân chủ chuyên chế của nhà nước phương Đông và phương Tây

Câu 7: Nêu công lao của Ngô Quyền và Đinh Bộ Lĩnh

Câu 8: Điền nội dung sự kiện phụ kiện phù hợp với mốc thời gian sau:

939

1009

1010

1075 - 1077

1042

1226

1075

1054

1288

1400

Câu 9: Tình hình kinh tế thời Trần sau chiến tranh, điểm mới về kinh tế của thời Trần so với thời Lí

Câu 10: Cách đánh giặc độc đáo, sáng tạo của nhà Trần trong ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên

Câu 11: Giáo dục văn hóa thời Lí phát triển như thế nào?

Câu 12: Những mặt tiến bộ và hạn chế của cải cách Hồ Quý Ly

Câu 13: Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống

 

4
22 tháng 12 2016

Giaos án ni cô lấy băm ngoái. Ko phải đề cương mô

22 tháng 12 2016

mink chỉ bt câu 3 và câu 5 thui:

câu 3:nguyên nhân thắng lợi :

-toàn dân tích cực, chủ động tham gia kháng chiến

-sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt cho mỗi cuộc kháng chiến

-sự hi sinh quyết chiến, quyết thắng của toàn dân mà nòng cốt là quân đội

-có đường lối chiến thuật, chiến lược đúng đắn

Ý nghĩa lịch sử:

-đánh bại toàn bộ ý chí xâm lược đại việt của đế chế nguyên, bảo về toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền của quốc gia, dân tộc

-thể hiện sức mạnh dân tộc, đánh bại mọi kẻ thù xâm lược

-góp phần xây dựng truyền thống học thuyết quân sự, để lại nhìu bài hok cho đời sau

câu 5:cách đánh giặc độc đáo:

-chủ động tiến công trước để tự vệ, chặn thế mạnh của giặc

-sự kết hợp đúng đắn giữa tiến công và phòng ngự tích cực

- đọc bài thơ nam quốc sơn hà để dánh vào tâm lí của giặc

-lập phòng tuyến sông như nguyệt

- đánh phủ đầu toàn bộ quân xâm lược khi chúng chưa kịp tấn công, đánh trả quyết liệt khi chúng phản công

-chủ động kết thúc chiến tranh bằng cách giảng hoà để giữ quan hệ hoà hiếu giữa 2 nước

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

30 tháng 10 2016

Câu 3: Trả lời:

1. Nguyên nhân thắng lợi
- Tất cả các tầng lớp nhân dân, các thành phần dân tộc đều tham gia đánh giặc, bảo vệ quê hương đất nước tạo thành khối đại đoàn kết toàn dân, trong đó quý tộc, vương hầu là hạt nhân.
Sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt cho mỗi cuộc kháng chiến. Đặc biệt, nhà Trần rất chăm lo sức dân, nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân bằng nhiều biện pháp để tạo nên sự gắn bó giữa triều đình và nhân dân.
- Tinh thần hy sinh, quyết chiến quyết thắng của toàn dân mà nòng cốt là quân đội.
- Chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của vương triều Trần đặc biệt là của vua Trần Nhân Tông, các danh tướng Trần Hưng Đạo, Trần Quang Khải, Trần Khánh Dư, đã buộc giặc từ thế mạnh chuyển dần sang thế yếu, từ chủ động chuyển sang bị động để tiêu diệt chúng, giành thắng lợi.
2. Ý nghĩa lịch sử
Nhắc tại cách khái quát về quân Mông Nguyên
“- Quân Mông Cổ lớn lên trên yên ngựa, tự luyện tập chiến đấu, từ mùa xuân đến mùa đông, ngày ngày săn bắn, đó là cách sống của họ
- Về đánh trận , họ lợi ở dã chiến, không thấy lợi thì không tiến quân
Trăm quân kị quay vòng, có thể bọc được vạn người. Nghìn quân kị tản ra có thể dài tới trăm dặm , kẻ địch chia ra thì họ chia ra, kẻ địch hợp lại thì họ hợp lại nên kị đội là thế mạnh của họ
Đội quân lúc ẩn lúc hiện, đến thì như trời rơi xuống, đi thì nhanh như chớp giật. Họ mà thắng thì đuổi theo địch chém giết không để trốn thoát, họ mà thua thì chạy rất nhanh, đuổi theo không kịp” theo lời sử học nhà Tống
Ý nghĩa lịch sử
- Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược Đại Việt của đế chế Mông - Nguyên,bảo vệ độc lập,toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền quốc gia của dân tộc.
- Thể hiện sức mạnh của dân tộc, đánh bại mọi kẻ thù xâm lược( góp phần nâng cao lòng tự hào dân tộc, củng cố niềm tin cho nhân dân … )
- Góp phần xây dựng truyền thống dân tộc, xây dựng học thuyết quân sự, để lại nhiều bài học cho đời sau trong cuộc đấu tranh chống quân xâm lược.

- Bài học kinh nghiệm: Dùng mưu trí đánh giặc, lấy đoàn kết làm sức mạnh.

 
 
30 tháng 10 2016

1. - Cơ sở kinh tế chủ yếu của chế độ phong kiến là sản xuất nông nghiệp, kết hợp với chăn nuôi và một số nghề thủ công. Sản xuất nông nghiệp đóng kín ờ các công xã nông thôn (phương Đông) hay các lãnh địa (phương Tây).
- Ruộng đất nằm trong tay lãnh chúa hay địa chủ, giao cho nông dân hay nông nô cày cấy rồi thu tô, thuế.
- Xã hội gồm hai giai cấp cơ bản là địa chủ và nông dân lĩnh canh (phương Đông), lãnh chúa phong kiến và nông nô (phương Tây). Địa chủ, lãnh chúa bóc lột nông dân và nông nô bằng địa tô.
Riêng ở xã hội phong kiến phương Tây, từ thế kỉ XI, công thương nghiệp phát triển.
- Quan hệ giữa các giai cấp : giai cấp thống trị (địa chủ, lãnh chúa) bóc lột giai cấp bị trị (nông dân lĩnh canh, nông nô) chủ yếu bằng địa tô.

 

- Chế độ quân chủ là thể chế nhà nước do vua đứng đầu.
- Chế độ quân chủ chuyên chế là chế độ mà quyền lực tập trung tuyệt đối, tối cao, vô hạn trong tay một người (vua - hoàng đế - Thiên tử...), mọi người phải phục tùng tuyệt đối.

 

11 tháng 12 2016

I. Lịch sử thế giới

Câu 1 :

* Nguyên nhân :

- Từ giữa thế kỉ XV, do yêu cầu phát triển của sản xuất nên các thương nhân châu Âu cần rất nhiều vàng bạc, nguyên liệu và thị trường mới.

- Họ muốn tìm những con đường biển để sang buôn bán với Ấn Độ và các nước phương Đông.

* Tên các cuộc phát kiến địa lý :

- Năm 1487, B. Đi-a-xơ đến cực Nam châu Phi.
- Năm 1498, Va-xcô đơ Ga-ma đến Tây Nam Ấn Độ.
- Năm 1492, C. Cô-lôm-bô tìm ra châu Mĩ.
- Năm 1519 – 1522, Ph. Ma-gien-lan đi vòng quanh Trái Đất.
 
* Ý nghĩa và tác dụng của các cuộc phát kiến địa lý :
- Các thương nhân thực hiện những cuộc phát kiến địa lý trở nên giàu có nhờ nguồn khoáng sản ở các nước được khai phá, họ đã có được nguồn vốn ban đầu và lực lượng nhân công lao động từ các nước thuộc địa.
 
- Những thương nhân đó trở thành giai cấp tư sản, những người bị lấy mất ruộng phải đi làm thuê cho tư sản trở thành giai cấp vô sản từ đó chủ nghĩa tư bản đã hình thành.
 
Câu 2 : Những nét chung của xã hội phong kiến
 
* Về kinh tế :
- Ngành sản xuất chính : nông nghiệp, ngoài ra còn có chăn nuôi và làm nghề thủ công
- Nền sản xuất khép kín:
+ Phương Đông : khép kín trong công xã nông thôn
+ Châu Âu : khép kín trong lãnh địa phong kiến
- Kĩ thuật canh tác sản xuất lạc hậu
- Ruộng đất nằm trong tay lãnh chúa phong kiến ( châu Âu ), địa chủ ( phương Đông )
- Ở châu Âu từ thế kỉ XI công thương nghiệp ngày càng phát triển -> dẫn đến xuất hiện mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa trong lòng xã hội phong kiến
- Ở phương Đông, công thương nghiệp kém phát triển
* Về xã hội : có 2 giai cấp cơ bản
- Châu Âu : lãnh chúa phong kiến và nông nô
- Phương Đông : địa chủ và nông dân lĩnh canh
- Địa chủ và lãnh chúa phong kiến bóc lột nông dân lĩnh canh, nông nô bằng hình thức địa tô
* Về nhà nước:
- Các quốc gia phong kiến đều có thể chế nhà nước là nhà nước quân chủ ( Vua đứng đầu nắm mọi quyền hành )
+ Phương Đông : Nhà nước quân chủ mang t/chất tập quyền từ rất sớm
+ Châu Âu: Trước thế kỉ XV nhà nước quân chủ còn mang tính phân quyền ( Quyền lực của nhà vua còn hạn chế ) đến thế kỉ XV thì tính chất tập quyền ngày càng cao
 
24 tháng 10 2016

Câu 1:
Vì sông Như Nguyệt là con sông chặn mọi ngả đường bộ từ Quảng Tây ( Trung Quốc ) vào Thăng Long, Lý Thường kiệt đã suy đoán chắc chắn là quân Tống sẽ đi theo đường đó tiến vào Thăng Long.

Câu 3:

- Là trận đánh tuyệt vời trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc. Nhà Tống từ bỏ mộng xâm lược Đại Việt. Nền độc lập, tự chủ của Đại Việt được giữ vững.

 

25 tháng 10 2016

Câu 2 :

Những nét độc đáo trong cách đánh giặc của Lý Thường Kiệt là :

+ Chủ động tiến công để phòng vệ

+ Chọn khúc sông Cầu làm phòng tuyến chống quân xâm lược

+ Sáng tác và đọc bài thơ thần ( Nam quốc sơn hà ) để khích lệ tinh thần quân sĩ và nhân dân

+ Chủ động hoà giải trong thế thắng ( để giữ mối quan hệ hoà bình hoà hiếu lâu dài với nhà Tống, giảm bớt thiệt hại về xương máu, của cải cho quân đội, nhân dân, thể hiện tinh thần yêu nước nhân ái của Lý Thường Kiệt và nhân dân Đại Việt )

Đây là những câu hỏi đề cương ôn tập của mình, mọi người biết câu nào thì chỉ dùm nhé!Câu 1. Hãy nêu những đặc điểm chính của nền kinh tế lãnh địa? Thế nào là lãnh địa phong kiến?Câu 2. Nêu nguyên nhân, kết quả của cuộc phát kiến địa lýCâu 3. Nguyên nhân xuất hiện phong trào văn hóa phục hưng? Nội dung tư tưởng của phong trào van hóa Phục Hưng?câu 4. Nêu những phát minh quan...
Đọc tiếp

Đây là những câu hỏi đề cương ôn tập của mình, mọi người biết câu nào thì chỉ dùm nhé!

Câu 1. Hãy nêu những đặc điểm chính của nền kinh tế lãnh địa? Thế nào là lãnh địa phong kiến?

Câu 2. Nêu nguyên nhân, kết quả của cuộc phát kiến địa lý

Câu 3. Nguyên nhân xuất hiện phong trào văn hóa phục hưng? Nội dung tư tưởng của phong trào van hóa Phục Hưng?

câu 4. Nêu những phát minh quan trọng của thời nhà Tống? Chính sách cai trị của các triều đại Trung Quốc có đặc điểm gì giống nhau? Ví sao có sự giống nhau đó?

Câu 5. Người Ấn Độ đã đạt được những thành tựu gì về văn hóa? Tác động của văn hóa Ấn Độ đến khu vực Đông Nam Á?

Câu 6. Đông Nam Á là khu vực như thế nào? Điều kiện tự nhiên của khu vực này có những thuận lợi khó khăn gì cho sự phát triển nông nghiệp của Đông Nam Á?

Câu 7. Trong xã hội hong kiến Phương Đông và Phương Tây đã có những giai cấp nào? Quan hệ của những giai cấp ấy?

2
12 tháng 11 2016

Câu 1:

- Lãnh địa phong kiến là vùng đất đai rộng lớn do lãnh chúa làm chủ. Trong đó có lâu đài và thành quách,.......

- Đặc trưng kinh tế : Tự cung tự cấp.

Câu 2:

- Nguyên nhân:

+ Do sản xuất phát triển cần nguyên liệu và thị trường

+ Do tiến bộ về kĩ thuật hàng hải, la bàn và kĩ thuật đóng tàu là điều kiện để thực hiện những cuộc phát kiến địa lí

- Kết quả:

+ Mở rộng thị trường

+ Tìm ra những con đường nối liền châu lục

+ Để lại món lợi khổng lồ cho giai cấp tư sản.

Câu 3:

- Nguyên nhân:

+ Do chế độ phong kiến đàn áp

+ Do giai cấp tư sản không có địa vị về chính trị xã hội

- Nội dung:

Đấu tranh khôi phục lại nền văn hoá Hy Lạp, Rô-ma cổ đại đồng thời sáng tạo văn hoá giai cấp tư sản.

24 tháng 11 2016

Hỏi lắm thế , nhìn hoa cả mắt oho

6 tháng 12 2016

1/ Từ giữa thế kỉ XV, do yêu cầu phát triển của sản xuất nên các thương nhân châu Âu cần rất nhiều vàng bạc, nguyên liệu và thị trường mới. Họ muốn tìm những con đường biển để sang buôn bán với Ấn Độ và các nước phương Đông. Thế là người ta ra đi, bất chấp mọi hiểm nguy, vượt trùng dương xa xôi với hi vọng tìm được những "mảnh đất có vàng". Quả nhiên, họ đã tìm ra nhiều vùng đất mới mà trước kia họ chưa biết tới.

2/Khi biết quân Tống có ý định tấn công Đại Việt Lý Thường Kiệt chù trương :Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân ra trước, chặn thế mạnh của giặc
Quân Việt bắt đầu tiến công vào đất Tống từ ngày 27 tháng 10 năm 1075. Thoạt tiên, quân Việt phá hủy một loạt các đồn trại biên giới, rồi lần lượt đổ bộ lên cảng và đánh chiếm các thành Khâm, Liêm. Sau đó đại quân tiếp tục tiến sâu vào đất địch.
Ngày 18 tháng 1 năm 1076 áp sát thành Ung. Đây là căn cứ quan trọng nhất trong những căn cứ địch dùng cho cuộc viễn chinh xâm lược vào Đại Việt. Sau 42 ngày vây hãm và tấn công quyết liệt, ta hạ được thành, tiêu diệt và bắt sống nhiều tên địch.

Đánh phủ đầu quân xâm lược khi chúng chưa kịp hành động, phản công nhanh chóng và quyết liệt ngay khi bị kẻ thù tiến công, đánh ngay vào đội quân mạnh nhất của địch, ngay trên hướng tiến công chủ yếu của chúng. Ông khéo kết hợp giữa tiến công và phòng ngự tích cực, giữa các cách đánh tập trung, đánh trận địa và đánh vận động. Ông vận dụng tài tình sự kết hợp giữa đấu tranh quân sự với công tác chính trị và hoạt động ngoại giao.
Thắng lợi huy hoàng của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà Tống (1075-1077) là một minh chứng hùng hồn về sự phát triển vượt bậc của dân tộc Việt sau một thế kỷ giành độc lập, quốc gia Đại Việt đã có đủ sức mạnh để chống lại một đế quốc lớn mạnh.

3/

Nguyên nhân thắng lợi của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông –Nguyên:

-Tinh thần hy sinh,quyết chiến quyết thắng của quân dân ta,nòng cốt là quân đội nhà Trần .

-Chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của Vua Trần và Trần Hưng Đạo.

-Tài chỉ huy của Trần Hưng Đạo.

4/ Ông là con An sinh vương Trần Liễu, cháu gọi Trần Thái Tông bằng chú, người hương Tức-mặc, phủ Thiên- trường, được phong ấp ở hương Vạn-kiếp, thuộc huyện Chí Linh, châu Nam sách, lộ Lạng-giang. Sinh khoảng 1232.

Câu 1:

- Do nhu cầu về hương liệu, vàng bạc, thị trường tăng cao.

- Con đường giao lưu buôn bán qua Tây Á và Địa Trung Hải bị người Ả Rập độc chiếm.

- Khoa học - kĩ thuật có nhiểu tiến bộ :

+ Các nhà hàng hải đã có những hiểu biết,quan niệm đúng đắn về hình dạng Trái Đất, về đại dương, sử dụng la bàn,.......

+ Kỹ thuật đóng tàu có bước tiến quan trọng, đóng được những tàu lớn có thể đi xa và dài ngày trên các đại dương lớn.

Câu 2:

Các cách đánh giặc độc đáo của Lý Thường Kiệt:
- Chủ động tiến công trước để tự vệ
- Chọn vị trí thuận lợi để xây dựng phòng tuyến
- Biết khích lệ tinh thần chiến đấu của quân ta: cho người đọc bài thơ Thần (Nam quốc sơn hà)
- Cách tấn công bất ngờ: đang đêm cho quân tấn công
- Kết thúc chiến tranh nhân đạo: đề nghị giảng hòa

Câu 3:

* Nguyên nhân thắng lợi:
- Nhờ tinh thần hy sinh, quyết chiến quyết thắng của quân dân và quân đội nhà Trần .
- Mưu trí, sáng tạo trong chiến lược của Vua Trần và Trần Hưng Đạo.
- Cách đánh giặc đúng “Lấy ít đánh nhiều , lấy yếu đánh mạnh”; “đỏan binh thắng trường trận”.
* Ý nghĩa lịch sử:
- Đập tan tham vọng xâm lược của quân thù, bảo vệ độc lập, chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ.
- Củng cố niềm tin và xây dựng khối đoàn kết toàn dân.
- Kế hoạch bành trướng xuống phương Nam và Đông Nam Á bị phá tan.
Câu 4:
Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn là một trong số những vị anh hùng .Điểm nổi bật ở Ông là tấm lòng thiết tha yêu nước của Trần Quốc Tuấn đã thể hiện cao độ khi ông tố cáo tội ác của quân thù bằng lời lẽ đanh thép. Trước nạn ngoại xâm, quốc gia dân tộc đang lâm nguy. Trần Quốc Tuấn không khỏi băn khoăn lo lắng, đến độ quên ăn, mất ngủ, xót xa như đứt từng khúc ruột.Không chỉ căm thù giặc mà trần Quốc Tuấn còn nguyện hy sinh thân mình cho sự nghiệp đánh đuổi ngoại xâm, giành lại độc lập cho dân tộc.Trần Quốc Tuấn quả là một con người yêu nước thương dân, ông đúng là tấm gương sáng cho binh sĩ noi theo để mà biết hy sinh bản thân vì nước vì dân.
 

 

 

1 tháng 11 2016

1.

Quyền sỡ hữu ruộng đất thuộc làng xã được chia nhua cầy cấy, đi lính, nộp thuế, lao dịch.

Việc đào kênh mượn, khai khẩn đất hoang được chú trọng. Ngông nghiệp ổn định và bước vào phát triển, Nghề trồng dâu, nuôi tằm được khuyến khích

Xây dựng xưởng thủ công; đúc tiền; chế tạo vủ khí, may mũ áo, xây dựng cung điện, chùa chiền

Nghề thủ công cổ truyền cũng được phát triễn như dệt, đồ gốm

Nhìu trung tâm buôn bán và chợ làng quê được hình thành

Nhân dân VIệt- TỐng thường trao đổi hàng hóa ở vùng biên giới

 

2 tháng 11 2017

mình cũng ko biết nữa

6 tháng 12 2016

2.- Từ cuối thế kỉ 12, nhà Lý suy yếu, chính quyền không chăm lo đời sống nhân dân, quan lại ăn chơi sa doạ. Kinh tế khủng hoảng, mất mùa, nông dân li tán. Một số thế lực phong kiến địa phương nổi dậy, nhà Lý buộc phải dựa vào thế lực họ Trần để chống lại các lực lượng nổi loạn.
- Tháng 12 năm Ất Dậu (đầu năm 1226), Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh. Nhà Trần được thành lập.

 



 

6 tháng 12 2016

3.-Về kinh tế tài chính, Hồ Quý Ly cho phát hành tiền giấy thay thế tiền đồng, ban hành chính sách hạn điền, quy định lại biểu thuế đinh, thuế ruộng.
- Về xã hội, Hồ Quý Ly ban hành chính sách hạn chế số nô tì được nuôi của các vương hầu, quý tộc, quan lại.

Những năm có nạn đói, nhà Hồ lệnh cho các quan địa phương đi khám xét, bắt nhà giàu thừa thóc phải bán cho dân đói và tổ chức nơi chữa bệnh cho dân.
- về văn hoá, giáo dục, Hồ Quý Ly bắt các nhà sư chưa đến 50 tuổi phải hoàn tục, cho dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm để dạy cho vua Trần và phi tần, cung nữ. Ông cũng sửa đổi cả chế độ thi cử, học tập.

 

1 tháng 12 2016

2.Các cách đánh giặc độc đáo của Lý Thường Kiệt:
- Chủ động tiến công trước để tự vệ
- Chọn vị trí thuận lợi để xây dựng phòng tuyến
- Biết khích lệ tinh thần chiến đấu của quân ta: cho người đọc bài thơ Thần (Nam quốc sơn hà)
- Cách tấn công bất ngờ: đang đêm cho quân tấn công
- Kết thúc chiến tranh nhân đạo: đề nghị giảng hòa

1 tháng 12 2016

3.Thái sư Trần Thủ Độ khảng khái trả lời vua Trần "Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo". Vua Trần ra lệnh bắt giam sứ giả Mông cổ vào ngục, khi được tin quân Nguyên chuẩn bị xâm lược, vua Trần ban lệnh cho cả nước sắm sửa vũ khí, các đội dân binh được thành lập, ngày đêm luyện tập quân sự... trong lần kháng chiến thứ nhất...

 

28 tháng 11 2016

2.Năm 1005, Lê Hoàn mất, Lê Long Đĩnh lên ngôi vua. Cuối năm 1009, Lê Long Đĩnh qua đời. Triều thần chán ghét nhà Tiền Lê, vì vậy các tăng sư và đại thần, đứng đầu là sư Vạn Hạnh, Đào Cam Mộc, tôn Lý Công uẩn lên ngôi vua. Nhà Lý thành lập.

 

28 tháng 11 2016

3.

Năm 1075, Lý Thường Kiệt cho quân đánh vào các thế mạnh của giặc, dồn chúng vào tình thế hoang man, lo sợ. Đầu năm 1076, quân tống cho quân đánh vào nước ta theo hai đường thủy bộ: Quân bộ theo đường Lạng Sơn, quân thủy theo đường sông Bạch Đằng. Quân ta đợi giặc đến, tranh thủ xây dựng phòng tuyến sông Như Nguyện để chặn địch tại đây. Còn quân thủy thì bị chặn lại và phải đánh một trận quyết liệt với quân ta, làm cho ko thể kết hợp với quân bộ. Đợi quá lâu, quân bộ liều đánh nhưng chỉ tổ làm quân chết mòn, lương thực hao kiệt nên Quách Quỳ ra lệnh: Ai bàn đánh sẽ bị chém đầu. Quân sĩ mệt mỏi, chết mòn đi. Ngay lúc đó, Lý Thường Kiệt mở 1 cuộc tấn công lớn, quan Tóng đại bại.

_ Lý Thường Kiệt cho người giao hòa với nhà Tống, đó là một biện pháp mền dẻo nhưng giúp Đại Việt giữ mối quan hệ tốt với nhà Tống, tránh bị hiểu nhầm

_Đây có thể nói là trận đánh oanh liệt của lịch sử nước ta, nêu lên ý chí quyết tâm chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta.