K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Câu 1. Kế hoạch Mác-san (6/1947) còn được gọi là

A. kế hoạch khôi phục châu Âu.

B. kế hoạch phục hưng châu Âu.

C. kế hoạch phục hưng kinh tế châu Âu.

D. kế hoạch phục hưng kinh tế các nước châu Âu.

Câu 2. Điểm nổi bật của kinh tế Mỹ trong thời gian 20 năm sau CTTG II?

A. Kinh tế Mỹ suy thoái.

B. Kinh tế Mỹ bước đầu phát triển.

C. Bị kinh tế Nhật cạnh tranh quyết liệt.

D. Mĩ trở thành trung tâm kinh tế tài chính lớn nhất thế giới.

Câu 3. Khái quát khoa học - kĩ thuật của Mỹ sau CTTG II?

A. Không phát triển.

B. Chỉ có những phát minh nhỏ.

D. Không chú trọng phát minh khoa học kĩ thuật.

D. Mỹ là nơi khởi đầu của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật đạt được nhiều thành tựu.

Câu 4. Nguyên nhân đưa nền kinh tế Mĩ phát triển, nguyên nhân nào quyết định nhất?

A. Nhờ quân sự hóa nền kinh tế

B. Nhờ tài nguyên thiên nhiên phong phú

C. Nhờ trình độ tập trung sản xuất, tập trung tư bản cao

D. Nhờ áp dụng những thành tựu KHKT của thế giới

Câu 5. Vì sao Mĩ thực hiện chiến lược toàn cầu?

A. Mĩ có thế lực về kinh tế.

B. Mĩ có sức mạnh về quân sự.

C. Mĩ tham vọng làm bá chủ thế giới.

D. Mĩ khống chế các nước đồng minh và các nước xã hội chủ nghĩa.

Câu 6. Vì sao 1972 Mĩ thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc và Liên Xô?S

A. Mĩ muốn bình thường hóa mối quan hệ với Trung Quốc và Liên Xô.

B. Mĩ muốn thay đổi chính sách đối ngoại với các nước xã hội chủ nghĩa.

C. Mĩ muốn mở rộng các nước đồng minh để chống lại các nước thuộc địa.

D. Mĩ muốn hòa hoãn với Trung Quốc và Liên Xô để chống lại phong trào giải phóng dân tộc.

Câu 7. Nguyên nhân nào khôngtạo điều kiện cho nền kinh tế Mĩ phát triển trong và sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Không bị chiến tranh tàn phá.

B. Tập trung sản xuất và tư bản cao.

C. Tiến hành chiến tranh xâm lược và nô dịch các nước

D. Được yên ổn sản xuất và buôn bán vũ khí cho các nước tham chiến.

Câu 8. Đặc điểm nổi bật của nền kinh tế Mĩ so với kinh tế Tây Âu và Nhật Bản là

A. kinh tế Mĩ phát triển đi đôi với phát triển quân sự.

B. kinh tế Mĩ phát triển nhanh và luôn giữ vững địa vị hàng đầu.

C. kinh tế Mĩ bị các nước tư bản Tây Âu và Nhật Bản cạnh tranh gay gắt.

D. kinh tế Mĩ phát triển nhanh, nhưng thường xuyên xảy ra nhiều cuộc suy thoái.

Câu 9. Chiến lược toàn cầu của Mĩ với 3 mục tiêu chủ yếu, theo em mục tiêu nào có ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam?

A. Đàn áp phong trào giải phóng dân tộc.

B. Khống chế các nước tư bản đồng minh.

C. Ngăn chặn và tiến tới tới xóa bỏ chủ nghĩa xã hội.

D. Đàn áp phong trào công nhân và cộng sản quốc tế.

Câu 10. Nhận xét về chính sách đối ngoại của Mĩ qua các đời Tổng thống từ năm 1945 đến năm 2000?

A. Tiến hành chiến tranh xâm lược và chống lại chủ nghĩa khủng bố.

B. Tiến hành chạy đua vũ trang và chống lại các nước xã hội chủ nghĩa.

C. Đàn áp phong trào giải phóng dân tộc và khống chế các nước đồng minh.

D. Hình thức thực hiện khác nhau, nhưng có cùng tham vọng muốn làm bá chủ thế giới.

II. Phần tự luận.

Ý nghĩa và tác động của cuộc cách mạng Khoa học-kỹ thuật từ 1945 đến nay ? Chúng ta phải làm gì để hạn chế tiêu cực của cách mạng khoa học-kỹ thuật ?

2
14 tháng 4 2020

II. Phần tự luận.

Ý nghĩa và tác động của cuộc cách mạng Khoa học-kỹ thuật từ 1945 đến nay ? Chúng ta phải làm gì để hạn chế tiêu cực của cách mạng khoa học-kỹ thuật ?

* Tích cực:

- Mang đến những tiến bộ phi thường, những thành tựu kì diệu làm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của con người.

- Cho phép con người thực hiện những bước nhảy vọt chưa từng thấy về năng suất lao động.

- Thay đổi cơ cấu dân cư lao động với xu hướng tỉ lệ dân cư lao động trong nông nghiệp và công nghiệp giảm dần, tỉ lệ dân cư trong các ngành dịch vụ tăng dần.

- Đưa loài người sang nền văn minh thứ ba, nền văn minh sau thời kì công nghiệp hoá.

- Làm cho sự giao lưu kinh tế, văn hóa. khoa học kĩ thuật... ngày càng được quốc tế hoá cao.

* Tiêu cực:

- Chế tạo các loại vũ khí và các phương tiện quân sự có sức tàn phá và hủy diệt sự sống hàng loạt.

- Nạn ô nhiễm môi trường (ô nhiễm khí quyển, đại dương, sông hồ...).

- Nhiễm phóng xạ nguyên tử, tai nạn lao động, tai nạn giao thông gắn liền với kĩ thuật mới, dịch bệnh và tệ nạn xã hội...



14 tháng 4 2020

Câu 1. Kế hoạch Mác-san (6/1947) còn được gọi là

A. kế hoạch khôi phục châu Âu.

B. kế hoạch phục hưng châu Âu.

C. kế hoạch phục hưng kinh tế châu Âu.

D. kế hoạch phục hưng kinh tế các nước châu Âu.

Câu 2. Điểm nổi bật của kinh tế Mỹ trong thời gian 20 năm sau CTTG II?

A. Kinh tế Mỹ suy thoái.

B. Kinh tế Mỹ bước đầu phát triển.

C. Bị kinh tế Nhật cạnh tranh quyết liệt.

D. Mĩ trở thành trung tâm kinh tế tài chính lớn nhất thế giới.

Câu 3. Khái quát khoa học - kĩ thuật của Mỹ sau CTTG II?

A. Không phát triển.

B. Chỉ có những phát minh nhỏ.

D. Không chú trọng phát minh khoa học kĩ thuật.

D. Mỹ là nơi khởi đầu của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật đạt được nhiều thành tựu.

Câu 4. Nguyên nhân đưa nền kinh tế Mĩ phát triển, nguyên nhân nào quyết định nhất?

A. Nhờ quân sự hóa nền kinh tế

B. Nhờ tài nguyên thiên nhiên phong phú

C. Nhờ trình độ tập trung sản xuất, tập trung tư bản cao

D. Nhờ áp dụng những thành tựu KHKT của thế giới

Câu 5. Vì sao Mĩ thực hiện chiến lược toàn cầu?

A. Mĩ có thế lực về kinh tế.

B. Mĩ có sức mạnh về quân sự.

C. Mĩ tham vọng làm bá chủ thế giới.

D. Mĩ khống chế các nước đồng minh và các nước xã hội chủ nghĩa.

Câu 6. Vì sao 1972 Mĩ thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc và Liên Xô?S

A. Mĩ muốn bình thường hóa mối quan hệ với Trung Quốc và Liên Xô.

B. Mĩ muốn thay đổi chính sách đối ngoại với các nước xã hội chủ nghĩa.

C. Mĩ muốn mở rộng các nước đồng minh để chống lại các nước thuộc địa.

D. Mĩ muốn hòa hoãn với Trung Quốc và Liên Xô để chống lại phong trào giải phóng dân tộc.

Câu 7. Nguyên nhân nào khôngtạo điều kiện cho nền kinh tế Mĩ phát triển trong và sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Không bị chiến tranh tàn phá.

B. Tập trung sản xuất và tư bản cao.

C. Tiến hành chiến tranh xâm lược và nô dịch các nước

D. Được yên ổn sản xuất và buôn bán vũ khí cho các nước tham chiến.

Câu 8. Đặc điểm nổi bật của nền kinh tế Mĩ so với kinh tế Tây Âu và Nhật Bản là

A. kinh tế Mĩ phát triển đi đôi với phát triển quân sự.

B. kinh tế Mĩ phát triển nhanh và luôn giữ vững địa vị hàng đầu.

C. kinh tế Mĩ bị các nước tư bản Tây Âu và Nhật Bản cạnh tranh gay gắt.

D. kinh tế Mĩ phát triển nhanh, nhưng thường xuyên xảy ra nhiều cuộc suy thoái.

Câu 9. Chiến lược toàn cầu của Mĩ với 3 mục tiêu chủ yếu, theo em mục tiêu nào có ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam?

A. Đàn áp phong trào giải phóng dân tộc.

B. Khống chế các nước tư bản đồng minh.

C. Ngăn chặn và tiến tới tới xóa bỏ chủ nghĩa xã hội.

D. Đàn áp phong trào công nhân và cộng sản quốc tế.

Câu 10. Nhận xét về chính sách đối ngoại của Mĩ qua các đời Tổng thống từ năm 1945 đến năm 2000?

A. Tiến hành chiến tranh xâm lược và chống lại chủ nghĩa khủng bố.

B. Tiến hành chạy đua vũ trang và chống lại các nước xã hội chủ nghĩa.

C. Đàn áp phong trào giải phóng dân tộc và khống chế các nước đồng minh.

D. Hình thức thực hiện khác nhau, nhưng có cùng tham vọng muốn làm bá chủ thế giới.

23 tháng 5 2022

C nha bạn

Câu 1: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô chú trọng vào ngành kinh tế nào để đưa đất nước phát triển?Câu 2: Năm 1949, Liên Xô đạt được thành tựu gì trong lĩnh vực khoa học - kĩ thuật?Câu 3: Tình hình nổi bật của các nước châu Á trước Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?Câu 4: Thành tựu của Ấn Độ trong công cuộc xây dựng đất nước ở thập niên 70 của thế kỉ XX là gì? Câu...
Đọc tiếp

Câu 1: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô chú trọng vào ngành kinh tế nào để đưa đất nước phát triển?
Câu 2: Năm 1949, Liên Xô đạt được thành tựu gì trong lĩnh vực khoa học - kĩ thuật?

Câu 3: Tình hình nổi bật của các nước châu Á trước Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?

Câu 4: Thành tựu của Ấn Độ trong công cuộc xây dựng đất nước ở thập niên 70 của thế kỉ XX là gì? Câu 5: Tổ chức ASEAN thành lập ở đâu?

Câu 6: Tháng 8/1945, khi phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh, những nước nào sau đây đã giành được chính quyền?

Câu 7: Nen-xơn Man-đê-la trở thành Tổng thống người da đen đầu tiên trong lịch sử Nam Phi có ý nghĩa như thế nào?

Câu 8: Năm 1960, ở châu Phi có sự kiện gì nổi bật? Giúp em với ạ

1
24 tháng 11 2021

Câu 1: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, ngành kinh tế được Liên Xô chú trọng để đưa. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, ngành kinh tế được Liên Xô chú trọng để đưa đất nước phát triển là: Công nghiệp nặng.

Câu 2: Năm 1949, Liên Xô đã chế tạo thành công bom nguyên tử, phá thế độc quyền vũ khí nguyên tử của Mĩ.

Câu 3: Hầu hết các nước châu Á đều chịu sự bóc lột, nô dịch của các nước đế quốc thực dân.

Câu 4: Trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ ba trên thế giới. Đúng hàng thứ mười trong những nước sản xuất công nghiệp lớn nhất thế giới. Đã giải quyết được vấn đề lương thực cho gần 1 tỉ người và bắt đầu xuất khẩu. Trở thành một cường quốc về công nghiệp vũ trụ.

Câu 5: Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập ngày 08/8/1967 tại Băng-cốc, Thái Lan với sự tham gia của 5 quốc gia thành viên ban đầu là In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin, Xin-ga-po và Thái Lan.

Câu 7:Xoá bỏ chế độ phân biệt chủng tộc A-pác-thai sau hơn 3 thế kỉ tồn tại.

Câu 8:Có nhiều nước châu Phi được trao trả độc lập. Châu phi có phong trào giải phóng dân tộc phát triển sớm nhất và mạnh nhất. Có 17 nước châu Phi tuyên bố độc lập.

24 tháng 12 2020

I. Nước Mĩ 

Về kinh tế

* Giai đoạn 1945-1973: phát triển mạnh mẽ

Giá trị tổng sản lượng công nghiệp của Mĩ chiếm hơn một nửa công nghiệp thế giới (56,5%) (1948).Giá trị sản lượng nông nghiệp Mĩ bằng 2 lần giá trị  tổng sản lượng nông nghiệp của 5 nước Anh, Pháp, Đức, Italia, Nhật Bản (1949).50% tàu bè đi lại trên mặt biển là của Mĩ, 3/4 dự trữ vàng của thế giới tập trung ở Mĩ (1949).Mĩ chiếm gần 40% giá trị tổng sản phẩm kinh tế thế giới.

– Trong khoảng 20 năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ trở thành trung tâm kinh tế – tài chính duy nhất trên thế giới.

– Những nhân tố  thúc đẩy sự phát triển kinh tế Mĩ:

Lãnh thổ nước Mĩ rộng lớn, tài nguyên thiên nhiên phong phú.Có nguồn nhân lực dồi dào, trình độ kĩ thuật cao.Mĩ tham gia chiến tranh thế giới thứ hai muộn hơn, tổn thất ít hơn so với nhiều nước khác; hơn nữa, Mĩ còn lợi dụng chiến tranh để bán vũ khí thu nhiều lợi nhuận.Mĩ là nước khởi đầu cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại; áp dụng thành công những tiến bộ khoa học – kĩ thuật để nâng cao năng xuất lao động, hạ giá thành sản phẩm và điều chỉnh hợp lí cơ cấu sản xuất.Trình độ tập trung tư bản và  sản xuất rất cao, các tổ hợp công nghiệp –  quân sự, các công ti và các tập đoàn tư bản lũng đoạn Mĩ có sức sản xuất, cạnh tranh lớn và hiệu quả.

– Các chính sách và biện pháp điều tiết của nhà nước có vai trò quan trọng thúc đẩy kinh tế Mĩ phát triển.

* Giai đoạn 1973 –  1991: suy thoái.

Năm 1973, do tác động của cuộc khủng hoảng năng lượng thế giới, kinh tế Mĩ lâm vào khủng hoảng, suy thoái kéo dài đến năm 1982. Năng suất lao động giảm, hệ thống tài chính bị rối loạnNăm 1983, nền kinh tế  bắt đầu phục hồi. Tuy vẫn là nước đứng đầu thế giới về kinh tế – tài chính, nhưng tỷ  trọng kinh tế Mĩ trong nền kinh tế thế  giới giảm hơn so với trước.

* Giai đoạn 1991 – 2000:

Phát triển xen kẽ suy thoái ngắn, nhưng vẫn là nước đứng đầu thế giới.Mĩ tạo ra được 25 % giá trị tổng sản phẩm trên toàn thế giới và có vai trò  chi phối hầu hết các tổ chức kinh tế – tài chính quốc tế như WTO, WB, IMF.

Nhật Bản

Kinh tế

* Giai đoạn 1945 – 1952

– Sự thất bại của Nhật trong Chiến tranh thế giới thứ hai để lại cho Nhật Bản hậu quả hết sức nặng nề (3 triệu người chết và mất tích; cơ sở vật chất bị phá huỷ nặng nề; 13 triệu người thất nghiệp); thảm hoạ đói rét đe doạ cả nước; là nơi Mĩ đóng quân từ năm 1945 đến năm 1952.

– Bộ chỉ huy tối cao lực lượng Đồng minh (SCAP) thực hiện ba cuộc cải cách lớn: 1- Thủ tiêu chế độ kinh tế tập trung, 2- Cải cách ruộng đất, 3- Dân chủ hoá lao động.

– Dựa vào viện trợ Mĩ, Nhật bản nỗ lực khôi phục kinh tế, đạt mức trước chiến tranh.

* Giai đoạn 1952 – 1973

– Từ năm 1953 đến năm 1960 có bước phát triển nhanh, từ năm 1960 đến năm 1973, kinh tế Nhật Bản bước vào giai đoạn phát triển “thần kì”, tốc độ tăng trưởng cao liên tục, nhiều năm đạt tới hai con số (1960 – 1969 là 10,8%). Nhật Bản trở thành một siêu cường kinh tế (sau Mĩ).

– Tới năm 1968, vươn lên là vương quốc kinh tế tư bản thứ hai sau Mĩ. Từ đầu những năm 70 trở đi, Nhật Bản trở thành một trong ba trung tâm kinh tế – tài chính lớn nhất thế giới (cùng Mĩ và Liên minh châu Âu).

– Nguyên nhân của sự phát triển kinh tế:

Coi trọng yếu tố con người: được đào tạo chu đáo, có ý thức tổ chức kỉ luật, được trang bị kiến thức và nghiệp vụ, cần cù và tiết kiệm, ý thức cộng đồng…; được xem là vốn quí nhất, là “công nghệ cao nhất”, là nhân tố quyết định hàng đầu.Vai trò lãnh đạo, quản lí có hiệu quả của Nhà nước và  các công ty Nhật Bản (như thông tin và dự  báo về tình hình kinh tế thế giới; áp dụng các tiến bộ khoa học, kĩ thuật vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất và sức cạnh tranh hàng hóa, tín dụng…).Các công ty của Nhật Bản năng động, có tầm nhìn xa, quản lý tốt nên có tiềm lực và sức cạnh tranh cao.Luôn áp dụng các thành tựu khoa học – kĩ thuật hiện đại, không ngừng nâng cao năng suất, cải tiến mẫu mã, hạ giá thành sản phẩm.Chi phí cho quốc phòng ít nên có điều kiện tập trung cho phát triển kinh tế.Tận dụng tốt các  điều kiện bên ngoài như nguồn viện trợ Mĩ, các cuộc Chiến tranh Triều Tiên (1950 – 1953) và  Việt Nam (1954 – 1975) để làm giàu.
14 tháng 12 2021

B

14 tháng 12 2021

B

19 tháng 11 2021

B. Áp dụng những thành tựu khoa học - kĩ thuật vào sản xuất

19 tháng 11 2021

B. Áp dụng những thành tựu khoa học - kĩ thuật vào sản xuất

 

29 tháng 11 2016

4.– Từ năm 1952, kinh tế Nhật Bản có bước phát triển nhanh, nhất là từ năm 1960 đến năm 1973, thường được gọi là giai đoạn phát triển “thần kì”.
– Kinh tế Nhật Bản tăng trưởng với tốc độ cao hơn nhiều so với các nước phát triển khác, vươn lên đứng thứ hai trong thế giới tư bản (sau Mĩ).
– Từ đầu những năm 70 của thế kỉ XX, Nhật Bản trở thành một trong ba trung tâm kinh tế – tài chính lớn của thế giới.

29 tháng 11 2016

5.

– Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, cùng với xu thế toàn cầu hóa, khuynh hướng liên kết khu vực diễn ra mạnh mẽ trên thế giới, tiêu biểu là quá trình hình thành và phát triển của Liên minh châu Âu (EU).
 
– Ngày 18 – 4 – 1951, 6 nước Tây Âu (Pháp, Tây Đức, Italia, Bỉ, Hà Lan, Lúcxămbua) thành lập “Cộng đồng than – thép châu Âu” (ECSC).
 
– Ngày 25 – 3 – 1957, sáu nước ký Hiệp ước Roma thành lập Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu (EURATOM) và Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC). Ngày 1 – 7 – 1967, ba tổ chức trên hợp nhất thành Cộng đồng châu Âu (EC). Tháng 12 – 1991 các nước EC đã kí tại Hà Lan bản Hiệp ước Maxtrích, có hiệu lực từ ngày 1 – 1 – 1993, đổi tên thành Liên minh châu Âu (EU).
 
– Từ 6 nước ban đầu; đến năm 1995, tổ chức EU có 15 nước thành viên… Đến năm 2007, tổ chức EU có 27 thành viên…
17 tháng 10 2018
*1945-1950: giàu mạnh, chiếm ưu thế tuyệt đối về mọi mặt trong thế giới tư bản: + Sản lượng công nghiệp Mĩ chiếm hơn một nửa sản lượng công nghiệp thế giới.

+ Sản lượng nông nghiệp bằng 2 lần sản lượng của Anh, Pháp, Cộng hòa Liên bang Đức, Itali & Nhật Bản cộng lại (1949)

+ Nắm trong tay ¾ dự trữ vàng toàn thế giới.

+ Quân sự mạnh nhất thế giới, độc quyền về hạt nhân

+ Sau Chiến tranh thế giới thứ II Mĩ trở thành trung tâm kinh tế, tài chính duy nhất của thế giới.

+ Vẫn còn những bất công xã hội như kỳ thị chủng tộc, phân biệt giàu nghèo…

*Nguyên nhân kinh tế tăng trưởng nhanh sau Chiến tranh thế giới thứ II:

- Thu nhiều lợi nhuận nhờ buôn bán vũ khí, hàng hóa cho các nước tham chiến trong Chiến tranh thế giới thứ II - Không bị chiến tranh tàn phá.

- Tài nguyên phong phú, nhân công dồi dào

- Tận dụng khoa học- kĩ thuật tiến tiến .

- Tập trung sản xuất và tư bản cao.

- Quân sự hóa nền kinh tế để buôn bán vũ khí

* Kinh tế Mĩ thập niên sau 1970:

- Vẫn đứng đầu thế giới, nhưng không còn giữ ưu thế (Sản lượng công nghiệp chiếm 39,8% của thế giới ) do sự cạnh tranh của Nhật Bản và Tây Âu.

- Kinh tế Mĩ không ổn định, thường xuyên xảy ra suy thoái.

- Sự phân biệt giàu nghèo, kỳ thị chủng tộc.

- Không ổn định về kinh tế chính trị & xã hội ở Mĩ.

- Chi phí nhiều cho quân sự như chạy đua vũ trang, thực hiện chiến tranh xâm lược.

17 tháng 10 2018

Trình bày sự phát triển kinh tế, khoa học - kĩ thuật của Mỹ từ năm 1945 đến đầu những năm 70 của thế kỷ XX. Cho biết những nguyên nhân dẫn tới sự phát triển đó? Theo em, nguyên nhân nào quan trọng nhất? Vì sao?

*năm 1945-1950: giàu mạnh, chiếm ưu thế tuyệt đối về mọi mặt trong thế giới tư bản: + Sản lượng công nghiệp Mĩ chiếm hơn một nửa sản lượng công nghiệp thế giới.

+ Sản lượng nông nghệp bằng 2 lần sản lượng của Anh, Pháp, Cộng hòa Liên bang Đức, Itali & Nhật Bản cộng lại (1949)

+ Nắm trong tay 3/4 dự trữ vàng toàn thế giới.

+ Quân sự mạnh nhất thế giới, độc quyền về hạt nhân

+ Sau Chiến tranh thế giới thứ II Mĩ trở thành trung tâm kinh tế, tài chính duy nhất của thế giới.

+ Vẫn còn những bất công xã hội như kỳ thị chủng tộc, phân biệt giàu nghèo…

*Nguyên nhân kinh tế tăng trưởng nhanh sau chiến tranh thế giới thứ 2:

- Thu nhiều lợi nhuận nhờ buôn bán vũ khí, hàng hóa cho các nước tham chiến trong Chiến tranh thế giới thứ II - Không bị chiến tranh tàn phá.

- Tài nguyên phong phú, nhân công dồi dào

- Tận dụng khoa học- kĩ thuật tiến tiến .

- Tập trung sản xuất và tư bản cao.

- Quân sự hóa nền kinh tế để buôn bán vũ khí

* Kinh tế Mĩ thập niên sau 1970:

- Vẫn đứng đầu thế giới, nhưng không còn giữ ưu thế (Sản lượng công nghiệp chiếm 39,8% của thế giới ) do sự cạnh tranh của Nhật Bản và Tây Âu.

- Kinh tế Mĩ không ổn định, thường xuyên xảy ra suy thoái.

- Sự phân biệt giàu nghèo, kỳ thị chủng tộc.

- Không ổn định về kinh tế chính trị & xã hội ở Mĩ.

- Chi phí nhiều cho quân sự như chạy đua vũ trang, thực hiện chiến tranh xâm lược.