Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bài làm
Câu trần thuật có từ là:Cô ấy là chị tôi.
Chiếc bút ấy là của Thanh
Ngôi trường là mái nhà thứ hai của học sinh
Câu trần thuật không có từ là: Chiếc quạt này khá đắt
Miếng bánh kem được bán từ hôm nay
Công trình đang thi công
Bài văn
Cuộc đời ai sinh ra cũng có mẹ.Mẹ là người mang ta 9 tháng trời trong bụng,nuôi dương ta thừ ngày còn đỏ hỏn.Nữ anh hùng ấy chưa một lần than mệt với ta,chưa từng dám to tiếng với ta,sẵn sàng lăn vào nguy hiểm để cứu ta.Mẹ luôn là người quan trọng nhất.Mẹ nuôi dưỡng cho ta những tình cảm thật quý báu và thiêng liêng.Mẹ che chở cho ta những ngày thơ bé.Mẹ sưởi ấm giấc ngủ đông cho ta,dù ngoài kia có lạnh giá đến mấy.Rồi ta lớn lên,mẹ vẫn luôn ở đó để chờ ta trở về,dang vòng tay và lại bảo vệ ta khỏi những bộn bề của cuộc sống.Mẹ có bao giờ than thở là mình mệt?Mẹ có bao giờ nói với ta là mẹ ốm,mẹ muốn được chăm sóc?Mẹ luôn luôn dành cho ta những thứ tốt nhất,mà đôi khi người cao cả ấy quên mình chỉ để cho ta hạnh phúc.Mẹ có thể im lặng cả cuộc đời vì ta,vậy có bao giờ bạn nghĩ cho mẹ chưa ?
Câu 2
Bà tôi năm nay đã ngoài sáu mươi tuổi. Ở nhà bà là người thương và cưng chiều tôi nhất. Bà nhắc nhở tôi phải biết đạo lí, kính trên nhường dưới, vâng lời thầy cô giáo, hòa nhã với bạn bè. Bà thường lấy những câu chuyện đời thường thể hiện điều nhân nghĩa kể cho tôi nghe qua đó giáo dục tôi. Bà tôi ngày ngày thắp những ánh lửa hồng để sưởi ấm cho tâm hồn tôi.
Một số ví dụ về ẩn dụ và hoán dụ cho các bạn tham khảo
Trong câu thơ:
Dưới trăng quyên đã gọi hè
Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông.
Nhà thơ Nguyễn Du đã dùng hai hình ảnh chim đỗ quyên và hoa lựu để cùng biểu đạt ý nghĩa: mùa hè đã đến. Cả hai hình ảnh này đều là những dấu hiệu báo hè (chim đỗ quyên kêu và hoa lựu nở đều vào thời điểm mùa hè). Vì thế nhìn vào hai dấu hiệu ấy, người ta có thể nghĩ ngay đến sự khởi đầu của mùa hè. Lửa lựu còn gợi liên tưởng đến sức ấm nóng của mùa hè.
* Chú ý: Thực ra hai hình ảnh chim quyên và hoa lựu nở cũng có thể hiểu là hai hoán dụ. Bởi mùa hè - chim quyên - hoa lựu đều có thực và gắn bó chặt chẽ với nhau trong thực tế (nghĩa là chúng có mối liên hệ tương cận với nhau). Nhưvậy chỉ có hình ảnh lửa lựu (sức nóng của mùa hè) ở trong câu này là được xây dựng dựa trên cơ sở liên tưởng tương đồng "thực sự" mà thôi.
b) Vứt đi những thứ văn nghệ ngòn ngọt, bày ra sự phè phỡn thoả thuê hay cay đắng chất độc của bệnh tật, quanh quẩn vài tình cảm gầy gò của cá nhân co rúm lại. Chúng ta muốn có những tiểu thuyết, những câu thơ thay đổi được cả cuộc đời người đọc – làm thành người, đẩy chúng ta đến một sự sống trước kia chỉ đứng xa nhìn thấp thoáng.
Cụm từ "làm thành người" là một ẩn dụ được xây dựng dựa trên cơ sở liên tưởng về cách thức. Từ "làm thành" thường dùng để chỉ quá trình thực hiện một việc gì đó (từ cha được đến được, từ cha tốt đến tốt...). Quá trình nhận thức của con người cũng diễn ra như vậy. Do đó làm thành người cũng hiểu là nên người - nghĩa là biết nhận thức đúng đắn về cuộc sống.
c) Ơi con chim chiền chiện – Hót chi mà vang trời – Từng giọt long lanh rơi – Tôi đưa tay tôi hứng
Đoạn thơ này cũng giống hai câu thơ của Nguyễn Du. Ở đây, hình ảnh chim chiền chiện, giọt sương rơi (giọt long lanh) là những dấu hiệu báo mùa xuân đến. Ẩn dụ này được xây dựng dựa trên cơ sở liên tưởng dấu hiệu đặc trưng - mùa.
d) Thác bao nhiêu thác cũng qua – Thênh thênh là chiếc thuyền ta trên đời
Câu thơ có hai hình ảnh ẩn dụ:
Thác - chỉ những khó khăn vất vả, những thử thách. Chiếc thuyền - chỉ con đường cách mạng, chỉ con đường của cả nước non mình.
Câu thơ xây dựng hình ảnh ẩn dụ dựa trên những liên tưởng có thực (thác - khó khăn, con thuyền - sức vượt qua) để nói lên sức sống và sức vươn lên mãnh liệt của cả dân tộc chúng ta.
e) Câu thơ cũng có hai hình ảnh ẩn dụ: Phù du (liên tưởng đến cuộc đời nổi trội, ngắn ngủi) và phù sa (cuộc sống sung sướng, hạnh phúc, ấm no). Có liên tưởng này vì phù du là một loài côn trùng có cuộc đời ngắn ngủi, trái lại phù sa là "chất dinh dưỡng" tốt nuôi sống cây trái trên đồng. Dùng hai hình ảnh ẩn dụ này, nhà thơ Chế Lan Viên muốn so sánh cuộc đời xưa và nay. Từ đó mà khẳng định giá trị và ý nghĩa nhân văn của cuộc sống hôm nay.
3. Ví dụ một số câu văn có dùng phép ẩn dụ
a) Tôi đang nói đến cuộc sống đau thương và không hiểu sao, tôi lại nghĩ ngay đến "các vị la Hán chùa Tây Phương" của nhà thơ Huy Cận.
b) Đất trời trở mình sang mùa, đã thấy cái lành lạnh của gió.
c) Ông T vẫn ngồi đó. Ông đang nhớ về cái đêm tối tăm nhất của đời ông.
4. a) Đầu xanh đã tội tình gì - Má hồng đến quá nửa thì chưa thôi
Nhà thơ Nguyễn Du dùng từ đầu xanh với ý nghĩ chỉ tuổi trẻ, từ má hồng với ý nghĩ chỉ người con gái đẹp, một mĩ nhân. Cả hai từ này đều dùng để ám chỉ nhân vật Thúy Kiều. Cũng như vậy, Tố Hữu dùng cụm từ áo nâu, áo xanh (Áo nâu liền với áo xanh – Nông thôn liền với thị thành đứng lên) để chỉ hai lớp người trong xã hội: nông dân và công nhân. Trong cả hai trường hợp này, các nhà thơ đã dùng những từ chỉ bộ phận của cơ thể (đầu, má) hay chỉ những trang phục quen dùng (áo xanh, áo nâu) để chỉ con người. Cách gọi tên này chẳng những tránh được sự nhầm nhọt, mòn sáo mà còn đem lại niềm vui thích và gợi ra những tình ý sâu xa.
b) Trong trường hợp, khi chúng ta gặp phải một đối tượng đã bị tác giả thay đổi cách gọi tên, để hiểu đúng được đối tượng ấy, chúng ta phải chú ý xem tác giả đã chọn cái gì để thay thế các đối tượng ấy. Cái được tác giả chọn để thay thế thường là một bộ phận, một tính chất, một đặc điểm nào đó... tiêu biểu. Phương thức chuyển đổi nghĩa này là phép tu từ hoán dụ. Nó giúp cho việc gọi tên sự vật, hiện tượng... trở nên phong phú, sinh động và hấp dẫn hơn.
Các trường hợp này đều là hoán dụ tu từ.
5. Nguyễn Bính viết:
Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông
Cau thôn Đoài nhớ trầu không thôn nào?
Trong câu thơ này, hai hình ảnh thôn Đoài, thôn Đông là hai hình ảnh hoán dụ dùng để chỉ "người thôn Đoài" và "người thôn Đông". Còn hai hình ảnh cau thôn Đoài và trầu không thôn nào lại là những ẩn dụ dùng để chỉ những người đang yêu. Hai câu thơ là một lời tỏ tình thú vị. Đích của lời nói tuy vẫn hướng về người yêu. Thế nhưng cách nói bâng quơ theo kiểu ngôn ngữ tỏ tình của trai gái đã tạo ra một sự thích thú đặc biệt cho những người tiếp nhận nội dung của câu thơ.
Cùng là bày tỏ nỗi nhớ người yêu nhưng nếu câu ca dao Thuyền ơi có nhớ bến chăng...? sử dụng những liên tưởng có phần mòn sáo thì câu thơ của Nguyễn Bính (Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông) lại có những liên tưởng vô cùng mới mẻ. Những liên tưởng này tạo ra nét đẹp riêng và sự thích thú, hấp dẫn cho mỗi câu thơ.
Tham khảo:
Một trong những tình cảm quan trọng nhất là tình cảm gia đình. Trước hết, đó là sự gắn bó, sẻ chia và yêu thương giữa những người có cùng máu mủ, huyết thống và cùng chung sống dưới một mái nhà. Mỗi người sinh ra đều mong muốn có một gia đình, bởi gia đình là một điểm tựa vô cùng vững chắc trong cuộc sống. Đó là nơi mà mỗi người đều muốn trở về khi vui vẻ, hạnh phúc hay khi khó khăn, bất hạnh. Chúng ta luôn nhận được sự chia sẻ, bảo vệ và tình yêu thương vô bờ của những người thân yêu. Tình cảm gia đình giúp con người vượt qua mọi thử thách trong cuộc sống. Nó thắp những ánh lửa hồng để sưởi ấm cho tâm hồn mỗi người. Nhưng không phải ai cũng biết trân trọng tình cảm đó. Nhiều người thường chạy theo những giá trị tiền bạc, những mối quan hệ xã giao để rồi đánh mất đi điều quan trọng nhất. Bởi vậy chúng ta cần phải biết bảo vệ tình cảm gia đình.
Ẩn dụ: Nó thắp những ánh lửa hồng để sưởi ấm cho tâm hồn mỗi người. (ánh lửa hồng - chỉ sự ấm áp)
Tham khảo:
Tình mẫu tử là thứ tình cảm đáng quí nhất mà suốt cuộc đời này những đứa con sẽ mãi trân trọng. Mẹ là người đã mang nặng đẻ đau, là người chấp cho ta những đôi cánh ước mơ để bay đến chân trời hi vọng .Những việc làm và tình cảm mẹ dành cho con không gì có thể sánh bằng. Tình mẫu tử thật thiêng liêng, cao quý làm sao!. Tình mẹ ấm áp như vầng thái dương, dịu hiền như dòng sông xanh. Ngay từ những ngày đầu, mẹ là người nâng đõ , yêu thương chúng ta. Ngay cả khi lớn lên, mẹ vẫn sát cánh cùng chúng ta trên con đường đời đầy gian lao và thử thách. Tình mẫu tử cao quý ấy không gì có thể sánh bằng. Và cũng chính vì vậy mà những đứa con luôn trân trọng điều ấy. Chúng ta phải đáp lại những tình cảm mà mẹ dành cho mình qua những biểu hiện cụ thể. Chúng ta phải siêng năng học hành, nghe lời cha mẹ. Như vậy, tình mẫu tử càng trở nên cao cả hơn.
Giờ ra chơi, sân trường ồn như vỡ chợ. Vài nhóm nữ sinh tụ tập dưới tán lá mát rượi của cụ bàng; từng cặp từng cặp bạn nam chơi đá cầu với nhau, trên vai ai nấy đều ướt đẫm ánh nắng; một đám học sinh khác lại ùa đến căn-tin ăn quà vặt;... Cảnh vui tươi, nhộn nhịp đó khó có người học trò nào quên được. Bởi sau mỗi giờ ra chơi lại khiến chúng tôi thấy tinh thần sảng khoái hơn, tràn trề sức lực để học tập tốt hơn.
là một hình thái trong văn nói hay một cụm từ được dùng để thể hiện một cụm từ khác có cùng hoặc gần sắc thái nghĩa. ... Nó so sánh hai sự vật mà không dùng những cụm từ hoặc từ 'như', 'như là','giống như'.
Đây là 3 câu này tham khảo thôi nha