Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Theo em ,việc tiếp xúc với nhiều nền văn hóa dân tộc khác không làm mai một nền văn hóa truyền thống của dân tộc ta
- Vì: Mỗi dân tộc muốn phát triển thì phải có sự giao lưu với các dân tộc khác, với các nền văn hóa khác
Trong quá trình giao lưu đó ,dân tộc nào cũng cần tiếp thu được tinh hoa văn hóa của các dân tộc khác mà vẫn giữ được bản sắc riêng của mình . Đó chính là yếu tố làm nên cái riêng , cái bản sắc của dân tộc
Nếu không biết kế thừa , giữ gìn và phát huy truyền thống của dân tộc thì mỗi dân tộc có thể bị đáng mất
a.
- Áo dài: trang phục truyền thống của người Việt Nam, thể hiện sự thanh lịch và duyên dáng của phụ nữ Việt.
- Tết Nguyên Đán: là ngày lễ quan trọng nhất trong năm dành cho gia đình người Việt. Mọi người nghỉ ngơi sau một năm làm việc mệt mỏi, gia đình xum họp, quây quần bên nhau.
- Truyền thống nghiên cứu và giữ gìn văn hóa: Người Việt Nam có truyền thống nghiên cứu và giữ gìn văn hóa thông qua việc học hát, vẽ tranh, và duy trì các trò chơi dân gian.
- Phong cách kiến trúc truyền thống: Kiến trúc truyền thống của Việt Nam thường được thể hiện qua các ngôi đền, chùa, và nhà cổ, mang trong mình vẻ đẹp và sự tôn trọng đối với lịch sử.
b.
Em luôn tự hào về những giá trị và truyền thống dân tộc độc đáo của Việt Nam ta và em luôn nỗ lực không ngừng để bảo tồn và phát huy chúng. Bằng chứng cho việc đó, em chú tâm sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt không chỉ trong giao tiếp hàng ngày mà còn trong việc viết và chia sẻ kiến thức về văn hóa, lịch sử, truyền thống qua các bài viết, những buổi thảo luận.
Em cũng không ngừng tham gia vào các lễ hội, sự kiện truyền thống để tìm hiểu sâu hơn về lịch sử và văn hóa của quốc gia. Những trải nghiệm này giúp em tạo dựng một kết nối mạnh mẽ với truyền thống dân tộc, thể hiện lòng tự hào về nguồn gốc và bản sắc văn hóa của mình.
Hơn nữa, em tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội như công tác từ thiện,bảo vệ môi trường, với hy vọng góp phần vào sự phát triển bền vững của truyền thống dân tộc. Điều này là sự cam kết của em để duy trì và truyền tải những giá trị quý báu này cho thế hệ tương lai, thể hiện tình yêu và lòng tự hào đối với quê hương và người dân Việt Nam.
Tham khảo
+ Ăn trầu: Biểu hiện đặc sắc của văn hóa các nước Đông Nam Á.
+ Váy: Đồ mặc đặc trưng của phụ nữ Đông Nam Á (gọi là Sarông) ở Cam pu chia đàn ông cũng mặc.
- Loại y phục đặc biệt của phụ nữ của Đông Nam Á trước đây là yếm.
- Người Chăm, người Kara (Myanmar), Thái Lan, người Khmer (Campu chia) có tục mặc áo chui đầu.
- Người Dayek (Inđônêxia); người Naga (Timo), các dân tộc thuộc đảo Luson (Philippin) đều đội mũ lông chim.
- Cơm: Cơm lam (nấu trong ống nứa, ống tre) của người Lào và một số dân tộc Việt Nam; cơm rau sống của người Melayer ở Malayxia, Inđônêxia..
- Hôn nhân: Các dân tộc ở bán đảo Trung An có tục cướp dâu. Ngày nay vẫn còn phổ biến ở Philippin, Inđônêxia.
- Tang lễ: Ớ các nước Đông Nam Á có hai cách xử lý chủ yếu: Chôn dưới đất hoặc hỏa thiêu. Tập tục phổ biến là chôn theo người chết những thứ cần thiết cho cuộc sống và những thứ mà khi còn sống họ ưa thích. Khóc là biểu hiện thương nhớ người quá cố ở người Việt và người Philippin, nhưng lại cấm khóc của người theo đạo Hồi ở Malaysia, Inđônêxia; người Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar... có tục hỏa táng.
+ Ăn trầu: Biểu hiện đặc sắc của văn hóa các nước Đông Nam Á.
+ Váy: Đồ mặc đặc trưng của phụ nữ Đông Nam Á (gọi là Sarông) ở Cam pu chia đàn ông cũng mặc.
- Loại y phục đặc biệt của phụ nữ của Đông Nam Á trước đây là yếm.
- Người Chăm, người Kara (Myanmar), Thái Lan, người Khmer (Campu chia) có tục mặc áo chui đầu.