K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

TL
10 tháng 2 2020

Câu 1:

Lịch sử phát triển của tự nhiên Việt Nam có thể chia làm ba giai đoạn lớn:

- Giai đoạn Tiền Cambri (tạo lập nền móng sơ khai của lãnh thổ):

+ Cách ngày nay ít nhất khoảng 570 triệu năm. Khi đó đại bộ phận lãnh thổ nước ta còn là biển.

+ Phần đất liền là những mảng nền cổ: Kon Tum, Việt Bắc, Hoàng Liên Sơn, Sông Mã, Pu Hoạt.

+ Các loài sinh vật còn rất ít và đơn giản. Bầu khí quyển rất ít ôxi.

- Giai đoạn cổ kiến tạo (phát triển, mở rộng và ổn định lãnh thổ):

+ Cách ngày nay ít nhất là 65 triệu năm.

+ Có nhiều vận động tạo núi lớn (Ca-lê-đô-ni, Hec-xi-ni, In-đô-xi-ni, Ki- mê-ri) làm thay đổi hẳn hình thể nước ta so với trước. Phần lớn lãnh thổ nước ta đã trở thành đất liền.

+ Sinh vật phát triển mạnh mẽ, là thời kì cực thịnh của bò sát khủng long và cây hạt trần.

+ Xuất hiện các khối núi đá vôi và các bể than lớn tập trung ở miền Bắc và rải rác ở một số nơi.

+ Cuối giai đoạn này, địa hình nước ta bị ngoại lực bào mòn, hạ thấp.

- Giai đoạn Tân kiến tạo (tạo nên diện mạo hiện tại của lãnh thổ và còn đang tiếp diễn):

+ Là giai đoạn diễn ra ngắn nhất trong lịch sử hình thành và phát triển của tự nhiên nước ta: bắt đầu cách đây 65 triệu năm và tiếp diễn đến ngày nay.

+ Chịu sự tác động mạnh mẽ của vận động tạo núi Anpơ – Himalaya nâng cao địa hình và những biến đổi khí hậu có quy mô toàn cầu.

+ Địa hình được trẻ hóa (điển hình là dãy Hoàng Liên Sơn), nâng lên. Đồi núi cổ được nâng cao và mở rộng.

+ Hoạt động xâm thực, bồi tụ đẩy mạnh, hình thành các đồng bằng châu thổ (đồng bằng Bắc Bộ và Nam Bộ).

+ Quá trình mở rộng biển Đông và các khoáng sản ngoại sinh được hình thành (dầu mỏ, khí tự nhiên, bôxít, than nâu…).

+ Sinh vật phát triển phong phú và hoàn thiện.

+ Sự xuất hiện loài người trên Trái Đất.

Câu 2:

Việt Nam là nước giàu tài nguyên khoáng sản

Ngành địa chất Việt Nam đã khảo sát, thăm dò được khoảng 5000 điểm quặng và tụ khoáng của gần 60 loại khoáng sản khác nhau, trong đó có nhiều loại đã và đang được khai thác.
Phần lớn các khoáng sản của ta có trữ lượng vừa và nhỏ. Một số khoáng sản có trữ lượng lớn là than, dầu khí, apatit, đá vòi, sát, crôm, đóng, thiếc, bôxit (quặng nhôm).


Chúc bạn học tốt!

TL
9 tháng 2 2020

Lịch sử phát triển của tự nhiên Việt Nam có thể chia làm ba giai đoạn lớn:

- Giai đoạn Tiền Cambri (tạo lập nền móng sơ khai của lãnh thổ):

+ Cách ngày nay ít nhất khoảng 570 triệu năm. Khi đó đại bộ phận lãnh thổ nước ta còn là biển.

+ Phần đất liền là những mảng nền cổ: Kon Tum, Việt Bắc, Hoàng Liên Sơn, Sông Mã, Pu Hoạt.

+ Các loài sinh vật còn rất ít và đơn giản. Bầu khí quyển rất ít ôxi.

- Giai đoạn cổ kiến tạo (phát triển, mở rộng và ổn định lãnh thổ):

+ Cách ngày nay ít nhất là 65 triệu năm.

+ Có nhiều vận động tạo núi lớn (Ca-lê-đô-ni, Hec-xi-ni, In-đô-xi-ni, Ki- mê-ri) làm thay đổi hẳn hình thể nước ta so với trước. Phần lớn lãnh thổ nước ta đã trở thành đất liền.

+ Sinh vật phát triển mạnh mẽ, là thời kì cực thịnh của bò sát khủng long và cây hạt trần.

+ Xuất hiện các khối núi đá vôi và các bể than lớn tập trung ở miền Bắc và rải rác ở một số nơi.

+ Cuối giai đoạn này, địa hình nước ta bị ngoại lực bào mòn, hạ thấp.

- Giai đoạn Tân kiến tạo (tạo nên diện mạo hiện tại của lãnh thổ và còn đang tiếp diễn):

+ Là giai đoạn diễn ra ngắn nhất trong lịch sử hình thành và phát triển của tự nhiên nước ta: bắt đầu cách đây 65 triệu năm và tiếp diễn đến ngày nay.

+ Chịu sự tác động mạnh mẽ của vận động tạo núi Anpơ – Himalaya nâng cao địa hình và những biến đổi khí hậu có quy mô toàn cầu.

+ Địa hình được trẻ hóa (điển hình là dãy Hoàng Liên Sơn), nâng lên. Đồi núi cổ được nâng cao và mở rộng.

+ Hoạt động xâm thực, bồi tụ đẩy mạnh, hình thành các đồng bằng châu thổ (đồng bằng Bắc Bộ và Nam Bộ).

+ Quá trình mở rộng biển Đông và các khoáng sản ngoại sinh được hình thành (dầu mỏ, khí tự nhiên, bôxít, than nâu…).

+ Sinh vật phát triển phong phú và hoàn thiện.

+ Sự xuất hiện loài người trên Trái Đất.

Chúc bạn học tốt!

Câu 1: ​trình bày vị trí, giới hạn châu á trên bản đồ? đặc điểm địa hình nổi bật nhất của châu á là gì?Câu 2:​Nêu đặc điểm chung của sông ngòi châu á​Câu 3:​trình bày đặc điểm dân cư châu á về sự phân bố dân cư,số dân,mật độ dân số,các chủng tộc chính,các tôn giáo lớn Câu 4:​trình bày tình hình sx lương thực và sx công nghiệp ở châu á​Câu 5:​a. trình bày vị trí...
Đọc tiếp

Câu 1: ​trình bày vị trí, giới hạn châu á trên bản đồ? đặc điểm địa hình nổi bật nhất của châu á là gì?

Câu 2:​Nêu đặc điểm chung của sông ngòi châu á

​Câu 3:​trình bày đặc điểm dân cư châu á về sự phân bố dân cư,số dân,mật độ dân số,các chủng tộc chính,các tôn giáo lớn

Câu 4:​trình bày tình hình sx lương thực và sx công nghiệp ở châu á

​Câu 5:​a. trình bày vị trí địa lí của khu vực tây nam á. Vị trí đó có ý nghĩa gì trong sự phát triển kinh tế và xã hội của khu vực

​b. tây nam á có những nguồn tài nguyên quan trọng nào và chúng được phân bố ở đâu? Tại sao các nước tây nam á trở thành các nước có thu nhập cao

​Câu 6:​ dựa vào hình 11.1 sgk địa lớp 8 và kiến thức đã họv, nhận xét về đặc điểm dân cư khu vực Nam á lại có sự phân bố dân cư ko đều?

​Câu 7:​ hãy phân biệt những điểm khác biệt về địa hình và khí hậu giữa phần đất liền và phần hải đảo của khu vực đông nam á? Khí hậu có ảnh hưởng đến cảnh quan đông á ntn?​

​Mọi người biết câu nào nhắc mình với hoàng toàn là kiến thức địa lí 8 mai m phải thi rồi:'(:'(:'(

4
20 tháng 12 2016

Câu 2:

Sông ngoài Châu á:

-Khá ptrien và có nhìu hệ thống sông lớn như hoàng hà, trường giang, mê công,ấn .hằng

-Các sông Châu á phân bố k đều và có chế độ nước khá phức tạp:

+Ở Bắc á mạng lưới sông dày và các sông chảy từ nam lên bắc

+ở đông á nam á và đông nam á mạng lưới sông dày và có nhiều sông lớn

+ở tây nam á và vùng nội địa sông ngoài kếm phát triên.

C

22 tháng 12 2016

cho xin nick fb đc hk bạn

8 tháng 9 2016

câu 1:

a/ Ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp:

*Thuận lợi: nền nhiệt ẩm cao thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp lúa nước, tăng vụ, đa dạng hoá cây trồng, vật nuôi, phát triển mô hình Nông – Lâm kết hợp, nâng cao năng suất cây trồng.

*Khó khăn: lũ lụt, hạn hán, dịch bệnh, khí hậu thời tiết không ổn định, mùa khô thiếu nước, mùa mưa thừa nước…

b/ Ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất khác và đời sống:

*Thuận lợi để phát triển các ngành lâm nghiệp, thuỷ sản, GTVT, du lịch…đẩy mạnh các hoạt động khai thác, xây dựng… vào mùa khô.

*Khó khăn:

+ Các hoạt động GTVT, du lịch, công nghiệp khai thác… chịu ảnh hưởng trực tiếp của sự phân mùa khí hậu, chế độ nước sông.

+ Độ ẩm cao gây khó khăn cho quản lý máy móc, thiết bị, nông sản.

+ Các thiên tai như: mưa bão, lũ lụt hạn hán và diễn biến bất thường như dông, lốc, mưa đá, sương muối, rét hại, khô nóng… gây ảnh hưởng lớn đến đời sống và sản xuất.

câu 2:

/ Gió mùa mùa đông: (gió mùa Đông Bắc)

– Từ tháng XI đến tháng IV

– Nguồn gốc: cao áp lạnh Siberi

– Hướng gió Đông Bắc

– Phạm vi: miền Bắc (dãy Bạch Mã trở ra)

– Đặc điểm:

+ Nửa đầu mùa đông: lạnh, khô

+ Nửa sau mùa đông: lạnh, ẩm, có mưa phùn.

Riêng từ Đà Nẵng trở vào, gió tín phong Bắc Bán Cầu  thổi theo hướng Đông Bắc gây mưa cùng ven biển miền Trung, còn Nam Bộ và Tây Nguyên là mùa khô.

/ Gió mùa mùa hạ: (gió mùa Tây Nam)

– Từ tháng V đến tháng X

– Hướng gió Tây Nam

+ Đầu mùa hạ: khối khí từ Bắc Ấn Độ Dương thổi vào gây mưa lớn cho Nam Bộ và Tây Nguyên, riêng ven biển Trung Bộ và phần nam của Tây Bắc có hoạt động của gió Lào khô, nóng.

+ Giữa và cuối mùa hạ: gió tín phong từ Nam Bán Cầu di chuyển và đổi hướng thành gió Tây Nam, gây mưa lớn cho Nam Bộ và Tây Nguyên. Cùng với dải hội tụ nhiệt đới gây mưa cho cả 2 miền Nam, Bắc và mưa vào tháng IX cho Trung Bộ.

Riêng Miền Bắc gió này tạo nên gió mùa Đông Nam thổi vào (do ảnh hưởng áp thấp Bắc Bộ).

c/ Sự phân chia mùa khí hậu giữa các khu vực:

– Miền Bắc có mùa đông lạnh, ít mưa; mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều.

– Miền Nam có 2 mùa rõ rệt: mùa khô và mùa mưa.

– Tây Nguyên và đồng bằng ven biển Trung Trung Bộ có sự đối lập về 2 mùa mưa, khô.

8 tháng 9 2016

giúp với các bạn ơi!!

5 tháng 10 2016

Câu 1: Vì:

- Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam vì: 
- Đồi núi chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ và là dạng địa hình phổ biến nhất. 
- Đồi núi ảnh hưởng nhiều đến cảnh quan tự nhiên(sự phân hóa đai cao). 
- Đồi núi chứa nhiều tài nguyên:đất,rừng,khoáng sản,trữ năng thủy điện. 
- Đồi núi ảnh hưởng nhiều đến kinh tế-xã hội. 

Câu 2:

- Sông chảy theo hướng TB-ĐN: Sông hồng, đà, mã, cả, ba, tiền, hậu.

Sông ngòi nước ta thường ngắn và dốc. Vì lãnh thổ nước ta hẹp ngang kéo dài, nằm sát biển, 3/4 diện tích là đồi núi, các dãy núi ăn lan ra tận biển nên phần lớn sông nhỏ, ngắn và dốc. 

Câu 3: 

a. Hoàn cảnh ra đời:

- 23/2/1861 tấn công & chiếm được đồn Chí Hoà.

- Thừa thắng P chiếm 3 tỉnh miền Đông NK Định Tường (12/4/1861), Biên Hoà (18/12/1861), Vĩnh Long (23/3/1862)

( Triều đình nhà Nguyễn chủ động kí Hoà ước Nhâm Tuất 5/6/1862.

b. Nội dung:

- Triều đình nhượng cho P 3 tỉnh miền đông NK (GĐ, ĐT, BH); Bồi thường 20 triệu quan…

Triều đình mở các cửa biển: dà nẵng, Ba Lạt và Quảng Yên; cho thương nhân P & TBN tự do buôn bán.

- P trả lại thành Vĩnh Long cho triều đình, với điều kiện triều đình chấm dứt các hoạt động chống P ở 3 tỉnh miền Đông.

c. Đánh giá: 

- Đây là 1 hiệp ước mà theo đó VN phải chịu nhiều thiệt thòi, vi phạm chủ quyền lãnh thổ của VN.

- Hiệp ước chứng tỏ thái độ nhu nhược của triều đình, bước đầu nhà Nguyễn đã đầu hàng TD Pháp.

Từ sau Hiệp ước Nhâm Tuất(1862), phong trào kháng chiến của nhân dân Nam Kì có điểm mới:

- Những nét mới:

Độc lập với triều đình.

Vừa chống P vừa chống PK(…)

Gặp nhiều khó khăn do thái độ không hợp tác của triều đình.

5 tháng 10 2016

Câu 4: Sử 8-Bài 29-CHÍNH SÁCH KHAI THÁC THUỘC ĐỊA CỦATHỰCDÂNPHÁP VÀ NHỮNG CHUYỂN BIẾN VỀ KINH TẾ - Chào mừng bạn đến với website của Đoàn Thị Hồng Điệp

Câu 5: 

- Mặc dù rất khâm phục tinh thần yêu nước của các vị tiền bối nhưng Người không tán thành con đường cứu nước của các sĩ phu yêu nước. 
- Người nhận xét về con đường cứu nước của các vị tiền bối lúc đó như sau: Phan Bội Châu dựa vào Nhật để đánh Pháp thì khác gì "đuổi hổ cửa trước rước beo cửa sau", Phan Châu Trinh đề nghị Pháp cải cách thì chẳng khác gì "xin giặc rủ lòng thương" 
- Các nhà yêu nước thời chống Pháp là các sĩ phu phong kiến, mong muốn của họ là giải phóng dân tộc, thiết lập lại chế độ phong kiến hoặc đi theo con đường dân chủ tư sản. 
- Nguyễn Tất Thành đi sang phương Tây (nước Pháp) để tìm hiểu vì sao nước Pháp lại thống trị nước mình và thực chất của các từ "tự do bình đẳng, bác ái" để từ đó xác định con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc. 
- Cách làm của Người là chọn phương Tây, nơi được mệnh danh là có tư tưởng hòa bình, bác ái, Người đi vào cuộc sống của những người lao động, tìm hiểu họ và gắn kết họ lại với nhau. Người đề cao học tập và lí luận. Và ở đây Người đã bắt gặp chủ nghĩa Mác Lê nin và cuộc cách mạng tháng 10 Nga, từ đó tìm ra con đường cứu nước - con đường cách mạng vô sản. 

Câu 6: Câu hỏi của Phí Gia Phong - Lịch sử lớp 11 | Học trực tuyến

3 tháng 3 2018

Vị trí địa lí giữa các nước trong khu vực cũng tạo thuận lợi cho các nước hợp tác với nhau. Ba nước Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po và In-đô- nê-xi-a đã lập tam giác tăng trưởng kinh tế XI-GIÔ-RI từ năm 1989.
Sau hơn 10 năm, tại vùng kém phát triển của Ma-lai-xi-a (tinh Giô-ho) và In-đô-nê-xi-a (quần đảo Ri-au) đã xuất hiện các khu công nghiệp lớn. Còn Xin-ga-po phát triển những ngành công nghiệp không cần nhiều nhân công và nguyên liệu.
Sự hợp tác để phát triển kinh tế -xã hội còn biểu hiện qua :
- Nước phát triển hơn đã giúp đỡ cho các nước thành viên chậm phát triển đào tạo nghề, chuyển giao công nghệ, đua công nghệ mới vào sản xuất và chế biến lương thực, thực phẩm đảm bảo đáp ứng nhu cầu trong khu vực và để xuất khẩu.
- Tăng cường trao đổi hàng hóa giữa các nước.
- Xây dựng tuyến đường sắt, đường bộ từ Việt Nam sang Cam-pu-chia, Thái Lan. Ma-lai-xi-a và Xin-ga-po ; từ Mi-an-ma qua Lào tới Việt Nam.
- Phối hợp khai thác và bảo vệ lưu vực sông Mê Công. 
Tuy nhiên vào cuối những năm 90 của thế kỉ XX, các nước ASEAN gặp một sở khó khăn như khủng hoảng kinh tế, xung đột tôn giáo, thiên tai. Điều đó càng đòi hỏi phải đoàn kết, hợp tác cùng giải quyết những khó khăn đó.

3 tháng 3 2018

2/

- Thời cơ:

+ Trong kinh tế: thu hút vốn và kĩ thuật của các quốc gia tiên tiến trong khu vực, phát triển du lịch dịch vụ;

+ Về văn hóa giáo dục: Được giao lưu, tăng cường hiểu biết giữa các nền văn hóa truyền thống độc đáo, tiếp cận nền giáo dục ở các quốc gia tiên tiến;

+ Về an ninh - chính trị: chung tay giải quyết những vấn đề mang tính toàn cầu, đảm bảo ổn định chính trị của khu vực.

- Thách thức:

+ Chênh lệch về mức sống và tăng trưởng;

+ Khác biệt về chế độ chính trị;

+ Lai căng về văn hóa, dung nhập tệ nạn xã hội;

+ Cạnh tranh với các nước đã có nền kinh tế phát triển hơn...

+ Nguy cơ mất bản sắc dân tộc

3 tháng 3 2017

- Điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa phong phú. Tuy nhiên cũng xảy ra nhiều thiên tai…

- Vị trí địa lí đã quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa, tính chất ven biển, tính đa dạng phức tạp.

3 tháng 3 2017

1. đặc điểm vị trí địa lý nước ta về mặt tự nhiên? đặc điểm đó ảnh hưởng gì đến môi trường tự nhiên nước ta.

Nêu đặc điểm của vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ Việt Nam
- Phần đất liền
+ Vị trí: nằm giữa các vĩ độ 8°34’ B→23°23’ B và giữa các kinh độ 102°10’ Đ →109°24’ Đ
+ Diện tích đất tự nhiên: 329 314 km2
- Phần biển
+ Diện tích 1 triệu km2
+ Các đảo xa nhất về phía đông thuộc quần đảo Trường Sa (Khánh Hoà)
- Đặc điểm vị trí địa lí Việt Nam về mặt tự nhiên
+ Vị trí nội chí tuyến bán cầu Bắc.
+ Vị trí gần trung tâm khu vực Đông Nam
+ Vị trí cầu nối giữa đất liền và biển, Đông Nam á đất liền và Đông Nam á hải đảo.
+ Vị trí ở vị trí tiếp xúc giữa các luồng sinh vật và luồng gió mùa.

* Đặc điểm trên của vị trí địa lí có ảnh hưởng đối với môi trường tự nhiên nước ta (ý nghĩa của vị trí địa lí đối với môi trường tự nhiên) : Tạo nên đặc điểm chung của thiên nhiên nước ta là tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm, tính ven biển, tính đa dạng và phức tạp.

26 tháng 10 2023

1. Chứng minh tài nguyên khoáng sản nước ta phong phú và đa dạng:

- Khoáng sản đá: Việt Nam có nhiều mỏ đá quý như đá granite, đá marmo, và đá bazan, phân bố chủ yếu ở các tỉnh như Đà Nẵng, Bình Định, Ninh Bình.

- Khoáng sản kim loại: Việt Nam có nhiều mỏ kim loại quý như thiếc (ở Lào Cai, Yên Bái), quặng sắt (ở Lào Cai, Thanh Hóa, Quảng Ninh), quặng mangan (ở Đắk Nông, Lâm Đồng), và kết hợp với nhiều kim loại khác như đồng, chì, kẽm, và thủy ngân.

- Khoáng sản chất gây nổ: Các khoáng sản như amiang (amianto) và than đá được sử dụng trong ngành công nghiệp chất gây nổ, phân bố ở các tỉnh như Lào Cai và Hà Giang.

- Khoáng sản quý: Việt Nam cũng có nhiều mỏ khoáng sản quý như đá quý (ở Quảng Bình), ngọc trai (ở Quảng Ninh và Khánh Hòa), và thạch anh (ở Lâm Đồng).

- Khoáng sản khác: Nước ta cũng có nhiều mỏ khoáng sản khác như muối, đá vôi, và các khoáng sản công nghiệp khác.

2. Sự phân bố của các mỏ khoáng sản chính ở nước ta:

- Mỏ quặng sắt: Phân bố rộng rãi ở nhiều tỉnh và địa phương, như Lào Cai, Thanh Hóa, Quảng Ninh, và Hà Tĩnh.

- Mỏ thiếc: Tập trung ở các tỉnh núi phía Bắc như Lào Cai và Yên Bái.

- Mỏ quặng mangan: Có tại các tỉnh như Đắk Nông và Lâm Đồng.

- Mỏ đá: Đá granite nhiều ở Đà Nẵng, Bình Định và Ninh Bình. Đá marmo và đá bazan phân bố tại Lào Cai, Quảng Ninh và Hòa Bình.

- Mỏ than đá: Có nhiều mỏ than đá ở Quảng Ninh, Quảng Bình và Cao Bằng.

- Khoáng sản quý: Đá quý tìm thấy tại Quảng Bình, ngọc trai tại Quảng Ninh và Khánh Hòa, thạch anh tại Lâm Đồng.

-Khoáng sản chất gây nổ: Amiang và than đá phân bố tại Lào Cai và Hà Giang.

- Khoáng sản khác: Muối được sản xuất từ các mỏ ở các vùng biển và hồ nước ở Việt Nam. Đá vôi tập trung ở các tỉnh miền Bắc và Trung Trung Bộ.

TL
15 tháng 7 2020

Câu 7 :

Địa hình nước ta được tân kiến tạo nâng lên và tạo thành nhiều bậc kế tiếp nhau.

– Địa hình nước ta do giai đoạn Cổ kiến tạo và Tân kiến tạo lập lên.

+ Cổ kiến tạo: các vùng núi bị ngoại lực bào mòn phá huỷ tạo nên những bề mặt san bằng, thấp, thoải.

+ Tân kiến tạo: Địa hình nước ta nâng cao và phân thành nhiều bậc kế tiếp nhau: đồi núi, đồng bằng, thềm lục địa.

– Địa hình thấp dần từ nội địa ra biển, cao ở Tây Bắc – thấp dần ở Đông Nam.

– Địa hình nước ta chủ yếu theo 2 hướng Tây Bắc – Đông Nam và vòng cung, ngoài ra còn có một số hướng khác trong phạm vi hẹp.


Câu 8 :

Địa hình nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa và chịu tác động mạnh mẽ của con người

- Địa hình mang tính chất nhiệt đới gió mùa:

+ Đất đá bị phong hóa mạnh mẽ.

+ Các khối núi lớn bị xói mòn, cắt xẻ và xâm thực.

+ Địa hình caxtơ.

+ Trên bề mặt địa hình thường có rừng cây rậm rạp che phủ.

- Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người: địa hình nhân tạo xuất hiện ngày càng nhiều trên đất nước ta như các công trình kiến trúc đô thị, hầm mỏ, giao thông, đê, đập, kênh, rạch, hồ chứa nước...


Các câu kia có thể làm được!Tự làm nha.Chúc bạn học tốt!

TL
15 tháng 7 2020

Câu 4 :

* Chứng minh:

- Qua khảo sát thăm dò nước ta có khảng 5000 điểm quặng và tụ khoáng của gần 60 loại khoáng sản khác nhau, nhiều loại đã và đang được khai thác.

- Khoáng sản nước ta khá đa dạng, bao gồm nhiều loại như than, sắt, dầu mỏ, khí đốt, man-gan, crôm, bô- xít, thiếc...

- Phần lớn các khoảng sản có trữ lượng vừa và nhỏ. Một số khoáng sản có trữ lượng lớn là than, dầu khí, apatít, đá vôi, sắt, đồng, thiếc, crôm, bô xít.

Câu 6 :

( Hình )

image

8 tháng 5 2022

tham khảo link:

https://xn--c-con-xqa.vn/p/cac-mo-dau-khi-o-viet-nam-uoc-hinh-thanh-vao-giai-oan-lich-su-nao-a-giai-oan-tien-cambri-b-giai-oan-co-kien-tao-c-giai-oan-tan-kien-tao-d-nam-2022.p226565.html