Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Sau 1 tháng người đó có số tiền= 1,005x100 triệu= 100,5 triệu
sau 2 tháng người đó có số tiền= 1,005x 100,5 tr= 101,0025 triệu = 101.002.000 Đ
Vậy tổng số tiền lãi sau 2 tháng =101.002.000 -100 triệu= 1.002.000 Đ
Sau tháng thứ nhất người đó lãi được số tiền là:
100000000:100x0,5=500000(đồng)
Sau tháng thứ nhất người đó có số tiền là :
100000000+500000100500000(đồng)
Tháng thứ 2 người đó lãi số tiền là :
100500000:100x0,5=502500(đồng)
Sau 2 tháng người đó lãi số tiền là :
502500+500000=1002500(đồng)
Đáp án: 1002500 đồng
Ở Việt Nam và trên toàn thế gới đang đối mặt với đại dịch covid -19 rất nguy hiểm.Giáo viên và nhà trường đã có những giải pháp khẩn trương để có cách ứng phó với dịch.Đó là cho học sinh nghỉ học một thời gian để tránh dịch.
Trước khi nghỉ thì nhà trường cho học sing lao động vệ sinh sạch sẽ.Vì điều kiện và tình hình của dịch bệnh thì các học sinh và giáo viên vẫn có mặt đầy đủ nhưng mỗi người đều có một cái khẩu trang.Người thì mang khăn đi lau bàn,ghế và cửa,...của lớp mình.Người thì quét dọn sân trường nhộn nhịp nhưng ai cũng giữ khoảng cách để an toàn khi tập trung đông người.Mỗi người mỗi việc,giúp đỡ nhau vệ sinh.
Các bạn học sinh làm rất sạch,người nào người nấy chăm chỉ lau dọn để cho lớp mình đẹp và đảm bảo vệ sinh.Cô thầy cũng tận tình chỉ bảo và hướng dẫn học sinh lao động làm sao hiệu quả và giữ gìn vệ sinh trong mùa dịch.Đến gần trưa thì ai cũng mệt,mồ hôi ướt cả chiếc áo trắng nhưng do trường em rộng dọn vệ sinh mất nhiều thời gian.Mặc dù vậy nhưng em và các học sinh khác của trường vẫn miệt mài làm cho nhanh nhưng sạch để dược nghỉ giải lao.
Sau đó khoảng một tiếng thì chúng em được nghỉ giải lao dưới gốc bàng trong sân trường.Các lớp khác cũng đã thấm mệt nhưng vẫn rất vui khi đã dọn sạch sẽ trường mình.Cô chủ nhiệm mua mía và cam cho chúng em ăn trong lúc nghỉ giải lao.Mặt ai cũng mệt và áo ưới đẫm mồ hôi.Vì am toàn trong dịch covid-19 nên chúng em ngồi cách nhau hai mét.Cô giáo của bọn em rất nhiệt tình trong buổi lao động ngày hôm đó.
Buổi lao động vệ sinh của trường em sau dó cũng kết thúc và ai cũng về nhà để tránh dịch covid-19.Điều này nhắc nhở chúng ta hãy cảnh giác và phải có ý thức trong việc phòng chống dịch.Việt Nam ta hãy chung tay đẩy lùi dịch covid-19 để mọi hoạt động các nghành ở nước ta trở lại với tiến trình của nó.
a, Chu vi hình chữ nhật là:
(AB + BC) x 2
Ta có, ABCD là HCN => AD = BC vậy chu vi hai nửa hình tròn là:
AD x 3,14
Chu vi sân vận động đó là:
[(AB + BC) x 2) + (AD x 3,14)]
b, Diện tích HCN là:
AD x BC
Ta có, ABCD là HCN => AD = BC vậy diện tích hai nửa hình tròn là:
\(\frac{AD^2}{4}\times3,14\)
Diện tích sân vận động đó là:
\(\left[\left(AD\times BC\right)+\left(\frac{AD^2}{4}\times3,14\right)\right]\)
Đáp số: a, [(AB + BC) x 2) + (AD x 3,14)]
b, \(\left[\left(AD\times BC\right)+\left(\frac{AD^2}{4}\times3,14\right)\right]\)
câu 1: Hải Thượng Lãn Ông (chữ Hán: 海上懒翁) là tên hiệu của Lê Hữu Trác (chữ Hán: 黎有晫, 1720 – 1791) nghĩa là ông lười Hải Thượng. Tuy là người tinh thông y học, dịch lý, văn chương, nhưng ông được biết đến nhiều hơn với vai trò lang y.
câu 2: Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác bên cạnh là một thầy thuốc giỏi, giàu kinh nghiệm còn là một người giàu y đức, có tâm hồn và nhân cách cao đẹp - coi thường tiền bạc, vinh hoa, yêu thích cuộc sống tự do, thanh đạm. Vẻ đẹp tâm hồn và nhân cách cao đẹp của ông là tấm gương sáng cho lớp lớp thế hệ sau ngưỡng mộ và học tập, noi theo.
câu 1:em thấy ông là 1 người thầy thuốc có 1 tấm lòng vô cùng đẹp ,ông không ham muốn quyền lợi và địa vị,1 người yêu dân nước mình , và từ lúc còn sống ông chỉ có 1 điều mà ông yêu quý nhất là chữa bệnh cho mọi người
câu 2 :
Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác là một danh y tài năng, giàu y đức, sống vào cuối thế kỉ XVIII, thời vua Lê – chúa Trịnh. Ông còn là một nhà văn, nhà thơ đáng kính. Trong cuốn "Thượng kinh kí sự (viết năm 1782), với ngòi bút kí sự chân thực và sắc sảo, ông đã vẽ lại một bức tranh sinh động về cuộc sống xa hoa trong phủ chúa Trịnh, về quyền uy, thế lực của nhà chúa, miêu tả kinh đô Thăng Long lúc bấy giờ nhân dịp ông được triệu vào kinh đô chữa bệnh cho thế tử Trịnh Cán. Đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh là một trong những đoạn thể hiện tập trung giá trị của tác phẩm kí sự này. Cũng qua đoạn trích, ta thấy được đôi nét về tâm hồn và nhân cách của Hải Thượng Lãn Ông.
Đoạn trích Vào phủ của chúa Trịnh cũng như trong tập Thượng kinh kí sự khắc họa chân thực những điều mắt thấy tai nghe nhân dịp Hải Thượng Lãn Ông được vua triệu vào kinh đô chữa bệnh cho thái tử Trịnh Cán. Qua đoạn này , ta còn thấy rõ vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách của ông: đó là sự coi thường danh lợi, giữ cho nhân cách luôn luôn được trong sạch.
Lê Hữu Trác ngỡ ngàng trước quang cảnh kinh đô. Đó là bởi "cái cảnh giàu sang của vua chúa thực khác hẳn người thường". Cảnh giàu sang ở đây khác quá. Lê Hữu Trác, vốn con quan, sinh trường ở chôn phồn hoa cũng phải thốt lên rằng: "Cả trời Nam sang nhất là đây!" Bao nhiêu giàu sang phú quý đều tập trung ở phủ chúa. Những người dân bình thường có bao giờ được biết đến cái cảnh sang giàu này. Nhưng đó cũng mới chỉ là cái biểu hiện ban đầu. Bài thơ mà cụ Lê Hữu Trác ngâm đọc đường đi được kết thúc bằng câu:
"Quê mùa, cung cấm chưa quen
Khác gì ngư phủ đào nguyên thủa nào!"
Câu kết thúc ấy đã phần nào phản ánh tâm tư của cụ. Cuộc sống bên ngoài và bên trong phủ chúa thật là khác nhau. Giống như người ngư phủ năm xưa lạc vào chốn thần tiên, huyền ảo, thơ mộng. Có một cảm giác xót xa lần quất ở đâu đây. Một sự phân vân, trăn trở trong tâm hồn người làm nghề y. Không phải ngẫu nhiên cụ Trác có hứng ngâm thơ chơi, mà đó là để ghi nhớ cái sự giàu sang khác thường trong phủ chúa. "Đâu đâu cũng là cây cối um tùm, chim kêu ríu rít, danh hoa đua thắm, gió đưa thoang thoảng mùi hương." Được ngồi trên cáng để vào phủ mà "khổ không nói hết". Chỉ với chi tiết ấy đã cho thấy tâm hồn Lê Hữu Trác không hợp với chốn này. Ông sinh ra không phải để dành cho những chốn "rèm châu, hiên ngọc, bóng mai ánh vào".
Sự ngỡ ngàng ngạc nhiên cũng được tăng dần qua từng nơi cụ đặt chân đến. "Những cái cây lạ lùng và những hòn đá kì lạ" chưa bao giờ thấy được đặt trong cái điểm ven hồ. Rồi những đồ dùng trong phủ chúa đều được sơn son thếp vàng, từ cái kiệu để vua chúa đi, đến các đồ nghi tượng, từ cái sập đến những cây cột... Bàn ghế thì toàn những đồ đạc "nhân gian chưa từng thấy". Tác giả chỉ dám "ngước mắt nhìn rồi lại cúi đầu đi". Cái cử chỉ cúi đầu đi ấy chứng tỏ rằng Lê Hữu Trác không phải là người đam mê vinh hoa phú quý, ham tiền bạc hay lợi lộc. Đó là một nét đẹp trong nhân cách con người ông. Ông cảm thấy lạ lẫm và lạc lõng giữa cuộc sống xa hoa trong phủ chúa. Tất cả những điều đó đều bộc lộ qua ngòi bút kí sự đặc sắc, chân thực.
Nhân cách và tâm hồn danh y họ Lê còn được bộc lộ ngay trong suy nghĩ của ông khi kê đơn thuốc cho thế tử Trịnh Cán. Một đấu tranh quyết liệt trước tòa án lương tâm. Một bên là sự trói buộc của công danh, một bên là cái tâm của người thầy thuốc, cái đạo làm người, cái phận làm bề tôi. "Nếu mình làm có kết quả ngay thì sẽ bị danh lợi ràng buộc, không làm sao về núi được (...)". Nhưng rồi lại nghĩ: "Cha ông mình đời đời yêu nước, ta phải dốc hết lòng thành, để nối tiếp cái lòng trung của cha ông mình mới được". Có thể thấy Lê Hữu Trác là người không màng công danh, không ham bổng lộc. Ngược lại ông còn đấu tranh với chính mình để thoát khỏi sự ràng buộc ấy, để được sống tự do cùng núi non để tâm hồn thanh thản. Mặt khác ông cũng là người thầy thuốc có tâm huyết và giàu đức độ. Vì thế mà ông đã kê cho thế tử "phương thuốc hòa hoãn nếu không trúng thì cũng không sai bao nhiêu", vì lương tâm không cho phép. Nếu làm sai thì sẽ phải phỉ báng cái nghề y của mình, sẽ có lỗi với lòng mình; nếu làm đúng và tốt thì sẽ bị danh lợi ràng buộc. Dù thế nào cũng phải giữ được cho tâm hồn trong sạch, giữ cho nhân cách được trọn vẹn. Cách lí giải về bệnh tình của Trịnh Cán cũng như diễn biến suy nghĩ, tâm trạng của ông khi kê đơn cho thấy Lê Hữu Trác là người thầy thuốc có lương tâm.
Như vậy, từ cách nhìn của Lê Hữu Trác đối với đời sống nơi phủ chúa, đến sự suy nghĩ cân nhắc khi kê đơn cho thế tử đều cho thấy ông là người có tâm huyết với nghề và có nhân cách, giàu đức dộ, coi thường công danh, bình thường danh lợi và một chút đau xót trước cảnh sống xa hoa, quyền quý của chúa Trịnh.
Tài năng ấy, tâm hồn ấy, nhân cách ấy của Lê Hữu Trác đã giúp cho ông sống mãi trong lòng người thầy thuốc nói riêng, người dân đất Việt nói chung. Ông xứng đáng được phong tặng danh hiệu ông tổ của nghề thuốc và được người đời sau nhắc đến với lòng thành kính nhất.