Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Vấn đề giải thích : lòng nhân đạo
Phương pháp giải thích :
+ Nêu định nghĩa: Lòng nhân đạo tức là lòng thương người
+ Kể ra các biểu hiện của lòng thương người: ông lão hành khất, đứa trẻ nhặt từng mẩu bánh, mọi người xót thương.
+ Đặt câu hỏi: Thế nào là biết thương người và thế nào là
lòng nhân đạo?
+ Đối chiếu lập luận bằng cách đưa ra câu nói của Thánh
Găngđi : " Chinh phục được mọi người ai cũng cho là khó..
→→ làm sao phát huy lòng nhân đạo đến cùng và tột độ vậy"
“Có gì đẹp trên đời hơn thế
Người với người sống để yêu nhau”
Hai câu thơ của nhà thơ Tố Hữu như muốn nhắc nhở chúng ta rằng: cần có lòng yêu thương để cuộc sống này tốt đẹp hơn. Lòng nhân ái, yêu thương lẫn nhau là một tình cảm tốt đẹp, một truyền thống ngàn đời của dân tộc ta từ xưa đến nay. Lòng nhân ái không phải cái gì cao xa, trìu tượng hay khó hiểu mà chính là cách chúng ta đối xử với nhau hằng ngày.
Trước tiên, chúng ta cần hiểu: nhân ái là gì? Nhân nghĩa là người, còn ái nghĩa là yêu. Nhân ái chính là tình yêu thương giữa người với người. Lòng nhân ái có thể chỉ biểu hiện qua một lời nói ấm áp dành cho nhau, một cái ôm thật chặt khi yếu đuối, một cử chỉ cao đẹp lúc cuộc sống lâm vào khó khăn. Tình cảm ấy xuất phát từ trái tim chân thành của mỗi người, không cưỡng cầu, ép buộc. Bởi khi trao đi yêu thương, thứ chúng ta nhận được chính là tình yêu thương và sự thanh thản từ trong tâm hồn.
Con Người là hai tiếng kì diệu được viết hoa. Chúng ta khác với động vật ở chỗ chúng ta không sinh tồn bằng bản năng, chúng ta có ý thức, có cảm xúc. Và điều khác biệt lớn nhất đó là chúng ta biết yêu thương, chia sẻ, giúp đỡ, đùm bọc lẫn nhau. Lòng nhân ái có thể dễ dàng nhận ra trong cuộc sống hàng ngày. Trước hết, đó chính là những tình cảm gần gũi giữa những người thân thiết, ruột thịt với nhau: tình mẫu tử, tình anh em, tình bà cháu... Rộng hơn gia đình đó là xã hội. Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống yêu thương, đoàn kết, lá lành đùm lá rách. Những người khuyết tật, người nhiễm chất độc màu da cam vốn chịu nhiều thiệt thòi trong cuộc sống. Thấu hiểu hoàn cảnh của họ, chúng ta đã lập ra những quỹ vì người khuyết tật, vì nạn nhân chất độc màu da cam nhằm giúp cuộc sống của họ phần nào bớt khó khăn. “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”. Cứ mỗi mùa mưa bão, khi nghe tin nhân dân miền Trung đang phải gánh chịu những hậu quả nặng nề, lòng mỗi người con Việt Nam lại quặn thắt xót xa. Và khi ấy, tình đồng bào lại mạnh mẽ, thắm thiết hơn bao giờ hết. Mỗi người, không phân biệt giàu sang, nghèo hèn đều góp chút của cải, công sức để giúp miền Trung vượt qua khó khăn. Bác Hồ- vị Cha già của chúng ta là người có tấm lòng nhân ái vĩ đại. Bác đã hi sinh cả cuộc đời, hạnh phúc cá nhân vì sự độc lập của dân tộc, cuộc sống ấm no, hạnh phúc của nhân dân. Hay mẹ Teresa- một nhân vật nổi tiếng toàn cầu với các hoạt động nhân đạo cứu giúp người nghèo và những người sống trong cảnh tuyệt vọng. Sự cống hiến lớn lao và không mệt mỏi của bà đã thay đổi cuộc đời nhiều người và giúp họ có niềm tin vào cuộc sống.
Trong bức thư Einstein gửi con gái, ông cho rằng tình yêu là thứ lực vô hình nhưng mạnh mẽ nhất. Quả thật như vậy, tình yêu thương, lòng nhân ái là sợi dây gắn kết trái tim con người, giúp ta cảm nhận được sụ ấm áp, quan tâm sẻ chia. Được che chở bởi lòng nhân ái, ta có thể đối mặt và vượt qua những thử thách khắc nghiệt nhất của cuộc sống. Lòng nhân ái cũng là yếu tố cốt lõi để tạo nên một cuộc sống hạnh phúc, một xã hội phát triển.
Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần lên án, phê phán nghiêm khắc những người sống thờ ơ, vô cảm, thiếu tình yêu thương ngay với chính đồng loại mình. Họ là những con robot lạnh lùng, và sẽ sớm mang bệnh án trái tim rạn vỡ đến hết đời.
Mỗi chúng ta hoàn toàn có thể lan tỏa lòng nhân ái bằng những việc làm rất nhỏ hằng ngày. Đó có thể chỉ là một cử chỉ ân cần, sự quan tâm đối với những mảnh đời bất hạnh trong cuộc sống hàng ngày. Bằng cách đó, chúng ta đang góp sức mình để làm cho xã hội tốt đẹp hơn.
“Sống trong đời sống, cần có một tấm lòng”. Hãy để gió thổi đi lòng nhân ái xuất phát từ trái tim, và bạn sẽ thấy cuộc sống này chẳng còn khổ đau hay oán hận gì nữa.
Tìm cụm C-V để mở rộng cậu trong đoạn văn sau:
Hàng ngày, chúng ta thường có dịp tiếp xúc vs đời sống bên ngoài, trước mắt chung ta, loài người còn đầy dãy những cảnh khổ. Từ 1 ông lão gia nua rằng long tóc bạc, lẽ ra phải đc sống trong thế mà ông phải sống sự đùm bọc của con cháu kiếp đời hành khuất, sống bằng của bố thí của kẻ qua đường, đến 1 đứa trẻ thơ, qua bé bỏng mà lại sống bằng cách đi ngang từng mẩu bánh của người khác ăn dở thấy vị đc cha mẹ nuôi lớn dạy dỗ... Những hình ảnh ấy và kham trang ấy khiến cho m.n sót thường, và tìm cách giúp đỡ. Đó chính là lòng nhận đạo
Đoạn 1 sử dụng phép lập luận giải thích - vì đưa ra những lí lẽ để thuyết phục.
Đoạn 2 sử dụng phép lập luận chứng minh vì đưa ra các dẫn chứng thể hiện truyền thống biết ơn của dân tộc.
Đoạn 1: Luận giải thích vì nó dùng những lí lẽ để thuyết phục: VD: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây là bài học sâu sắc về lòng bt ơn. Nghĩa đen, nghĩa trắng,...
Đoạn 2: Luận chứng minh vì đưa ra những dẫn chứng thể hiện truyền thống dân tộc: VD: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây là đạo lý bt ơn tốt đẹp từ xưa đến nay của n.dân VN.....
FIGHTING#
Đoạn 1 phép lập luận giải thích.
Đoạn 2 phép lập luận chứng minh.