Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 1: Đặc điểm khí hậu
-Khí hậu mang tính chất trung gian giữa khí hậu đới nóng và khí hậu đới lạnh.
Thời tiết có nhiều biến động thất thường do:
Vị trí trung gian giữa hải dương (khối khí ẩm) và lục địa (khối khí khô lạnh)
Vị trí trung gian giữa đới nóng (khối khí chí tuyến nóng khô) và đới lạnh (khối khí cực lục địa).
Câu 2:
- Tổ chức sản xuất nông nghiệp theo:
+ Hộ gia đình
+ Trang trại
- Sử dụng nhiều dịch vụ nông nghiệp, vận dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất
- Tổ chức sản xuất theo quy mô lớn kiểu công nghiệp
- Chuyên môn hóa sản xuất cao, vận dụng nhiều khoa học kĩ thuật: tưới tiêu, nhà kính, tuyển chọn giống cây trồng,.. thích nghi với thời tiết, khí hậu.
Câu 3:
- Đặc điểm đô thị hóa:
+ Đô thị hóa ở mức độ cao
+ Hơn 75% số dân thành thị
+ Các đô thị phát triển có quy hoạch ( nhà ở, hệ thống đường giao thông, các công trình kiến trúc được sắp xếp một cách hợp lí, khoa học )
+ Lối sống thành thị đã trở nên phổ biến.
- Các vấn đề nảy sinh:
+ Vấn đề ô nhiễm môi trường
+ Ùn tắc giao thông
+ Thiếu việc làm, nhà ở, nước sạch
+ Diện tích đất canh tác bị thu hẹp
- Biện pháp:
+ Quy hoạch lại các đô thị theo hướng phi tập trung
+ Xây dựng nhiều thành phố vệ tinh
+ Chuyển các hoạt động công nghiệp về vùng nông thôn
câu 4: những vấn đề của môi trường đới ôn hòa là
- Ô nhiễm không khí
- Nguyên nhân:
+ Do sự phát triển công nghiệp, phương tiện giao thông
+ Sự bất cẩn khi sử dụng năng lượng nguyên tử
+ Do hoạt động tự nhiên( bão cát, cháy rừng,..)
- Hậu quả:
+ tạo nên những trận mưa axit
+ tăng hiệu ứng nhà kính khiến Trái Đất nóng lên, khí hậu toàn cầu biến đổi; băng ở 2 cực tan chảy, mực nước đại dương dâng cao...
+ thủng tầng ozon.
- ô nhiểm nước
- nguyên nhân:+ tập trung phần lớn các đô thị vào 1 dải đất rộng không quá 100 km chạy dọc ven biển
+ váng dầu ở các vùng biển
+ hóa chất thải ra từ các nhà máy, lượng phân hóa học và thuốc trừ sâu dư thừa trên đồng ruộng, cùng với chất thải sinh hoạt ở các đô thị...
- Hậu quả:+ làm ô nhiễm nguồn nước biển
+ hiện tượng ''thủy triều đen''
+ ''thủy triều đỏ'' làm chết các sinh vật sống trong nước
+ thiếu nước sạch cho đời sống sinh hoạt và sản xuất
Câu2 Địa hình tương đối đơn giản,có thể coi toàn bộ châu lục là một khối cao nguyên lớn.Đồng bằng thấp tập trung ở ven biển ,ít núi.
Châu phi có khí hậu nóng,khô nhất thế giới vì phần lớn lãnh thổ nằm giữa hai chí tuyến có nhiệt độ cao và lục địa hình khối,kích thước lớn,bờ biển ít bị cắt sẻ nên ảnh hưởng của biển ko sâu vào đất liền đồng thời được bao bọc bởi các dãy núi cao đồ sộ ngăn cản hơi nước từ biển thổi vào.
Câu3 ô nhiễm ko khí
Nguyên nhân Do khí thải từ các hoạt động công nghiệp,giao thông,chất đốt sinh hoạt,bão cát,cháy rừng .Hậu quả Mưa a xít ảnh hưởng đến sản xuất nông lâm nghiệp,hiệu ứng nhà kính làm khí hậu toàn cầu biến đổi,băng ở 2 cực tan chảy ,mực nước đại dương dâng cao
Câu 1
a) Khí hậu ở môi trường đới ôn hòa mang tính chất trung gian giữa đới nóng và đới lạnh, thời tiết thay đổi thất thường vì các đợt khí nóng, khí lạnh tràn tới bất thường gây ra những đợt nóng hay lạnh, có tác động tiêu cực đến sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của con người. Gió Tây ôn đới và các khối khí từ đại dương cũng làm cho thời tiết đới ôn hòa luôn biến động, rất khó dự báo.
b) Các kiểu môi trường:
+ Môi trường ôn đới hải dương
+ Môi trường ôn đới lục địa
+ Môi trường địa trung hải
+ Môi trường cận nhiệt đới gió mùa, cận nhiệt đới ẩm
Câu 2
a) Châu Phi là châu lục lớn thứ ba trên thế giới, sau châu Á và châu Mĩ. Lãnh thổ châu Phi có dạng hình khối, diện tích hơn 30 triệu km2. Do đại bộ phận nằm giữa chí tuyến Bắc và chí tuyến Nam nên châu Phi có khí hậu nóng quanh năm.
b) Vì châu Phi có khí hậu nóng và khô bậc nhất thế giới. Nhiệt độ trung bình năm trên 20 độ C, lượng mưa tương đối ít và giảm dần về phía hai chí tuyến, nên hình thành những hoang mạc lớn, lan ra sát biển.
chúc bạn học tốt
tham khảo 1---- Vị trí: nằm giữa các vĩ tuyến 36°B và 71°B.
- Là 1 bộ phận của lục địa Á-Âu.
- Chủ yếu nằm trong đới ôn hoà, có 3 mặt giáp biển:
+ Bắc giáp Bắc Băng Dương.
+ Nam giáp Địa Trung Hải.
+ Tây giáp Đại Tây Dương.
- Địa hình: có 3 khu vực:
+ Miền núi già: ở phía bắc và vùng trung tâm (dãy Xcan-đi-na-vi, U-ran,...).
+ Miền núi trẻ: ở phía nam (dãy An-pơ, Cac-pat,...).
+ Đồng bằng: chiếm 2/3 diện tích châu lục, đồng bằng Đông Âu lớn nhất.
- Khí hậu: phần lớn có khí hậu ôn đới hải dương và ôn đới lục địa.
Môi trường ôn đới hải dương
- Phân bố ở vùng ven biển Tây ÂU như : Anh, Pháp, Ai-len
-Khí hậu :
+ Mùa hạ mát mẻ
+ Mùa đông ko lạnh lắm
+ Mưa quanh năm , lượng mưa TB : 800 mm đến 1000mm / 1 năm
- Sông ngòi nhiều nc quanh năm và không đóng băng
- Thực vật phát triển rừng lá rộng ( sồi, dẻ)
2, Môi trường ôn đới lục địa
- Phân bố ở khu vực Đông Âu
- Khí hậu :
+ Ở phía Bắc Đông Âu, mùa đông kéo dài và có tuyết bao phủ
+ Càng đi về phái Nam mùa đông càng ngắn đi, mùa hạ nóng hơn.
+ Vào sâu trong đất liền. mùa đông lạnh vs tuyết rơi nhìu, mùa hạ nóng, mùa đông có mưa,
- Sông ngòi nhiều nc trong mùa Xuân - hạ, có thời kì đóng băng vào mùa đông
- Rừng và thảo nguyên chiếm S lớn.
- Thực vật thay đổi từ Bắc sang Nam : rừng là kim -> rừng hỗn giao -> rừng lá rộng -> thảo nguyên
3. Môi trường địa trung hải :
- Phân bố ở các nước Nam Âu, ven Địa trung hải
- Khí hậu :
+ Mùa đông- thu : ko lạnh lắm, có mưa :))
+ Mùa hạ : nóng và khô
+ Mùa thu- đông : có những trận mưa rào.
- Sông ngòi : ngắn và dốc
- Thực vật thích nghi với đk kí hậu khô hạn trong mùa hạ
Tham khảo
Câu 1:
a.Trình bày vị trí, giới hạn của châu Âu ?
-Vị trí của Châu Âu là: Nằm ở phía Tây châu Á.
Giới hạn: Từ 36°B – 71°BBắc giáp Bắc Băng DươngNam giáp biển Địa Trung HảiTây giáp Đại Tây DươngĐông giáp châu Á.Vị trí các dãy núi: Tập trung ở phía NamVị trí các đồng bằng: Kéo dài từ Tây sang Đông.b. Nêu tên các kiểu khí hậu ở châu Âu? kiểu khí hậu nào chiếm vị trí lớn nhất?
Châu Âu gồm bốn kiểu khí hậu ;
-Khí hậu ôn đới hải dương
-Khí hậu ôn đới lục địa
-Khí hậu địa trung hải
-Khí hậu hàn đới
*Khí hậu ôn đới lục địa chiếm diện tích lớn nhất
Câu 2:
Trình bày những đặc điểm chính của môi trường ôn đới hải dương và môi trường ôn đới lục địa của Châu Âu, Giải thích tại sao có đặc điểm như vậy?
* Ôn đớ hải dương
+ Khí hậu: Mùa đông không lạnh lắm, mùa hè mát mẻ, nhiệt độ thường trên 00C00C .Lượng mưa trung bình là 820mm
+ Sông ngòi:Nhiều nước quanh năm và không bị đóng băng.
+Cảnh quan : Rừng sồi, dẻ xưa kia có diện tích rất lớn, nay chỉ còn lại trên các sườn núi.
Câu 4: Khu vực Nam Âu nổi tiếng về những nông sản gì? Vì sao các nước Nam Âu phát triển mạnh ngành du lịch?
* lúa mì ,nho ,ngô ,cam,chanh, cử cải đường
*Ngành du lịch của các nước nam Âu phát triển tốt vì :
– Có nhiều thắng cảnh đẹp.
– Các di tích lịch sử, văn hoá đa dạng.
– Có nhiều hoạt động thể thao lớn.
– Nền kinh tế phát triển , mức sống cao, cơ sở hạ tầng phục vụ cho du lịch tốt .
Câu 5: Trình bày đặc điểm kinh tế của khu vực Tây và Trung Âu?
Kinh tế
a. Công nghiệp
- Có nhiều cường quốc công nghiệp hàng đầu thế giới.
- Nhiều ngành công nghiệp hiện đại và truyền thống.
- Nhiều vùng công nghiệp nổi tiếng thế giới, nhiều hải cảng lớn. Rôt-téc-đam là một hải cảng lớn của thế giới nằm ở Phần Lan.
- Nền nông nghiệp phát triển đa dạng, năng suất cao nhất châu Âu.
b. Nông nghiệp
- Đạt trình độ cao.
- Chăn nuôi chiếm ưu thế hơn trồng trọt. Sản phẩm chăn nuôi có giá trị xuất khẩu cao.
- Các sản phẩm chủ yếu:
+ Lúa mạch và khoai tây ở đồng bằng Tây và Trung Áu.
+ Lúa mì và củ cải đường ở phía nam.
c. Dịch vụ
- Rất phát triển, chiếm 2/3 tổng thu nhập quốc dân.
- Du lịch phát triển mạnh ở miền núi trẻ An-pơ nhờ lợi thế về phong cảnh núi non hùng vĩ thu hút nhiều du khách đến nghỉ ngơi, leo núi, trượt tuyết,… đem lại nguồn thu lớn.
- Có nhiều trung tâm tài chính lớn: Luân Đôn, Pa-ri, Duy-rich.
1.
-Vị trí: Nằm khoảng từ 5 độ B đến 5 độ N
-Có khí hậu nóng quanh năm
-Nhiệt độ trên 25 độ C
-Lượng mưa từ 1500-2500mm trên năm
-Độ ẩm cao, trên 80%
Kiểu rừng: Rừng rậm nhiệt đới ( xanh tốt quanh năm)
2.
-Vị trí: Nằm khoảng 5 độ B và 5 độ N đến chí tuyến của cả hai bán cầu
-Nóng quanh năm
-Nhiệt độ trên 20 độ C
-Lượng mưa từ 500mm-1500mm trên năm
Kiểu rừng: Từ rừng thưa dến đồng cỏ cao rồi nửa hoang mạc
3.
-Vị trí: Nam Á, Đông Nam Á
-Nhiệt độ lượng mưa thay đổi theo mùa. Nhiệt độ trung bình năm trên 20 độ C
-Lượng mưa trên 1500mm trên năm
-Thời tiết diễn biến bất thường
-Thời kì khô hạn: Từ tháng 11 đến tháng 4
4.
-Thuận lợi: Nhiệt độ, độ ẩm cao, lượng mưa lớn. Thích hợp cho việc trồng trọt cây lương thực và cây công nghiệp
-Khó khăn: Độ ẩm cao, sâu bệnh phát triển
+Mùa mưa: Lũ lụt
+Mùa khô: Hạn hán
-Biện pháp
+Phát triển thủy lợi ( giúp không bị thiếu nước )
+Bố trí mùa vụ, cây trồng hợp lí ( phát triển nông nghiệp)
+Trồng cây che phủ đất, bảo vệ rừng ( bảo vệ môi trường)
+Dự báo thời tiết ( phòng chóng thiên tai, bão, lũ lụt, hạn hán)
Chúc bạn học tốt ( mỏi tay quá)
à các sản phẩm nông nghiệp là
- Cây lương thực: lúa, gạo, ngô, sắn, khoai lang...
-Cây công nghiệp: cà phê, cao su, hồ tiêu, dừa, bông
- Chăn nuôi: trâu, bò, dê, lợn, gà, vịt......
->Chăn nuôi chưa phát triển bằng trồng trọt
Câu 7:
- Dân cư Châu Phi phân bố không đều
- Sự phân bố của dân cư Châu Phi phụ thuộc chặt chẽ vào đặc điểm của các môi trường tự nhiên
- Phần lớn dân cư Châu Phi sống ở nông thôn
- Các thành phố lớn thường là các thành phố cảng, tập trung ở ven biển
Giải thích sự phân bố dân cư không đều:
- Hoang mạc hầu như không có người.Dân cư thường tập trung trong các ốc đảo, các đô thị có quy mô nhỏ & các đô thị này rất thưa thớt.
- Môi trường nhiệt đới có mật độ dân cư trung bình, có nhiều thành phố từ 1 đến 5 triệu dân.
- Môi trường Xích đạo ẩm có mật độ dân cư khá cao, có những thành phố trên 5 triệu dân.
- Riêng vùng ven sông Nin có mật độ dân cư cao nhất, vì ở đây có châu thổ phì nhiêu.
C1:
- Đới nóng
+ Nằm trong khoảng chí tuyến bắc đến chí tuyến nam. Kéo dài từ tây sang đông
+ Có nhiệt độ cao, trung bình > 20độC
+ Lượng mưa lớn, trung bình 1500mm - 3000mm/Năm. -> Nóng ấm quanh năm
+ Gió Tín phong (mậu dịch) hoạt đồng
+ Sinh vật rất phong phú đa dạng
- Ở đới nóng phân ra các kiểu môi trường sau:
+ Môi trường xích đạo ẩm :
*Vị trí: Kéo dài từ 5 độ Bắc đến 5 độ Nam bao quanh đường xích đạo
*Khí hậu: Nhiệt độ trung bình >25độC, biên độ dao động nhỏ. Độ ẩm cao >80%. Lượng mưa lớn >2000mm/Năm. Mưa đều quanh năm
+ Môi trường nhiệt đới
*Vị trí: Nằm trong khoảng 5 độ dến chí tuyến của 2 bán cầu.
*Khí hậu: Nhiệt độ trung bình >20độC, biên độ dao động lớn. Lượng mưa trung bình 500mm - 1500mm/Năm. Có 2 mùa rõ rệt : Mưa, khô.
+ Môi trường nhiệt đới gió mùa
*Vị trí: Phân bố ở Đông Nam Á và Nam Á
*Khí hậu: Chịu tác động mạnh mẽ của 2 mùa gió : (1) Gió mùa mùa hạ từ biển thổi vào -> Nóng ẩm -> Mưa nhiều, (2) Gió mùa mùa đông từ lục địa thổi ra -> Khô lạnh -> Ít mưa. Nhiệt độ trung bình >20độC, biên độ dao động lớn. Lương mưa trung bình 1500mm - 2500mm/Năm. Thời tiết diễn biến thất thường -> Chịu nhiều thiên tai.
1,đặc điểm công nghiệp đới ôn hòa:
-hiện đại,trang bị nhiều máy móc,thiết bị tiên tiến
-công nghiệp khai thác phát triển ở những nơi tập trung nhiều khoáng sản,nhieu rung(dong bac hoa ki,ca-na-da,..)
-công nghiệp chế biến:nổi bật và đa dạng,từ các ngành nghề truyền thống như luyện kim,có khi,hóa chất...đến các ngành hiện đại,đòi hỏi hàm lượng trí tuệ cao như điện tử,..
-hoạt động công nghiệp ngày nay chiếm 3/4 tổng sản phẩm công nghiệp toàn thế giới
thực vật:
+ vùng đài nguyên phương Bắc, khí hậu lạnh quanh năm, thực vật chỉ phát triển được vào mùa hạ ngắn ngủi, trong những thung lũng kín gió. Cây cối còi cọc thấp lùn, mọc xen lẫn với rêu, địa y..
động vật:
+Các loài động vật ở đới lạnh thích nghi nhờ có lớp mỡ dày (hải cẩu, cá voi...),
+lớp lông dày (gấu trắng, cáo bạc, tuần lộc...) hoặc bộ lông không thấm nước (chim cánh cụt...).
+các loài này thường sống thành đàn đông đúc để bảo vệ và sưởi ấm cho nhau.
+một số loài dùng hình thức ngủ đông để đỡ tiêu hao năng lượng
+ số khác di cư đến nơi ấm áp để tránh cái lạnh giá buốt trong mùa đông
+sinh vật phù du phát triển là nguồn thức ăn dồi dào cho các loài chim, thú, cá...
Câu 1:
Hoang mạc chiếm những diện tích rộng lớn ở châu Á, châu Phi, châu Mĩ và ô-xtrây-li-a. Phần lớn các hoang mạc nằm dọc theo hai đường chí tuyến và giữa đại lục Á - Âu.
Đặc điểm khí hậu là: Đặc điểm nổi bật của các hoang mạc là tính chất vô cùng khô hạn, vì lượng mưa trong năm rất thấp trong khi lượng bốc hơi lại rất lớn. Có nơi nhiều năm liền không mưa hoặc mưa rơi chưa đến mặt đất đã bốc hơi hết.Ở hoang mạc, sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm rất lớn. hơn nhiều so với sự chênh lệch nhiệt độ giữa các mùa trong năm.
Phần lớn bề mặt các hoang mạc bị sỏi đá hay những cồn cát bao phủ. Thực vật thiếu nước nên căn côi, thưa thớt. Động vật trong hoang mạc rất hiếm, phần lớn là các loài bò sát và côn trùng. Dân cư chỉ tập trung ờ các ốc đảo là nơi có mạch nước lộ ra sát mặt đất.
Để thích nghi với môi trường khắc nghiệt khô và hạn, thực vật và động vật ở hoang mạc phải tự hạn chế sự mất nước (ví dụ: lá biến thành gai,...), tăng cường dự trữ nước và chất dinh dưỡng (thực vật có thân lùn thấp nhưng bộ rễ rất to và dài, động vật sống vùi mình trong cát hoặc trong các hốc đá).Câu 4:
- Môi trường xích đạo ẩm đã mang lại những thuận lợi cũng như khó khăn nhất định đối với hoạt động sản xuất nông nghiệp. Cụ thể đó là:
Cách khắc phục :
- Thủy lợi, trồng cây che phủ đất.
- Phòng chống thiên tai: bão, lũ lụt, hạn hán.
- Phòng trừ sâu bênh có hại cho cây trồng, vật nuôi.
Câu 5:
So sánh:
a,Môi trường ôn đới hải dương:
-Vị trí:ven biển Tây Âu.
-Khí hậu:ôn đới: mùa hạ mát, mùa đông không lạnh lắm
-Sông ngòi: nhiều nước quanh năm, sông không đóng băng.
-Thực vật: rừng lá rộng như: sồi, dẻ.
b,Môi trường ôn đới lục địa:
-Vị trí: Đông Âu.
-Khí hậu: ôn đới lục địa:mùa hạ nóng, mùa đông lạnh, tuyết rơi nhiều.
-Sông ngòi: nhiều nước vào mùa hạ và mùa xuân, có thời kì đóng băng vào mùa đông.
-Thực vật: thay đổi từ Bắc xuống Nam, rừng và thảo nguyên chiếm diện tích lớn.
c,Môi trường địa trung hải:
-Vị trí: Nam Âu.
-Khí hậu: mùa thu và mùa đông không lạnh, có mưa thường là mưa rào, mùa hạ nóng ,khô.
-Sông ngòi: sông ngòi ngắn và dốc,mùa thu và đông nhiều nước, mùa hạ ít nước.
-Thực vật: chủ yếu là rừng thưa.
Chúc bạn học tốt!
Câu 1:
a)
– Vị trí: Phần lớn các hoang mạc nằm dọc theo 2 chí tuyến hoặc giữa đại lục Á- Âu.
– Khí hậu: Khô hạn, khắc nghiệt, động thực vật nghèo nàn.
+ Hoang mạc đới nóng: Biên độ nhiệt trong năm cao, có mùa đông ấm, mùa hạ rất nóng.
+ Hoang mạc đới ôn hòa: Biên độ nhiệt trong năm rất cao, mùa hạ không quá nóng, mùa đông rất lạnh.
b/ Không rõ câu hỏi
c/ *Thực vật
– Một số loài cây rút ngắn chu kì sinh trưởng cho phù hợp với thời kì có mưa ngắn ngủi trong năm.
– Một số khác, lá biến thành gai hay lá bọc sáp để hạn chế sự thoát hơi nước.
– Một vài loài cây dự trữ nước trong thân
– Phần lớn các loài cây có thân lùn thấp nhưng bộ rễ rất to và dài để có thể hút được nước dưới sâu.
*Động vật
– Bò sát và côn trùng sống vùi mình trong cát hoặc trong các hốc đá.
– Chúng chỉ kiếm ăn vào ban đêm.
– Có khả năng chịu đói khát và đi xa tìm thức ăn, nước uống: lạc đà,linh dương,..
– Di chuyển bẳng cách nhảy trên cát ( chuột nhảy), bằng cách quăng mình lên cao ( rắn sa mạc) để giảm diện tích tiếp xúc với cát.
Câu 2:
a/
- Vị trí: Trải dài từ 2 vòng cực đến vòng cực
- Đặc điểm khí hậu:
+ Vô cùng lạnh lẽo (khắc nghiệt)
+ Nhiệt độ TB < – 10oC, có nơi – 50oC, mùa hạ ngắn (2-3 tháng) nhiệt độ không quá 10oC, biên độ nhiệt lớn
+ Lượng mưa ít, trung bình khoảng 200mm/năm.
c/
* Thực vật:
- Chủ yếu là cây cỏ bụi thưa thớt thấp lùn, mọc xen lẫn với địa y sống vào mùa hạ.
* Động vật: Tuần Lộc, chim cánh cụt, hải cẩu.
– Các loài động vật có đặc điểm: có lớp lông dày không thấm nước, 1 số loài di cư để tránh mùa đông lạnh, có loài ngủ suốt mùa đông.
– Cần bảo vệ các loại động vật quý hiếm ở đới lạnh.
Câu 3:
b/
- Các hoang mạc ở châu Phi ăn sát ra tận biển là do :
+ Phần lãnh thổ nằm trong khu vực chí tuyến chiếm diện tích lớn, đây là khu vực áp cao nên hầu như không mưa.
+ Lãnh thổ rộng lớn, bờ biển ít khúc khuỷu, độ cao trên 200 m, nhiều dãy núi ăn sát ra biển, vì vậy ảnh hưởng của biển ít.
+ Ảnh hưởng của các dòng biển lạnh.
a/
*Vị trí địa lí - Phần lớn châu Phi nằm giữa 2 chí tuyến, tương đối cân xứng ở hai bên xích đạo - Tiếp giáp: + Phía Bắc: Đại Trung Hải . + Phía Tây: Đại Tây Dương + Phía Đông Bắc: biển Đỏ + Phía Đông Nam: Ấn Độ Dương . Khí hậu:- Vì nằm trong vành đai nhiệt đới và không có các biển lấn sâu vào đất liền nên châu Phi có khí hậu nóng và khô vào bậc nhất thế giới.