Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
văn học hiện đại việc nam đang trên đà phát triển và cũng đang cố gắng để phát triển hơn nữa về sau này.để cho mọi người trên thế giới biết rằng văn học việt nam là cả một kho tàng là những viên ngọc còn mãi với thời gian càng để lâu càng sáng
Khái niệm: Từ đơn là từ chỉ gồm một tiếng có nghĩa tạo thành.
Khái niệm: Từ ghép là những từ được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa.
T.G được chia thành 2 kiểu :
- T.G có nghĩa tổng hợp (T.G hợp nghĩa, T.G đẳng lập, T.G song song ): Là từ ghép mà nghĩa của nó biểu thị những loại rộng hơn, lớn hơn, khái quát hơn so với nghĩa các tiếng trong từ.
-T.G có nghĩa phân loại ( T.G phân loại, T.G chính phụ ): Thường gồm có 2 tiếng, trong đó có 1 tiếng chỉ loại lớn và 1 tiếng có tác dụng chia loại lớn đó thành loại nhỏ hơn.
Từ đơn là từ được cấu tạo bởi chỉ một tiếng.
VD: sách, bút, tre, gỗ....
* Từ phức là từ được cấu tạo từ hai tiếng trở lên.
VD: xe đạp, bàn gỗ, sách vở, quần áo, lấp lánh...
* Phân biệt các loại từ phức: Từ phức đựoc chia ra làm hai loại là Từ ghép và Từ láy.
+ Từ ghép: là những từ có cấu tạo từ hai tiếng trở lên, giữa các tiếng có quan hệ với nhau về mặt nghĩa.
Căn cứ vào quan hệ mặt nghĩa giữa các tiếng trong từ ghép, người ta chia làm hai loại: từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ
VD: sách vở, bàn ghế, quần áo ( từ ghép đẳng lập)
Xe đạp, lốp xe, ( từ ghép chính phụ)
+ Từ láy: là những từ được cấu tạo bởi hai tiếng trở lên, giữa các tiếng có quan hệ với nhau về mặt âm. Trong từ láy chỉ có một tiếng gốc có nghĩa, các tiếng khác láy lại tiếng gốc
VD: Lung linh, xinh xinh, đo đỏ..
Từ láy chia ra làm hai loại: Láy bộ phận ( láy âm và láy vần) và láy toàn bộ
Cuộc sống hiện tại của chúng ta đã khác xưa rất nhiều: có nhiều tiện nghi, máy móc hỗ trợ, có nhiều cơ hội để làm việc, mở mang kiến thức giúp mọi việc trở nên dễ dàng hơn. Nhưng phải chăng vì thế rất nhiều người đã đánh mất 1 triết lý sống quan trọng: "Sống chậm lại, nghĩ khác đi, yêu thương nhiều hơn". Tôi thấu hiểu 1 điều rất đơn giản của nhân tính: khi đạt được ham muốn này, 1 ham muốn khác sẽ xuất hiện khiến cho con người ta không ngừng nỗ lực làm việc, thậm chí bất chấp mọi cách để đạt được mong muốn của bản thân. Tiền tài, danh vọng là những thứ ai cũng theo đuổi, không ai muốn mình có 1 địa vị thấp kém trong xã hội. Nhưng nếu sống chỉ là để làm việc thì thật là vô vị, giống như 1 tờ giấy trắng không được tô vẽ. Đôi khi chúng ta phải "Sống chậm lại” để cảm nhận những điều tốt đẹp của cuộc sống, ngẫm lại những gì mình đã trải qua. “Nghĩ khác đi” về những gì xung quanh, những khía cạnh khác của cuộc sống, xem rằng mình còn thiếu gì và bổ xung, trau dồi. “Yêu thương nhiều hơn” và quan tâm tới những người xung quanh, “thương người như thể thương thân” thật vậy, khi chúng ta trao đi sẽ được nhận lại. Từ những gì đã nói, tôi thấy quan điểm này nên được giới trẻ đón nhận nhiều hơn.
mn góp ý vs! viết văn gà nhưng ko cop mạng đâu!
Cuộc sống đầy biến động. Những học sinh trường tôi đã chia tay nhau tại mái trường Thuận Thành yêu dấu này. Kể từ ngày đó, một phần do bận việc cơ quan, phần khác là công việc gia đình nên tôi chưa có dịp về thăm trường, thăm thầy, thăm cô. Hôm ấy, nhân chuyến đi công tác về Thuận Thành, tôi xin phép cơ quan nghỉ ba ngày để có dịp thăm lại trường xưa, bạn cũ. Đi cùng tôi còn có mấy đồng nghiệp trong toà soạn. Đó là chuyến đi đầy xúc động của tôi trong suốt những năm công tác ở Hà Nội.
Bánh xe lăn đều và nhanh trên con đường quen thuộc. Chỉ còn khoảng năm phút nữa là chúng tôi tới trường. Lòng tôi cứ bồn chồn rạo rực. Xe dừng lại ngay trước cổng trường. Cảnh trường khác xưa nhiều quá, tôi gần như không thể nhận ra. Thế là đã hai mươi năm kể từ khi chia tay, giờ tôi mới được trở lại đây - nơi tôi đã từng có những kỉ niệm êm đẹp. Cổng trường này, nơi lũ học trò chúng tôi vẫn đứng đợi nhau. Tôi ngó nghiêng như ngóng chờ một điều gì đó... áp mặt vào những thanh sắt của cánh cổng trường, tôi nhìn xa xăm... vẫn màu áo xanh hoà bình. Những học sinh đang vui vẻ nô đùa hồn nhiên trong sân trường làm tôi nhớ quá những lần đá cầu, nhảy dây, trốn tìm... cùng các bạn. Nước mắt tôi ứa ra, họng tôi tắc nghẹn như có cái gì chặn ngang. Tôi không thể kìm nổi xúc động này. "Thầy cô ơi", tiếng gọi sao mà thân thương quá! Mong tìm lại những kỉ niệm ngày xưa, tôi bước vào. Hàng vú sữa đã được thay bằng hàng phượng vĩ nhưng tôi vẫn ngửi thấy đâu đó mùi hương quen thuộc.
Hè đến, phượng nở đỏ rực cả một góc trời. Ve kêu râm ran ve... ve.... Tiếng ve gọi hè, gọi cả những hồi ức ấu thơ đẹp đẽ. Tôi đi dạo một vòng quanh trường như "dạo" lại những bài hát mà chúng tôi đã từng hát khi còn học dưới mái trường này. Tôi lẩm bẩm: Hàng ghế đá, xanh hàng cây góc sân trường, bạn thân hỡi.... Tôi dừng lại, không hát nữa, nói đúng hơn là tôi không hát nổi.
Tôi ghé lại chỗ hàng liễu xanh rì - đó là nơi tôi và các thầy, cô cùng các bạn chụp bức hình cuối cùng. "Bức ảnh" - tôi nghĩ trong đầu. Và chạy lẹ về phía ô tô. Tôi bới tung cái va li, tìm kiếm bức ảnh.
Đây rồi! -Mắt tôi sáng lên vui vẻ. Tay tôi lướt trên bức ảnh, lướt qua từng khuôn mặt, nụ cười của thầy cô và các bạn. Nước mắt tôi rơi trên tấm ảnh, cảnh vật xung quanh nhoà đi trước mắt tôi.
Tôi chạy vào văn phòng, chẳng có ai ngoài bác Hiền - bác bảo vệ mà lũ học sinh chúng tôi ngày xưa rất kính trọng và tin tưởng. Bác quý học sinh như con của mình. Bác đã già nhưng vẫn vui tính và nhanh nhẹn như ngày xưa. Hồi đó, bố mẹ gửi tôi lên học và nhờ bác lo cơm nước cho tôi. Hàng ngày, tôi nhổ tóc sâu cho bác, hai bác cháu nói chuyện với nhau rất vui vẻ. Trong hai năm học ở trường, bác đã cho tôi không ít những lời khuyên bổ ích và đúng đắn. Tội tiến lại gần chỗ bác:
- Bác... bác Hiền ơi...!.- Tôi nghẹn ngào.
Bác quay sang phía tôi, chăm chú nhìn:
- Trang ... hả...?
Giọng bác run run, mắt bác sáng ngời và mặt bác vui vẻ. Bác trách tôi:
- Sao lâu rồi mày chẳng về đây với bác, bác có bao nhiêu chuyện mà chẳng biết kể với ai, bác cứ ngóng mày mãi! Thế hôm nay có việc gì mà lại về đây?
- Cháu về thăm bác! - Tôi đùa.
- Thăm bác? Lại xạo rồi - Bác cười hiền hậu.
- Sao bác biết? - Tôi nũng nịu - Cháu đùa thôi. Hôm nay, cơ quan phân tụi cháu về trường mình làm bài phóng sự về phong trào thi đua học tập của trường.
- À! Ra thế! - Bác cười.
Mấy bác cháu tôi ngồi nói chuyện hồi lâu thật là vui vé. Một lúc, bác Hiền bảo:
- Thôi, mấy đứa ngồi nói chuyện, bác phải lên đánh trống đây.
Bọn tôi ngồi đùa vui vẻ. Nhác thấy phía xa có bóng người quen quen, tôi tìm lại kí ức. "Cô Huyền" - tôi nghĩ, vẫn dáng người nhỏ nhắn, tay hay đưa lên đầu và cả cách ôm cặp nữa. "Đúng rồi". Tôi đứng bật dậy, chạy lại phía cô, tôi ôm lấy cô thật chặt. Trông cô có vẻ xanh xao, mệt mỏi:
- Cô không khoẻ ạ! - Tôi thắc mắc.
- À... ừ...! Mấy hòm nay thời tiết oi bức. Cô hơi mệt. - Cô nói.
Tôi lúng túng hỏi:
- Thế cô uống thuốc chưa ạ? Cô đừng cố quá sức cô ạ! Cô nhìn tôi với con mắt trìu mến. Hai cô trò nói chuyện với nhau cả buổi sáng. Cô hỏi tôi nhiều về cuộc sống của tôi. Các thầy cô khác trong trường cũng đến nhưng chẳng còn ai, toàn giáo viên trẻ. Cô đứng lên nghiêm mặt:
- Trang!
- Dạ! - Tôi bật dậy.
- Hôm nay là lần gặp mặt đầu tiên sau 20 năm của cô trò mình, cô trò mình phải tâm sự với nhau thật nhiều chứ nhỉ - Cô nói.
Cô vẫn cưng tôi như ngày nào. Tối hôm đó, tôi đưa đồng nghiệp vào nhà trọ rồi tới ngủ với cô, hai cô trò nói chuyện thâu đêm.
Đó là một chuyến công tác và cũng là chuyến thăm trường đầy xúc động của tôi. Tôi ra về, tới chào mọi người nhưng tôi hứa với bác Hiền và cô là tôi sẽ trở lại vào một ngày gần đây. Chuyến đi này đã giúp tôi tô đậm thêm những kỉ niệm về mọi người - về thầy cô và các bạn. Ngay ngày sau đó, bài phóng sự về trường Thuận Thành đã được in ngay trên trang đầu tiên của tờ báo, nơi tôi làm việc.
1. Mở bài:
Cần thơ, ngày...tháng ...năm...
Bạn...
2. Thân bài:
a) Những lí do thăm hỏi đầu thư.
- Lí do viết thư (tưởng tượng: VD: Soạn vỡ thấy tấm hình lớp chụp chung....)
b) Nội dung thư:
- Giới thiệu tên trường? (Tưởng tượng đến trường vào thời điểm nào? Lí do đến trường)
- Miêu tả con đường đến trường (so sánh lúc trước và bây giờ? Thay đổi như thế nào? Cảm xúc?)
- Miêu tả các phòng lớp (Phòng vi tính? Phòng TN? Dụng cụ, thiết bị đổi khác ra sao?...). Các dãy phòng: phòng giám hiệu, phòng bộ môn, phòng đoàn đội...(So sánh )
- Miêu tả khoảng sân trường? (so sánh xưa và nay)? Những băng ghế? gốc bàng, hàng phượng (Còn như xưa ? đã già hay đã trồng cây khác?)
- Miêu tả những hình ảnh, sự vật gắn với kỉ niệm thời xưa? Nêu cảm xúc? Thầy cô? Bạn bè?
- Gặp lại thầy cô? Thầy cô cũ còn không? Thầy cô mới như thế nào? (Vui vẻ?). Thầy hiệu trưởng về hưu hay đã mất?
- Găp lại thầy cô chủ nhiệm lớp 9A...? Cô thay đổi ra sao? Nhưng vẫn còn những nét gì? (Giọng nói? Ánh mắt? Khuông mặt lộ vẻ xúc động?)
- Cô trò nhắc lại kỉ niệm cách đây 20 năm:
- Trò hỏi thăm các thầy cô cũ? Báo cho cô biết tình hình một số bạn học? Về công việc của mình?
- Tâm trạng cô ra sao?
- Tình cảm em như thế nào?
3. Kết luận:
- Cuối thư: Thăm hỏi sức khoẻ và chúc bạn?
- Lời chào.
Biên Hòa ngày... tháng... năm...
Vũ thân mến!
Thế là một thời gian dài đã trôi qua, chúng ta không còn là những cậu học trò nhỏ lớp 9 ngày nào, ngây thơ và cũng không kém phần nghịch ngợm. Giờ đây, mỗi chúng ta đều đã trưởng thành, và có lẽ cũng đã đạt được ước mơ của mình. Đã lâu rồi mình chưa viết cho cậu. Đầu thư, mình xin chúc cậu và gia đình mạnh khỏe, hạnh phúc, chúc cậu đạt được nhiều thành công trong cuộc sống. Mình biết cậu đã đạt được ước mơ trở thành nhà báo, bởi mình cũng đã đọc được một số bài viết của cậu. Còn mình, mình cũng thực hiện được ước mơ trở thành một doanh nhân. Mình hi vọng tất cả những thành viên yêu quý của 9A5 ngày ấy đều đạt được mong ước của mình.
Vũ thân! Mình luôn ghi nhớ trong lòng rằng những thành quả mà chúng ta có được ngày hôm nay có công sức rất lớn của các thầy cô đã hết lòng dạy dỗ chúng ta dưới mái trường xưa. Vậy mà, sự bận rộn của cuộc sống lắm lúc đã làm mình quên thầy cô, quên trường cũ. Chúng mình thật có lỗi phải không Vũ? Và có lẽ, nếu không vì một chuyến đi công tác tình cờ thì mình cũng không nghĩ đến chuyện về thăm lại trường xưa.
Hôm ấy, vào một ngày hè, mình thong thả đi bộ dưới những tán cây xanh. Mình đang tới để giám sát công việc trong một chi nhánh, gần ngôi trường thân yêu của chúng ta. Mình bước từng bước, bỗng nhiên, mình cảm giác có gì đó là lạ. Mình liền ngoảnh sang bên và nhìn thấy. Tất nhiên rồi, sao có thể nhầm được nữa. Trong lòng mình dâng lên một cảm xúc khó tả, rất thân thuộc khi nhìn tấm biển: “Trường trung học cơ sở Trảng Dài”.
Đây chính là ngôi trường mà chúng ta đã gắn bó với nó trong suốt những năm học cấp II. Mình không kìm nén được cảm xúc và bước vào bên trong, vẫn những bóng dáng, hình ảnh thân thuộc, ngôi trường của chúng ta không thay đổi nhiều, có lẽ chỉ những hàng cây trên sân trường là xanh hơn, già hơn. Mình đang miên man trong dòng cảm xúc thì có một giọng nói cất lên:
- Anh vào đây có việc gì thế!
Đúng giọng nói này rồi, giọng nói của anh bảo vệ ngày xưa. Sau một thoáng sững sờ, mình vội đáp:
- Chào bác bảo vệ, tôi trước là học sinh trường này, nhân tiện đi qua đây nên muốn ghé lại thăm trường.
Người báo vệ cười xòa và nói:
- Ra anh cũng là học sinh trường này. Tôi đã làm bảo vệ ở đây suốt hai mươi năm nay, không biết tôi có hân hạnh được biết anh không nhỉ?
Mình đáp:
- Có thể bác không còn nhớ tôi, nhưng tôi thì nhớ bác rõ lắm.
Rồi mình nói chuyện với người bảo vệ một lúc lâu, nói về những kỉ niệm xưa cũ. Mình cứ ngỡ mình đang còn là một học sinh bé bỏng dưới mái trường này kia đấy. Sau đó, mình tiếp tục đi vào bên trong, lên cầu thang đi lên tầng hai. Đi dọc dãy hành lang, mình lại một lần nữa bắt gặp cái cảm giác hồi hộp, xao xuyến như khi còn là cậu học trò lớp chín. Đến cửa lớp học xưa, nhìn thấy biển lớp 9A5, mình như thấy lại hình ảnh của hai mươi năm về trước.
Trong “ngôi nhà chung” ấm cúng này, bốn mươi thành viên của lớp đã cùng học tập, vui chơi, cùng chia sẻ với nhau những niềm vui, nỗi buồn, những tâm tư, tình cảm của tuổi học trò hồn nhiên, trong sáng. Bảng đen, phấn trắng, những dãy bàn học, những giờ lên lớp, những cuốn lưu bút... tất cả chỉ như mới đây thôi, vẫn vẹn nguyên trong kí ức mình.
À, cậu vẫn còn nhớ chỗ ngồi ngày xưa của tụi mình chứ? Hàng thứ hai, dãy bên trái - nơi tập trung những cây văn nghệ của lớp, là hạt nhân trong các buổi liên hoan, tổng kết cuối năm. Chỗ ngồi này đã gắn bó với mình suốt bốn năm học, với biết bao kỉ niệm.
Bao năm học trôi qua, mỗi người khi rời xa mái trường lại mang theo biết bao kỉ niệm, chỉ riêng điều đó thôi, lớp mình đã trở thành “kho lưu trữ tình cảm” của bao con người rồi, phải không Vũ?
Rời khỏi lớp cũ, mình đi tiếp và dừng lại ở cửa phòng thầy hiệu trưởng, mình gõ cửa và một giọng nói thân quen cất lên:
- Xin mời vào!
Mình mở cửa bước vào phòng. Trước mắt mình vẫn là thầy hiệu trưởng ngày xưa ấy nhưng thời gian đã nhuộm mái đầu thầy bạc trắng. Mình lễ phép cúi đầu chào:
- Em chào thầy ạ.
Thầy hiệu trưởng nói với giọng ngập ngừng:
- Xin lỗi, anh là...
- Thưa thầy, có thể thầy không nhận ra em. Bởi em chỉ là một trong bao học sinh của trường ta. Thầy cũng không phải là người trực tiếp dạy dỗ em. Nhưng em, cũng như tất cả những học sinh khác phải cảm ơn công lao của thầy cũng như các thầy, cô giáo khác dìu dắt chúng em dưới mái trường này. Bởi vậy, hôm nay đi ngang qua đây, em đã ghé lại thăm trường, nơi đã ươm mầm và chắp cánh cho những hoài bão của chúng em.
Thầy hiệu trưởng nhìn mình bằng ánh mắt hiền từ, trìu mến như ngày nào:
- Cảm ơn em, cảm ơn những suy nghĩ và tình cảm mà em đã dành cho các thầy, các cô. Thầy chúc em luôn thành đạt trong cuộc sống, hãy phát huy tốt những gì mà em đã tích lũy được trong những năm học tập và rèn luyện dưới mái trường này.
-Vâng, thưa thầy! Em sẽ cố gắng để không phụ lòng thầy cô. Giờ em xin phép thầy cho em được đi thăm trường.
Mình đã gặp lại nhiều thầy cô trước đây, khi chúng mình học, các thầy cô mới ra trường, giờ đây có người tóc đã điểm bạc. Tuy nhiên, không vì thế mà tinh thần và lòng hăng hái của những con người ấy vơi hụt đi. Trong mắt mình, họ vẫn là những giáo viên trẻ đầy năng nổ và nhiệt huyết, yêu nghề.
Hôm đó, mình nhớ nhất là cuộc gặp gỡ với cô Tâm dạy Toán của lớp mình hai năm cuối cấp. Chắc cậu vẫn còn nhớ chứ? Bây giờ, cô đã lớn tuổi hơn nhiều nhưng cô vẫn không thay đổi nhiều lắm. Vừa trông thấy cô, mình đã vội chào ngay:
- Em chào cô ạ!
Có thể thầy hiệu trưởng không nhận ra mình nhưng cô thì khác, cô nhận ra mình sau một thoáng ngỡ ngàng.
- Em là ... Tuấn có phải không? Có phải Tuấn lớp 9A5 năm xưa đây không?
- Vâng thưa cô, em là Tuấn đây ạ!
- Sau ngần ấy thời gian, em đã trở thành người chín chắn, đĩnh đạc như thế này rồi. Bây giờ em đang làm gì?
- Thưa cô, em đang làm phó giám đốc một công ty xuất nhập khẩu ạ. Hôm nay nhân buổi đi công tác em mới có dịp về thăm trường. Rồi mình và cô vào phòng hội đồng để nói chuyện. Mình sực nhớ ra là chưa hỏi thăm sức khỏe cô:
- Thưa cô, dạo này cô và gia đình vẫn khỏe chứ ạ?
- Cảm ơn em, cô vẫn khỏe. Thế còn em? chắc em đã lập gia đình rồi chứ?
- Vâng, thưa cô. À! Cô ơi, những học sinh cũ của lớp mình có thường hay đến thăm cô không ạ?
- Có một số người thỉnh thoảng vẫn đến chơi với cô. Còn một số thì đã lâu cô không gặp lại.
Mình đáp, lòng ngập tràn hối hận:
- Chúng em thật là có lỗi vì đã không đến thăm hỏi các thầy cô được thường xuyên.
- Cô cũng biết là cuộc sống của các em rất bận rộn nên cũng không trách các em đâu. Các em không cần thường xuyên đến thăm cô, chỉ cần trong kí ức các em còn lưu giữ những hình ảnh tốt đẹp về các thầy cô và mái trường xưa là được.
- Vâng, em cảm ơn cô.
Sau cuộc nói chuyện dài, mình tạm biệt thầy cô ra về, lòng đầy cảm xúc bâng khuâng khó tả.
Từ hồi vào Thành phố Hồ Chí Minh, cậu đã từng về thăm lại ngôi trường của chúng mình chưa? Nếu chưa thì cậu hãy ít nhất một lần trở về đó. Cậu sẽ được sống lại với bao kỉ niệm, và cậu sẽ gặp lại những thầy cô yêu quý đã từng dạy dỗ chúng ta.
Thôi thư đã dài, mình xin dừng bút. Hi vọng một ngày gần đây sẽ được gặp lại cậu tại ngôi trường của chúng ta.
“Tà tà bóng ngả về tây
Chị em thơ thẩn dang tay ra về”
Nguyễn Du đã sử dụng từ láy “tà tà” vừa gợi ra hình ảnh trời chiều lại vừa gợi ra nhịp vận động chậm dãi, từ từ như muốn níu kéo thêm một chút khoảnh khắc tươi đẹp của ngày xuân trước khi chìm hẳn vào bóng đêm. Có lẽ hình ảnh bóng chiều tà này cũng đồng điệu với tâm trạng của chị em Thúy Kiều khi trở về từ lễ hội mùa xuân “Chị em thơ thẩn dang tay ra về”. Từ thơ thẩn gợi ra trạng thái tự do, vô thức của chị em Thúy Kiều lại vừa gợi ra chút nuối tiếc, lưu luyến của hai chị ems au lễ hội mùa xuân.
“Bước dần theo ngọn tiểu kê
Lần theo phong cảnh có bề thanh thanh”
Hai chị em Thúy Kiều bước theo dòng suối nhỏ ven đường, tuy không trực tiếp miêu tả nhưng ta vẫn có thể cảm nhận được những bước chân nhẹ nhàng chậm dãi như muốn đi, như muốn ở của hai nàng Vân, Kiều. Không khí náo nhiệt buổi sáng đã lùi lại nhường chỗ cho không gian rộng vắng nhưng không kém phần thơ mộng của cảnh vật “Lần theo phong cảnh có bề thanh thanh”, cảnh vật đẹp trong chính cái vẻ tĩnh lặng của nó.
“Nao nao dòng nước uốn quanh
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc qua”
Tác giả sử dụng từ láy “nao nao” gợi ra dòng chảy nhẹ, từng nhịp nhẹ nhàng uốn theo dòng suối bên đường tạo ra khung cảnh động mà có vẻ tĩnh. Cuối con suối là nhịp cầu nhỏ bắc ngang qua. Mọi khung cảnh đều rất giản dị, quen thuộc không có gì quá mới lạ nhưng lại mang đến nhiều cảm xúc cho chị em Thúy Kiều cũng như cho chính người đọc.
Bức tranh chiều tà như đối lập hoàn toàn với sự náo nhiệt, sôi nổi ban sáng nhưng dù ở thời điểm nào, bức tranh mùa xuân đều có những hấp dẫn của riêng nó, đó là cái nồng nhiệt của ngày xuân, nhưng đó cũng có thể là cái tĩnh lặng nhưng thơ mộng của chiều tà.
"Tà tà bóng ngả về tây,
Chị em thơ thẩn dan tay ra về.
Bước lần theo ngọn tiểu khê,
Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh.
Nao nao dòng nước uốn quanh,
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang" ...
Bên cạnh vẻ thanh thoát, dịu nhẹ của mùa xuân như ở những câu thơ trước, khung cảnh mùa xuân đến đây đã mang một sắc thái khác với bức tranh lễ hội rộn ràng, nhộn nhịp. Cảnh vật toát lên vẻ vương vấn khi cuộc du xuân đã hết. Các từ láy tà tà, thơ thẩn, thanh thanh, nao nao, nho nhỏ vừa gợi tả sắc thái cảnh vật vừa gợi ra tâm trạng con người. Dường như có cái gì đó đang mơ hồ xâm lấn, cảnh vật đã nhuốm sắc thái vương vấn, man mác của tâm trạng con người, ở đây, Nguyễn Du đã sử dụng bút pháp tả cảnh ngụ tình để mượn cảnh vật mà diễn tả những rung động tinh tế trong tâm hồn những người thiếu nữ. Những từ láy được sử dụng trong đoạn thơ đều là những từ láy có tính giảm nhẹ. "Tà tà" diễn tả bóng chiều đang từ từ nghiêng xuống; "thơ thẩn" lại diễn tả tâm trạng bâng khuâng dịu nhẹ không rõ nguyên nhân (nó gần với nỗi buồn "tôi buồn không hiểu vì sao tôi buồn" của Xuân Diệu sau này) "thanh thanh" vừa có ý nghĩa là sắc xanh nhẹ nhàng vừa có ý nghĩa là thanh thoát, thanh mảnh; từ "nao nao" trong câu thơ diễn tả thế chảy của dòng nước nhưng đồng thời diễn tả tâm trạng nao nao buồn và từ "nho nhỏ" gợi dáng nhỏ xinh xắn, vừa vặn với cảnh với tình. Khung cảnh thiên nhiên cũng theo đó mà nhỏ đi để phù hợp với tâm trạng con người: "ngọn tiểu khê" - dòng suối nhỏ, phong cảnh thanh thoát, dịp cầu "nho nhỏ" lại nằm ở "cuối ghềnh" ở phía xa xa,... Cảnh và người như có sự tương liên để giao hòa trong bầu không khí bâng khuâng, lưu luyến, khe khẽ sầu lay. Có thể mơ hồ cảm nhận được cảnh vật đang tạo ra dự cảm về những sự việc sắp xảy ra.
1- Khái niệm
Quá trình kết hợp những thao tác lập luận để làm rõ những vấn đề tư tưởng, đạo lí trong cuộc đời.
- Tư tưởng, đạo lí trong cuộc đời bao gồm:
+ Cách sống
+ Hoạt động sống
+ Mối quan hệ trong cuộc đời giữa con người với con người (cha con, vợ chồng, anh em và những người thân thuộc khác). ở ngoài xã hội có các quan hệ trên, dưới, đơn vị, tình làng nghĩa xóm, thầy trò, bạn bè...
2-Yêu cầu
a . Hiểu được vấn đề cần nghị luận là gì.
b. Từ vấn đềi l đã xác định, người viết tiếp tục phân tích, chứng minh những biểu hiện cụ thể của vấn đề, thậm chí so sánh, bàn bạc, bác bỏ... nghĩa là biết áp dụng nhiều thao tác lập luận.
c. Phải biết rút ra ý nghĩa vấn đề
3- Cách làm
- Trước khi tìm hiểu đề phải thực hiện ba thao tác
+ Gạch chân các từ quan trọng
+ Ngăn vế (nếu có)
- Tìm hiểu đề
a1. Tìm hiểu về nội dung (đề có những ý nào)
a2. Thao tác chính (Thao tác làm văn)
a3. Phạm vi xác định dẫn chứng của đề bài
- Lập dàn ý
+ Mở bài ® Giới thiệu được hiện tượng đời sống cần nghị luận.
+ Thân bài ® Kết hợp các thao tác lập luận để làm rõ các luận điểm và bàn bạc hoặc phê phán, bác bỏ.
- Giải thích và chứng minh vấn đề đặt ra
- Suy nghĩ (cách đặt vấn đề ấy có đúng? hay sai). Mở rộng bàn bạc bằng cách đi sâu vào vấn đề nào đó - một khía cạnh. Phần này phải cụ thể, sâu sắc tránh chung chung.
+ Kết bài ® Nêu ra phương hướng, một suy nghĩ mới trước hiện tượng đời sống.