(Cần rất gấp)
CÂY TRE TRĂM ĐỐT

K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

(Cần rất gấp)
CÂY TRE TRĂM ĐỐT

Ngày xưa, có một ông già nhà quê có một cô gái đẹp. Trong nhà phải thuê một đầy tớ trai, ông ta muốn lợi dụng nó làm việc khỏi trả tiền, mới bảo nó rằng: “Mày chịu khó làm ăn với tao rồi tao gả con gái cho”. Người ở mừng lắm, ra sức làm lụng tới khuya không nề hà mệt nhọc. Nó giúp việc được ba năm, nhà ông ta mỗi ngày một giàu có.

Ông nhà giàu không còn nghĩ đến lời hứa cũ nữa, đem con gái gả cho con một nhà phú hộ khác ở trong làng.

Sáng hôm sắp đưa dâu, ông chủ gọi đứa ở lên lừa nó một lần nữa, bảo rằng: “Bây giờ mày lên rừng tìm cho ra một cây tre có trăm đốt đem về đây làm đũa ăn cưới, thì tao cho mày lấy con gái tao ngay”.

Đứa ở tưởng thật, vác dao đi rừng. Nó kiếm khắp nơi, hết rừng này qua rừng nọ, không tìm đâu thấy có cây tre đủ trăm đốt. Buồn khổ quá, nó ngồi một chỗ ôm mặt khóc. Bỗng thấy có một ông lão râu tóc bạc phơ, tay cầm gậy trúc hiện ra bảo nó: “Tại sao con khóc, hãy nói ta nghe, ta sẽ giúp cho”. Nó bèn đem đầu đuôi câu chuyện ông phú hộ hứa gả con gái cho mà kể lại. Ông bụt nghe xong, mới bảo rằng: “Con đi chặt đếm đủ trăm cái đốt tre rồi đem lại đây ta bảo”.

Nó làm theo y lời dặn, ông dạy nó đọc: “Khắc nhập, khắc nhập” (vào ngay, vào ngay) đủ ba lần, thì một trăm khúc tre tự nhiên dính lại với nhau thành một cây trẻ đủ một trăm đốt. Nó mừng quá, định vác về, nhưng cây tre dài quá, vướng không đi được. Ông lão bảo nó đọc: “Khắc xuất, khắc xuất” (ra ngay, ra ngay) đúng ba lần thì cây tre trăm đốt lại rời ra ngay từng khúc.

Nó bèn bó cả lại mà gánh về nhà. Đến nơi thấy hai họ đang ăn uống vui vẻ, sắp đến lúc rước dâu, nó mới hay là ông chủ đã lừa nó đem gả con gái cho người ta rồi. Nó không nói gì, đợi lúc nhà trai đốt pháo cưới, bèn đem một trăm khúc tre xếp dài dưới đất, rồi lẩm bẩm đọc: “Khắc nhập, khắc nhập” cho liền lại thành một cây tre trăm đốt, đoạn gọi ông chủ đến bảo là đã tìm ra được, và đòi gả con gái cho nó. Ông chủ lấy làm lạ cầm cây tre lên xem, nó đọc luôn: “Khắc nhập, khắc nhập”, thì ông ta bị dính liền ngay vào cây tre, không làm sao gỡ ra được. Ông thông gia thấy vậy chạy đến, định gỡ cho, nó lại đọc luôn: “Khắc nhập, khắc nhập”, thì cả ông cũng bị dính theo luôn, không lôi ra được nữa.

Hai họ thấy thế không còn ai dám lại gần nó nữa. Còn hai ông kia không còn biết làm thế nào đành van lạy xin nó thả ra cho. Ông chủ hứa gả con gái cho nó, ông thông gia xin về nhà ngay, nó để cho cả hai thề một hồi rồi nó mới đọc: “Khắc xuất, khắc xuất” thì hai ông rời ngay cây tre, và cây tre cũng rời ra trăm khúc.

Mọi người đều lấy làm khiếp phục đứa ở, ông chủ vội gả con gái cho nó, và từ đó không còn dám khinh thường nó nữa.

(Truyện cổ tích.vn)

Lựa chọn đáp án đúng:

Câu 1 (0,5 điểm): Văn bản trên thuộc thể loại:

A. Truyện cổ tích

B. Truyện đồng thoại

C. Truyện truyền thuyết

D. Truyện ngắn

Câu 2 (0,5 điểm): Văn bản trên sử dụng ngôi kể:

A. Ngôi thứ nhất

B. Ngôi thứ hai

C. Ngôi thứ ba

D. Cả ngôi thứ nhất với ngôi thứ 3

Câu 3 (0,5 điểm): Nhân vật chính trong văn bản trên là:

A. Ông chủ

B. Cô con gái

C. Người đầy tớ

D. Ông thông gia

Câu 4 (0,5 điểm): Nghĩa của từ “thông gia” là:

A. Hai nhà có con kết hôn với nhau.

B. Hai nhà là anh em họ

C. Hai nhà là hàng xóm của nhau.

D.Hai nhà là đồng hương của nhau.

Câu 5 (0,5 điểm): Chi tiết thể hiện tâm trạng của đầy tớ khi chưa tìm được cây tre đủ trăm đốt là:

A. Lo lắng

B. Sợ hãi

C. Buồn khổ, ôm mặt khóc

D. Vui vẻ, bình thường

Câu 6 (0,5 điểm): Để được ông chủ gả con gái cho, người con gái đã:

A. Chăm chỉ làm lụng

B. Tìm được cây tre trăm đốt

C. Được bụt giúp đỡ

D. Ông chủ tự nguyện gả con gái

Câu 7 (0,5 điểm): Người giúp đầy tớ tìm ra cây tre trăm đốt là:

A. Ông bụt

B. Cô con gái

C. Ông chủ

D. Ông thông gia

Câu 8 (0,5 điểm): Chuyện đã xảy ra khi ông chủ cầm cây tre lên xem là:

A. Bị dính liền vào cây tre

B. Bị người đầy tớ đọc câu thần chú và ông ta bị dính liền vào cây tre

C. Không việc gì

D. Bị văng ra xa

Thực hiện yêu cầu:

Câu 9 (1,0 điểm): Em thích nhất điều gì từ truyện “Cây tre trăm đốt”? Vì sao?

Câu 10 (1,0 điểm): Qua câu chuyện trên, tác giả dân gian muốn gửi gắm ước mơ gì?

2
15 tháng 3 2024

Dài vậy

@_@

15 tháng 3 2024

trắc nghiệm:a c c a c a a b

 

Bài 1. Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:Cây tre trăm đốtNgày xưa có một chàng trai hiền lành, khỏe mạnh tên là Khoai đi cày thuê cho vợ chồng ông phú hộ. Hai người này có hứa: "Con chịu khó làm lụng giúp ta, ba năm nữa ta sẽ gả con gái ta cho".Tin vào lời hứa, anh ra sức làm việc không ngại khó nhọc. Nhưng ba năm sau, khi mà ông nhà giàu đã có mọi thứ của cải, ông bèn trở mặt, ông đưa...
Đọc tiếp

Bài 1. Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Cây tre trăm đốt

Ngày xưa có một chàng trai hiền lành, khỏe mạnh tên là Khoai đi cày thuê cho vợ chồng ông phú hộ. Hai người này có hứa: "Con chịu khó làm lụng giúp ta, ba năm nữa ta sẽ gả con gái ta cho".

Tin vào lời hứa, anh ra sức làm việc không ngại khó nhọc. Nhưng ba năm sau, khi mà ông nhà giàu đã có mọi thứ của cải, ông bèn trở mặt, ông đưa ra một điều kiện là phải tìm được một cây tre trăm đốt để làm nhà cưới vợ thì ông mới gả con gái cho. Vì muốn có cơ hội để cưới con gái của chủ, anh bèn lên rừng quyết tâm tìm được một cây tre trăm đốt. Tìm mãi không thấy, anh thất vọng ngồi khóc. Bỗng Bụt hiện lên và bảo anh đi tìm, chặt cho đủ 100 đốt tre rời rồi giúp anh bằng hai câu thần chú: "khắc nhập, khắc nhập!" để gắn kết 100 đốt tre rời thành một cây tre trăm đốt và "khắc xuất, khắc xuất!" để tách các đốt tre ra.

Nhờ là các khúc tre rời nên anh cũng dễ dàng gánh về làng được. Về nhà, anh cho cha vợ tương lai của mình xem cây tre trăm đốt. Không tin vào điều mắt mình nhìn thấy, ông nhà giàu sờ tay vào cây đếm từng khúc tre. Phép màu của Bụt đã hút ông dính luôn vào cây tre. Khi ông đồng ý giữ lời hứa, anh mới sực nhớ ra câu "khắc xuất" để giải thoát cho cha vợ của mình. Sợ hãi, ông phú hộ phải giữ lời hứa, gả con gái cho anh nông dân. Cuối cùng, anh và con gái ông phú hộ sống với nhau hạnh phúc mãi mãi.

 

Câu 1. Xác định chủ đề của văn bản.

Câu 2. Người kể chuyện trong văn bản trên là ai? Từ đó cho biết truyện được kể theo ngôi thứ mấy.

Câu 3. Nhân vật anh chàng Khoai và nhân vật phú hộ trong văn bản thuộc kiểu nhân vật nào? Vì sao?

Câu 4. Em hãy sử dụng sơ đồ sau để tóm tắt các sự việc trong truyện.

Câu 5. Em hãy cho biết câu nói: "Con chịu khó làm lụng giúp ta, ba năm nữa ta sẽ gả con gái ta cho” là lời của nhân vật nào.

Câu 6. Chỉ ra và cho biết chức năng của trạng ngữ có trong câu văn sau: Nhưng ba năm sau, khi mà ông nhà giàu đã có mọi thứ của cải, ông bèn trở mặt, ông đưa ra một điều kiện là phải tìm được một cây tre trăm đốt để làm nhà cưới vợ thì ông mới gả con gái cho.

Câu 7. Chỉ ra và nêu vai trò một chi tiết kì ảo trong văn bản.

Câu 8. Hoàn thiện sơ đồ sau để đưa ra nhận xét của em về nhân vật Khoai trong văn bản.

Câu 9. Nếu thay đổi kết thúc truyện thành:

Mang lòng thù hận người với người cha vì đã không cho mình cưới vợ nên chàng Khoai đã không đọc câu thần chú khiến cho người cha mãi mãi dính vào cây tre trăm đốt, ngày ngày chỉ còn biết chịu đựng trong đau đớn, dằn vặt.

Thì em có đồng ý hay không? Vì sao?

Câu 10. Viết một bài văn khoảng 200 chữ kể lại câu chuyện cổ tích Cây tre trăm đố

0
Bài 1. Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:Cây tre trăm đốtNgày xưa có một chàng trai hiền lành, khỏe mạnh tên là Khoai đi cày thuê cho vợ chồng ông phú hộ. Hai người này có hứa: "Con chịu khó làm lụng giúp ta, ba năm nữa ta sẽ gả con gái ta cho".Tin vào lời hứa, anh ra sức làm việc không ngại khó nhọc. Nhưng ba năm sau, khi mà ông nhà giàu đã có mọi thứ của cải, ông bèn trở mặt, ông đưa...
Đọc tiếp

Bài 1. Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Cây tre trăm đốt

Ngày xưa có một chàng trai hiền lành, khỏe mạnh tên là Khoai đi cày thuê cho vợ chồng ông phú hộ. Hai người này có hứa: "Con chịu khó làm lụng giúp ta, ba năm nữa ta sẽ gả con gái ta cho".

Tin vào lời hứa, anh ra sức làm việc không ngại khó nhọc. Nhưng ba năm sau, khi mà ông nhà giàu đã có mọi thứ của cải, ông bèn trở mặt, ông đưa ra một điều kiện là phải tìm được một cây tre trăm đốt để làm nhà cưới vợ thì ông mới gả con gái cho. Vì muốn có cơ hội để cưới con gái của chủ, anh bèn lên rừng quyết tâm tìm được một cây tre trăm đốt. Tìm mãi không thấy, anh thất vọng ngồi khóc. Bỗng Bụt hiện lên và bảo anh đi tìm, chặt cho đủ 100 đốt tre rời rồi giúp anh bằng hai câu thần chú: "khắc nhập, khắc nhập!" để gắn kết 100 đốt tre rời thành một cây tre trăm đốt và "khắc xuất, khắc xuất!" để tách các đốt tre ra.

Nhờ là các khúc tre rời nên anh cũng dễ dàng gánh về làng được. Về nhà, anh cho cha vợ tương lai của mình xem cây tre trăm đốt. Không tin vào điều mắt mình nhìn thấy, ông nhà giàu sờ tay vào cây đếm từng khúc tre. Phép màu của Bụt đã hút ông dính luôn vào cây tre. Khi ông đồng ý giữ lời hứa, anh mới sực nhớ ra câu "khắc xuất" để giải thoát cho cha vợ của mình. Sợ hãi, ông phú hộ phải giữ lời hứa, gả con gái cho anh nông dân. Cuối cùng, anh và con gái ông phú hộ sống với nhau hạnh phúc mãi mãi.

 

Câu 1. Xác định chủ đề của văn bản.

Câu 2. Người kể chuyện trong văn bản trên là ai? Từ đó cho biết truyện được kể theo ngôi thứ mấy.

Câu 3. Nhân vật anh chàng Khoai và nhân vật phú hộ trong văn bản thuộc kiểu nhân vật nào? Vì sao?

Câu 4. Em hãy sử dụng sơ đồ sau để tóm tắt các sự việc trong truyện.

 

Câu 5. Em hãy cho biết câu nói: "Con chịu khó làm lụng giúp ta, ba năm nữa ta sẽ gả con gái ta cho” là lời của nhân vật nào.

Câu 6. Chỉ ra và cho biết chức năng của trạng ngữ có trong câu văn sau: Nhưng ba năm sau, khi mà ông nhà giàu đã có mọi thứ của cải, ông bèn trở mặt, ông đưa ra một điều kiện là phải tìm được một cây tre trăm đốt để làm nhà cưới vợ thì ông mới gả con gái cho.

Câu 7. Chỉ ra và nêu vai trò một chi tiết kì ảo trong văn bản.

Câu 8. Hoàn thiện sơ đồ sau để đưa ra nhận xét của em về nhân vật Khoai trong văn bản.

 

 

 

Câu 9. Nếu thay đổi kết thúc truyện thành:

Mang lòng thù hận người với người cha vì đã không cho mình cưới vợ nên chàng Khoai đã không đọc câu thần chú khiến cho người cha mãi mãi dính vào cây tre trăm đốt, ngày ngày chỉ còn biết chịu đựng trong đau đớn, dằn vặt.

Thì em có đồng ý hay không? Vì sao?

Câu 10. Viết một bài văn khoảng 200 chữ kể lại câu chuyện cổ tích Cây tre trăm đốt.

2
20 tháng 10 2021

help milk câu 3 đến câu 10 thôi

22 tháng 11 2023

a

SỰ TÍCH CAY TRE TRĂM ĐỐT “Ngày xưa có một chàng trai hiền lành, khỏe mạnh tên là Khoai đi cày thuê cho vợ chồng ông phủ hộ. Hai vợ chồng phú hộ hứa: “Con chịu khó làm lụng giúp ta, ba năm nữa ta sẽ gả con gái ta cho”. Anh Khoai tin vào lời hứa của 2 vợ chồng phú hộ, ra sức làm việc chăm chỉ, không ngại khó nhọc, vất vả. Thời gian 3 năm trôi qua, anh đã giúp cho hai vợ chồng phú hộ có...
Đọc tiếp

SỰ TÍCH CAY TRE TRĂM ĐỐT
“Ngày xưa có một chàng trai hiền lành, khỏe mạnh tên là Khoai đi cày thuê cho
vợ chồng ông phủ hộ. Hai vợ chồng phú hộ hứa: “Con chịu khó làm lụng giúp ta, ba năm
nữa ta sẽ gả con gái ta cho”. Anh Khoai tin vào lời hứa của 2 vợ chồng phú hộ, ra sức
làm việc chăm chỉ, không ngại khó nhọc, vất vả.
Thời gian 3 năm trôi qua, anh đã giúp cho hai vợ chồng phú hộ có mọi thứ của cải
trên đời. Đến lúc phải thực hiện lời hứa thì ông bèn trở mặt, không giữu lời hứa. Ông
đưa ra một điều kiện là anh Khoai phải tìm được một cây tre có đủ trăm đốt tre, để làm
nhà cưới vợ thì ông mới đồng ý gả con gái cho. Anh Khoai đồng ý lên rừng và quyết tâm
tìm được một cây tre đủ trăm đốt. Nhưng tìm mãi, tìm mãi vẫn không thấy, anh bèn thất
vọng ngồi sụp xuống khóc. Bỗng nhiên, một Ông Bụt hiện lên và bảo anh cứ đi tìm và
chặt đủ 100 đốt tre lại đây, rồi đọc hai câu thần chủ: “khắc nhập, khắc nhập!” lập tức
100 đốt tre nhập lại thành một cây tre trăm đốt và khi đọc “khắc xuất, khắc xuất” thì lập
tức cây tre trăm đốt tách rời ra thành từng đốt như cũ. Anh Khoai mừng rỡ cảm ơn Ông
Bụt và gánh 100 đốt tre về làng ra mắt ông phủ hộ. Ông phú hộ nhìn thấy liền cười và
bảo “ ta nói cây tre trăm đốt, không phải trăm đốt tre”. Anh Khoai liền đọc câu thần chú
“khắc nhập” “khắc nhập” như lời Bụt đã dạy. Ông phủ hộ không tin vào những gì mình
nhìn thấy, ông sờ tay vào cây tre và phép màu của Bụt đã hút ông dinh luôn vào cây tre.
Khi ông đồng ý giữ lời hứa, anh Khoai mới đọc “khắc xuất” “ khắc xuất” để giải thoát
cho cha vợ của mình. Sau khi được anh Khoai cứu giúp, ông phủ hộ đồng ý giữ lời hứa,
gả con gái cho anh.
Từ đấy, anh và con gái ông phủ hộ sống hạnh phúc bên nhau mãi mãi”.

- Nêu thể loại, phương thức biểu đạt?
- Xác định ngôi kể?
- Xác định nội dung, ý nghĩa câu truyện? bài học(nếu có) từ câu truyện
- Tìm trạng ngữ và ý nghĩa trạng ngữ có trong câu truyện?
- Tìm một số từ ghép, từ láy trong câu truyện?

0
“Ngày xưa, con người chưa biết tính thời gian, chưa biết tính tuổi của mình. Ở nước nọ, có một ông vua nổi tiếng thông minh và tài đức. Đất nước của ông thanh bình, dân tình no ấm. Một lần , nhân dịp vui, nhà vua nảy ý định ban thưởng cho người già nhất trong nước. Nhưng chẳng làng nào chọn được người già nhất nước. Thấy vậy, nhà vua liền phái một đoàn sứ giả đi tìm các vị...
Đọc tiếp

“Ngày xưa, con người chưa biết tính thời gian, chưa biết tính tuổi của mình. Ở nước nọ, có một ông vua nổi tiếng thông minh và tài đức. Đất nước của ông thanh bình, dân tình no ấm. Một lần , nhân dịp vui, nhà vua nảy ý định ban thưởng cho người già nhất trong nước. Nhưng chẳng làng nào chọn được người già nhất nước. Thấy vậy, nhà vua liền phái một đoàn sứ giả đi tìm các vị thần để biết hỏi cách biết người già nhất. Vâng lệnh vua, đoàn sứ giả lên đường. Vị thần đầu tiên họ gặp là Thần Sông. Thần Sông mặc áo trắng, tóc mềm như nước, nghe sứ giả hỏi bèn lắc đầu trả lời : – Ta ở dây đã lâu nhưng chưa bằng mẹ ta. Hãy đến hỏi mẹ ta. Mẹ ta là Biển Cả. Thần Biển mặc áo xanh biếc đang ru con bằng những lời sóng vỗ. Được hỏi, thần Biển chỉ tay lên ngọn núi xa xa và nói : – Hãy hỏi Thần Núi, Thần còn sinh ra trước cả ta. Khi ta lớn lên thì Thần Núi đã già rồi. Đoàn sứ giả lại lặn lội đến gặp Thần Núi, Thần Núi da xanh rì vì rêu bám cũng lắc đầu chỉ tay lên trời : – Hãy đến hỏi Thần Mặt Trời. Lúc ta mới chào đời, ta đã phải nhắm nghiền mắt vì nắng của Thần. Thần Mặt Trời còn có trước cả ta. Làm sao đến được chỗ Thần Mặt Trời. Đoàn sứ giả thất vọng quay về. Đến một khu rừng, họ gặp một bà lão nét mặt buồn rầu ngồi chăm chú trước cây hoa đào. Đoàn sứ giả đến gần hỏi: – Thưa cụ, tại sao  cụ lại ngồi đây ? Bà lão trả lời : – Tôi đến đây để hái hoa đào. Thuở trước, con tôi đi xa, cây đào này đang nở hoa. Bây giờ, mỗi lần hoa đào nở, tôi lại ra hái một bông hoa để về nhớ đến con tôi. Một ý nghĩ vụt lóe lên, đoàn sứ giả xin phép bà lão trở lại kinh đô. Họ tâu lên vua việc gặp bà lão hái hoa đào tính thời gian chờ con. Nhà vua vốn thông minh nên nghĩ ra cách tính tuổi con người: Cứ mỗi lần hoa đào nở thì tính một tuổi. Sau này người ta mới biết mười hai lần trăng tròn rồi khuyết, hoa đào mới nở một lần. Lại kể về chuyện nhà vua, sau khi tìm được cách tính tuổi, ông rất vui mừng, cảm động và nhớ đến bà lão hái hoa đào, nhà vua truyền cho thần dân cả nước: Mỗi lần hoa đào nở được mở hội ba ngày ba đêm. Những ngày vui ấy sau này người ta gọi là Tết. Phong tục ấy còn truyền mãi đến bây giờ.”

                                           Câu 1. Văn bản trên được kể theo ngôi thứ mấy? Phương thức biểu đạt chính là gì?

Câu 2. Văn bản trên thuộc thể loại truyện nào? Hãy kể tên một số văn bản cũng viết theo thể loại ấy?

Câu 3. Nêu nội dung chính của văn bản trên?

Câu 4. Nhân vật chính trong văn bản trên là ai?

Câu 5. a. Khi “nhà vua truyền cho thần dân cả nước: Mỗi lần hoa đào nở được mở hội ba ngày, ba đêm. Những ngày vui ấy sau này người ta gọi là Tết.” thì em hiểu ba ngày ba đêm đó là những ngày nào của Tết nguyên đán hiện nay?

b. Hãy kể ra một vài phong tục trong ngày Tết của quê em?

c. Em có suy nghĩ gì về những phong tục này?

Câu 6. Em hãy giải thích nghĩa của từ:  sứ giả, phong tục?

 

1
9 tháng 3 2022

Caau 1 kể theo ngôi thứ 3; PTBĐ chính là tự sự

Câu 2 truyện cổ tích ; truyện Thạch Sanh, Tấm Cám

Câu 3: nội dung chính là quá trình tìm ra cách tính tuổi

Câu 4 là nhà vua

Câu 5: a) mùng 1 mùng 2 mùng 3

b) gói bánh chưng...

Câu 6: Su gia la nguoi duoc sai di lam mot viec gi do

Phong tục:Phong tục là thói quen sinh hoạt và cách sống lâu ngày đã ăn sâu vào đời sống xã hội hay toàn bộ hoạt động sống của con người hình thành trong tiến trình lịch sử, có tính ổn định, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, được cộng đồng thừa nhận và tuân theo một cách tự giác


 

Ngày xưa một nhà nọ có Tân và Lang là hai anh em ruột, đặc biệt dáng người và mặt mày giống nhau như đúc, đến nỗi chính người nhà cũng nhiều phen nhầm lẫn. Cha họ là một người cao to nhất trong vùng đã từng được vua Hùng triệu về Phong-châu ban thưởng và đặt tên là Cao. Từ đó gia đình lấy tiếng "Cao" làm tên họ.Hai anh em lớn lên thì cha mẹ nối nhau qua đời. Cả anh lẫn em quyến...
Đọc tiếp

Ngày xưa một nhà nọ có Tân và Lang là hai anh em ruột, đặc biệt dáng người và mặt mày giống nhau như đúc, đến nỗi chính người nhà cũng nhiều phen nhầm lẫn. Cha họ là một người cao to nhất trong vùng đã từng được vua Hùng triệu về Phong-châu ban thưởng và đặt tên là Cao. Từ đó gia đình lấy tiếng "Cao" làm tên họ.

Hai anh em lớn lên thì cha mẹ nối nhau qua đời. Cả anh lẫn em quyến luyến nhau không chịu rời nửa bước. Người cha trước khi mất có gửi gắm Tân cho một đạo sĩ họ Lưu. Nhưng khi Tân đến theo học thì Lang không chịu ở nhà một mình, chàng cũng cố xin cùng được học với anh một thể. Nhà họ Lưu có một cô con gái cũng cùng lứa tuổi với họ. Để tìm hiểu người nào là anh người nào là em, một hôm cô gái họ Lưu bày ra một mẹo nhỏ. Giữa lúc họ đang đói, nàng chỉ dọn cho họ một bát cháo với một đôi đũa. Đứng sau khe vách, nàng thấy người này nhường cháo cho người kia ăn. Nàng lẩm bẩm: - ''À, ra anh chàng vui tính kia là anh!".

Từ đó giữa Tân và cô gái có nhiều cuộc gặp gỡ. Tình yêu giữa hai người mỗi ngày một khăng khít. Thấy thế, đạo sĩ họ Lưu vui lòng gả con cho Tân. Sau khi cưới, hai vợ chồng đến ở một ngôi nhà mới, có Lang ở chung.

Từ ngày lấy vợ, Tân tuy vẫn chiều chuộng em nhưng không âu yếm em như trước nữa. Trước kia Lang thường được anh chăm sóc nhưng bây giờ thì chàng có nhiều ngày cô đơn. Lang nhận thấy nhiều khi Tân muốn lánh mình. - ''Phải rồi, anh ấy mê vợ quên ta". Trong lòng Lang đầy chán nản buồn bực.

Một hôm Lang và Tân cùng lên nương đến tối mịt mới về. Lang về trước. Chàng vừa bỏ chân lên ngưỡng cửa thì vợ Tân từ trong buồng chạy ra ôm chầm lấy mình. Lang kêu lên. Cái nhầm của chị dâu làm cho cả hai người cùng ngượng nghịu xấu hổ. Giữa lúc đó thì Tân bước vào nhà. Từ đây Lang lại biết thêm một tính tình mới của anh. Tân ghen em. Cái ghen làm tăng thêm sự hững hờ của Tân đối với chàng. Lang vừa giận vừa thẹn. Chàng muốn bỏ nhà ra đi cho bõ ghét. Một hôm trời mới mờ sáng, Lang quyết định khởi hành. Chàng cứ theo con đường mòn đi mãi, trong lòng đầy bực bội oán trách. Đi luôn mấy ngày đường, Lang tới bờ một con sông lớn. Thấy nước chảy xiết, chàng lấy làm ngại ngùng. Xung quanh không nghe qua một tiếng gà gáy chó sủa. Nhưng Lang quyết không chịu trở lại. Lang ngồi cúi gục trên bờ, ôm mặt khóc. Chàng khóc mãi, khóc mãi, đến nỗi những con chim đi kiếm ăn khuya vẫn còn nghe tiếng nức nở. Sáng hôm sau, Lang chỉ còn là một cái xác không hồn. Chàng đã hóa đá.

Tân thấy mất hút em thoạt đầu không để ý. Mãi sau vẫn không thấy em về, Tân bổ đi tìm các nhà quen nhưng cũng không thấy tăm dạng. Biết là em bỏ đi vì giận mình, chàng lấy làm hối hận. Hôm sau nữa, cũng không thấy về, Tân hoảng hốt để vợ lại nhà, cất bước đi tìm. Sau mấy ngày, chàng đã đến bờ một con sông rộng. Không có cách gì qua được Tân đi men dọc sông, cuối cùng thấy em đã hóa thành đá. Tân đứng bên cạnh hòn đá khóc mãi cho đến lúc chỉ còn có tiếng nước cuồn cuộn chảy dưới bờ mà thôi. Tân chết và hóa thành một cây thân mọc thẳng lên trời, bên cạnh hòn đá.

Vợ Tân chờ mãi không thấy chồng về, cũng bỏ nhà đi tìm. Nhưng cuối cùng  con sông nọ cũng ngăn cản bước chân của nàng. Người đàn bà ấy ngồi lại bên cạnh cây, khóc cạn cả nước mắt. Và sau đó nàng chết hóa thành một cây dây quấn quanh lấy cây kia.

Đợi mãi không thấy ba người về, vợ chồng đạo sĩ nhờ mọi người chia nhau tìm kiếm. Trước hòn đá và hai cây lạ, họ chỉ còn biết dựng miếu thờ cả ba người trẻ tuổi ở ven sông. Nhân dân quanh vùng gọi là miếu "anh em hòa thuận, vợ chồng tiết nghĩa".

Về sau, một năm nọ trời làm hạn hán rất dữ. Mọi cây cỏ đều khô héo cả. Duy hai cây mọc bên cạnh hòn đá trước miếu là vẫn xanh mượt. Mọi người cho là linh dị. Vua Hùng một hôm ngự giá qua xứ đó. Khi đi qua trước miếu, vua hơi ngạc nhiên vì cảnh lạ cây lạ:

- "Miếu này thờ vị thần nào? Mấy loại cây này ta chưa từng thấy bao giờ?".

Để trả lời câu hỏi của vua, Lạc tướng cho gọi mấy cụ già ở quanh vùng đến hỏi. Hùng Vương càng nghe, không ngăn được sự cảm động. Vua vạch lá trèo lên nhìn khắp mọi chỗ. Đoạn, vua sai một người trèo cây hái quả xuống nếm thử. Vị chát không có gì lạ. Nhưng khi nhai với lá cây dây thì một vị là lạ đến ở đầu lưỡi: nó vừa ngon ngọt, vừa thơm cay.

Tự nhiên có một viên quan hầu kêu lên: - "Trời ơi! Máu!" Mọi người giãn ra kinh ngạc. Thì ra những bãi nhai quả và lá của hai thứ cây đó một khi nhổ xuống đá bỗng đỏ ối ra như máu. Vua sai lấy cả ba thứ nhai lẫn với nhau thì bỗng người thấy nóng bừng như có hơi men, môi đỏ tươi sắc mặt hồng hào tươi đẹp. Vua bảo:

- Thật là linh dị! Đúng là họ rồi! Tình yêu thương của họ thật là nồng nàn thắm đỏ.

Từ đó vua Hùng ra lệnh cho mọi nơi phải gây giống cho nhiều hai loại cây ấy. Điều đáng chú ý là luật của nhà vua bắt buộc trai gái khi kết hôn thế nào cũng phải tìm cho được ba món: trầu, cau và vôi cho mọi người nhai nhai nhổ nhổ một tý để ghi nhớ tình yêu không bao giờ phai lạt. Vì thế từ đó dân Việt mới có tục ăn trầu.

 

Câu 1. Truyện Sự tích trầu, cau và vôi thuộc thể loại nào?

A. Truyện cổ tích        B. Truyện đồng thoại              C. Truyền thuyết         D. Thần thoại.

Câu 2. Câu chuyện trong tác phẩm được kể bằng lời của ai?

A. Lời của nhân vật Lang.                  B. Lời của người kể chuyện.

C. Lời của nhân vật Tân                     C. Lời của vua Hùng.

Câu 3. Cô gái họ Lưu đã dùng cách nào để biết được Tân là anh?

A. Nàng để ý cách họ xưng hô với nhau trong bữa ăn.

B. Nàng chỉ để một bát cháo với một đôi đũa trong bữa ăn.

C. Nàng lén nghe họ tranh luận trong bữa ăn.

D. Nàng quan sát trang phục của họ trong bữa ăn.

Câu 4. Điều gì khiến vua Hùng cảm động khi nghe các cụ già kể chuyện về ba nhân vật Tân, Lang và cô gái họ Lưu?

A. Số phận oan khuất của ba nhân vật.                     

B. Trí tuệ hơn người của ba nhân vật.                       

C. Tình cảm gắn bó giữa ba nhân vật.

D. Tình cảm của dân làng với ba nhân vật.

Câu 5. Nhận xét nào sau đây đúng với truyện Sự tích trầu, cau và vôi ?

A. Truyện giải thích các hiện tượng thiên nhiên.

B. Truyện ca ngợi tình cảm cộng đồng bền chặt.

C. Truyện giải thích nguồn gốc tục ăn trầu của người Việt.

D. Truyện thể hiện sự cảm thương cho số phận người phụ nữ.

Câu 6. Chỉ ra thành phần trạng ngữ trong câu sau:

- Trước hòn đá và hai cây lạ, họ chỉ còn biết dựng miếu thờ cả ba người trẻ tuổi ở ven sông.

- Để trả lời câu hỏi của vua, Lạc tướng cho gọi mấy cụ già ở quanh vùng đến hỏi.

Câu 7. Tìm và giải thích nghĩa của các từ Hán Việt trong câu sau:

            Một hôm trời mới mờ sáng, Lang quyết định khởi hành.

Câu 8. Trong truyện Sự tích trầu, cau và vôi, tại sao nhân vật Lang lại bỏ nhà ra đi?

Câu 9. Em có nhận xét gì về sự hóa thân (thành đá, cau, trầu) của mỗi nhân vật trong tác phẩm?

Câu 10. Hãy rút ra bài học mà em tâm đắc nhất sau khi đọc tác phẩm

 

0
Quỳnh và Lan lên tầng 5 khách đang order, còn con My sang phòng 309.Dạ còn em, anh thử xem có ai book lịch.Nhìn mày tã nên chẳng ai muốn đi.Ơ sao em lại khóc, nó dã man vê lùNó chê em là gái già hết đát.Ừ thì thôi chịu khó đại tuEm lấy đâu ra tiềnMày lại chém, bán hàng online giàu kinhMày đừng có mà tính điêuBố gọi đồchẳng bấy nhiêu4 chai rượu hiệu masew, mà tận 62 triệu ?Thế còn tiền hát...
Đọc tiếp

Quỳnh và Lan lên tầng 5 khách đang order, còn con My sang phòng 309.

Dạ còn em, anh thử xem có ai book lịch.

Nhìn mày tã nên chẳng ai muốn đi.

Ơ sao em lại khóc, nó dã man vê lù

Nó chê em là gái già hết đát.

Ừ thì thôi chịu khó đại tu

Em lấy đâu ra tiền

Mày lại chém, bán hàng online giàu kinh

Mày đừng có mà tính điêu

Bố gọi đồchẳng bấy nhiêu

4 chai rượu hiệu masew, mà tận 62 triệu ?

Thế còn tiền hát không tính à ?

Tiền ôm gái không tính à ?

Viết giấy nợ rồi ký tên, gọi thằng Lý lên.

Anh Tâm lâu lắm mới thấy đến chơi nơi này

Anh mới lấy xe này đúng không ?

Em Vanh. Anh đây, anh xuống để thăm em mà

Chú có thể cõng anh vào được không?

Bọn mày đâu ra đây, cõng anh Tâm đi vào.

thấy anh sao không chào ?
Ôi anh Tâm em nhìn không ra
Giờ mày nhìn ra chưa ?
Ô. Đúng anh Tâm đây rồi
Ờ. Dúng thì phải thế nào ?
Hôn anh Tâm nhiệt tình cho tao
Thúy . Thúy ?
Trước đây là diễn viên chuyên nghiệp
Ừm . Thế nhưng giờ lấn sang âm nhạc. Nhạc ?
Giá 4.000$
Xấu . Xấu ? Chú có con nào khá hơn con này
Em có con này mới thi hoa hậu
15.000$
Loại này ” Service” thì phải gọi là tuyệt vời
Anh thích đi tour chỉ cần đề nghị một lời
Nhưng giá nó hơi chua vì dạo này nhiều lời mời
Ey . Anh thích con nào ?
Được rồi anh chốt toàn bộ hàng của nhà mày
Đi thái 5 hôm khởi hành vào chủ nhật này
Anh sẽ sẽ trao em tiền đặt cọc của vụ này
Anh chất vê lờ
Alo sếp à . Sao thế ?
Em đang ế xưng mồm lên rồi đay lày
Kệ m * mày
Ô . Cậu Bảnh
Nhà còn phòng nào không ?
Chỉ còn một phòng trống
Phòng vừa đại tu
Âm thanh ánh sáng rất sống động
Xịn hơn ở nơi khác
Đảm bảo là mất xác
Phòng này phòng vip nên chỉ tiếp khách ”nghe nhạc” thôi
Đồ ăn thì sao ?
Đồ ăn thì ngon lắm
Ở trên phòng đã có sẵn
1 thằng đang ” nấu cơm ‘
Ơ ”cơm”
Vậy thì mình lên thôi
Bật hộ bài Lạc Trôi
Điều thêm vài em lên đây ”bơi”với bọn tôi
Phạm thị Thoại vừa đi đâu ?
Ra phòng Vip khách đang chờ
Gì mà 1 mình cân 5 ?
Em làm sao mà tiếp được
Mày không tiếp được khách thì mày chết đê
Mày sống làm mịe gì nữa
1 2 3 mình dang tay ra
Các đại ca ” bơi ” theo em nha
Ta cùng ” bơi “‘ lên Phan Xi Păng
Xong chúng ta xuống nơi vĩnh hằng
Đề nghị anh không ”bơi” xa bờ
Anh phải “bơi” cùng đoàn rõ chưa ?
Chẳng may nếu có chết đuối mình còn cứu nhau
1 2 3 1 nghìn đô la
Chúc mừng anh *Tung hoa tung hoa*
Thên tiền anh Tâm đưa cho tao
Tao tính sơ cũng 50 ngàn
Vậy thì cho em xin 2 ngàn
Quê ở đâu mà khôn thế em ?
Thì thôi sao anh nỡ nặng lời với em
Cút ngay ra ngoài kia
Tiên sư con mẹ thằng nào vừa phang tao ?
Tao nhắc lại là thằng nào vừa phang tao ?
Ông đi chơi mà trả đủ tiền thì ai đánh ông
Ông như Con Điên
A . Mày chỉ đáng tuổi của cháu tao mà lại hỗn sao ?
À thế à ?
Cháu chấp cả họ nhà chú
Mày nói gì ?
Cháu chấp cả họ nhà chú
Cháu 1 khi đã cáu thì cực kì máu đừng đụng vào cháu nhớ chưa ?
Chuyện tày đình rồi anh ơi con Thoại nó sốc thuốc rồi
Mày lại đùa cả tao sao ?
Anh cứ chạy lên mà check xem
Chết rồi . Chết người rồi
Nếu ai hỏi bảo tao đi công tác 1 thời gian
Bây giờ mày vứt cái xác này đi cho tao. 

0
Quỳnh và Lan lên tầng 5 khách đang order, còn con My sang phòng 309.Dạ còn em, anh thử xem có ai book lịch.Nhìn mày tã nên chẳng ai muốn đi.Ơ sao em lại khóc, nó dã man vê lùNó chê em là gái già hết đát.Ừ thì thôi chịu khó đại tuEm lấy đâu ra tiềnMày lại chém, bán hàng online giàu kinhMày đừng có mà tính điêuBố gọi đồchẳng bấy nhiêu4 chai rượu hiệu masew, mà tận 62 triệu ?Thế còn tiền hát...
Đọc tiếp

Quỳnh và Lan lên tầng 5 khách đang order, còn con My sang phòng 309.

Dạ còn em, anh thử xem có ai book lịch.

Nhìn mày tã nên chẳng ai muốn đi.

Ơ sao em lại khóc, nó dã man vê lù

Nó chê em là gái già hết đát.

Ừ thì thôi chịu khó đại tu

Em lấy đâu ra tiền

Mày lại chém, bán hàng online giàu kinh

Mày đừng có mà tính điêu

Bố gọi đồchẳng bấy nhiêu

4 chai rượu hiệu masew, mà tận 62 triệu ?

Thế còn tiền hát không tính à ?

Tiền ôm gái không tính à ?

Viết giấy nợ rồi ký tên, gọi thằng Lý lên.

Anh Tâm lâu lắm mới thấy đến chơi nơi này

Anh mới lấy xe này đúng không ?

Em Vanh. Anh đây, anh xuống để thăm em mà

Chú có thể cõng anh vào được không?

Bọn mày đâu ra đây, cõng anh Tâm đi vào.

thấy anh sao không chào ?
Ôi anh Tâm em nhìn không ra
Giờ mày nhìn ra chưa ?
Ô. Đúng anh Tâm đây rồi
Ờ. Dúng thì phải thế nào ?
Hôn anh Tâm nhiệt tình cho tao
Thúy . Thúy ?
Trước đây là diễn viên chuyên nghiệp
Ừm . Thế nhưng giờ lấn sang âm nhạc. Nhạc ?
Giá 4.000$
Xấu . Xấu ? Chú có con nào khá hơn con này
Em có con này mới thi hoa hậu
15.000$
Loại này ” Service” thì phải gọi là tuyệt vời
Anh thích đi tour chỉ cần đề nghị một lời
Nhưng giá nó hơi chua vì dạo này nhiều lời mời
Ey . Anh thích con nào ?
Được rồi anh chốt toàn bộ hàng của nhà mày
Đi thái 5 hôm khởi hành vào chủ nhật này
Anh sẽ sẽ trao em tiền đặt cọc của vụ này
Anh chất vê lờ
Alo sếp à . Sao thế ?
Em đang ế xưng mồm lên rồi đay lày
Kệ m * mày
Ô . Cậu Bảnh
Nhà còn phòng nào không ?
Chỉ còn một phòng trống
Phòng vừa đại tu
Âm thanh ánh sáng rất sống động
Xịn hơn ở nơi khác
Đảm bảo là mất xác
Phòng này phòng vip nên chỉ tiếp khách ”nghe nhạc” thôi
Đồ ăn thì sao ?
Đồ ăn thì ngon lắm
Ở trên phòng đã có sẵn
1 thằng đang ” nấu cơm ‘
Ơ ”cơm”
Vậy thì mình lên thôi
Bật hộ bài Lạc Trôi
Điều thêm vài em lên đây ”bơi”với bọn tôi
Phạm thị Thoại vừa đi đâu ?
Ra phòng Vip khách đang chờ
Gì mà 1 mình cân 5 ?
Em làm sao mà tiếp được
Mày không tiếp được khách thì mày chết đê
Mày sống làm mịe gì nữa
1 2 3 mình dang tay ra
Các đại ca ” bơi ” theo em nha
Ta cùng ” bơi “‘ lên Phan Xi Păng
Xong chúng ta xuống nơi vĩnh hằng
Đề nghị anh không ”bơi” xa bờ
Anh phải “bơi” cùng đoàn rõ chưa ?
Chẳng may nếu có chết đuối mình còn cứu nhau
1 2 3 1 nghìn đô la
Chúc mừng anh *Tung hoa tung hoa*
Thên tiền anh Tâm đưa cho tao
Tao tính sơ cũng 50 ngàn
Vậy thì cho em xin 2 ngàn
Quê ở đâu mà khôn thế em ?
Thì thôi sao anh nỡ nặng lời với em
Cút ngay ra ngoài kia
Tiên sư con mẹ thằng nào vừa phang tao ?
Tao nhắc lại là thằng nào vừa phang tao ?
Ông đi chơi mà trả đủ tiền thì ai đánh ông
Ông như Con Điên
A . Mày chỉ đáng tuổi của cháu tao mà lại hỗn sao ?
À thế à ?
Cháu chấp cả họ nhà chú
Mày nói gì ?
Cháu chấp cả họ nhà chú
Cháu 1 khi đã cáu thì cực kì máu đừng đụng vào cháu nhớ chưa ?
Chuyện tày đình rồi anh ơi con Thoại nó sốc thuốc rồi
Mày lại đùa cả tao sao ?
Anh cứ chạy lên mà check xem
Chết rồi . Chết người rồi
Nếu ai hỏi bảo tao đi công tác 1 thời gian
Bây giờ mày vứt cái xác này đi cho tao. 

0
“Một hôm, cô tôi gọi tôi đến bên, cười hỏi:- Hồng! Mày có muốn vào Thanh Hóa chơi với mợ mày không?     Tưởng đến vẻ mặt rầu rầu và sự hiền từ của mẹ tôi, và nghĩ đến cảnh thiếu thốn một tình thương yêu ấp ủ từng phen làm tôi rớt nước mắt, tôi toan trả lời có. Nhưng, nhận ra những ý nghĩ cay độc trong giọng nói và trên nét mặt khi cười rất kịch của cô tôi kia, tôi...
Đọc tiếp

“Một hôm, cô tôi gọi tôi đến bên, cười hỏi:

- Hồng! Mày có muốn vào Thanh Hóa chơi với mợ mày không?

     Tưởng đến vẻ mặt rầu rầu và sự hiền từ của mẹ tôi, và nghĩ đến cảnh thiếu thốn một tình thương yêu ấp ủ từng phen làm tôi rớt nước mắt, tôi toan trả lời có. Nhưng, nhận ra những ý nghĩ cay độc trong giọng nói và trên nét mặt khi cười rất kịch của cô tôi kia, tôi cúi đầu không đáp. Vì tôi biết rõ, nhắc đến mẹ tôi, cô tôi chỉ có ý gieo rắc vào đầu óc tôi những hoài nghi để tôi khinh miệt và ruồng rẫy mẹ tôi, một người đàn bà đã bị cái tội là góa chồng, nợ nần cùng túng quá, phải bỏ con cái đi tha hương cầu thực. Nhưng đời nào tình thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến... Mặc dầu non một năm ròng mẹ tôi không gửi cho tôi lấy một lá thư, nhắn người thăm tôi lấy một lời và gửi cho tôi lấy một đồng quà.

    Tôi cũng đã cười đáp lại cô tôi:

- Không! Cháu không muốn vào. Cuối năm thế nào mợ cháu cũng về. […]

   Tỏ sự ngậm ngùi thương xót thầy tôi, cô tôi chập chừng nói tiếp:

- Mấy lại rằm tháng tám là giỗ đầu cậu mày, mợ mày về dù sao cũng đỡ tủi cho cậu mày, và mày cũng phải có họ, có hàng, người ta hỏi đến chứ?”

                                                    (SGK Ngữ văn 6 Cánh diều, tập 1- trang 52)

Câu 1. Xác định các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 2. Theo đoạn trích, mục đích của người cô khi nhắc với bé Hồng về người mẹ của bé là gì?

Câu 3. Qua cuộc đối thoại giữa Hồng với bà cô, em thấy chú bé Hồng là người như thế nào?

Câu 4. Theo em, người thân trong một gia đình nên có cách đối xử với nhau như thế nào?

Câu 5. Từ hình ảnh bé Hồng trong văn bản có đoạn trích trên, theo em, ở tuổi cắp sách đến trường, tuổi thơ cần những gì? Hãy viết một đoạn văn (khoảng 5 câu).

 

1
20 tháng 12 2021

Câu 1: Phương thức biểu đạt: tự sự kết hợp biểu cảm

Câu 2: Theo đoạn trích, mục đích của người cô khi nhắc với bé Hồng về người mẹ của bé là có ý gieo rắc vào đầu óc Hồng những hoài nghi để bé khinh miệt và ruồng rẫy mẹ, một người đàn bà đã bị cái tội là góa chồng, nợ nần cùng túng quá, phải bỏ con cái đi tha hương cầu thực.

Câu 3: Qua cuộc đối thoại giữa Hồng với bà cô, em thấy chú bé Hồng là người rất đáng thương, biết thương mẹ, biết nhẫn nhục.

Câu 4: Theo em, người thân trong một gia đình nên có cách đối xử thương yêu nhau, đỡ đần, đùm bọc, che chở nhau khỏi giông bão cuộc đời chứ không phải khinh miệt, ruồng rẫy những thành viên đang gặp khó khăn.

Câu 5: Từ hình ảnh bé Hồng trong văn bản có đoạn trích trên, theo em, ở tuổi cắp sách đến trường, tuổi thơ cần nhất là tình thương yêu từ cha mẹ, từ gia đình. Đây là cái tuổi non dại, cần sự che chở, chỉ bảo của người lớn, nhất là những người thân trong gia đình. Như vậy, khi lớn lên, nhân cách của trẻ mới được hoàn thiện một cách tốt nhất. Vì khi nhận được yêu thương thì trẻ sẽ biết thương yêu nhưng khi nhận chê trách thì trẻ sẽ học được sự khinh miệt. Để có cha mẹ hoặc người thân có thời gian bên chúng ta nhiều hơn thì chúng ta vẫn cần cố gắng hết sức phụ giúp hay thấu hiểu cho họ.

IV. VÍ DỤ MỘT SỐ BÀI TẬP THAM KHẢOBT1. Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:  “Một hôm, cô tôi gọi tôi đến bên, cười hỏi:- Hồng! Mày có muốn vào Thanh Hóa chơi với mợ mày không?     Tưởng đến vẻ mặt rầu rầu và sự hiền từ của mẹ tôi, và nghĩ đến cảnh thiếu thốn một tình thương yêu ấp ủ từng phen làm tôi rớt nước mắt, tôi toan trả lời có. Nhưng,...
Đọc tiếp

IV. VÍ DỤ MỘT SỐ BÀI TẬP THAM KHẢO

BT1. Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

  “Một hôm, cô tôi gọi tôi đến bên, cười hỏi:

- Hồng! Mày có muốn vào Thanh Hóa chơi với mợ mày không?

     Tưởng đến vẻ mặt rầu rầu và sự hiền từ của mẹ tôi, và nghĩ đến cảnh thiếu thốn một tình thương yêu ấp ủ từng phen làm tôi rớt nước mắt, tôi toan trả lời có. Nhưng, nhận ra những ý nghĩ cay độc trong giọng nói và trên nét mặt khi cười rất kịch của cô tôi kia, tôi cúi đầu không đáp. Vì tôi biết rõ, nhắc đến mẹ tôi, cô tôi chỉ có ý gieo rắc vào đầu óc tôi những hoài nghi để tôi khinh miệt và ruồng rẫy mẹ tôi, một người đàn bà đã bị cái tội là góa chồng, nợ nần cùng túng quá, phải bỏ con cái đi tha hương cầu thực. Nhưng đời nào tình thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến... Mặc dầu non một năm ròng mẹ tôi không gửi cho tôi lấy một lá thư, nhắn người thăm tôi lấy một lời và gửi cho tôi lấy một đồng quà.

    Tôi cũng đã cười đáp lại cô tôi:

- Không! Cháu không muốn vào. Cuối năm thế nào mợ cháu cũng về. […]

   Tỏ sự ngậm ngùi thương xót thầy tôi, cô tôi chập chừng nói tiếp:

- Mấy lại rằm tháng tám là giỗ đầu cậu mày, mợ mày về dù sao cũng đỡ tủi cho cậu mày, và mày cũng phải có họ, có hàng, người ta hỏi đến chứ?”

                                                    (SGK Ngữ văn 6 Cánh diều, tập 1- trang 52)

Câu 1. Xác định các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 2. Theo đoạn trích, mục đích của người cô khi nhắc với bé Hồng về người mẹ của bé là gì?

Câu 3. Qua cuộc đối thoại giữa Hồng với bà cô, em thấy chú bé Hồng là người như thế nào?

Câu 4. Theo em, người thân trong một gia đình nên có cách đối xử với nhau như thế nào?

Câu 5. Từ hình ảnh bé Hồng trong văn bản có đoạn trích trên, theo em, ở tuổi cắp sách đến trường, tuổi thơ cần những gì? Hãy viết một đoạn văn (khoảng 5 câu).

0