cần dàn ý ạ

. Viết bài văn kể lại một hoạt độn...">

K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Cô đơn thay là cảnh thân tùTai mở rộng và lòng sôi rạo rựcTôi lắng nghe tiếng đời lăn náo nứcỞ ngoài kia vui sướng biết bao nhiêu !(Tâm tư trong tù – Tố Hữu)Câu 1: Những lời thơ trên gợi em nhớ tới bài thơ nào đã được học trong chương trình Ngữ văn 8? Hãy chép lại chính xác sáu câu đầu của bài thơ đó. Câu 2: Trong đoạn thơ em vừa chép có một âm thanh đã làm thức dậy cả tâm hồn...
Đọc tiếp

Cô đơn thay là cảnh thân tù

Tai mở rộng và lòng sôi rạo rực

Tôi lắng nghe tiếng đời lăn náo nức

Ở ngoài kia vui sướng biết bao nhiêu !

(Tâm tư trong tù – Tố Hữu)

Câu 1: Những lời thơ trên gợi em nhớ tới bài thơ nào đã được học trong chương trình Ngữ văn 8? Hãy chép lại chính xác sáu câu đầu của bài thơ đó.

Câu 2: Trong đoạn thơ em vừa chép có một âm thanh đã làm thức dậy cả tâm hồn của nhân vật trữ tình. Đó là âm thanh gì? Vì sao âm thanh đó lại có thể tác động mạnh mẽ đến tâm hồn nhân vật như vậy?

Câu 3: Từ đoạn thơ đã chép, hãy viết một đoạn văn khoảng 10 câu theo cách lập luận tổng hợp – phân tích – tổng hợp trình bày cảm nhận của em về ý kiến: “Sáu câu thơ lục bát thanh thoát mở ra cả một thế giới rộn ràng, tràn trề nhựa sống”.

1
7 tháng 2 2021

em nợi chị

BÀI ÔN LUYỆN VĂN BẢN “NHỚ RỪNG” Bài tập 1.Một bạn học sinh đã chép hai câu thơ đầu của bài thơ “Nhớ rừng” của nhà thơ Thế Lữ như sau: Ngậm một nỗi căm hờn trong cũi sắt Ta nằm dài trông ngày tháng dần qua. a) Bạn ấy đã chép sai ở chỗ nào? Em hãy chép lại cho đúng với nguyên bản. b) So sánh các từ bị chép sai...
Đọc tiếp

BÀI ÔN LUYỆN VĂN BẢN “NHỚ RỪNG”

Bài tập 1.Một bạn học sinh đã chép hai câu thơ đầu của bài thơ “Nhớ rừng” của nhà thơ Thế Lữ như sau:

Ngậm một nỗi căm hờn trong cũi sắt

Ta nằm dài trông ngày tháng dần qua.

a) Bạn ấy đã chép sai ở chỗ nào? Em hãy chép lại cho đúng với nguyên bản.

b) So sánh các từ bị chép sai với các từ ở trong nguyên bản để thấy rõ cái hay trong việc dùng từ của nhà thơ Thế Lữ.

c) Có ý kiến cho rằng hai câu thơ đã thể hiện sự đối lập giữa vẻ bên ngoài với nội tâm của con hổ. Em có đồng tình với ý kiến này không ? Vì sao ?

Bài tập 2.Khổ thơ thứ ba của bài thơ “Nhớ rừng” được xem là một bộ tranh tứ bình độc đáo. Hãy viết một đoạn vân trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp của bộ tranh ấy.

Bài tập 3. Trong bài thơ “Nhớ rừng”, cảnh vườn bách thú và cảnh giang sơn ngày xưa của hổ hoàn toàn đối lập với nhau. Hãy tìm những chi tiết, hình ảnh thể hiện điều ấy.

Bài tập 4. Vì sao nhà thơ Thế Lữ lại mượn “lời con hổ ở vườn bách thú” ?. Việc mượn lời đó có tác dụng thế nào trong việc thể hiện nội dung cảm xúc của bài thơ ?

Bài tập 5. Vì sao có thể nói bài thơ “Nhớ rừng” của Thế Lữ đã khơi gợi lòng yêu nước thầm kín của người dân mất nước thuở ấy ?

Giúp mk vs ạ !!!

2
4 tháng 4 2020

Bài 4

  • Lý do: Tác giả mượn lời con hổ để bộc lộ cảm xúc của mình vì không muốn để mình xuất hiện một cách trực tiếp mà muốn bộc lộ cảm xúc một cách thầm kín nhưng khách quan để người đọc có cái nhìn đúng đắn.
  • Tác dụng:
    • Hổ được xem là chúa sơn lâm, là vua của muôn loài, bởi sức mạnh, chí khí của nó. Tác giả mượn lời con hổ cũng là để thể hiện khí phách của một trang nam tử trong hoàn cảnh đất nước đang lầm than, đau khổ cũng giống như con hổ đang bị giam cầm trong không gian chật hẹp của vườn thú.
    • Bộc lộ cảm xúc của tác giả một cách mạnh mẽ, mãnh liệt, đầy ấn tượng khiến cho người đọc tò mò, hứng thú
    • Đồng thời, cũng khơi dậy trong lòng những người con mất nước một nỗi nhục, thức tỉnh ý chí chiến đấu trong họ, để họ vùng lên, vượt thoát khỏi cảnh cầm tù này, trở về với núi rừng với ý chí tung hoành, với vị thế mà một vị chúa sơn lâm nên có. Ấy là khi họ đấu tranh vì đất nước.
    • Thể hiện tinh thần yêu nước thầm kín, tha thiết của Thế Lữ
4 tháng 4 2020

Bài 2

Khổ thơ thứ 3 là những hồi ức uy nghi, lẫm liệt của “chúa sơn lâm” trong rừng xanh, đó là những kí ức không thể nào quên. Khung cảnh thiên nhiên hiện ra đẹp với cảnh trăng, rừng, mặt trời.

Hai câu thơ đầu nói về “đêm vàng”, ánh trăng sáng quá như biến mọi vật thành màu vàng, trong đêm trăng đó đứng bên bờ suối ngắm nhìn thiên nhiên tuyệt đẹp. Trong khung cảnh đó con hổ ăn no rồi còn thưởng thức cả “ánh trăng tan”. Một hình ảnh nhân hóa vô cùng đẹp, chủ thể hòa quyện vào cả thiên nhiên.

Đi qua sự yên bình là những cơn mưa lớn như làm rung chuyển cả núi rừng, điều đó thể hiện ở 2 câu thơ tiếp theo, nhưng chúa sơn lâm vẫn không hề e sợ mà vẫn “lặng ngắm giang sơn”. Hình ảnh đó thể hiện sự bản lĩnh và sức mạnh trước thiên nhiên.

Kỷ niệm về thời kì huy hoàng tiếp tục hiện về khung cảnh bình minh. Vương quốc tràn ngập trong màu xanh và ánh nắng. Hổ nằm ngủ ngon lành trong khúc nhạc của tiếng chim muôn. Bức tranh trên hiện ra đầy màu sắc và âm thanh, màu hồng bình minh, màu vàng nhạt nắng sớm, màu xanh cây rừng, âm thanh vui nhộn của đàn chim. Tất cả đều tạo ra một không gian nghệ thuật, cảnh sắc hệt như xứ sở thần tiên.

Nhưng than ôi tất cả chỉ còn là kí ức huy hoàng, quá khứ càng oanh liệt nỗi tiếc nuối, hoài niệm càng đau đớn. Các cụm từ trước mỗi câu thơ như “nào đâu”, “đâu những”, càng cho thấy niềm nuối tiếc khôn cùng, sự xót xa trong chính con hổ. Bức tranh tứ bình đã khép lại, chỉ còn lại hình ảnh hiện thực tối tăm, gian cầm, tù túng và sự khát khao mãnh liệt được tự do.

25 tháng 2 2020

a. - Đoạn thơ trên được trích từ bài thơ " Đập đá ở Côn Lôn" của tác giả Phan Châu Trinh.

- Bài thơ được viết theo thể thơ Thất ngôn tứ tuyệt

b. Bốn câu thơ trên có hai lớp nghĩa:

- Tầng nghĩa 1: Thể hiên môi trường công việc, hoàn cảnh lao động khổ sai của các người tù yêu nước.

- Tầng nghĩa 2: Qua đó, khắc họa nổi bật tầm vóc khổng lồ của người anh hùng cách mạng với những hành động phi thường vì nước, vì dân.

c. Giá trị nghệ thuật của bài thơ:

- Giọng thơ: Ngang tàn, mạnh mẽ, khí thế hào hùng, bất khuất

- Nghệ thuật: đối, động từ mạnh...

- Nhịp thơ: Mạnh, dồn dập

- Những cảm xúc được thể hiện: lạc quan, ý chí sắt đá không lung lay của các người tù cách mạng

25 tháng 2 2020

cảm ơn

1 tháng 6 2020

Bài học tận dụng thời cơ, sống hết mình cho từng khoảnh khắc hiện tại.

14 tháng 10 2023

 Sống trong đời sống cần có một tấm lòng…” - Đó là những lời trong bài “Để gió cuốn đi” của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Lời hát đã giúp em hiểu được ý nghĩa   của lòng tốt.

          Hằng năm, sau kì nghỉ Tết Nguyên Đán, trường em sẽ phát động nhiều hoạt động từ thiện, trong đó có phong trào giúp đỡ trẻ em nghèo trên vùng cao. Cô giáo tổng phụ trách đã có một buổi sinh hoạt để phổ biến cho học sinh toàn trường. Chúng em có thể ủng hộ bằng hiện vật hoặc một số tiền nhỏ (trích từ số tiền mừng tuổi của mình). Thời gian tiếp nhận ủng hộ diễn ra trong vòng một tuần.

Đối với lớp của em, cô giáo chủ nhiệm đã giao cho lớp trưởng và lớp phó lao động phụ trách giám sát công việc. Hai bạn đã phân công đến tổ trưởng việc tiếp nhận, thống kê lại những đồ vật hay số tiền ủng hộ. Thời gian tiếp nhận chỉ trong ba ngày: thứ hai, thứ ba và thứ tư. Các bạn trong lớp tham gia rất tích cực.

Rất nhiều quần áo, đồ dùng học tập đã đã được đem đến. Các bạn tổ trưởng sẽ có một cuốn sách để ghi lại danh sách món đồ, số lượng hay số tiền của từng bạn. Trước đó, các món đồ được yêu cầu phải sắp xếp gọn gàng trong túi nên việc kiểm tra, phân loại rất dễ dàng. Với riêng em, em đã trích một khoản từ tiền mừng tuổi để mua những món đồ dùng học tập như: bút mực, tập vở hay cặp sách. Ngoài ra, em còn xin phép mẹ đem một số bộ quần áo còn mới, nhưng không mặc vừa nữa để đem đi ủng hộ. Mẹ đã đồng ý, còn giúp em giặt sạch quần áo, gấp lại gọn gàng và bỏ vào túi. Sáng hôm sau, em mang đến nộp cho bạn tổ trưởng.

Sau một tuần tiếp nhận ủng hộ, lớp em đã quyên góp được năm mươi bộ quần áo, một trăm quyển vở, hai mươi chiếc bút mực, năm cái cặp sách và một triệu đồng tiền mặt. Vào tiết sinh hoạt, bạn tổ trưởng đã tổng hợp và báo cáo lại cho cô giáo chủ nhiệm. Cô đã tuyên dương cả lớp rất tích cực trong phong trào ủng hộ.

Sau đó, tất cả sẽ được đem nộp lên cho nhà trường để chuyển lên vùng cao cho các bạn học sinh. Em hy vọng rằng những món quà này sẽ giúp đỡ phần nào cho các bạn học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Tất cả các thành viên trong lớp đều rất vui vì đã làm được một việc có ý nghĩa.

          Những việc tốt sẽ giúp lan tỏa điều tốt đẹp. Em tự hứa sẽ cố gắng làm thêm được nhiều những công việc có ích cho cuộc sống hơn nữa.

nhớ cho mình thích nha

 

14 tháng 10 2023

Những hoạt động xã hội thường mang đến nhiều giá trị nhân văn tốt đẹp. Một trong những hoạt động xã hội mà tôi vẫn thường tham gia là ủng hộ đồng bào miền Trung khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra do trường học tổ chức.

Mỗi năm, miền Trung thường phải hứng chịu những cơn bão. Dù người dân đã có những biện pháp phòng chống như gia cố nhà cửa, cất trữ lương thực lên cao hay di tản khỏi vùng tâm bão. Nhưng sau mỗi cơn bão, hậu quả ngay ra cho con người vẫn rất nặng nề. Chính vì vậy, nhân dân khắp cả nước đã cùng hướng về miền Trung ruột thịt với nhiều hoạt động ý nghĩa.

Trong đó, trường học của tôi đã phát động hoạt động: “Vì miền Trung ruột thịt”. Cuối tuần trước, cô tổng phụ trách đã tổ chức một buổi họp với cán bộ lớp. Với vai trò là lớp trưởng, tôi đã đến lắng nghe và ghi chép lại toàn bộ thông tin cần thiết. Sau đó, tôi đã phổ biến với các bạn trong lớp vào giờ sinh hoạt đầu tuần này. Hoạt động sẽ diễn ra trong một tuần, từ thứ hai đến thứ sáu tuần này. Chúng tôi có thể ủng hộ quần áo, thực phẩm, đồ dùng học tập hoặc một số tiền nhỏ... Các lớp trưởng sẽ tiến hành tổng hợp lại rồi đem nộp cho nhà trường vào thứ sáu. Sau đó, các thầy cô sẽ tổ chức một chuyến đi vào miền Trung để đem những món quà này cho người dân ở đó.

Khi nghe tôi phổ biến, các thành viên trong lớp đều rất hưởng ứng. Tôi đã xin mẹ một số tiền nhỏ để ra hiệu sách để mua một số đồ dùng học tập như bút bi, thước kẻ, hộp bút.... Trở về nhà, tôi còn lấy những cuốn sách giáo khoa của năm học trước vẫn còn mới và gói lại cẩn thận. Bố còn cho tôi hai trăm nghìn đồng để mang đến ủng hộ. Trong một tuần, các bạn trong lớp đã đem đến rất nhiều món đồ giá trị.

Sau một tuần nhận ủng hộ, chuyến xe nghĩa tình của trường đã xuất phát để đem vào những món quà cho người dân miền Trung, đặc biệt là các bạn học sinh. Tôi cảm thấy hoạt động này thật ý nghĩa. Tôi sẽ tích cực tham gia nhiều hoạt động như vậy hơn nữa.

Những việc làm tốt sẽ đem đến niềm vui cho con người. Chúng ta cần tích cực tham gia các hoạt động xã hội giàu ý nghĩa để biết lan tỏa yêu thương, nhận lại những điều tích cực cho bản thân. 

như thế đó dài nhưng hay chấm điểm cho mình iiiiiiiiiii

 

Câu 1:Việt Nam nửa đầu thế kỷ XIX có phải một xã hội cũ trong một thế giới mới?Câu 2: So sánh 3 trường học Duy tân cuối thế kỷ XIX của Việt Nam, Nhật Bản, Trung Quốc.Câu 3: Chủ nghĩa lãnh thổ quốc gia thiêng liêng đã được khẳng định và giữ gìn như thế nào trong lịch sử dân tộc? Nhà Nguyễn đã lần lượt đánh mất chủ quyền lãnh thổ qua các hiệp ước kí kết với Pháp ra sao?...
Đọc tiếp

Câu 1:Việt Nam nửa đầu thế kỷ XIX có phải một xã hội cũ trong một thế giới mới?

Câu 2: So sánh 3 trường học Duy tân cuối thế kỷ XIX của Việt Nam, Nhật Bản, Trung Quốc.

Câu 3: Chủ nghĩa lãnh thổ quốc gia thiêng liêng đã được khẳng định và giữ gìn như thế nào trong lịch sử dân tộc? Nhà Nguyễn đã lần lượt đánh mất chủ quyền lãnh thổ qua các hiệp ước kí kết với Pháp ra sao? Những sai lầm của nhà Nguyễn làm cho đất nước trở thành thuộc địa của Pháp?

Câu 4: Bài học rút ra từ những sai lầm đó cho hiện nay là gì?

Câu 5: Về phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX: nêu tên, vì sao thất bại, ý nghĩa, sự kiện em ấn tượng nhất.

Câu 6: Làm rõ vì sao Pháp mất 1 thời gian dài mới hoàn thành công cuộc xâm lược Việt Nam

1
11 tháng 8 2021

Câu 1:Việt Nam nửa đầu thế kỷ XIX có phải một xã hội cũ trong một thế giới mới?

Câu 2: So sánh 3 trường học Duy tân cuối thế kỷ XIX của Việt Nam, Nhật Bản, Trung Quốc.

Câu 3: Chủ nghĩa lãnh thổ quốc gia thiêng liêng đã được khẳng định và giữ gìn như thế nào trong lịch sử dân tộc? Nhà Nguyễn đã lần lượt đánh mất chủ quyền lãnh thổ qua các hiệp ước kí kết với Pháp ra sao? Những sai lầm của nhà Nguyễn làm cho đất nước trở thành thuộc địa của Pháp?

Câu 4: Bài học rút ra từ những sai lầm đó cho hiện nay là gì?

Câu 5: Về phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX: nêu tên, vì sao thất bại, ý nghĩa, sự kiện em ấn tượng nhất.

Câu 6: Làm rõ vì sao Pháp mất 1 thời gian dài mới hoàn thành công cuộc xâm lược Việt Nam