Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a) Kiểu văn bản : Thể thơ 8 chữ ( Biểu cảm )
b) Khái quát nội dung : đó là tình cảm của nhà thơ khi nhớ đến miền Nam thân yêu, cho dù ông đang sống ở miền Bắc, nhưng trái tim không nguôi lúc nào nhớ về Nam bằng một tình cảm tha thiết, đó chính là một tình cảm thiêng liêng dành cho một nưả Tổ Quốc đang chiến đấu .
c) Biện pháp tu từ : điệp từ nhớ
Tác dụng : Điệp từ nhớ nhấn mạnh nỗi nhớ của tác giả đối với miền Nam
a, Kiều văn bản : đoạn thơ sử dụng kiểu văn bản biểu cảm
b, Đoạn thơ là tình cảm của nhà thơ dành cho miền Nam thân yêu.Đó là nỗi nhớ về những hình ảnh thân thuộc và những con người không quen.Mặc dù đang sống ở miền Bắc song con tim của nhà thơ đang vang lên sự trân trọng, niềm tự hào về hai tiếng gọi thiêng liêng "miền Nam"
c,Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn trích là :
+ Nhân hóa " Trái tim - thầm nhắc" : nhấn mạnh tình cảm yêu quê hương - miền Nam của tác giả dù cho có ở nơi đâu nhưng nhà thơ vẫn luôn hướng về nơi mình sinh ra.
+ Điệp ngữ "nhớ" : được điệp lại hai lần : nhấn mạnh nỗi nhớ của nhà thơ về miền Nam - quê hương ông
Tôi hôm nay sống trong lòng miền Bắc
Sờ lên ngực nghe trái tim thầm nhắc.
Hai tiếng thiêng liêng hai tiếng miền Nam
Tôi nhớ không nguôi ánh nắng màu vàng
Tôi quên sao được sắc trời xanh biếc
Tôi nhớ cả những người không quen biết.
< Nhớ con sông quê hương ~ Tế Hanh >
a, Kiểu văn bản được sử dụng là Biểu cảm.
b, Khái quát nội dung của đoạn thơ.. Đoạn thơ là tình cảm là cảm xúc của nhà thơ dành cho miền Nam thân yêu. Đó cũng là nỗi nhớ mong về những hình ảnh thân thuộc, từ ánh nắng màu vàng, sắc trời xanh biếc và cả những con người không quen. Mặc dù đang sống ở miền Bắc song con tim của nhà thơ lại đang vang lên tình yêu, niềm trân trọng, tự hào tha thiết về hai tiếng gọi thiêng liêng mang tên miền nam.
c, Biện pháp tu từ được sử dụng là nhân hóa Trái tim thầm nhắc, điệp từ hai tiếng, tôi.
1) Phương thức biểu đạt chính : biểu cảm
2) Các từ ngữ, hình ảnh nói về quê hương bình dị gần gũi :
- Con sông xanh biếc
- Những hàng tre
- Buổi trưa hè
Đoạn thơ này thể hiện một nỗi nhớ quê hương sâu sắc và chân thành của tác giả, đặc biệt là đối với miền Nam, nơi tác giả đã rời xa. Cảm xúc của tác giả được bộc lộ qua các hình ảnh và chi tiết rất cụ thể và gợi cảm.
Trước hết, tác giả diễn tả sự phân chia không gian giữa miền Bắc, nơi tác giả đang sống, và miền Nam, nơi tác giả có nguồn cội. Hình ảnh “Sờ lên ngực nghe trái tim thầm nhắc” cho thấy nỗi nhớ quê hương không chỉ là cảm giác thoáng qua mà đã ăn sâu vào từng nhịp đập của trái tim. Điều này cho thấy nỗi nhớ quê hương mạnh mẽ và không thể nào phai nhòa, dù tác giả đang sống ở một nơi khác.
Hai tiếng “miền Nam” được tác giả gọi là “thiêng liêng,” cho thấy sự tôn kính và tình yêu sâu sắc đối với quê hương của mình. Đây không chỉ là một địa danh mà còn là một phần quan trọng trong bản sắc và tâm hồn của tác giả. Nỗi nhớ của tác giả không chỉ là nhớ về những thứ cụ thể mà còn là cảm giác gắn bó sâu sắc với quê hương.
Các hình ảnh cụ thể như “ánh sáng màu vàng” và “sắc trời xanh biếc” gợi lên những kỷ niệm sống động và rõ nét về miền Nam. Ánh sáng màu vàng có thể gợi lên hình ảnh của ánh sáng mặt trời nhiệt đới, trong khi sắc trời xanh biếc có thể là hình ảnh của bầu trời trong lành và đẹp đẽ. Những hình ảnh này giúp nhấn mạnh nỗi nhớ về môi trường và không gian sống quen thuộc.
Cuối cùng, tác giả còn nhớ cả những người không quen biết, điều này cho thấy rằng nỗi nhớ quê hương không chỉ là nhớ về những người thân thuộc mà còn là sự gắn bó với tất cả những gì thuộc về quê hương, dù là nhỏ nhặt nhất. Điều này cho thấy tình cảm của tác giả không chỉ giới hạn trong các mối quan hệ cá nhân mà còn bao gồm toàn bộ không gian và cộng đồng nơi mình đã sống.
Tóm lại, đoạn thơ khắc họa nỗi nhớ quê hương của tác giả bằng những hình ảnh sống động và cảm xúc chân thành, từ việc nhớ về cảnh vật cụ thể đến sự gắn bó sâu sắc với quê hương và cộng đồng.