K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 7

Nhân vật Tử Hư trong truyện “Tử Hư du tiên” là hình tượng tiêu biểu cho khát vọng vượt thoát trần tục, tìm đến cõi tiên để đạt tới sự tự do tuyệt đối của con người trong văn học phương Đông. Tử Hư mang vẻ đẹp của một con người thanh cao, thoát tục, không bị ràng buộc bởi lợi danh hay những ham muốn tầm thường của thế gian. Khi đến thăm Lô Sơn, Tử Hư thể hiện lòng ham mê khám phá, yêu thiên nhiên và luôn khao khát tìm đến những điều cao đẹp, huyền diệu. Tuy nhiên, điều khiến Tử Hư trở nên đáng quý là ở chỗ, sau hành trình gặp gỡ và đàm đạo với vị tiên, ông đã nhận ra rằng “đạo tiên” không phải là thứ có thể cưỡng cầu mà phải tự giác ngộ. Cuối cùng, ông quay trở về trần thế, nhưng không còn vướng bận bụi trần, mà sống một đời ung dung, tự tại, giữ được sự an nhiên trong tâm hồn. Tử Hư là biểu tượng cho vẻ đẹp của một tâm hồn thanh sạch, của con người biết sống hài hòa giữa mộng và thực, giữa lý tưởng và đời sống, đồng thời thể hiện triết lý sâu sắc của Lão Trang: sống thuận theo tự nhiên, buông bỏ để được tự do.

LG
7 tháng 7

Dưới ngòi bút tài hoa của nhà văn Nguyễn Dữ trong “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên”, nhân vật Tử Hư hiện lên như một hình tượng rực rỡ về người trí thức thời phong kiến, mang trong mình vẻ đẹp của trí tuệ, bản lĩnh và tinh thần chính nghĩa. Là một thầy đồ nghèo nhưng giàu khí phách, Tử Hư không chỉ uyên bác mà còn can đảm đối mặt với thế lực ma quái mà không hề nao núng. Dẫu bị lôi vào chốn âm phủ đầy rẫy hiểm nguy, ông vẫn giữ được sự điềm tĩnh, sáng suốt và niềm tin vào công lý. Tử Hư mang vẻ đẹp của một con người trọng lẽ phải, không mưu cầu danh lợi, sống thanh cao giữa thời đại hỗn mang. Đặc biệt, ông còn là biểu tượng của sức mạnh tinh thần, dám đối mặt với điều phi lý, dám nói thẳng, nói thật giữa chốn u minh. Qua nhân vật này, Nguyễn Dữ không chỉ phản ánh khát vọng công lý mà còn ca ngợi nhân cách cao đẹp, khí chất bất khuất của người trí thức chân chính. Tử Hư là minh chứng cho sự chiến thắng của lẽ phải trước tà ác, là ánh sáng soi đường cho những tâm hồn thiện lương.

27 tháng 10 2017

1. Mở đoạn:

- Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm, nghệ thuật miêu tả nhân vật của Nguyễn Du

2. Thân đoạn :

a. Chân dung của Thuý Vân:

- Bằng bút pháp ước lệ, biện pháp nghệ thuật so sánh ẩn dụ gợi tả vẻ đẹp duyên dáng, thanh cao, trong trắng của người thiếu nữ.

- Chân dung Thuý Vân là chân dung mang tính cách, số phận. Vẻ đẹp của Vân tạo sự hài hòa, êm đềm với xung quanh. Báo hiệu một cuộc đời bình lặng, suôn sẻ.

b. Chân dung Thuý Kiều:

- Vẫn bằng bút pháp ước lệ, nhưng khắc tả Vân tác giả đã dành một phần để tả sắc, còn hai phần để tả tài năng của nàng. Vẻ đẹp của Kiều là vẻ đẹp của cả sắc, tài, tình.

- Chân dung của Kiều cũng là chân dung mang số phận. Dự cảm một cuộc đời nhiều biến động và bất hạnh.

3. Kết đoạn:

- Khẳng định lại về tài năng miêu tả nhân vật của Nguyễn Du.

12 tháng 11 2021

Tham khảo nha bạn:

      Vũ Nương trong "Chuyện người con gái Nam Xương" là một người phụ nữ hội tụ tất cả phẩm chất quý báu của phụ nữ truyền thống Việt Nam. Trước hết, Vũ Nương là một người vợ yêu thương chồng hết mực. Khi Trương Sinh đi lính, nàng chỉ mong chồng trở về bình an lành lặn chứ không hè mong tước phong hầu trở về. Khi chồng đi lính, mẹ chồng ở nhà ốm nặng, nàng cũng chăm sóc vô cùng chu đáo. Đến khi mẹ chồng mất nàng lo ma chay tế lễ cẩn thận như đối với chính cha mẹ đẻ mình. Không chỉ là một người vợ yêu chồng, một người con dâu hiếu thảo mà Vũ Nương còn là một người mẹ yêu thương con hết mực. Vì sợ bé Đản không cảm nhận được tình thương của cha mà Vũ Nương đã trỏ bóng mình trên vách và nói đó là cha Đản. Đồng thời, Vũ Nương còn là một người phụ nữ có lòng tự trọng. Khi bị Trương Sinh nghi oan, nàng giải thích hết lời mà chàng không tin, Vũ Nương đã nhảy xuống sông tự vẫn để chúng minh sự trong sạch của mình. Nàng thà chết để được chứng minh trong sạch còn hơn là sống một cuộc đời bị mọi người xỉ vả. Không những thế, Vũ Nương còn là một người phụ nữ giàu lòng vị tha. Khi ở dưới thủy cung nàng vẫn một lòng nhớ về chồng và con mặc dù chính chồng nàng là nguyên nhân gây ra cái chết cho nàng. Khi được Trương Sinh lập đàn giải oan, nàng còn cảm ơn chồng vì đã nghĩ đến nghĩa vợ chồng mà giải oan cho nàng. Qua đây ta thấy được Vũ Nương là một người phụ nữ đẹp người đẹp nết nhưng lại chịu số phận đầy bất hạnh.

26 tháng 9 2021

Tham khảo:

Qua tác phẩm Người con gái Nam Xương, Vũ Nương hiện nên là một phụ nữ đảm đang, giàu tình thương. Chưa vun vén được với chồng bao lâu thì phải xa cách vì chồng ra trận. Được một thời gian thì nàng sinh ra một đứa cọn trai đặt tên là Đản. Vừa phụng dưỡng mẹ già, vừa chăm sóc nuôi dạy con thơ, lại đơn côi gối chiếc nhưng nàng vẫn cố gắng hoàn thành nhiệm vụ của một người con dâu tốt. Tới khi mẹ chồng già yếu, ốm đau, nàng "hết sức thuốc thang", "ngọt ngào khôn khéo khuyên lơn". Lúc mẹ chồng qua đời, nàng đã "hết lời thương xót", việc ma chay tế lễ được lo liệu, tổ chức rất chu đáo "như đối với cha mẹ đẻ mình". Chỉ bấy nhiêu đấy thôi, ta đã thấy trong Vũ Nương cùng xuất hiện ba phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ: nàng dâu hiếu thảo, người vợ đảm đang thủy chung, người mẹ hiền đôn hậu. Đó là hình ảnh người phụ nữ lí tưởng trong xã hội phong kiến ngày xưa.

26 tháng 9 2021

Vũ Nương – người phụ nữ dưới chế độ xã hội phong kiến. Người vợ phải tự vẫn để minh oan cho sự thuỷ chung của mình.Khi chồng vào lính, Vũ Nương một mình đảm đang, nuôi dạy con thơ, chăm sóc thuốc thang cho mẹ chồng đau yếu, làm ma chay tống tang khi mẹ chồng qua đời. Vũ Nương giữ tròn hiếu đạo với mẹ chồng, giữ tròn tình nghĩa với chồng.Nhưng,Vũ Ngương lại không hề may mắn.Nỗi hàm oan không được quyền nói, suy xét cho ra là bởi con người độc đoán, phàm phu lại kém văn hoá như Trương Sinh khi chàng ra lính trở về .Chàng mắng nhiếc vợ thật thậm tệ rồi “đánh đuổi nàng đi”. Vũ Nương không hề có lỗi lầm gì, nàng thuỷ chung, trinh trắng, đức hạnh vẹn toàn nhưng sự đối xử của chồng làm cho nàng hoàn toàn thất vọng, không hiểu nỗi oan khuất từ đâu mà ra. Không có cách nào để giãi bày, thất vọng bởi hạnh phúc – niềm vui “nghi gia nghi thất” không còn nữa, nàng phải tìm đến cái chết để minh oan. Hành động tự vẫn là thái độ cuối cùng nàng được phép bởi không thể giải bày được với chồng, tiết hạnh của nàng sẽ bị hoen ố, biết bao giờ phai mờ đi trong tâm trí của chồng.Từ đó ta thấy được rằng Vũ Nương là một người vợ hiền lành, đầy tiết nghĩa, thuỷ chung phải chết dẫu không có tội tình gì. 

29 tháng 10 2021

Tham khảo:

Vũ Nương là người con gái đức hạnh, mẫu mực nên nàng luôn biết gìn giữ hạnh phúc gia đình. Tuy chồng xa nhà đầu quân đi lính nhưng nàng luôn làm tròn bổn phận dâu con. Trở thành trụ cột của cả nhà, bàn tay nàng một mình nuôi bé Đản lớn khôn, chăm sóc mẹ chồng tới nơi tới chốn. Với đứa con nàng dành hết tình yêu cho nó và hành động chỉ bóng mình trên vách bảo cha Đản cũng vì nàng muốn dỗ dành con khỏi khóc. Với mẹ chồng, vì mong mỏi nhớ thương con trai nên không may bà đã lâm bệnh. Có thể nói đây là cơ hội để chứng tỏ và thể hiện phẩm chất đáng quý trong con người Vũ Nương. Nàng đã luôn lo lắng thuốc thang, tận tình, chu đáo mong mẹ sớm khỏi bệnh. Những lời nói an ủi, động viên mẹ cũng đều xuất phát trong sâu trái tim đứa con dâu. Đến lúc bà qua đời, nàng đau xót vô cùng, lo ma chay tế lễ như cha mẹ đẻ mình vậy. Và sự ngoan ngoãn, nết na của nàng cũng dược ngợi ca qua lời mẹ dặn trước khi lâm chung: Xanh kia quyết chẳng phụ con.... Từ đây cho thấy ranh giới mẹ chồng nàng dâu đã không còn tồn tại trong gia đình nàng. Như vậy Vũ Nương thật sự xứng đáng là người mẹ hiền, dâu hiếu thảo.

25 tháng 10 2021
25 tháng 10 2021

Mờ quá ạ  

11 tháng 8 2021

Em tham khảo:

1. 

Những câu thơ trên tả vẻ đẹp của Thuý Kiều sau khi ngợi ca vẻ đẹp của Thuý Vân. Từ “càng” nhấn mạnh vẻ “sắc sảo mặn mà” ở Thuý Kiều hơn hẳn Thuý Vân. Vân là em nhưng được nói đến trước thì ra bởi tác giả muốn lấy Vân làm nền cho vẻ đẹp nổi bật của nàng. “Sắc sảo” và “mặn mà” đều có tác dụng vừa gợi tả nhan sắc, vừa gợi tả tính cách, tài trí. Nhắc đến nét đẹp của mĩ nhân xưa, ta thường nghĩ đến vẻ liễu yếu đào tơ tha thướt. Bởi vậy, sự "sắc sảo mặn mà" của nàng hẳn là điều đặc biệt. Sử dụng hai từ láy đầy sức gợi "sắc sảo", "mặn mà" tác giả như muốn khắc sâu vào tâm trí người đọc vẻ đẹp nổi bật "khác thường" này của người con gái Vương Thuý Kiều. Nàng là người con gái sắc sảo, mặn mà bán mình để chuộc cha và em, nàng rơi vào thế đường cùng không lối thoát. Bên cạnh đó, nhan sắc của nàng được gợi tả bằng các hình ảnh mang tính ước lệ: thu thuỷ, xuân sơn, hoa, liễu. Việc gợi tả vẻ đẹp của đôi mắt “làn thu thuỷ" ý chỉ đôi mắt trong sáng như nước mùa thu, gợi vẻ lanh lợi, sắc sảo hơn người. Nhưng làn nước mùa thu cũng gợi những thoáng buồn u ẩn nên điều đó còn thể hiện một tâm hồn tinh tế, có phần đa mang. Trong câu thơ “Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh”, khác với Thuý Vân, chúng lại báo trước một cuộc đời dông bão bị ghen ghét, đố kị, vùi giập.
- Câu bị động: Nàng bán mình để chuộc cha với em và rơi vào thế đường cùng không lối thoát

Từ láy: lanh lợi, sắc sảo

 

9 tháng 10 2023

ghi 1 làm 2 ?