Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
TK:
Mùa xuân về cũng là lúc một năm mới sắp đến. Mọi người đều bận rộn chuẩn bị ngày tết cổ truyền của dân tộc. Người lớn đi chợ mua đồ Tết. Trẻ em háo hức vì được mua quần áo mới, được nhận lì xì... Không khí khắp nơi thật nhộn nhịp. Ở quê em, nhà nào cũng gói bánh chưng, dù ít hay nhiều. Mỗi dịp Tết đến, gia đình em lại về quê thăm ông bà và họ hàng. Em được mọi người mừng tuổi cho những phong bao lì xì đẹp mắt. Mẹ em nói những phong bao ấy là lời chúc tốt đẹp nhất của người lớn dành cho em. Em rất yêu ngày tết trên quê hương mình.
Ngày Tết Nguyên Đán là ngày lễ cổ truyền được người dân ngóng đợi nhất trong cả một năm.
Từ tháng chạp, nghĩa là trước Tết cả một tháng là người ta đã rục rịch chuẩn bị cho Tết rồi. Đó là những tự định, những tính toán. Nào là Tết này đi đâu chơi, Tết này mua hoa gì, làm mứt gì. Dù chỉ mới là trong những câu nói, những cuộc chuyện trò, nhưng không khí đã rất xôm tụ.
Làng em cũng vậy. Dù giàu hay nghèo, người ta đều mong Tết. Từ độ mười ngày trước Tết, bà con làng xóm đã bảo ban nhau làm sạch đường phố. Nhổ cỏ, dọn rác, trồng hoa. Rồi cả treo cờ đỏ sao vàng nữa chứ. Chờ qua hai ba đưa ông Táo về trời. Tết mới thực sự dạm ngõ. Khắp nơi, mọi người rạo rực hẳn lên. Đến như là một cái lễ hội dọn nhà. Từ nhà trong nhà ngoài, nhà trên nhà dưới, từ cái bát cái chén đến bộ bàn ghế, cái gì cũng mang ra chà rửa. Chăn ga áo quần giặt phơi đầy trên các sào tre. Dọn dẹp xong xuôi, ấy là bắt đầu đến sắp Tết. Tầm này hàng quán bày đủ các mặt hàng. Mà lạ cái là toàn là màu vàng màu đỏ thôi. Nghe bảo đó là màu của may mắn. Áo quần mới nè, giày dép mới nè, tóc mới nè. Rồi cả bánh kẹo, hạt mứt nữa. Nhà nào có điều kiện thì mua cây quất, cây mai, cây đào, nhà nào kém hơn xíu thì mua cành, mua bó. Kiểu gì thì cũng phải có hoa. Rồi sát nữa, người ta bắt đầu gói bánh chưng, bánh tét. Ở phố người ta thường đi mua, chứ ở quê em, mọi người thích tự làm lắm. Má bảo, phải tự làm mới có không khí Tết. Thế là gói bánh, rồi làm mứt. Đám con nít vui tít mù cả lên. Vui nhất mấy ngày này, phải nói đến sự trở về của những người con xa quê. Tay xách nách mang, rồi con rồi cháu. Chao ôi! Vui chả kể xiết.
Qua đêm giao thừa pháo hoa bắn tưng bừng, Tết thực sự đã về. Ai cũng thay áo quần mới xinh đẹp. Nhà cửa đã được trang hoàng từ trước. Tươi vui rạng rỡ với khay bánh mứt kẹo là vài bài nhạc xuân rộn ràng. Rồi trong sự ngóng đợi của mấy đứa trẻ, người ta bắt đầu đi chúc Tết nhau, lì xì cho nhau, chúc nhau những điều tốt đẹp nhất. Chẳng cần lo lắng chuyện học hành hay tiền bạc. Chỉ cần vui xuân mà thôi.
Đó chính là những ngày Tết hạnh phúc ở quê em đó. Tuy không to và hào nhoáng như thành phố lớn, nhưng vẫn vui vẻ vô cùng.
Vào kì nghỉ hè năm ngoái, cả gia đình em cùng đến thăm thành phố Huế. Khung cảnh nơi đây giống hệt như một bức tranh. Trong chuyến đi, em đã được ghé thăm rất nhiều địa điểm nổi tiếng như Đại nội Huế, Lăng tẩm của các vị cua, điện Hòn Chén và núi Bạch Mã. Cảnh mà làm em ấn tượng nhất là dòng sông Hương đầy thơ mộng. Trên dòng sông Hương có cây cầu Tràng Tiền nổi tiếng bắc qua. Ngắm nhìn vẻ đẹp yên bình, thơ mộng của Huế, em cảm thấy con người nơi đây rất ôn hòa, nhẹ nhàng.
Ba anh em
Nghỉ hè, Ni-ki-ta, Gô-sa và Chi-ôm-ca về thăm bà ngoại.
Ăn com xong, Ni-ki-ta chạy vội ra ngõ, hoà vào đám trẻ láng giềng đang nô đùa. Gô-sa thấy nhiều mẩu bánh mì vụn rơi trên bàn, liếc nhìn bà rồi nhanh tay phủi xuống đất, hối hả chạy theo anh. Còn Chi-ôm-ca ở lại giúp bà lau bàn, nhặt hết mẩu bánh vụn đem cho bầy chim đang gù bên cửa sổ.
Buổi tối, ba anh em quây quần bên bà. Bà nói :
- Ba cháu là anh em ruột mà chẳng giống nhau.
Ni-ki-ta thắc mắc :
- Bà ơi, ai cũng bảo anh em cháu giống nhau như những giọt nước cơ mà ?
Bà mỉm cười :
- Bà nói về tính nết các cháu cơ. Ni-ki-ta thì chỉ nghĩ đến ham thích riêng của mình, ăn xong là chạy tót đi chơi. Gô-sa hơi láu, lén hắt những mẩu bánh vụn xuống đất. Chi-ôm-ca bé nhất lại biết giúp bà. Em nó còn biết nghĩ đến cả nhũng con chim bồ câu nữa. Những con bồ câu cũng cần ăn chứ nhỉ ?
Theo GIÉT-XTÉP
b)
Em thích được vẽ
Về luật lệ giao thông
Trên ngã tư đường phố
Em vẽ cái đèn đỏ
Báo mọi người không đi
Em vẽ cái đèn vàng
Cho mọi người chuẩn bị
Em vẽ cái đèn xanh
Cho mọi người cùng bước
Em nhớ lời cô dạy
Khi qua ngã tư đường
Em chỉ được sang đường
Khi đèn xanh bật sáng.
Tác giả: Trần Thị Mai (Lai Châu)
- Bài thơ nói về đèn đường gia thông.
- Em thích hình ảnh cô dạy sang đường khi đèn xanh bật sáng vì đây là một điều rất đúng và cần thiết
hôm nay là thứ Sáu, ngày cuối cùng đi học trong tuần. Hôm nay em được học môn Toán,Tiếng Việt,Tiếng Anh.Tiết đầu là môn Toán,em đươc học về 'mi-li -mét'.Tiết thứ hai là môn Tiếng việt,em được cô day viết văn về ước mơ tương lai của em.Còn tiết cuối là môn Tiếng Anh, em được học Unit 4,nói về cách hỏi tuổi của nhau.Ra chơi,em đánh cầu lông với bạn.Kết thúc buổi học em lại thấy vui lắm, vì em được tiếp thu những kiến thức mới.
ở tây nguyên không khí rất trong lành, bạn có thấy thế không ? Ở tây nguyên những bộ váy có những mảng màu rất tươi sáng, tôi rất thích tây nguyên!, cón bạn nhớ đến tây nguyên chơi nhé
nếu mình viết sai cho ình xin lỗi nhé
1.Ngoài các trò chơi dân gian như nhảy dây, đô vật hay đánh đu,… em còn biết thêm một trò chơi khá vui thường diễn ra trong các lễ hội mùa xuân đó là trò chọi gà. Thường thì gà chọi là những chú gà trống, to cao khỏe mạnh, có hai cặp giò chắc nịch, đầy cơ bắp, với hai cái cựa vừa dài vừa nhọn. Cả người con gà mang một màu đỏ tía, chúng có khá ít lông, những chú gà chiến này được chủ nhân chăm sóc rất kỹ càng để chuẩn bị cho những trận sống mái với gà chiến của đối thủ. Người ta chọn một khu đất trống, sạch sẽ làm sân chọi, người chơi mang gà của mình đến, rồi bốc thăm quyết định lượt thi và đối thủ. Người đến xem có đủ già, trẻ, lớn, bé, quây thành một vòng tròn nhỏ như lớp rào chắn cho sân thi đấu. Bắt đầu trận chọi gà hai bên đem gà chọi của mình ra giữa sân và thả chúng ra, những người xem ra sức cổ vũ, hò hét để kích thích cái máu chọi của hai con gà, chúng bắt đầu lao vào chọi nhau, lúc thì dùng mỏ để mổ đối phương, lúc thì dùng chân đá, đòn nào đòn đấy dứt khoát, mạnh mẽ. Cho đến khi một con gà có dấu hiệu yếu thế, bị bên kia hạ gục thì trọng tài sẽ cho dừng trận đấu và quyết định thắng thua, sau đó cho hai bên mang gà của mình về chăm sóc. Đây là một trò vui khá hấp dẫn và trở thành nét văn hóa đặc sắc trong nhiều lễ hội, tuy nhiên hiện nay cũng có một số tiêu cực từ việc chơi chọi gà, cần phải tích cực khắc phục, tránh làm xấu đi hình ảnh của các lễ hội.
2.Cứ mỗi mùa xuân đến, làng em lại tổ chức lễ hội mừng xuân, trong hội có rất nhiều trò chơi dân gian hấp dẫn, nhưng em ấn tượng nhất là trò đánh đu. Trò chơi được tổ chức trong sân của đình làng, những người đi xem hội ai cũng ăn vận đẹp đẽ và lịch sự, trên khuôn mặt mỗi người ai nấy đều mang thần sắc vui tươi, hớn hở. Cột đu được dựng lên từ những cây tre to, chắc khỏe dẻo dai có thể chịu được sức nặng của 3-4 người mà không bị gãy. Có nhiều cách chơi đu, đánh đu đơn hoặc đôi, riêng làng em chọn cách đánh đu đôi nam nữ để thể hiện tinh thần đoàn kết giữa những người trong đội với nhau và tăng sự hứng thú, hấp dẫn. Lần lượt các đội chơi vào đánh đu theo thứ tự đã bốc thăm trước đó, hai người chơi bước lên bàn đu, đối mặt với nhau, sau đó dùng sức của đôi chân để nhún cho đu bay cao, bay thật đẹp mắt, điệu nghệ, trong tiếng trống gõ liên hồi cùng với sự hò reo cổ vũ rộn ràng của người xem. Đội nào làm cho đu bay càng cao, càng gần đỉnh đu, thậm chí nếu khéo léo có thể khiến bàn đu bay qua ngọn đu một vòng thì cơ hội thắng cuộc sẽ rất cao. Trò chơi này yêu cầu sự phối hợp nhịp nhàng của cả hai người chơi, kèm theo đó là yếu tố về sức khỏe và một chút dũng cảm bởi vì đây là một trò chơi khá mạo hiểm, mà không phải ai cũng có đủ can đảm để thử. Trò chơi vốn là một phần không thể thiếu của hội làng mừng xuân, góp phần làm cho không khí tết thêm tưng bừng, rộn rã, dân làng càng thêm yêu thương, gắn bó với quê hương.
1.Ngoài các trò chơi dân gian như nhảy dây, đô vật hay đánh đu,… em còn biết thêm một trò chơi khá vui thường diễn ra trong các lễ hội mùa xuân đó là trò chọi gà. Thường thì gà chọi là những chú gà trống, to cao khỏe mạnh, có hai cặp giò chắc nịch, đầy cơ bắp, với hai cái cựa vừa dài vừa nhọn. Cả người con gà mang một màu đỏ tía, chúng có khá ít lông, những chú gà chiến này được chủ nhân chăm sóc rất kỹ càng để chuẩn bị cho những trận sống mái với gà chiến của đối thủ. Người ta chọn một khu đất trống, sạch sẽ làm sân chọi, người chơi mang gà của mình đến, rồi bốc thăm quyết định lượt thi và đối thủ. Người đến xem có đủ già, trẻ, lớn, bé, quây thành một vòng tròn nhỏ như lớp rào chắn cho sân thi đấu. Bắt đầu trận chọi gà hai bên đem gà chọi của mình ra giữa sân và thả chúng ra, những người xem ra sức cổ vũ, hò hét để kích thích cái máu chọi của hai con gà, chúng bắt đầu lao vào chọi nhau, lúc thì dùng mỏ để mổ đối phương, lúc thì dùng chân đá, đòn nào đòn đấy dứt khoát, mạnh mẽ. Cho đến khi một con gà có dấu hiệu yếu thế, bị bên kia hạ gục thì trọng tài sẽ cho dừng trận đấu và quyết định thắng thua, sau đó cho hai bên mang gà của mình về chăm sóc. Đây là một trò vui khá hấp dẫn và trở thành nét văn hóa đặc sắc trong nhiều lễ hội, tuy nhiên hiện nay cũng có một số tiêu cực từ việc chơi chọi gà, cần phải tích cực khắc phục, tránh làm xấu đi hình ảnh của các lễ hội.
2.Cứ mỗi mùa xuân đến, làng em lại tổ chức lễ hội mừng xuân, trong hội có rất nhiều trò chơi dân gian hấp dẫn, nhưng em ấn tượng nhất là trò đánh đu. Trò chơi được tổ chức trong sân của đình làng, những người đi xem hội ai cũng ăn vận đẹp đẽ và lịch sự, trên khuôn mặt mỗi người ai nấy đều mang thần sắc vui tươi, hớn hở. Cột đu được dựng lên từ những cây tre to, chắc khỏe dẻo dai có thể chịu được sức nặng của 3-4 người mà không bị gãy. Có nhiều cách chơi đu, đánh đu đơn hoặc đôi, riêng làng em chọn cách đánh đu đôi nam nữ để thể hiện tinh thần đoàn kết giữa những người trong đội với nhau và tăng sự hứng thú, hấp dẫn. Lần lượt các đội chơi vào đánh đu theo thứ tự đã bốc thăm trước đó, hai người chơi bước lên bàn đu, đối mặt với nhau, sau đó dùng sức của đôi chân để nhún cho đu bay cao, bay thật đẹp mắt, điệu nghệ, trong tiếng trống gõ liên hồi cùng với sự hò reo cổ vũ rộn ràng của người xem. Đội nào làm cho đu bay càng cao, càng gần đỉnh đu, thậm chí nếu khéo léo có thể khiến bàn đu bay qua ngọn đu một vòng thì cơ hội thắng cuộc sẽ rất cao. Trò chơi này yêu cầu sự phối hợp nhịp nhàng của cả hai người chơi, kèm theo đó là yếu tố về sức khỏe và một chút dũng cảm bởi vì đây là một trò chơi khá mạo hiểm, mà không phải ai cũng có đủ can đảm để thử. Trò chơi vốn là một phần không thể thiếu của hội làng mừng xuân, góp phần làm cho không khí tết thêm tưng bừng, rộn rã, dân làng càng thêm yêu thương, gắn bó với quê hương.
Tham khảo :
Mưa! Lại mùa mưa. Tôi lặng lẽ đứng ngoài lan can phòng học buồn bã nhìn những cơn mưa ồn ào đổ xuống... Vậy là tôi đã xa quê thật rồi!
Trường mới, bạn bè mới,, cuộc sống mới... càng làm cho những hình ảnh tuổi thơ lại hiện về trong tôi da diết. Sân trường kia đâu có những hàng cây nở hoa vàng rực rỡ, đâu có những trò chơi dân dã của quê tôi. Chỉ có hàng phượng già và những cây bằng lăng hết mùa hoa nở, xanh nhẫn nại trong chiều. Tất cả lạ lẫm trước tôi, làm cho tôi lẻ loi, lạc lõng. Thầy có cùng khác, giọng giảng bài nghe lạ quá! Tiếng thầy vẫn ấm, nhưng không xua tan được những bỡ ngỡ ban đầu trong tôi. Tôi chỉ thấy nhớ nhà, nhớ lớp, nhớ quê... Tất cả cứ hiện về trong tôi ập ào và da diết!
Tôi nhớ lớp nhớ lũ bạn, cùng bạn thường rủ nhau hái hoa dại ép, màu tím thủy chung của loài hoa trinh nữ khô giòn trong trang sách, có hôm tranh nhau làm từng bông vỡ vụn, tiếc ngẩn ngơ rồi lại cười giòn tan! Nhớ những ngày dong đuổi đạp xe, con đường tới trường thơm mùi cỏ ướt, tôi thường hít và thích thú trước ánh mắt tròn xoe của bọn bạn. Hình như chỉ mình tôi cảm nhận được cái mùi của ban mai ấy. Giờ con đường tôi đi, chỉ toàn bê tông vững chắc đâu còn chỗ cho cỏ nữa đâu. Bạn bè tôi chắc giờ đang nhớ tôi nhiều lắm, có khi còn khóc nữa; chúng nó ép hộ hoa cho tôi không? Có chờ tôi trở về để đi tiếp con đường tuổi nhỏ, để dệt những buổi chiều chăn trâu, cắt cỏ, cỏ may cứa vào chân ran rát. Tan chiều, thường ngồi lại gỡ cỏ cho nhau, rồi chọc nhau cười vang cả đồng quê. Tôi nhớ dòng sông nhỏ cạnh nhà tôi, nơi tôi và em gái thường thả thuyền tre, và tin thuyền sẽ trôi ra biển. Xa tôi rồi, em tôi có còn thả nữa, hay sẽ viết thư vào lá, thả xuống dòng nước trong: Lá thư cầu nguyện! Em cầu nguyện cho tôi bình yên nơi phố phường xa lạ, để sớm trở về thăm em và chơi cùng kể cho em nghe về vùng đất mới, về bạn mới, trường mới...
Những bờ hoa dại trắng nơi tôi và em thường dắt nhau ra hái bây giờ có nờ nữa không? Bây giờ chĩ mình em ngồi bên bàn học, chẳng có ai la rầy em nữa, chẳng có ai giúp em giải những bài tập khó, em có buồn không! Ôi, những buổi chiều, được cùng em mang diều chạy trên bờ đê lộng gió. Sao vui đến thế? Bây giờ ai giúp em thả vầng trăng xanh ấy mỗi chiều? Em có tự làm không?
Bạn bè tôi giờ ra sao? Tôi nhớ tiếng cười, nhớ giọng nói, ánh mắt của từng đứa. Nhớ cả những giờ phút chia tay, bạn bè chúc nhau thi đậu. Vậy mà nay không còn đi chung trên con đường tới lớp, không được học chung dưới một mái trường. Mười lăm tuổi đầu, tôi khăn gói lên đường, xa tất cả để đến một Thành phố lạ. Đã bắt đầu một cuộc sống phải lo toan. Chiều tan học, tôi một mình lang thang đạp xe trên phố. Mưa tầm tã suốt những ngày qua, tiếng ồn ào không đủ làm cho thành phố bớt ưu tư, lòng tôi trĩu nặng. Mưa hắt vào mặt ran rát, buồn đến phát khóc. Nhớ bố mẹ, nhớ bà, và nhớ em quá đỗi! Chiều nay, không có Mai, có Hồng đạp xe bên tôi nữa, không được bỏ áo mưa ra để tắm trọn một đường mưa. Bây giờ, lỡ xe tôi hư hỏng, ai sẽ vác giùm tôi như Hồng? Lỡ tôi khóc, ai dỗ tôi như Mai? Không ai cả, chi mình tôi đi trong chiều giá lạnh. Tôi cũng không được xà vào bếp với bà, để được bà xoa dầu âu yếm, không được mẹ vồn vã, lo lắng đưa cho chiếc khăn lau những giọt nước mưa đọng trên mặt, không được tắm nồi nước lá thơm bà nấu nữa, bữa cơm chiều cũng vắng tôi, cả nhà sẽ nhắc tôi thật nhiều hay mẹ lại khóc? Em chẳng còn ai tranh ti vi nữa, mẹ cũng không phải làm trọng tài phân xử. Tôi đi rồi, mọi thứ cũng đổi thay...
Chiều nay tôi không được trốn mẹ ra bờ sông đứng nhìn cánh đồng quê lênh láng nước; nhưng tôi vẫn biết, lúa quê mình đã chìm dưới biển nước mất rồi. Thương những bác nông dân cần cù, chăm chỉ để đến ngày này lũ lụt ùa về mất trắng một mùa vui. Chiều nay, nước lên đến ngõ nhà tôi chưa? Mẹ có ngồi bần thần bên cửa nữa? Mất mùa rồi... lại tháng ba ám ảnh. Mắt bố đầy âu lo.
Mưa ơi! Chiều nay không được trùm chăn chờ bố đi giăng lưới về nữa. Những con cá vẫn quẫy một vùng ký ức của tôi, ký ức có tiếng cười của bố lẫn vào mưa, có dáng bà lưng còng bên bếp lửa, khói chiều nghiêng trên mái bếp bình yên. Không được hái cho bà những lá trầu vàng rộm nữa, vườn trầu mưa này có run rẩy tàn đi? Thành phố ơi, sao lạ nhiều đến vậy, mưa thật nhiều và chỉ có mình tôi.
Con đường tôi đi, xe cộ tấp nập qua, hối hả quá, và cũng vô tình quá! Tôi chạnh lòng thấy bác xe ôm, lặng lẽ đứng chờ khách dưới mưa. Giờ này ai cũng được trở về sum họp với gia đình, mà bác như cây cột đến nhẫn nại bám trụ các ngả đường dù nắng, dù mưa, dù ngày hay tối. Tôi lại nhớ bố, nhớ những đêm bố đi gác, căn nhà như trống trải hơn, tôi thường nằm thấp thỏm, chỉ chờ tiếng bước chân nặng nề quen thuộc bước vào nhà, tôi mới bình yên chìm vào giấc ngủ. Giờ này, các cô, các bác bán hàng rong cũng vội vã đi về trên những vỉa hè. Nhìn đế dép mòn vẹt tôi tự hỏi những bàn chân này đã đi không biết bao nhiêu nẻo đường, qua bao nhiêu con phố, qua bao nhiêu ngày đòn gánh trên vai? Tôi lại nhớ bờ vai của mẹ, của bà, cái bờ vai suốt một đời gồng gánh, giờ đã thành chai. Bờ vai ấy đã cho tôi những giấc ngủ bình yên, cho tôi sự chở che lúc vui, buồn trẻ dại. Tôi thấy lòng nhẹ hơn, khi bên mình không có người thân bè bạn, nhưng vẫn có những con người tôi rất đỗi tin yêu. Tôi thấy được hình ảnh bố mẹ tôi trong hình dáng những con người lao động nơi này; thấy như được đồng cảm, sẻ chia. Xa nhà rồi, không còn được bà, bố mẹ cưng chiều chăm bẫm mới hiểu được tình yêu thương vô hạn mà mình được đón nhận, mới thấm thìa nỗi vất vả, khó khăn của gia đình. Mới thấy mình còn bé nhỏ biết bao nhiêu.
Mải miên man trong suy nghĩ, chợt thấy tiếng cười quen quen của ai đó cất lên. Tôi giật, mình ngoái lại, các bạn trường tôi đang cười nói vui vẻ, hồn nhiên, tiếng cười sao thân thương quá! Tôi bỗng thèm khát sự vô tư kia, thèm được nô đùa, thèm được cùng nhau đi dạo dưới sân trường, chia sẻ cho nhau nỗi nhớ quê nhà. Tôi nhớ lại lớp mới của tôi, chỉ vẻn vẹn ba mươi đứa con gái, nhiều khi nhìn nhau còn lúng túng. Nhưng có những nhóm bạn đã hòa nhập thân quen, trò chuyện rôm rả làm rộn lớp học buổi chiều. Sao tôi lại chưa làm điều đó, tất cả cũng đều như tôi mới từ giã mái trường cấp hai quê nhà đầy kỉ niệm, sao không cười với nhau và hỏi thăm nhau, tâm sự cùng nhau? Tôi muốn ùa nhanh vào lớp, để hỏi thăm từng bạn, kết thân và góp một tiếng cười vào không khí lớp. Nhưng chiều sắp tàn rồi, tôi phải về, chú dì đang chờ tôi, phố núi đang chờ tôi. Nhất định ngày mai tôi sẽ trò chuyện cùng các bạn, không đứng ngoài lan can một mình nữa! Tôi thấy bà, bố mẹ hình như đang cười với tôi:... xa nhà nhưng tôi vẫn thấy như lúc nào mọi người cũng ở bên tôi, ai cũng muốn tôi vui, tôi hòa nhập nhanh vào cuộc sống mới.
Ùa nhanh ra sân, những giọt mưa vẫn còn nặng, bong bóng vỡ đều trên nền xi măng trắng xóa. Bà ơi, bố mẹ ơi con sẽ tập trưởng thành.
Một trong những đồ dùng học tập của em là cây bút chữ A mực xanh, có thân bằng nhựa mềm và đầu bút được làm bằng kim loại. Bút viết rất êm và mực không lem ra ngoài khi viết. Trên thân bút có in chữ tên của hãng sản xuất và một số thông tin kỹ thuật. Nó còn là món quà mà em được tặng từ người thân và đã trở thành đồ dùng học tập thân thuộc với em. Không chỉ đơn thuần là một công cụ để viết, mà chiếc bút còn là người bạn học tập của em!. Em chắc chắn sẽ giữ gìn và trân trọng chiếc bút này!
Học kỳ 1 vừa qua là một trải nghiệm đầy thú vị đối với em. Em cảm thấy mình đã học hỏi được rất nhiều kiến thức mới mẻ và bổ ích từ các môn học. Các thầy cô giáo luôn nhiệt tình hướng dẫn, giúp em hiểu sâu hơn về bài học. Tuy có những lúc gặp khó khăn trong việc tiếp thu kiến thức, nhưng em đã cố gắng vượt qua và tìm kiếm sự hỗ trợ từ bạn bè. Ngoài ra, em cũng tham gia nhiều hoạt động ngoại khóa khác, tạo cơ hội để kết bạn và rèn luyện kỹ năng sống. Nhìn chung thì học kỳ này đã giúp em trưởng thành hơn và thêm yêu thích việc học. Em hy vọng rằng trong học kỳ 2, mình sẽ tiếp tục nỗ lực để đạt được nhiều thành tích cao hơn.
Tham khảo nhé