K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 5 2021

Tham khảo:

Nhắc tới tình cảm gia đình người ta thường nói tới tình mẫu tử, nhưng có thứ tình cảm cũng không thua kém gì là tình phụ tử. Truyện ngắn "chiếc lược ngà" của Nguyễn Quang Sáng là truyện ngắn hay khắc họa tính cách nhân vật và tình cảm cha con sâu sắc.

Ông Sáu, một hình tượng đẹp về người cha hy sinh cả cuộc đời để gìn giữ tình cha con bất diệt, dù chiến tranh, hình thức bên ngoài thì tình cảm đó chưa bao giờ phai nhạt trong người đàn ông này.

Nhớ con, thương con vô hạn, Sau tám năm xa nhà đi kháng chiến, bé Thu lên tám tuổi thì ông Sáu người cha xa biệt con từng ấy thời gian giờ mới có dịp về phép thăm nhà, gặp mặt đứa con gái đầu lòng mà ông vô cùng thương nhớ,ông nghĩ rằng đó là động lực để ông cố gắng chiến đấu. Khi vừa cập bến tàu, nhìn thấy Thuồng đã vội cất tiếng gọi con cùng với điệu bộ "vừa bước, vừa khom người đưa tay chờ đón con", có lẽ lúc này ông rất vui và xúc động, hạnh phúc, tin rằng đứa con sẽ đến với mình. Nhưng oái oăm thay bé Thu đã từ chối, chạy và kêu thét lên gọi má khiến ông Sáu vô cùng buồn bã, thất vọng, đau đớn.

Và Trong hai ngày phép ở lại cùng con ngắn ngủi, ông Sáu đã làm hết sức của mình không đi đâu chỉ quanh quẩn ở nhà với con, chăm sóc con nhưng bé Thu không nhận cha khiến ông vô cùng buồn, ... nhưng ông sẵn lòng tha thứ cho con. Ông cứ nghĩ về tới nhà con sẽ chạy lại ôm ông và chia sẻ với ông những điều mà ông xa nó trong từng ấy thời gian nhưng tình yêu thương của người cha dành cho con trở nên bất lực khi ông Sáu đánh con bé một cái vào mông vì nó đã hất miếng trứng cá mà ông gắp ra khỏi bát cơm làm cơm văng tung toé, rồi nó bỏ đi sang nhà ngoại, vừa đi vừa vùng vằng, đánh đổ một số thứ đồ kêu loạng choạng để báo cho ông biết là hãy để nó yên.

 

Nhưng rồi, cuộc vui nào cũng phải tàn, dù không được con bé chấp nhận và yêu thương, nhưng đối với ông thời gian ngắn ngủi đó cũng khiến ông vơi đi nỗi nhớ về con sau 8 năm xa cách đằng đẵng. Cho đến lúc chia tay, ông nhìn con trìu mến lẫn buồn rầu "đôi mắt của người cha giàu tình thương yêu, độ lượng, có phần thất vọng, sợ con không đón nhận tình cảm của mình. Nhưng rồi như có một thứ sức mạnh nào khiến bé Thu gọi ông là cha trong tiếng khóc nghẹn ngào, em hôn lên tất cả những gì em với tới và hôn ngay vào vết thẹo trên khuôn mặt ông,trước cử chỉ của bé Thu, "anh Sáu một tay ôm con, một tay rút khăn lau nước mắt rồi hôn lên mái tóc con". Có thể nói rằng những giọt nước mắt của hai cha con đang rơi đó là giọt nước mắt sung sướng, hạnh phúc của một người cha cảm nhận được tình ruột thịt từ con mình.

Đặc biệt tình cảm ông dành cho con gái của mình là lúc con đã dành thời gian rảnh rỗi của mình để làm cho con cái lược ngà, tình cảm của ông Sáu với con đã được thể hiện tập trung và sâu sắc ở phần sau của truyện, khi ông Sáu ở trong rừng, tại khu căn cứ.

Dù đã xa con thật rồi, nhưng khi trở về căn cứ, ông lại có cảm giác nỗi nhớ thương xen lẫn sự day dứt, ân hận ám ảnh ông suốt nhiều ngày vì ông đã đánh con khi nóng giận. Ông không nghĩ mình sẽ đánh con vì ông đúng là một người cha hiền lành, nhân hậu, biết nâng niu tình cảm cha con, nhưng có lẽ ông quá yêu con, bất lực nên ông mới hành động như thế. Rồi lời dặn của đứa con: "Ba về, ba mua cho con một cây lược ngà nghe ba!" đã thúc đẩy ông nghĩ đến việc làm một chiếc lược ngà dành cho con. Chứng tỏ ông rất chiều con và luôn giữ lời hứa với con. => Đó là biểu hiện tình cảm trong sáng và sâu nặng của người cha.

Ông đã hạnh phúc biết bao nhiêu khi kiếm được khúc ngà, anh vui sướng như đứa trẻ được quà, rồi để hết tâm trí, công sức vào việc làm cây lược, cưa răng, chuốt bóng, khắc chữ... tỉ mỉ, cần mẫn, công phu. Lòng yêu con đã biến người chiến sĩ thành một nghệ nhân - nghệ nhân chỉ sáng tạo một tác phẩm duy nhất trong cuộc đời. Cho nên nó không chỉ là chiếc lược xinh xắn và quý giá mà đó là chiếc lược kết tụ tất cả tình phụ tử mộc mạc mà đằm thắm, sâu xa, đơn sơ mà kỳ diệu làm sao! Chiếc lược ngà ??? thiêng liêng đã làm dịu nỗi ân hận và ánh lên niềm hy vọng khắc khoải sẽ có ngày anh Sáu được gặp lại con, trao tận tay nó món quà kỷ niệm này.

 

Nhưng chiến tranh thật tàn nhẫn, nó là thứ độc ác khiến tình cảm cha con sâu nặng trở thành thứ tình cảm thật đáng thương, anh không kịp đưa cho đứa con gái của mình cây lược ngà đến tận tay cho con, người cha ấy đã hy sinh trong một trận càn. Trước khi vĩnh biệt con,ông vẫn không quên nhờ người đưa cho con gái giúp ông, ông Sáu vẫn nhớ chiếc lược, đã chuyển nó cho người bạn như một cử chỉ chuyển giao sự sống, một sự uỷ thác, là ước nguyện cuối cùng của người bạn thân: ước nguyện của tình phụ tử. Điều đó đúng như ông Ba nói: "chỉ có tình cha con là không thể chết được". Đó là điều trăng trối không lời, nó rõ ràng và thiêng liêng hơn cả một lời di chúc.

Có lẽ chiến tranh là thứ khiến chúng ta xa cách nhau, nó gây ra cho đồng loại những nỗi đau về thể xác và tâm hồn. Ông Sáu quả là một người cha chịu nhiều thiệt thòi nhưng vô cùng độ lượng và tận tụy vì tình yêu thương con. Một người cha để bé Thu suốt đời yêu quý và tự hào.

27 tháng 5 2021

Tham khảo nha em:

Nguyễn Quang Sáng quê ở An Giang, ông hầu như chỉ viết về cuộc sống và con người Nam Bộ. "Chiếc lược ngà" là một tác phẩm tiêu biểu của ông. Bằng việc sáng tạo tình huống bất ngờ mà tự nhiên, hợp lý, truyện đã thể hiện thật cảm động tình cha con sâu nặng và cao đẹp của cha con ông Sáu trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh.

Trong chiến tranh, con người phải chịu nhiều mất mát, thiệt thòi, hy sinh về tình cảm gia đình. Ông Sáu xa nhà đi kháng chiến khi con gái đầu lòng mới tròn một tuổi. Sau tám năm xa cách ông mới có dịp trở về thăm nhà, nhưng trớ trêu thay, Thu không nhận ông là ba. Phút đầu gặp gỡ, Thu ngờ vực, lảng tránh, thậm chí còn sợ hãi bỏ chạy vì: "vết thẹo bên má phải cứ mỗi khi anh xúc động thì nó lại đỏ ửng lên, giật giật trông rất dễ sợ ". Trong những ngày ông Sáu ở nhà, Thu cương quyết không nhận ông là cha mặc dù ông đã tìm mọi cách để gần gũi, vỗ về cô bé. Có những lúc, lâm vào thế bí, nó cũng chỉ nói trổng:"Vô ăn cơm", "cơm sôi rồi, chắt nước giùm cái", "cơm sôi rồi, nhão bây giờ". . . Trong bữa cơm, ông Sáu âu yếm gắp cho con miếng trứng cá to, không ngờ bé phản ứng một cách quyết liệt: "bất thần hắt miếng trứng cá ra khỏi bát làm cơm bắn tung toé cả ra mâm". Bị ông Sáu đánh vào mông, Thu bỏ về nhà ngoại và còn " cố ý làm cho dây lòi tói khua rổn rảng ". . . Sự ương ngạnh, bướng bỉnh của Thu không hoàn toàn đáng trách bởi em còn quá nhỏ để hiểu được sự éo le, khắc nghiệt trong hoàn cảnh xa cách của chiến tranh và những người lớn trong gia đình cũng chưa kịp chuẩn bị cho em đón nhận những khả năng bất thường đó. Em không nhận ông Sáu là cha vì ông có vết thẹo dài trên má không giống bức hình chụp chung với má mà em biết. Điều đó chứng tỏ tình cảm của Thu dành cho ba thật sâu sắc -em chỉ bộc lộ tình yêu sâu sắc của mình với ba khi biết chắc đó là ba.

 

Buổi sáng cuối cùng trước khi ông Sáu lên đường, thái độ của Thu đột ngột thay đổi. Trong đêm bỏ về nhà ngoại Thu đã được bà giải thích về vết thẹo. Bé hiểu ra, ân hận và hối tiếc vô cùng:"nghe bà kể, nó nằm im lăn lộn và thỉnh thoảng lại thở dài như người lớn". Phút chia tay "vẻ mặt nó sầm lại buồn rầu, cái vẻ buồn trên gương mặt ngây thơ của con bé trông thật dễ thương". Khi ông Sáu nhìn con để chào từ biệt, "đôi mắt mênh mông của con bé bỗng xôn xao"tình cha con bị dồn nén bấy lâu chợt bùng lên mạnh mẽ, hối hả, cuống quýt. Nó thét lên gọi ba"tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa". Hành động của Thu cũng thay đổi "nó nhảy thót lên, dang cả hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó. Nó hôn ba nó cùng khắp, hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết thẹo dài trên má của ba nó nữa". . . Tất cả những hành động, thái độ đó của Thu đều bắt nguồn từ tình cảm dành cho người ba mà bé hằng yêu kính, tôn thờ và không ai có thể thay thế được. Tình cảm của Thu thật mạnh mẽ, sâu sắc và cũng dứt khoát, rạch ròi. Ở Thu có nét cứng cỏi đến ương ngạnh nhưng vẫn có nét ngây thơ, hồn nhiên của con trẻ. Bằng tâm hồn nhạy cảm, một trái tim nhân hậu và tấm lòng chan chứa yêu thương đối với trẻ em, Nguyễn Quang Sáng dường như đã cảm nhận đến tận cùng những biểu hiện tình cảm của nhân vật để miêu tả một cách sinh động và tinh tế.

Nhân vật chính thứ hai trong tác phẩm là nhân vật ông Sáu. Tình cảm của ông đối với con gái nhỏ được biểu hiện phần nào trong chuyến về thăm nhà. Khi xuồng chưa kịp cập bến, trông thấy con ông đã vội vàng "nhảy lên bờ, khom người, hai tay đưa về phía trước, miệng lắp bắp :ba đây con ! ba đây con. "Những tưởng bé Thu sẽ ào tới, ôm lấy cổ ba cho thoả những tháng ngày xa cách. Nhưng không, ông hẫng hụt, bất ngờ khi thấy:"bé tròn mắt ngơ ngác nhìn rồi sợ hãi bỏ chạy ". Thời gian ở nhà không nhiều nên ông Sáu không đi đâu xa, suốt ngày chỉ tìm cách gần gũi, vỗ về con, mong con gọi một tiếng ba mà không được. Có lúc giận quá ông đã đánh con. Lúc chia tay tình yêu mãnh liệt của bé Thu khiến ông cảm động "một tay ôm con, tay kia lấy khăn chấm nước mắt ". Cảm động và đau đớn hơn khi biết rằng đây là lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng anh được nghe tiếng ba thân thương từ cô con gái nhỏ, bởi vì sau đó, chẳng bao giờ anh có thể trở về được nữa! Trong những ngày ở khu căn cứ, anh ân hận vì đã trót đánh con. Nhớ lời con dặn, khi kiếm được một khúc ngà anh vui mừng như trẻ nhỏ "mặt anh hớn hở như một đứa trẻ được quà".

Những ngày sau đó bao nhiêu tình cảm yêu quí, nhớ thương con anh dồn cả vào việc làm cây lược. Anh cặm cụi "cưa từng răng lược, thận trọng, tỉ mỉ và cố công như một người thợ bạc"để rồi khi chiếc lược hoàn thành, anh còn khắc lên đó dòng chữ nhỏ "Yêu nhớ tặng Thu con của ba". . . Những lúc nhớ con anh mang cây lược ra mài lên tóc mình cho cây lược thêm óng mượt :"Cây lược ngà ấy chưa chải được mái tóc dài của con nhưng nó như gỡ rối được phần nào tâm trạng của anh". Có lẽ những lúc ấy anh mong có một lần về phép thăm nhà để anh tự tay mình cầm cây lược chải tóc cho con. . . Đau đớn thay chiến tranh khiến anh chẳng bao giờ có thể trở về bên con gái anh được nữa. Anh bị hy sinh trong một trận càn. Trước lúc hy sinh, "dường như chỉ có tình cha con là không thể chết", anh cầm cây lược trao cho bạn với niềm mong mỏi không còn có thể cất được thành lời. Từ lúc ấy, cây lược bằng ngà đã trở thành kỷ vật, thành biểu tượng thiêng liêng của tình phụ tử. Những dòng cuối cùng của truyện khép lại trong nỗi buồn mênh mông mà chứa chan ý nghĩa nhân văn sâu sắc.

 

Chủ đề của chuyện không mới lạ, nhưng tác giả thành công bởi đã khai thác tình cha con trong những tình huống éo le cảm động. Cách lựa chọn ngôi kể, tạo lập tình huống bất ngờ mà tự nhiên, hợp lý cùng với việc miêu tả diễn biến tâm lý nhân vật tinh tế, sâu sắc đặc biệt là tâm lý trẻ thơ đã giúp văn bản có được vị trí riêng trong lòng độc giả.

Câu chuyện về chiếc lược bằng ngà không chỉ nói lên tình cha con sâu nặng thắm thiết mà còn gợi cho người đọc suy ngẫm và thấm thía những mất mát đau thương mà chiến tranh đã gây ra cho bao nhiêu gia đình. Bởi vậy mà em càng thêm trân trọng cuộc sống hoà bình mà chúng ta đang có hôm nay.

14 tháng 10 2019

Những câu thơ trên tả vẻ đẹp của Thuý Kiều sau khi ngợi ca vẻ đẹp của Thuý Vân. Từ “càng” nhấn mạnh vẻ “sắc sảo mặn mà” ở Thuý Kiều hơn hẳn Thuý Vân. Vân là em nhưng được nói đến trước thì ra bởi tác giả muốn lấy Vân làm nền cho vẻ đẹp nổi bật của Kiều. “Sắc sảo” và “mặn mà” đều có tác dụng vừa gợi tả nhan sắc, vừa gợi tả tính cách, tài trí. Nhắc đến nét đẹp của mĩ nhân xưa, ta thường nghĩ đến vẻ liễu yếu đào tơ tha thướt. Bởi vậy, sự "sắc sảo mặn mà" của Thuý Kiều hẳn là điều đặc biệt. Sử dụng hai từ láy đầy sức gợi "sắc sảo", "mặn mà" tác giả như muốn khắc sâu vào tâm trí người đọc vẻ đẹp nổi bật "khác thường" này của người con gái Vương Thuý Kiều. Nhan sắc của nàng được gợi tả bằng các hình ảnh mang tính ước lệ: thu thuỷ, xuân sơn, hoa, liễu. Việc gợi tả vẻ đẹp của đôi mắt “làn thu thuỷ" ý chỉ đôi mắt trong sáng như nước mùa thu, gợi vẻ lanh lợi, sắc sảo hơn người. Nhưng làn nước mùa thu cũng gợi những thoáng buồn u ẩn nên điều đó còn thể hiện một tâm hồn tinh tế, có phần đa mang. Trong câu thơ “Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh”, khác với Thuý Vân, chúng lại báo trước một cuộc đời dông bão bị ghen ghét, đố kị, vùi dập của nhân vật Thúy Kiều

5 tháng 10 2016

viết thành bài văn hộ mình nhé

6 tháng 10 2016

I – Mở bài:
- Giới thiệu được vấn đề cần nghị luận ( Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam qua hai tác phẩm).

II – Thân bài:
* Giới thiệu những nét chung về nội dung của các tác phẩm văn học viết về người phụ nữ trong xã hội phong kiến: đó là những người phụ nữ có tài, có sắc hoặc có vẻ đẹp tâm hồn nhưng lại phải sống cuộc đời bất hạnh, khổ đau, gặp nhiều bi kịch -> Khi viết về họ, các tác giả thường thể hiện tấm lòng nhân đạo của mình. 
* Phân tích cụ thể:
1. Hình tượng người phụ nữ Việt Nam là hiện thân của cái đẹp:
a. Vẻ đẹp hình thức:
- Vũ Nương: vẻ đẹp dịu dàng, thuần hậu ( “tư dung tốt đẹp”).
- Thúy Kiều: Kiều đẹp”sắc sảo, mặn mà”. ( dẫn chứng trong bài “Chị em Thúy Kiều ).
b. Vẻ đẹp tài năng, phẩm chất:
- Vũ Nương: tính tình thùy mị nết na, yêu thương và chung thủy với chồng, hiếu thảo với mẹ chồng, thương con, hết lòng lo cho hạnh phúc gia đình… ( Dẫn chứng )
- Thúy Kiều: 
+ Không chỉ đẹp, Kiều còn là người phụ nữ toàn tài. Cầm kỳ, thi, họa-tài nào nàng cũng 
giỏi nhưng nổi trội nhất vẫn là tài đàn. Đặc tả cái tài của Kiều cũng là để ngợi ca cái tâm 
đặc biệt của nàng. Bản đàn bạc mệnh mà nàng sáng tác chính là tiếng lòng của trái tim 
đa sầu đa cảm.
+ Hiếu thảo với cha mẹ, giàu đức hi sinh, có lòng vị tha, có trái tim đôn hậu, có ý thức sâu sắc về nhân phẩm của mình… ( Dẫn chứng qua các đoạn trích đã học và đọc thêm).
2. Hình tượng người phụ nữ Việt Nam là hiện thân của những số phận bi thương:
* Qua hai tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” và “Truyện Kiều”, ta thấy người phụ nữ trong xã hội xưa là nạn nhân của xã hội phong kiến có nhiều bất công dẫn đến những đau khổ, thiệt thòi.
- Người phụ nữ là nạn nhân của chế độ nam quyền:
+ Nàng Vũ Nương có một cuộc hôn nhân không bình đẳng ( Trương Sinh xin mẹ trăm lạng vàng cưới Vũ Nương về làm vợ. Sự cách bức giàu nghèo khiến Vũ Nương luôn mặc cảm” “thiếp vốn con kẻ khó được nương tựa nhà giàu”; và sau này, cũng là cái thế để Trương Sinh đối xử với vợ một cách vũ phu, thô bạo, gia trưởng).
+ Chỉ vì hiểu lầm mà Trương Sinh độc đoán, hồ đồ mắng nhiếc Vũ Nương, không cho nàng cơ hội thanh minh, phải tìm đến cái chết để minh oan.
+ Vũ Nương chết oan ức nhưng Trương Sinh không ân hận day dứt, không hề bị xã hội lên án. Trương Sinh coi như việc đã qua rồi. Như vậy, chuyện danh dự, sinh mệnh của người phụ nữ bị tùy tiện định đoạt bởi người đàn ông, không có hành lang đạo lí, dư luận xã hội bảo vệ, che chở.
- Người phụ nữ còn là nạn nhân của chiến tranh, của xã hội đồng tiền đen bạc.
+ Vũ Nương lấy Trương Sinh, chàng ra lính để lại mẹ già và đứa con còn chưa ra đời. Nuôi dưỡng mẹ già, chăm sóc con, nàng tận tụy vì gia đình nhưng chiến tranh làm xa cách, tạo điều kiện cho sự hiểu lầm trở thành nguyên nhân gây bất hạnh.
+ Nàng Kiều lại là nạn nhân của xã hội đồng tiền. Xã hội ấy vận động trên cơ chế:
“Một ngày lạ thói sai nha
Làm cho khốc hại chẳng qua vì tiền”.
Để có tiền cứu cha và em khỏi bị đánh đập, Kiều đã phải bán mình cho Mã Giám Sinh – một tên buôn thịt bán người, để trở thành món hàng cho hắn cân đong, đo đếm, cò kè…
Cũng vì đồng tiền, Túi Bà và Mã Giám Sinh đẩy Kiều vào chốn lầu xanh nhơ nhớp, khiến nàng phải đau đớn, đắng cay suốt mười lăm năm lưu lạc, phải “thanh lấu hai lượt, thanh y hai lần”.
- Những người phụ nữ như Vũ Nương, Thúy Kiều đều phải tìm đến cái chết để giải nỗi oan ức, thoát khỏi cuộc đời đầy đau khổ, oan nghiệt.
3. Khái quát, nâng cao:
- Người phụ nữ trong hai tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” và “Truyện Kiều” hội tụ những vẻ đẹp đáng quý nhất và cũng là đầy đủ những gì đau khổ, tủi nhục nhất của con người. Họ là đại diện tiêu biểu của hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trong xã hội cũ.
- Viết về người phụ nữ, các nhà văn,nhà thơ đã đứng trên lập trường nhân sinh để bênh vực cho họ, đồng thời lên tiếng tố cáo gay gắt với các thể lực đã gây ra nỗi đau khổ cho họ.
- Liên hệ với cuộc sống của người phụ nữ trong xã hội hiện đại.

III – Kết bài: Nêu cảm nghĩ của bản thân về cuộc sống của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

13 tháng 12 2017

Hoàng Lê nhất thống chí là văn bản viết về những sự kiện lịch sử, mà nhân vật chính tiêu biểu – anh hùng Quang Trung ( Nguyễn Huệ). Ông có một nét đẹp của vị anh hùng dân tộc trong chiến công đại phá quân thanh, với sự dũng mãnh, tài trí , tầm nhìn xa trông rộng thì Quang Trung quả là một hình ảnh đẹp trong lòng dân tộc Việt Nam.


Trước hết chân dung người anh hùng Nguyễn Huệ được miêu tả gián tiếp qua lời người con gái hầu hạ trong cung vua khi tâu với bà Hoàng Thái Hậu . Mặc dù vẫn xem Nguyện Huệ là “giặc”, gọi Nguyễn Huệ bằng “hắn” nhưng người cung nhân ấy cũng không giấu được sự thán phục của mình trước tài năng xuất chúng của Nguyễn Huệ.Đoạn trích hồi thứ 14 đã miêu tả khá rõ tài năng phi thường của vua Quang Trung và bộ mặt đê hèn nhục nhã của bọn bán nước và cướp nước. Bằng những chi tiết hết sức sống động chân thực. Kết hợp với việc đứng trên lập trường chình nghĩa đoạn trích đạ làm sống lại hình ảnh vị vua tài năng cả về đạo đức lẫn quân đội.
Trước tiên ta thấy rằng mặc dù tài năng hơn người nhưng Nguyễn Huệ biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến người khác.Khi được tin quân Thanh kéo vào Thăng Long Nguyễn Huệ giận lắm , định cầm quân đi ngay.Nhưng ông đã nghe lời khuyên của mọi người: cho đắp đàn ở núi Bân tế cáo trời đất cùng các thần sông, thần núi rồi lên ngôi hoàng đế lấy niên hiệu là Quang Trung. Lễ xong mới hạ lện xuất quân.Hành động đó đã tạo được niềm tin uy tín đối với nhân dân đồng thời dễ thu phục binh lính tạo nên 1 thói vững chắc trong lực lượng của nghĩa quân . Biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của người khác là bước đầu của sự thành công.
Việc Nguyễn Huệ tự mình dốc xuất đại binh tiến ra Thăng Long vào đúng thời điểm tết Nguyên Đán cũng chứng tỏ tàu năng quân sự của ông.Đó là thời điểm kẻ thù ít đề phòng nhất, dễ lơ là mất cảnh giác. Và ông còn rất hiểu sức mạnh tinh thần đối với quân sĩ : trong lời dụ của mình, ông đã khích lệ lòng yêu nước, căm thù giặc, truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm cho tướng sĩ:”…Quân Thanh sang xâm lược nước ta, hiện ở Thăng Long các người đã biết chưa?…Người phương Bắc không phải nòi bũng dạ ắt khác. Từ đời nhà Hán đến nay, chúng đã mấy phen cướp nước ta, giết hại nhân dân ta, vơ vét của cải người mình không thể chịu nổi, ai cũng muốn đuổi chúng. Đời Hán có Trưng Nữ Vương, đời Tống có Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành, đời Nguyễn có Trần Hưng Đạo, đời Minh có Lê Thái Tổ, các Ngài không nỡ ngồi nhìn chúng làm điều tàn bạo nên đã thuần lòng người, đấy nghĩa quân đều chỉ đánh một trận là thắng và đuổi được chúng về phương Bắc…”Từ những lời động viên trên ta thấy Quang Trung quả là 1 vị vua không chỉ giỏi võ nghệ mà còn là vị tướng rất giỏi tâm lí. Ông đã khơi gợi được lòng căm thù giặc và tự hào về trang sử vàng của dân tộc để khích lệ binh sĩ.
Nguyễn Huệ còn dự đoán chình xác những sự việc sắp xảu ra.Ông là một người đầy tự tin :”Lần này ta ra thân hành cầm quân, phương lược chiến tiến đánh đã có tính sẵn, chẳng qua mười ngày có thể đuổi được người Thanh”.Nhưng ông cũng luôn luôn đề phòng hậu hoạ:”Quân Thanh thua trận ắt lấy làm thẹn mà lo mưu báo thù.Như thế việc binh đao không bao giờ dứt”.Và ông đã dự định chọn người “khéo lời lẽ để dẹp việc binh đao-đó cũng chính là Ngô Thời Nhậm. Qua cách nghĩ của vua Quang Trung ta thấy ông không chỉ nhìn xa trông rộng mà còn hết lòng vì dân. Ông không muốn người dân phải chịu cảnh binh đao sương rơi máu chảy. Trong khi tiến quân ông cũng chọn cách đánh tránh cho quân sĩ đỡ phải tổn thất” Vua truyền lấy sáu chục tấm ván cứ ghép liền ba tấm thành một bức, bên ngoài lấy rơm dấp nước phủ kín.Quân Thanh nổ súng bắn ra chẳng trúng người nào cả”.Quang Trung là vị vua rất thông minh tiên đoán chính xác và còn là 1 người hết lòng yêu thương dân tránh những hậu quả cho nhân dân, binh lính.
Ông còn là người có tài điều binh khiển tướng, ra quân đánh thắng như chẻ tre.Bắt sống toàn bộ quân Thanh đi do thám tại Phú Xuyên, dùng mưu để gọi loa vây kín làng Hà Hồi, quân Thanh “rụng rời sợ hãi” phải đầu hành. Vua Quang Trung cỡi voi dốc chiến. Sáng mồng năm dồn Ngọc Hồi bị tiêu diệt.Sâm Nghi Đống phải thất cổ tự tử hàng ngàn giặc bị giết “thây chất đầy đồng, máu chảy thành suối, quân Thanh đại bại. Hàng vạn giặc phải bỏ mạng ở đầm Mực.Tôn Sĩ Nghị”sợ mất mặt, ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc giáp…nhắm hướng Bắc mà chạy. Quân tướng “hoảng hồn, tan tác bỏ chạy”.Thừa thắng, vua Quang Trung tiến vào giải phóng kinh thành Thăng Long đúng trưa mồng năm tháng giệng năm Kỉ Dậu. Chiến thắng Đống Đa 1789 đã làm cho tên tuổi người anh hùng dân tộc sáng mãi ngàn thu. Người anh hùng Nguyễn Huệ đã góp vào một trang sử Vàng của dân tộc một chiến công vẻ vang hiếm hách.
Bằng lối văn biền ngẫu kết hợp với những chi tiết hết sức chân thật sống động với quan niệm đứng trên lập trường chính nghĩa.Hồi 14 đã thuật lại việc vua Quang Trung đại phá quân Thanh người đọc đã hình dung chân dung người áo vải:Quang Trung- Nguyễn Huệ. Ông không chỉ là nhà quân sự thiên tài mà còn là một vị vua giàu lòng yêu nước.
“Mà nay áo vải cờ đào,
Giúp dân dựng nước biết bao công trình”
(công chúa Ngọc Hân)

25 tháng 8 2021

Tham khảo:

Quang Trung (Nguyễn Huệ) một người anh hùng đã có công dẹp loạn quân Thanh. Ông là một người anh hùng thông minh, có tài, ông còn là người có tài cầm quân xuất sắc. Một con người không chỉ thông thông minh mà còn rất anh dũng, đánh rất nhanh gọn lẹ khiến bao quân địch phải hoảng sợ. Với tác phẩm (khởi ngữ) "Hoàng lê nhất thống" đã khiến bao người cảm thấy khâm phục Quang Trung. Ông là một trong những vị anh hùng xuất sắc nhất - người anh hùng Tây Sơn. Không những vậy ông còn là một tướng quân, một lãnh đạo vô cùng yêu nước. Dù có đánh giắc, trải qua nhiều gian khổ, gian nan nhưng ông vân cố gắng đứng lên quyết đấu với quân địch để dành lại chiến thắng. Ông là một vị tướng cầm quân có tài hơn người. Chỉ trong thời gian ngắn mà đường dài quân đội của ông vẫn chỉnh tề, tuân theo mọi chỉ huy của ông. Thật vậy, ông quả là có tầm mắt nhìn xa trông rộng. với nhiều chiêu bà của quân Thanh nhưng ông vấn không khéo, bình tĩnh phá hủy tất cả. Quang trung quả là một người anh hùng tài ba - tấm gương sáng cho nhân dân ta ngày nay và mãi tít mai sau. Quang trung - vị anh hùng của dân tộc! (câu cảm thán)

14 tháng 12 2017

Chiến tranh ! Hai tiếng vang lên nghe thật thương tâm, cũng chính vì hai tiếng đó mà bao người phải khổ đau. Chiến tranh tàn khốc, gây ra các cuộc sinh ly tử biệt, vợ xa chồng, cha xa con, con xa nhà. Chiến tranh không thể tha thứ khi đã cướp đi sinh mạng, xương máu của biết bao người con Việt Nam, nhưng một phần nào, ta cũng càm ơn chiến tranh, bởi vì không có nó, những tình cảm thiêng liêng nhất của cuộc đời không thể nào bộc lộ ra hết được, tình yêu đôi lứa, tình đồng chí đồng đội, tình yêu quê hương, và đặc biệt nhất là tình cảm gia đình. Nguyễn Quang Sáng một nhà văn của thời kì kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, đã ngưỡng mộ trước thứ tình cảm cao đẹp này, ông đã khai thác và xây dụng nên câu chuyện về cuộc gặp gỡ của hai cha con đầy xúc động, đó là “ Chiếc lược ngà” được ông viết vào năm 1966. Câu chuyện kể về cha con ông Sau và bé Thu sau hơn tám năm xa cách mới có dịp gặp lại nhau, nhưng Thu đã không nhận ra cha mình chỉ vì một vét thẹo dài trên má , thay vào đó là sự vô cảm, thờ ơ như căm ghét ông. Nhưng rồi thật bất ngờ, khi ông Sáu chuẩn bị lại đi, Thu mới chịu kêu lên tiếng “ba” với ông Sáu, không còn đủ thời gian để yêu thương nhau, ông Sáu đã ra chiến khu và làm chiếc lược cho con mình. Nhưng cũng sau khi ông làm sau, ông đã hy sinh bởi bọn giặc, trong vài giây cuối cuộc đời, ông đã kịp trao lại chiếc lược cho bác Ba- người bạn của ông – và nhờ đưa lại cho Thu, rồi ông mới ra đi. Đọc qua truyện ngắn này, ta mới thấy được tình cảm gia đình, cụ thể là tình cảm cha con thiêng liêng và cao đẹp biết nhường nào. Trong hoàn cảnh khó khăn nhất đó là chiến tranh, tình cảm ấy vẫn không biến mất mà vẫn còn ẩn chứa trong mỗi con người. Điều đó đã được thể hiện một cách sâu sắc qua nhân vật ông Sáu. Ông Sáu cũng như bao người nông dân Việt Nam khác, ông phải đi theo tiếng gọi của Tổ Quốc, mà đành bỏ lại phía sau những gì thân thương nhất của đời mình, ruộng nương, nhà cửa, vợ và cả người con chưa đầy tuổi của mình. Xa nhà suốt tám năm, từng nỗi nhớ lại càng lớn thêm và ngày càng chồng chất “Anh đi anh nhớ quê nhà Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương” Nhớ quê, nhớ nhà, nhớ tình làng nghĩa xóm, và ông nhớ da diết đứa con gái của mình. Bởi vì xa con đến tám năm, chưa một lần ông được nghe thấy tiếng nói của con, chưa một lần tận mắt thấy người con bé bỏng, có chăng chỉ là một tấm hình mà vợ ông đã gửi, hòa bình lập lại, được về nhà chỉ có ba ngày ngắn ngửi, ông vô cùng hạnh phúc. Cùng người bạn, bác Ba, ông về thăm nhà, cốt là để gặp con mình, đã xa con quá lâu nên lòng ông cứ nôn nao khi đến gần hơn với nhà, “…cái tình người cha cứ nôn nao trong người anh” . Và lòng háo hức, niềm khát khao được thấy con, đã thúc giục ông không thể chậm trễ được nữa khi nhìn thấy đứa bé giống đứa con mà mình đã nhìn qua tấm ảnh, “…không thể chờ xuồng cặp lại bến, anh nhún chân nhảy thót lên, xô chiếc xuồng tạt ra, khiến tôi bị chới với.”.Rồi hành động đã chuyển thành tiếng nói và những biểu hiện trên khuôn mặt ông, ông kêu to một tiếng : - Thu ! Con, lại gần con ông xúc động vô cùng “..vết thẹo dài trên má phải lại đỏ ửng lên, giần giật, trông rất dễ sợ.” , bật lên hai câu với giọng run run: “-Ba đây con !”. Qua tất cả những điều đó, ta thấy được ở ông là một niềm thương con da diết, nhớ con và khao khát gặp con, chính vì thế ông đã không ngăn cản được cảm xúc của mình dâng trào. Nhưng con người ta lại hy vọng quá mức vào một điều để rồi thất vọng cũng vì điều đó, từ một cảm giác vui sướng tột cùng, thay vào đấy là sự hụt hẫng vô bờ của cảm xúc, ông bàng hoàng trước sự sợ hãi, lạnh lùng, xa lánh của bé Thu, niềm háo hức đã trở thành nỗi đau, “…nỗi đau như khiến mặt anh sầm lại trông thật đáng thương và hai tay buông xuống như bị gãy” . Đó chắc chắn là một cảm giác rất đau đớn và thất vọng, nỗi đau ấy có lẻ còn đau hơn khi ông phải hy sinh trên mặt trận, khi ông mong quay về sẽ được nghe lại tiếng gọi : “ Ba” mà ông chưa từng được nghe từ đứa con bé bỏng của mình, qua đó ta thấy lòng yêu thương con của ông Sáu là rất chân thực và vô cùng to lớn. Nhưng tình phụ tử không cho phép ông khóc ngay lúc này, chính vì yêu con, mà trong mấy ngày nghỉ phép ông không ghét con mà tiếp tục vỗ về và chăm sóc con, làm mọi cách để con có thể kêu lên một tiếng :”Ba” duy nhất. Nhưng trớ trêu thay, ông càng tỏ ra yêu thương bé Thu, cố gắng xóa bỏ một đoạn ngăn cách giữa hai cha con, thì Thu lại nới rộng thêm khoảng cách đó ra. Thứ ông nhận được chỉ là những lời nói trống không, sự vô cảm tàn nhẫn của bé Thu. Nỗi đau tinh thần lại càng lớn dần, khiến ông không thể khóc mà chỉ cười được thôi “Anh quay lại nhìn con vừa khe khẽ lắc đầu vừa cười. Có lẽ vì khổ tâm đến nỗi không khóc được, nên anh cười vậy thôi” , nụ cười mang trong đó là sự ngượng ngạo, sự bất đắc dĩ, cười chỉ để quên đi nỗi đau vô bờ bến nhưng nỗi đau vẫn còn trong lòng. Và từ tâm trạng thất vọng, ông đã trở thành tuyệt vọng khi bé Thu hất trứng cá ra khỏi bát, không thể kìm nén được nữa, bây giờ cũng không thể cười được, nên ông đành giận dữ và đánh thật mạnh vào mông bé Thu rồi hét lên rằng : “ Sao mày cứng đầu quá vậy, hả?” . Thật là khổ tâm cho ông, tình yêu chưa thể hiện được bao nhiều, đã phải đánh con, nỗi đau đánh con còn lớn hơn cả nỗi đau con không nhận ra cha, bởi vì đánh con tức là phủ nhận tất cả niềm yếu thương mà ông đã dành cho con mình, nhưng ông đành thế, vì ông muốn con biết ông chính là người cha của em. Và rồi, nỗi tuyệt vọng càng kéo dài không nguôi đi được, nhưng ông vẫn không ghét con, chào tạm biệt con ông cũng chỉ nói nhỏ nhẹ: “ Thôi! Ba đi nghe con! “ . Nhưng một lần nữa, chuyện lại càng trớ trêu và đầy bất ngờ, lúc ông cảm thấy không còn một chút hy vọng gì thì bé Thu lại kêu dài một tiếng như xé toang cả khoảng không gian im lặng : “ Ba...a...a…Ba” và điều đó là một món quá vô cũng ý nghĩa đối với ông, yêu con mà phải chịu cảnh thờ ơ của con đến mức giận dữ không kìm nén được thì giờ đây còn gì bất ngờ và hạnh phúc hơn nữa. Chính tiếng kiêu tha thiết của bé Thu đã làm một người lính như ông phải tỏ ra mềm yếu, và xúc động vô cùng, không thể nào ngăn được ông trào nước mắt “…anh Sáu một tay ôm con, một tay rút khăn lau nước mắt, rồi hôn lên mái tóc con.” Niềm vui sướng có pha lẫn một chút tiếc nuối vì giờ đây ông không thể dành thời gian yêu thương con được nữa, ông phải đi rồi, bởi vậy, mang theo lời hứa “chiếc lược” cũng là lời hứa sẽ quay về nhà để được ở bên con nhiều hơn. Nhưng ước sao ông hãy ở lại bên bé Thu một lúc mà đừng ra đi quá sớm, bởi vì lúc ông lần đầu nghe tiếng gọi “Ba” của Thu cũng là lần cuối cùng mà ông được nghe và thấy mặt con. Ở chiến khu, lòng nhớ con lại càng lớn dần lên, chính vì nhớ con mà ông rất ân hận vì đã trót đánh con, và lòng yêu thương con càng thôi thúc ông làm chiếc lược tặng con mình. Hãy thử cảm nhận được sự vui sướng khi ông tìm thấy chiếc ngà voi làm chiếc lược cho con mình, bằng một vỏ đạn ông “…cưa từng chiếc răng lược, thân trọng tỉ mỉ cố công như người thợ bạc.” , giờ đây ta có thể thấy được chính tình phụ tử, tình cảm gia đình khiến chúng ta như biến thành một con người khác, cũng như ông Sáu là một người lính, nhưng với sự nhớ con vô bờ bến, ông đã trở thành một nghệ nhân kiệt xuất với dụng cụ chỉ là một vỏ đạn và thứ ông chỉ có thể làm duy nhất là chiếc lược ngà cho riêng con gái mình. Không chỉ vậy, thời gian ông làm chiếc lược là thời gian mà ông cảm thấy hạnh phúc nhất, khắc lên trên cây lược dòng chữ : “ Yêu nhớ tặng Thu con của ba”, ông muốn ghi dấu thời khắc quan trọng này, chính tình cha con đã làm ông thêm mạnh mẽ để có thể quên đi mùi đạn khói của chiến tranh mà vẫn tiếp tục nâng niu chiếc lược cho con gái. Nhưng rồi mọi chuyện thật tồi tệ, chiến tranh tàn ác hơn thế, tạo ra vết thẹo để Thu không nhận ra cha, lại còn dập tắt một niềm khao khát nhỏ nho là được tận tay trao chiếc lược cho đứa con gái của mình, ông Sáu đã bị chiến tranh giết chết, một vỏ máy bay giặc bắn vào người ông. Tưởng như một vết thương nặng có thể khiến ông ra đi lập tức, nhưng ông trút hết những hơi thở cuối cùng bằng việc thò tay vào chiếc túi đẫm máu để lấy ra chiếc lược ngà và trao lại cho người đồng đội nhờ đưa cho bé Thu, đến lúc đó, ông mới chịu “…nhắm mắt đi xuôi”. Một hành động thật thiêng liêng cao đẹp, chính tình phụ tử đã góp sức cho ông làm công việc cuối cùng này, “…tình cha con là không thể chết được.”, tình cha con được khẳng định là một tình cảm bất diệt, cao quý, chiến tranh có thể làm sứt mẻ tình cảm gia đình, những không thể làm tổn thương đến tình cảm cha con, bởi vì trong chiến tranh, tình cha con lại càng sâu nặng và thắm thiết hơn, chiếc lược ngà mà ông Sáu đã gửi lại ở cuối đoạn trích chính là một nhân chứng chân thực nhất về tình cảm đẹp đẽ này. Tình cảm của ông Sáu đối với bé Thu là vô bờ bến nhưng với bé Thu, em cũng rất yêu cha mình. Xa cha từ khi còn nhỏ, mới khi biết nói và biết cảm nhận, em đã có thể thấy thiếu vằng hình ảnh của người cha, người trụ cột trong gia đình mình. Cha là ai ? Cha trông thế nào ? Chắc những câu hỏi đó vẫn hay vương vần trong tâm trí em, hình ảnh người cha duy nhất mà em thấy được là qua bức ảnh cũ kĩ mà ông Sáu đã chụp với vợ. Chính vì vậy, một hình ảnh người cha trong tấm ảnh đã ăn sâu vào tâm trí và suy nghĩ của em, nên không có gì quá ngạc nhiên khi em tỏ ra “ngơ ngác , lạ lùng” khi mới gặp ông Sáu, phản ứng đầu tiên là“mặt bỗng tái đi, rồi vụt chạy và kêu thét lên: “ Má ! Má ! ”” , đó là một cảm giác sợ hãi, cảm giác như thế mình mất ba rồi, qua đấy, ta thấy bé Thu thật trẻ con và thật yêu cha, chính vì trẻ con mà khi thấy vết sẹo trên má ông Sáu thì không cần nghĩ, em vẫn không tin đó là cha, yêu cha bởi vì chỉ có thương nhớ người cha mà em không chấp nhận ai khác làm cha của mình. Rồi trong những ngày nghĩ phép của ông Sáu, đáp lại một niềm mong mỏi kêu lên tiếng “Ba” của ông, Thu chỉ tỏ ra thờ ơ với ông, nói trống không và kiên quyết không kêu lên tiếng “Ba” nào mà tự mình làm công việc chắt nước. “-Vô ăn cơm !... Cơm chín rồi !... Con kêu rồi mà người ta không nghe…. Cơm sôi rồi, chắt nước giùm cái…. Cơm sôi rồi nhão bây giờ !” Hàng loạt những câu nói của bé Thu cho thấy một sự ngang ngạnh, bường bỉnh của cô bé. Từ “người ta” mà em dùng để gọi ông Sáu cho thấy một sự nhất quyết không lên bất cứ tiếng “Ba” nào. Nhưng ta lại cảm thấy đáng thương hơn là đáng trách bé Thu, xuất phát từ lòng yêu cha, nhớ cha và mong mỏi gặp cha, cô bé chắc chắn không gọi bất cứ ai là “Ba” nếu như chưa tin chắc đó là “Ba” mình, chính vì xa lánh ông Sáu ta mới thấy bé Thu yêu ba mình, thật là một tâm hồn ngây thơ của trẻ con. Và rồi, sự ngang ngạnh đã đến mức đỉnh điểm, dẫn đến phản ứng quyết liệt, Thu hất trứng cá ra khỏi bát khi được ông Sáu gắp cho và bị ông Sáu đánh thật mạnh vào mông. Tưởng chừng sau cái đánh đó, cô bé sẽ khóc lên nhưng không “…nó cầm đũa, gắp lại trứng cá để vào chén, rồi lặng lẽ đứng dậy, bước ra khỏi mâm…. mở lòi tói cố làm cho dây lòi tói khua rổn rảng, khua thật, rồi lấy dầm bởi qua sông.” , hành động bất ngờ nhưng cũng thật tự nhiên, bé Thu mạnh mẽ khi không khóc tiếng nào, thay vào đó như là một việc làm trút giận lên chiếc dây lòi tói, nhưng bên trong đó, ta còn cảm thấy rằng, dường như tâm trí bé Thu đã có suy nghĩ ông Sáu là ba của mình, bởi vì thế mà em mới không cãi lại ông Sáu, em khua lòi tói để ông Sáu nếu là cha thì phải đi tìm để dỗ dành mình, toàn bộ hành động tuy thật trẻ con nhưng lại rất đáng thương cho một cô bé như Thu. Và sau khi nghe được bà giải thích, Thu mới hối hận nghĩ lại, trăn trở suốt đêm, thở dài và không ngủ được. Đến khi ông Sáu ra đi, cô bé mới để cho cảm xúc của mình được bộc lộ ra hết. “...kêu thét lên: - Ba…a…a…ba !.... …-Ba ! Không cho ba đi nữa ! Ba ở nhà với con. …Nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết thẹo dài bên má của ba nó nữa” Đó là một tình cảm đã dồn nén từ rất lâu rồi, hơn tám năm rồi, Thu chỉ mong được biểu lộ tình cảm với ba thôi, tình cảm ấy được thể hiện thật mãnh liệt nhưng lại hòa đẫm sự hối hận của bé Thu. Cái trẻ con trong bé Thu còn được thể hiện lần cuối khi xin ông Sáu mua chiếc lược cho mình. Đó là kết thúc cho một cuộc gặp gỡ cảm động và thật thiêng liêng. Qua cuộc gặp gỡ ấy, ta thấy Nguyễn Quang Sáng tuy không đề cập đến chiến tranh nhưng chiến tranh vẫn luôn hiện lên qua vết thẹo của ông Sáu. Kết quả của tám năm đi lính xa nhà của ông sáu cũng là nguyên nhân khiến bé Thu không nhận ra cha mình, giá như không có vết thẹo ấy thì bé Thu đã được hưởng ba ngày tuyệt vời trong tình yêu thương của cha mình, nhưng nếu không có vết thẹo ấy, tình cảm gia đình cũng không được thử thách và bộc lộ lên được, tình cảm cha con mà vì thế đã trở nên thiêng liêng cao đẹp hơn trong tình cảnh chiến tranh. Câu chuyện với tình huống bất ngờ độc đáo, khi bé Thu không nhận ra cha mình, qua đó làm nổi bật lên tính cách, tình cảm cha con thực sự giữa ông Sáu và cả bé Thu. Ngôi kể bằng nhân vật bác Ba tạo nên sự chân thực, khách quan và tự nhiên làm tăng thêm yếu tố cảm xúc. “Chiếc lược ngà” là một câu chuyện cảm động và rất chân thực của Nguyễn Quang Sáng. Bằng một sự cảm nhận chân thực về tình cảm gia đình trong chiến tranh, ông đã gợi lên một tình cảm cao đẹp, thiêng liêng , đẹp đẽ, và trên thực tế còn rất nhiều tình cảm khác mà ta cần phải trân trọng và giữ gìn.

17 tháng 8 2021

Tham khảo:

1. Mở đoạn:

• Người phụ nữ bình dân có truyền thống tốt đẹp về đạo đức, phẩm chất nhưng trong xã hội phong kiến nhưng chịu đau khổ.

• Đọc “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ ta thương nàng Vũ Thị Thiết đã chịu đựng nỗi đau oan khuất.

2. Thân đoạn:

a) Vũ Nương, người phụ nữ đẹp người, đẹp nết

• Có tư tưởng tốt đẹp.

• Người vợ dịu hiền, khuôn phép: Chồng đi xa vẫn một lòng chung thủy, thương nhớ chồng khôn nguôi, mong chồng trở về bình yên vô sự, ngày qua tháng lại một mình vò võ nuôi con.

• Người con dâu hiếu thảo: Chăm nuôi mẹ chồng lúc đau yếu, lo việc ma chay, tế lễ chu toàn khi mẹ chồng mất.

b) Nỗi đau, oan khuất của nàng:

• Người chồng đa nghi vì nghe lời con trẻ ngây thơ nên nghi oan, cho rằng nàng đã thất tiết.

• Nàng đau khổ, khóc lóc bày tỏ nỗi oan với chồng nhưng chồng vẫn không nghe còn mắng nhiếc, đánh và đuổi nàng đi.

• Không thể thanh minh được, nàng tìm đến cái chết để tỏ bày nỗi oan ức của mình.

c) Khi chết rồi Vũ Nương vẫn thiết tha với gia đình, muốn trở về quê cũ.

• Ở thuỷ cung, nàng vẫn nhớ quê hương, có ngày tất phải tìm về.

• Tìm về là để giải bày nỗi oan với chồng, với mọi người.

• Nhưng nàng không thể trở về với nhân gian được nữa.

3. Kết luận:

• Vũ Nương tiêu biểu cho số phận bi thảm của người phụ nữ trong xã hội cũ.

• Nhân vật Vũ Nương để lại trong lòng người đọc nỗi cảm thương sâu sắc.

19 tháng 12 2017

Trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa Nguyễn Thành Long kể về nhân vật chính với tình cảm yêu mến và khâm phục. Đó là anh thanh niên một mình làm việc ở trạm khí tượng trên đỉnh Yên Sơn cao hơn hai ngàn mét. Vẻ đẹp trong cách sống, trong tâm hồn và những suy nghĩ của anh tiêu biểu cho cách sống, cách suy nghĩ của thế hệ trẻ Việt Nam trong giai đoạn dân tộc ta vừa xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, vừa tiến hành cuộc chiến tranh chống đế quốc Mĩ xâm lược để giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Qua hình ảnh người thanh niên một mình làm việc ở trạm khí tượng trên đỉnh Yên Sơn, tác giả ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của những con người lao động mới đang ngày đêm âm thầm cống hiến cho nhân dân, cho Tổ quốc.

Nội dung truyện có thể tóm tắt như sau: Một họa sĩ già trước khi nghỉ hưu đã đi thực tế vùng cao. Tình cờ, ông ngồi cùng hàng ghế với cô kĩ sư trẻ người Hà Nội lên nhận công tác tại Lai Châu. Qua hai ngày, họ đã làm quen với nhau. Khi đến Sa Pa, bác tài cho xe nghỉ để lấy nước, nhân tiện giới thiệu với họa sĩ và cô gái nhân vật đặc biệt trên đoạn đường này để họa sĩ vẽ chân dung.

Đó là anh thanh niên làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu trên đỉnh Yên Sơn cao hai nghìn sáu trăm mét. Ba người gặp nhau trong một thời gian ngắn ngủi, giữa khung cảnh núi non hùng vĩ và tĩnh lặng của Sa Pa. Chỉ tiếp xúc trong ba mươi phút nhưng bước đầu họ đã hiểu nhau và hai người khách đã nhận biết được từ anh thanh niên bao điều bổ ích. Tính cách của nhân vật này được tác giả miêu tả qua cuộc gặp gỡ bất ngờ giữa anh và hai người khách lạ: họa sĩ già và cô kĩ sư nông nghiệp.

Anh thanh niên trông coi trạm khí tượng được giới thiệu qua lời kể của bác lái xe. Bác lái xe gọi anh là người cô độc nhất thế gian vì anh sống một mình trên đỉnh núi, bốn bề chỉ có cây cỏ và mây mù lạnh lẽo. Bạn bè của anh toàn là những vật vô tri : máy đo gió, đo nắng, đo mây, đo nhiệt độ… Tuy sống trong điều kiện thiếu thốn cả vật chất lẫn tinh thần nhưng người thanh niên ấy vẫn yêu đời, vẫn làm việc với tinh thần trách nhiệm cao nhất. Anh biết làm chủ, biết sắp xếp, lo toan cuộc sống riêng ngăn nắp, ổn định. Anh nuôi gà, trồng hoa, đọc sách. Thỉnh thoảng, anh xuống đường tìm gặp bác lái xe cùng hành khách để trò chuyện và giúp đỡ họ cho vơi bớt nỗi cô đơn.

Thái độ nồng nhiệt, hiếu khách của anh đã gây được thiện cảm đối với mọi người ngay từ lúc đầu. Anh biếu bác lái xe gói củ tam thất để mang về cho người vợ mới ốm dậy. Anh mừng rỡ đón quyển sách bác mua hộ. Niềm vui được gặp gỡ dào dạt trong lòng anh, bộc lộ qua nét mặt và từng cử chỉ.

Bác lái xe giới thiệu với anh những người khách mới: “Đây, tôi giới thiệu với anh một họa sĩ lão thành nhé. Và cô đây là kĩ sư nông nghiệp”. Anh vui vẻ mời hai người lên nhà chơi. Anh trồng một vườn hoa trước nhà để làm đẹp cho cuộc sống của mình và bằng chính những bông hoa xinh tươi, anh bày tỏ lòng hiếu khách. Khi khách đến, anh ra vườn cắt một bó hoa, rất tự nhiên trao cho cô gái mới quen. Trò chuyện với khách, anh đã nói lên những suy nghĩ chân thành của mình.

Người thanh niên ấy không những đáng yêu ở cách sống mà còn đáng yêu vì những điều anh suy nghĩ và cảm nhận. Ban đầu, lúc mới lên nhận việc, sống một mình trên đỉnh núi, bốn bề chỉ có cây cỏ và mây mù lạnh lẽo, chưa quen, thèm người quá, anh đã nghĩ ra kế lăn khúc cây chặn đường xe đi để được gặp người, được nói chuyện trong giây lát.

Nhưng đến bây giờ, khi bày tỏ quan niệm thế nào là người cô độc, anh lập luận thật sắc sảo: “Khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất”. Anh tâm sự với cô kĩ sư trẻ: “Lúc nào tôi cũng có người trò chuyện. Nghĩa là có sách ấy mà!”.

Anh giải thích về nỗi nhớ người của mình bằng những lời nói mộc mạc, chân thành: “Còn người thì ai mà chả “thèm” hở bác? Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc?… Bác lái xe đi về Lai Châu cứ đến đây dừng lại một lát. Không phải giờ “ốp” là cháu chạy xuống chơi, lâu thành lệ. Cháu bỗng dưng tự hỏi: Cái nhớ xe, nhớ người ấy thật ra là cái gì vậy? Nếu là nỗi nhớ phồn hoa đô thị thì xoàng. Cháu ở liền trong trạm hàng tháng. Bác lái xe bao lần dừng, bóp còi toe toe, mặc, cháu gan lì nhất định không xuống. Ấy thế là một hôm, bác lái phải thân hành lên trạm cháu. Cháu nói: “Đấy, bác chẳng “thèm” người là gì?”.

Thực ra, anh thanh niên không phải là loại người đặc biệt, không biết nhớ người, nhớ nhà, mà là anh cố nén nỗi nhớ da diết ấy để hoàn thành nhiệm vụ, đóng góp một phần sức lực nhỏ bé với quê hương, đất nước và để xứng đáng với người cha đang đối đầu với giặc Mĩ xâm lược trong chiến trường miền Nam.

Tuy công việc của anh khó khăn, vất vả và rất quan trọng nhưng anh vẫn cảm thấy nó nhỏ bé, bình thường so với công việc của người khác. Chúng ta hãy lắng nghe anh kể về công việc âm thầm của mình: “Công việc nói chung dễ, chỉ cần chính xác… Xách đèn ra vườn, gió tuyết và lặng im ở bên ngoài như chỉ chực đợi mình ra là ào ào xô tới. Cái lặng im lúc đó mới thật dễ sợ: nó như bị gió chặt ra từng khúc, mà gió thì như những nhát chổi lớn muốn quét đi tất cả, ném vứt lung tung…”

Anh kể về lần nhờ phát hiện ra một đám mây khô mà anh đã góp phần cùng không quân ta hạ được máy bay phản lực của Mĩ. Anh sung sướng nói với ông họa sĩ rằng: “Từ hôm ấy cháu sống thật hạnh phúc”.

Người thanh niên hiếu khách và sôi nổi ấy cũng rất khiêm tốn. Anh ngượng ngùng khi thấy ông họa sĩ già phác thảo chân dung của mình vào cuốn sổ tay. Anh giới thiệu cho ông những người đáng để vẽ hơn mình: Ông kĩ sư ở vườn rau dưới Sa Pa vượt qua bao khó khăn vất vả để tạo ra những củ su hào to hơn, ngon hơn cho nhân dân toàn miền Bắc. Anh cán bộ khí tượng dưới trung tâm suốt mười một năm chuyên tâm nghiên cứu và thiết lập một bản đồ sét: “Nửa đêm mưa gió rét buốt, mặc, cứ nghe sét là đồng chí choáng choàng chạy ra. Như thế mười một năm… Có cái bản đồ ấy thì lắm của lắm bác ạ. Của chìm nông, của chìm sâu trong lòng đất đều có thể biết, quý giá lắm”.

Sở dĩ anh có cách suy nghĩ và hành động như thế là vì anh yêu mến, tự hào về mảnh đất quê hương: Trong cái lặng im của Sa Pa, dưới những dinh thự cũ kĩ của Sa Pa, Sa Pa mà chỉ nghe tên, người ta đã nghĩ tới chuyện nghỉ ngơi, có những con người làm việc và lo nghĩ như vậy cho đất nước.

Yêu con người, yêu cuộc sống, quê hương, đam mê công việc… tình cảm ấy đã trở thành sức mạnh, thành điểm tựa để anh thanh niên trông coi trạm khí tượng hăng say làm việc và học tập.

Nhân vật anh thanh niên trên trạm khí tượng Yên Sơn chỉ là một trong muôn vạn người trẻ tuổi đang cống hiến hết mình cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nhà văn Nguyễn Thành Long dường như đã dồn tình cảm vào ngòi bút để xây dựng nên một hình tượng văn học vừa cụ thể, vừa khái quát, ghi dấu ấn sâu đậm trong lòng người đọc

19 tháng 12 2017

Bài làm

Khi nói đến cái lặng im và lặng lẽ của Sa Pa thì người ta sẽ nghĩ ngay đến việc nghỉ ngơi. Nhưng Nguyễn Thành Long lại cho ta biết về những con người đang âm thầm, lặng lẽ cống hiến hết sức mình cho đất nước, để rồi ông viết nên Lặng lẽ Sa Pa. Anh thanh niên trong truyện ngắn này là người tiêu biểu, đại diện cho lớp người lao động thầm lặng ấy.

Anh không xuất hiện từ đầu tác phẩm, không trực tiếp nhận xét về bản thân mình. Nguyễn Thành Long đã cho anh thanh niên – nhân vật chính của tác phẩm – tự bộc lộ vẻ đẹp của mình. Qua lời giới thiệu của bác lái xe: anh sống cô độc một mình trên đỉnh Yên Sơn cao hai ngàn sáu trăm mét, làm công tác khí tượng kiêm vật ụ địa cầu, sống giữa rừng xanh, mây trắng, bốn bề chỉ toàn là cỏ cây. Dường như người đọc không thể hình dung một cách cụ thể con người của anh. Nhưng khi anh xuất hiện, ông họa sĩ sau khi nghe lời giới thiệu thì bỗng như đứng sững sờ, xúc động khi thấy “người con trai bé nhỏ, nét mặt rạng ngời”. Anh thanh niên quả là một người đầy bản lĩnh, có như thế thì mới dám sống và làm việc ở một nơi thiếu bóng người như thế.

Cuộc trò chuyện ngắn ngủi giữa anh thanh niên, ông họa sĩ và cô kĩ sư nông nghiệp đã đưa người đọc đến gần hơn tâm hồn và tính cách của anh thanh niên. Hàng ngày, anh thanh niên làm việc với đủ loại máy đo mưa, máy nhập quang kí đo ánh sáng mặt trời, cái máy đo gió và cái máy đo chấn động của vỏ trái đất. Công việc của anh là đo gió, đo mưa, đo nắng và báo về “nhà” bằng máy bộ đàm. Công việc ấy cần phải chính xác và đúng giờ.

Anh còn bảo: “Huống chi việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi cháu buồn đến chết mất”. Công việc tuy vất vả nhưng anh thanh niên đã vượt qua tất cả và hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Cuộc sống của anh hòa vào cuộc sống của mọi người. Anh rất vui và tự hào khi mình đã góp phần phát hiện một đám mây khô giúp không quân ta bắn hạ máy bay của Mĩ. Những công việc tưởng chừng như đơn giản và thầm lặng ấy của anh đã góp phần rất lớn trong việc đự báo thời tiết để sản xuất. Nhờ hăng say trong công việc, anh không thấy cô đơn khi làm việc một mình ở vùng cao hẻo lánh và cảm thấy vui khi hoàn thành tốt công việc của mình.

Anh còn là một người hiếu khách: rót nước mời ông họa sĩ và cô kĩ sư, cắt hoa tặng cô gái và tặng một làn trứng cho bác lái xe, ông họa sĩ và cô gái trẻ. Những món quà ấy tuy không đáng là bao nhưng thấm đượm tình nghĩa, giàu lòng hiếu khách. Anh thanh niên không chỉ hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, quan tâm đến người khác, anh còn có một lối sống ngăn nắp, mẫu mực. Bác họa sĩ lấy làm ngạc nhiên khi bước vào nhà của anh. Trước khi đến đây, bác đã tưởng tượng ra một căn nhà chưa kịp quét, một tấm chăn chưa kịp gấp nhưng hiện ra trước mắt bác lại là một căn nhà ba gian sạch sẽ, tất cả mọi thứ được để ngăn nắp. Anh hái hoa tặng khách. Hoa anh trồng đang khoe sắc. Nào hoa đơn, thược dược, và các loại rau. Điều đó đã làm những vị khách mới này bất ngờ. Ngoài những công việc này anh còn nghiên cứu sách báo. Anh có thể dùng số tiền mua sách vở cho việc sắm sửa các vật dụng khác phục vụ cho cuộc sống của mình. Nhưng anh mừng quýnh lên với những cuốn sách anh nhờ bác lái xe mua hộ. Và anh không hề cảm thấy cô đơn vì đã có sách làm bầu bạn. Anh nói với cô kĩ sư trẻ: “Lúc nào tôi cũng có người trò chuyện. Nghĩa là có sách ấy mà”. Bởi vậy, anh không cảm thấy cô đơn khi sống một mình ở vùng cao hẻo lánh.

Anh khiêm tốn khi thấy ông họa sĩ vẽ mình, anh thấy mình chưa xứng đáng để được vẽ nên anh đã giới thiệu cho ông họa sĩ một số người khác thích hợp hơn mình. Đó là ông kĩ sư ở vườn rau Sa Pa, luôn tìm cách thụ phấn cho su hào để tạo ra sản phẩm đạt chất lượng cao. Không chỉ giới thiệu ông kĩ sư, anh còn cho ta biết về anh cán bộ nghiên cứu khoa học, nghiên cứu riêng bản đồ sét cho nước ta. Anh luôn nghĩ cho mọi người. Chính vì thế nên ông họa sĩ phải thốt lên: “Chao ôi, bắt gặp được một người như anh ta là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác”.

Dù được nhìn qua suy nghĩ của ông họa sĩ, cô kĩ sư nhưng chúng ta cũng hình dung được những nét đẹp đáng quí ở anh thánh niên. Anh có một cuộc sống thật đáng sống và một tâm hồn phong phú. Anh luôn tạo ra cái đẹp ở quanh mình, dù đó là vùng cao xa xôi. Anh thanh niên là một hình tượng điển hình cho chúng ta học tập. Qua câu chuyện, Nguyễn Thành Long muốn nhắn nhủ chúng ta hãy biết sống vì mọi người và sống hữu ích cho cuộc đời. Hãy làm những thanh niên tình nguyện, những cán bộ tình nguyện công tác ở vùng cao, đem tài năng của mình để phục vụ đất nước. Đây là vẻ đẹp của người lao động và ý nghĩa của những công việc thầm lặng trong cuộc sống.