K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 11 2016
 
 
 
 
 
Trong lúc thầy cô đang say sưa giảng bài thì bỗng dưng tiếng chuông điện thoại vang lên: reng reng … Như một phản xạ tự nhiên thầy cô sẽ ngưng giảng, nhìn về phía phát ra âm thanh. Rõ ràng điều này đã làm gián đoạn mạch cảm xúc, tư duy của thầy cô giáo, làm bài giảng phải ngưng lại và làm ảnh hưởng đến các bạn khác trong lớp đang chăm chú theo dõi bài học. Kết luận thứ nhất: Việc sử dụng điện thoại trong giờ học làm gián đoạn sự học của mọi người và làm đứt mạch giảng bài của thầy cô giáo.

Khi bạn đang theo dõi bài học, thì giật mình vì điện thoại reo lên: reng reng … Bạn sẽ phải bắt máy, rồi xin phép thầy cô ra ngoài. Điều này vô tình làm bạn không theo kịp nhịp bài học, bởi sau khi bạn quay vào lớp thì thầy cô đã giảng sang phần khác rồi.

Nhiều bạn để điện thoại ở chế độ rung hoặc chế độ im lặng trong tiết học, nhưng một lúc lại mở lên xem có ai nhắn gì không? Điều này vô tình làm bạn mất tập trung, tâm trí phân hai nên việc theo dõi bài giảng của thầy cô không thông suốt. Do đó việc tiếp thu bài của bạn bị hạn chế, nhiều lúc ngơ ngác không hiểu thầy cô đang nói gì.

Với một số điện thoại thông minh (smart phone) có thể kết nối internet và mạng xã hội như facebook, G+, … càng làm cho bạn mất thời gian vào những chuyện online hơn nữa. Thậm chí có bạn còn đeo tai phone nghe nhạc, xem phim, quay phim, chơi game, … trong giờ học và xem đó như một mốt thời thượng. Thay vì chú tâm vào bài giảng của thầy cô, bạn lại say sưa với những trò giải trí trên điện thoại, còn tâm trí đâu mà học với hành nữa.

45 phút trôi qua rất nhanh chóng, chỉ vài bài nhạc hay vài level trong trò chơi là hết một tiết học. Do đó, trong giờ học các bạn nên tắt nguồn điện thoại để toàn tâm, toàn ý chăm chú lắng nghe thầy cô truyền thụ kiến thức, chỗ nào không hiểu phải hỏi lại ngay. Có như thế tiết học của bạn mới đạt hiệu quả cao.

Cha mẹ của bạn làm việc rất vất vả mới có đủ tiền để nuôi và đóng học phí cho bạn đến trường. Hãy trân trọng những đồng tiền do cha mẹ bạn làm ra, cũng như trân trọng những giọt mồ hôi cực khổ, nhọc nhằn của cha mẹ bạn vậy. Ngay cả cái điện thoại của bạn đang sử dụng cũng là công sức không nhỏ của cha mẹ mới có thể mua được cho bạn đấy.

Đừng lãng phí thời gian, bởi vì thời gian là vàng bạc – rất quý giá. Đừng lãng phí tiền bạc, bởi làm ra đồng tiền không hề dễ dàng. Nghề nghiệp sau này của bạn như thế nào đều phụ thuộc vào những giờ học trên lớp của bạn đó – Đừng để điện thoại huỷ hoại tương lai của mình các bạn nhé!
21 tháng 1 2022

Mình tìm thì có nhiều cái lệch chủ đề với không đủ ý 
Bạn dựa vào dàn ý đây để làm văn nhé !!!

Tham Khảo

 Hoàn cảnh lịch sử:

Bảo vệ tổ quốc, lập nhiều kì tích trong kháng chiến chống ngoại xâm, chế độ phong kiến Việt Nam phát triển đi lên.

 Nội dung:

Yêu nước với âm hưởng hào hùng ( hàokhí Đông A ).

 Nghệ thuật:

Văn học chữ Hán: văn chính luận (Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ), văn xuôi về lịch sử (Đại Việt sử kí của Lê Văn Hưu, Việt điện u linh tập của Lí Tế Xuyên...), thơ phú (các sáng tác của Pháp Thuận, Trần Quang Khải, Phạm Ngũ Lão, Trương Hán Siêu, Nguyễn Trung Ngạn...).

Văn học chữ Nôm: Một số bài thơ phú Nôm.

. Tác giả, tác phẩm tiêu biểu:  

Các tác phẩm như Vận nước (Quốc tộ) của Pháp Thuận, Chiếu dời đô (Thiên đô chiếu) của Lí Công Uẩn, bài thơ Sông núi nước Nam (Nam quốc sơn hà) đã mở đầu cho dòng văn học yêu nước. Những tác phẩm như Hịch tướng sĩ (Dụ chư tì tướng hịch văn) của Trần Quốc Tuấn, Phò giá về kinh (Tụng giá hoàn kinh sư) của Trần Quang Khải, Tỏ lòng (Thuật hoài) của Phạm Ngũ Lão, Phú sông Bạch Đằng (Bạch Đằng giang phú) của Trương Hán Siêu... tiêu biểu cho nội dung yêu nước. 

12 tháng 9 2017

Mai Hà Chi ; Nguyễn Thị Hồng Nhung ; Nguyễn Phương Linh ;

Trần Thọ Đạt ; Mai Phương aNH ; .... giải giúp mk bài này với khocroi

16 tháng 12 2017

Dàn ý:

1. Mở bài:

Nêu cảm nghĩ chung về sự hồi hộp, niềm vui và hạnh phúc khi được trở thành một học sinh THPT.

2. Thân bài:

- Cảm nghĩ trước khi nhập học:

    + Nhớ lại lần đầu tới trường, hay những lần khai giảng năm học trước

    + Bước vào trường THPT có gì khác biệt: hồi hộp, tự hào(bản thân trải qua kì thi đầy thử thách, thấy mình đã lớn và trưởng thành hơn).

- Cảm nghĩ khi mới đặt chân đến trường:

    + Miêu tả khái quát khung cảnh trường (mới lạ, rộng rãi, sạch đẹp, có nhiều bồn hoa, cây cảnh đẹp…).

    + Gặp gỡ, làm quen với thầy cô và các bạn mới (thầy cô, bạn bè đều là những người chưa quen ; cảm giác ban đầu xa lạ nhưng lại như có một sợi dây gắn kết vô hình, tạo sự gần gũi).

    + Phân chia lớp, phòng học và các bạn mới

- Cảm nghĩ về buổi chào cờ đầu tiên:

    + Lời thầy Hiệu trưởng (dõng dạc, nghiêm trang, đầy giục giã).

    + Lời phát biểu cảm nghĩ của một học sinh mới (gây ra niềm đồng cảm, xúc động ra sao?).

- Cảm nghĩ về buổi học đầu tiên:

    + Mới đầu còn đôi chút lạ lẫm, ngượng ngùng

    + Về sau, cả lớp hào hứng hòa nhập nhanh chóng

    + Buổi học qua nhanh nhưng để lại nhiều ấn tượng.

(chú ý miêu tả tiết học môn gì, thầy/cô giáo và bài giảng có sự hấp dẫn lôi cuốn như thế nào?)

3. Kết bài:

- Cảm giác vui vẻ, có chút gì đó khó tả.

- Trong lòng có sự tin tưởng sẽ sớm gần gũi, hòa nhập với việc học tập và tham gia phong trào của lớp, gắn bó với các bạn và môi trường học tập mới.

26 tháng 9 2019

Hóa ))

28 tháng 9 2019

Toán

31 tháng 7 2017

Dàn ý

1. Mở bài:

Nêu cảm nghĩ chung về sự hồi hộp, niềm vui và hạnh phúc khi được trở thành một học sinh THPT.

2. Thân bài:

- Cảm nghĩ trước khi nhập học:

    + Nhớ lại lần đầu tới trường, hay những lần khai giảng năm học trước

    + Bước vào trường THPT có gì khác biệt: hồi hộp, tự hào(bản thân trải qua kì thi đầy thử thách, thấy mình đã lớn và trưởng thành hơn).

- Cảm nghĩ khi mới đặt chân đến trường:

    + Miêu tả khái quát khung cảnh trường (mới lạ, rộng rãi, sạch đẹp, có nhiều bồn hoa, cây cảnh đẹp…).

    + Gặp gỡ, làm quen với thầy cô và các bạn mới (thầy cô, bạn bè đều là những người chưa quen ; cảm giác ban đầu xa lạ nhưng lại như có một sợi dây gắn kết vô hình, tạo sự gần gũi).

    + Phân chia lớp, phòng học và các bạn mới

- Cảm nghĩ về buổi chào cờ đầu tiên:

    + Lời thầy Hiệu trưởng (dõng dạc, nghiêm trang, đầy giục giã).

    + Lời phát biểu cảm nghĩ của một học sinh mới (gây ra niềm đồng cảm, xúc động ra sao?).

- Cảm nghĩ về buổi học đầu tiên:

    + Mới đầu còn đôi chút lạ lẫm, ngượng ngùng

    + Về sau, cả lớp hào hứng hòa nhập nhanh chóng

    + Buổi học qua nhanh nhưng để lại nhiều ấn tượng.

(chú ý miêu tả tiết học môn gì, thầy/cô giáo và bài giảng có sự hấp dẫn lôi cuốn như thế nào?)

3. Kết bài:

- Cảm giác vui vẻ, có chút gì đó khó tả.

- Trong lòng có sự tin tưởng sẽ sớm gần gũi, hòa nhập với việc học tập và tham gia phong trào của lớp, gắn bó với các bạn và môi trường học tập mới.

11 tháng 9 2017

Thế là tôi đã vào học ở trường Trung học phổ thông được ba tuần. Ba tuần thật đầy ấn tượng, bởi mỗi khi bước chân đến lớp, tôi lại khám phá thêm nhiều điều bất ngờ, thú vị từ bạn bè, từ ngôi trường mới và từ cuộc sống học sinh Trung học phổ thông còn đầy mới mẻ với tôi.

Đã chín lần tôi được dự lễ khai giảng năm học mới, vậy mà trước lễ khai giảng năm nay – năm thứ mười, tôi vẫn không khỏi hồi hộp và lo lắng. Bố mẹ cũng phải ngạc nhiên về sự hồi hộp của tôi, về một đứa vốn nghịch ngợm và mạnh bạo như tôi mà cũng bồn chồn như thế. Không nôn nao sao được khi niềm mong ước và mục tiêu của tôi đã trở thành hiện thực. Với tôi ngôi trường mới xa lạ đấy nhưng cũng quen thuộc như một cố nhân.

Những ngày đầu chập chững bước qua cánh cổng Trung học phổ thông. Cảm giác ấy vẫn khó tả như ngày nào. Cánh cửa Trung học phổ thông đã mở ra sau ba tháng hè oi ả. Nơi đây giờ đối với tôi xa lạ hoàn toàn. Trường mới, bạn mới, thầy cô mới, cách học mới và cả một môi trường mới. Tôi sẽ phải thích nghi dần, làm quen dần với môi trường mới vì ba năm cuối ở đây sẽ quyết định cuộc đời tôi. Tôi bất chợt nghĩ rằng đây sẽ là khoảng thời gian thật sự gian nan, thử thách vì đây là nơi tôi cho là xa lạ. Nhưng không, ý nghĩ ấy dần bị dập tắt khi tôi đến trường nhận lớp, biết thầy cô, bạn bè, lớp học mới. Lúc ấy, tôi mới biết tất cả đều thân thiện như những ngày tôi còn học ở các lớp dưới. Mọi thứ quả thật đều rất mới, từ quang cảnh, ngôi trường và đến cả những con người. Thế nhưng tất cả như đều lưu lại cho tôi những kí ức về buổi đầu chập chững ấy. Tháng Tám - tháng giao mùa từ cuối hạ sang thu - tháng mà những chùm phượng vĩ chỉ còn thưa thớt vài nhánh nở muộn. Và cũng là tháng mà chúng tôi đến trường với những bài học đầu tiên. Giờ đây tôi đã là học sinh cấp ba, được khoác trên mình bộ đồng phục áo trắng viền xanh kết hợp váy xanh xếp li có vẻ trông tôi nữ tính hơn so với hồi cấp 2 mặc quần tây áo trắng. Được mặc bộ đồng phục mới mà trước đây tôi chưa từng mặc, ngồi gần người bạn tôi chưa từng quen, được học những thầy cô mà giờ đây tôi mới biết.

Những cảm xúc lại trào dâng khó tả xen lẫn cả niềm vui nhưng hòa vào đó lại thoáng chút nỗi buồn. Niềm vui vì tôi đã như được trưởng thành hơn và được biết thêm nhiều điều mới mẻ tử những bài dạy, bài học mới. Nhưng tôi buồn vì đâu đó tôi thấy nhớ những người thầy cũ, những người bạn cũ và cả những lời khuyên chân thành của thầy cô vào ngày tôi tốt nghiệp cấp 2. Nhưng thời gian có bao giờ dừng lại, nó sẽ lặng lẽ trôi mãi, trôi mãi không bao giờ dừng. Và tôi sẽ phải cố gắng để nắm giữ tưng giây, từng phút ấy.

Mái trường THPT là nơi tôi chỉ "dừng chân" ở ba năm học. Ba năm quãng thời gian không phải là dài nhưng tôi nghĩ thời gian ấy đã đủ để tôi lưu giữ những kỉ niệm đẹp về ngôi trường mới này. Và có lẽ tôi sẽ không bao giờ quên được ngày này - ngày đầu tiên tôi bước vào ngưỡng cửa THPT.

24 tháng 2 2022

em tham khảo :

Trương Hán Siêu là một danh nhân văn hóa đời Trần, ông giữ nhiều chức vụ quan trọng trong triều đình đồng thời ông còn là một nhà thơ nổi bật của thời đại. Phú sông Bạch Đằng là tác phẩm nổi tiếng nhất của ông, tiêu biểu cho văn học yêu nước thời Lí – Trần.

Tác phẩm gồm có bốn phần chính, đoạn mở đầu thể hiện cảm xúc lịch sử của nhân vật khách trước cảnh sắc sông Bạch Đằng. Đoạn tiếp theo là đoạn giải thích: các bô lão kể với nhân vật khách về chiến công lịch sử trên sông Bạch Đằng. Đoạn tiếp thể hiện suy ngẫm và bình luận của các bô lão về chiến công xưa. Đoạn kết là lời ca khẳng định vai trò của con người.

Trước hết về hình tượng nhân vật khách, ông xuất hiện cùng với việc di chuyển qua nhiều địa danh nổi tiếng: Nguyên Tương, Vũ Huyệt, Cửu Giang, Ngũ Hồ, Tam Ngô,… Đây đều là những phong cảnh đẹp, rộng lớn của Trung Quốc. Nhưng có một điều đặc biệt, với các địa danh này tác giả chỉ du ngoạn trên sách vở và thông qua trí tưởng tượng của mình. Nhưng bên cạnh đó còn có những địa danh khác: Đại Than, Đông Triều, Bạch Đằng, đây là những địa điểm ông được đi du ngoạn thực tế. Đây cũng là địa điểm khoáng đạt, rộng lớn và vô cùng đẹp đẽ, không chỉ vậy các địa danh này còn ghi những dấu son lịch sử chói lọi của dân tộc.

Dưới con mắt của nhân vật khách, thiên nhiên hiện lên với những vẻ đẹp khác nhau. Đó là vẻ đẹp thơ mộng, hùng vĩ:

Bát ngát sóng kình muôn dặm
Thướt tha đuôi trĩ một màu

Câu thơ vẽ nên không gian mênh mông, rộng lớn, những con sóng lớn liên tiếp, nối đuôi nhau trải dài đến vô tận vẽ ra cảnh tượng vô cùng hùng vĩ. Câu thơ thứ hai gợi hình ảnh những con thuyền nối đuôi nhau đi trên sông tựa như những cái đuôi trĩ thướt tha. Hai chữ “thướt tha” cho thấy dáng vẻ mềm mại, duyên dáng, uyển chuyển. Không gian sông nước hòa vào làm một, phong cảnh đẹp đẽ này đã trải suốt bao năm: “Nước trời một sắc, phong cảnh ba thu”. Câu thơ đồng thời cũng là bản lề để mở ra vẻ đẹp thứ hai của sông Bạch Đằng:

Bờ lau san sát, bến lách đìu hiu
Sông chìm giáo gãy, gò đầy xương khô

 

Trước mắt nhân vật khách hiện ra bờ lau san sát, hút tầm mắt, kết hợp với hai từ láy “đìu hiu, san sát” bổ trợ nghĩa cho nhau cho thấy sự hoang vu, vắng vẻ của không gian. Nhìn cảnh tượng hoang vu ấy, nhân vật khách liên tưởng đến đáy sông với hàng loạt vũ khí bỏ lại, nhìn gì mà nhớ tới những nấm mồ của bao nhiêu người đã bỏ mạng lại trong các trận chiến.

Hình tượng nhân vật khách hiện lên là người có tráng chí bốn phương, cũng là người có tâm hồn thơ mộng, khoáng đạt, ham du ngoạn. Du ngoạn với tâm thế tự nguyện và say sưa, “tiêu dao” thảnh thơi đi đây đi đó, không hề có chút vướng bận. Ông du ngoạn bốn phương với mục đích là thưởng thức cảnh đẹp non sông, đồng thời nghiên cứu cảnh trí đất nước để bồi dưỡng kiến thức cho riêng mình. Đứng trước cảnh sắc thiên nhiên ông vừa vui mừng trước cảnh đẹp quê hương đất nước vừa thể hiện niềm tự hào trước dòng sông ghi dấu chiến công lịch sử. Nhưng bên cạnh đó ông còn buồn thương, tiếc nuối vì chiến trường xưa oanh liệt nay chỉ còn lại sự hoang vu, hiu quạnh. Khách đứng lặng giờ lâu nuối tiếc khi thời gian chảy trôi đã vô tình nhuốm màu hoang vu lên mảnh đất này.

Bên cạnh hình tượng nhân vật khách, ta còn thấy hiện lên hình tượng của các bô lão với những gợi nhắc về trận chiến oanh liệt trên sông Bạch Đằng lịch sử. Về nhân vật bô lão có thể hiểu là hình ảnh thực của các bô lão mà tác giả gặp trong chuyến du ngoạn sông Bạch Đằng, nhưng cũng có thể là sự hư hấu từ chính những tâm tư, tình cảm của tác giả. Dù là thực hay hư cấu thì hình ảnh bô lão hiện lên đã gợi lại hình ảnh của hội nghị Diên Hồng với ý chí quyết chiến quyết thắng. Các bô lão theo nguyện vọng của khách đã tái hiện lại một cách hào hùng, oanh liệt trận chiến trên sông Bạch Đằng: Trùng hưng nhị thánh bắt Ô Mã, Ngô chúa phá Hoằng Thao. Chiến thắng của vua Trần Nhân Tông và Thái thượng hoàng Trần Thánh Tông, Trần Hưng Đạo dẫn quân đánh thắng giặc Nguyên Mông, bắt sống Ô Mã Nhi, Ngô Quyền đánh thắng Hoằng Thao. Đặc biệt nhấn mạnh chiến công trên sông Bạch Đằng. Trận chiến diễn ra hết sức cam go, quyết liệt. Hai bên cân sức cân tài, diễn biến trong thế giằng co, không phân thắng bại, khiến trời đất phải rung chuyển: Ánh nhật nguyệt chừ phải mờ/ Bầu trời đất chừ sắp đổi. Đây là trận chiến kinh thiên, động địa, lay chuyển cả trời đất. Và kết quả, chiến thắng đã thuộc về chính nghĩa, những kẻ phi nghĩa đã phải chịu sự bại vong. Để nhấn mạnh sự thất bại nhục nhã của địch, bô lão đã lấy hai điển tích là trận Xích Bích và nhận Hợp Phì. Trương Hán Siêu đưa ra hai trận đánh nổi tiếng trong lịch sử để nâng tầm vóc chiến công vang dội, chiến thắng hào hùng của dân tộc ta. Với giọng điệu nhiệt huyết, tự hào, các bô lão đã tái hiện sinh động trận chiến cũng như thắng lợi vẻ vang của dân tộc ta. Sau khi kể lại trận chiến, các bô lão thể hiện suy ngẫm về chiến thắng của ta và thất bại của địch: ta thắng là do yếu tố địa linh nhân kiệt, đặc biệt nhấn mạnh yếu tố con người, vai trò người đứng đầu nên giành chiến thắng vang dội.

Tác phẩm được coi là đỉnh cao của nghệ thuật phú trong văn học trung đại Việt Nam. Kết cấu tác phẩm đơn giản, bố cục chặt chẽ, xây dựng hình tượng nhân vật khách đặc biệt. Những lời văn biền ngẫu và ngôn từ vừa trang trọng, hào sảng vừa lắng đọng. Hình ảnh thơ mang tính khoa trương, phóng đại diễn tả vẻ đẹp thiên nhiên cũng như chiến thắng hào hùng của dân tộc.

 

Tác phẩm đã thể hiện lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc sâu sắc trước những chiến công trên sông Bạch Đằng lịch sử. Đồng thời tác phẩm cũng ngợi ca truyền thống anh hùng bất khuất, truyền thống đạo lí nhân nghĩa của dân tộc ta. Qua đó còn thể hiện tư tưởng nhân văn cao đẹp, đề cao giá trị con người.