K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
26 tháng 11 2023

- Nhận xét về nhân vật Giang trong Giang – Bảo Ninh

Biết quan tâm, giúp đỡ người khác có trái tim và tấm lòng nhân hậu

+ Là cô gái nhạy cảm và tinh tế

31 tháng 8 2023

THAM KHẢO!

Nhận xét về nhân vật Giang trong Giang (Bảo Ninh).

- Là một cô gái hiểu chuyện.

- Một cô gái có lòng thương người, ân cần, chu đáo, nhiệt tình.

- Hiếu thảo với cha.

- Có tình nghĩa sâu đậm.

18 tháng 4 2017

Chọn đáp án: D

22 tháng 1 2018

- Sử dụng ngữ liệu: đoạn trích kể lại cuộc chiến giữa Đam- Săn với Mtao- Mxây

- Yếu tố miêu tả mà khung cảnh của cuộc chiến, hình ảnh của các nhân vật, diễn biến cuộc chiến hiện ra chân thật, sinh động tới từng chi tiết, người đọc có thể dễ dàng tưởng tượng được

- Yếu tố biểu cảm thể hiện cảm xúc của các nhân vật, và cộng đồng, khiến cuộc chiến trở nên hoành tráng.

Hình ảnh người anh hùng được nâng lên

b, Đoạn trích trong truyện ngắn Lẵng quả thông của C. Pau-tôp-xki người kể chuyện quan sát, tưởng tượng và suy ngẫm

   + Vẻ đẹp của mùa thu, hình ảnh nhân vật em bé con ông gác rừng

   + Để giúp người đọc có những cảm nhận riêng, tác giả không trực tiếp miêu tả mà gợi liên tưởng cho người đọc “ nếu như có thể lấy hết đồng và vàng trên trái đất đem đánh thành muôn vàn lá cây rất mực tinh xảo”

   + Gợi suy ngẫm “những chiếc lá nhân tạo nó sẽ rất thô kệch…”

   + Những câu văn miêu tả vẻ đẹp tự nhiên của mùa thu làm chúng ta cảm nhận độc đáo, lí thú hơn.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
28 tháng 8 2023

Nhân vật Tiểu Kính đẹp trai ngời ngời mà lòng dạ thẳng băng, trơ trơ như gỗ đá, người tĩnh tọa đều đều, liên hồi gõ mõ, niệm Nam mô A di đà Phật, vẻ mặt càng cố tỏ ra bất động, lạnh lùng giỏi nhẫn nhịn, cam chịu.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
7 tháng 12 2023

- Nhận xét: Nhân vật Tiểu Kính đẹp trai ngời ngời mà lòng dạ thẳng băng, trơ trơ như gỗ đá, người tĩnh tọa đều đều, liên hồi gõ mõ, niệm Nam mô A di đà Phật, vẻ mặt càng cố tỏ ra bất động, lạnh lùng giỏi nhẫn nhịn, cam chịu.

4 tháng 5 2017

Đoạn trích Trao duyên biểu hiện bi kịch tình yêu tan vỡ và cũng chính là bi kịch của số phận con người nói chung và người phụ nữ nói riêng trong xã hội cũ. Đây là một trong những đoạn thơ ứa máu của Nguyễn Du trong Truyện Kiều. Trong đoạn trích, nhà thơ đã thể hiện thành công mối quan hệ giữa lí trí và tình cảm, Từ đó bộc lộ nhân cách và thân phận của nhân vật chính trong truyện.

Trong hoàn cảnh gấp gáp cứu cha và em, Kiều đã nhanh chóng quyết định bán mình. Khi Việc nhà đã tạm thong dong, đêm trước khi đi theo chàng họ Mã, Kiều đã thức nhẫn tàn canh để nghĩ về mốì nợ tình. Và Kiều đã quyết, định đem duyên chị buộc vào duyên em. Về mặt lí trí, Kiều nhận thức được việc trao duyên cho em là vì chữ nghĩa: Làm thân trâu ngựa đền nghì trúc mai (nghì là nghĩa). Nhưng về tình cảm, tình yêu của nàng đối với Kim Trọng là bất diệt:

Nợ tình chưa trả cho ai

Khối tình mang xuống tuyền đài chưa tan

Vì vậy, Kiều cố gắng thuyết phục Vân bằng được. Trao duyên cho em, lòng Kiều đầy xót xa. Kỉ niệm của tình yêu trỗi dậy, nàng thổn thức, đau đớn, trái tim rớm máu. Tay trao nhưng lòng cố giữ. Trao được duyên nhưng tình vẫn bùng cháy mãnh liệt. Đó chính là sự mâu thuẫn giữa lí trí và tinh cảm mà thực chất là mâu thuẫn giữa vấn đề đạo đức (cụ thể là chữ hiếu, chữ nghĩa với tình yêu, tâm hồn con người). Điều đó đã làm sáng lên nhân cách cùa Kiều. Hiếu, nghĩa đều trọn vẹn và tâm hồn vô cùng cao đẹp, sâu sắc. Nỗi đau của Kiều không chỉ là nỗi đau duyên. Vì vậy, ta thấy Kiều gần với con người thực, con người tự nhiều chiều chứ không phải là một tấm gương đạo lí đơn giản, một chiều.

5 tháng 5 2017

Nguyễn Du khắc họa hình ảnh Kiều qua nhiều tình huống mâu thuẫn. Mâu thuẫn hiếu - tình nàng chấp nhận hi sinh tình yêu trong trắng của mình. Đứng giữa tình và nghĩa, Kiều nhận thức được sự tất yếu phải nhờ em trả nghĩa chàng Kim. Có lúc Kiều hành động thiên về bổn phận có khi nàng ứng xử nghiêng về nghĩa tình. Kiều tỉnh táo để chấp nhận mệnh bác. Kiều day dứt đớn đau vì sống không trọn vẹn với tình yêu đầu đời. Kiều được sống chân thực và tự nhiên với tất cả đời sống tình cảm của con người. Nguyễn Du không biến Kiều thành một tấm gương đạo đức đơn giản.