K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 2 2022

:)

undefined

16 tháng 2 2022

Tham Khảo 

Câu nói " Có thể bạn không giàu về tiền, nhưng bạn giàu về tình cảm" là một bài học rất sâu sắc đối với em. Tiền bạc thì có thể mua được nhiều thứ nhưng lại chẳng thể mua được hạnh phúc. Tiền bạc không thể đổi lấy tình cảm của con người. Tuy nhiên nếu bạn giàu về tình cảm thì bạn luôn luôn cảm thấy cuộc sống rất ý nghĩa và hạnh phúc. Đó không phải là sự giàu có về thể chất nhưng lại giàu có về tinh thần. Mà đối với người giàu về tiền bạc thì họ chẳng bao giờ có được.

Đọc văn bản      Thuở xưa,có một lão nhà rất giàu ,nhưng lại tham lam ,bủn xỉn không ai bằng Tết đến,hắn ta rất thèm uống rượu ,nhưng không muốn mất tiền .Hắn bảo anh trai cày làm thuê cho nhà hắn mang chai ra chợ mua rượu ,nhưng hắn không đưa tiền Anh trai cày liền hỏi -Thưa ông chủ ,không có tiền làm sao mua được rượu? - Ồ!Có tiền thì ai mua chả được ,không tiền mà mua được...
Đọc tiếp

Đọc văn bản

      Thuở xưa,có một lão nhà rất giàu ,nhưng lại tham lam ,bủn xỉn không ai bằng Tết đến,hắn ta rất thèm uống rượu ,nhưng không muốn mất tiền .Hắn bảo anh trai cày làm thuê cho nhà hắn mang chai ra chợ mua rượu ,nhưng hắn không đưa tiền Anh trai cày liền hỏi -Thưa ông chủ ,không có tiền làm sao mua được rượu? - Ồ!Có tiền thì ai mua chả được ,không tiền mà mua được rượu mới là người thông minh,tài giỏi chứ! Nói xong lão nhà giàu vỗ đùi cười ha hả và lấy làm đắc chí lắm!Hắn nghĩ rằng thế nào anh trai cày cũng phải bỏ tiền túi ra mua rượu cho hắn uống để được tiếng là thông minh Nghe lão nhà giàu nói vậy ,anh trai cày liền cầm chai ra chợ.Một lát sau anh xách chai về và đưa cho nhà chủ - Rượu đây rồi mời ông chủ uống đi - Lão nhà giàu tức mình,trợn tròn mắt hỏi Ôi! Chai không thế này có chi mà uống Anh trai cày vừa cười ,vừa nói - Chai có rượu đầy thì ai mà chẳng uống được .Chai không mà vẫn uống được rượu mới là người sành rượu chứ! Nói xong, anh bỏ đi để mặc lão đứng tiu nghỉu nhìn cái chai không thèm thuồng trong cơn nghiện

Câu 1: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của vản bản?Văn bản thuộc thể loại nào của VHDG? Nêu đặc điểm của thể loại đó 

Câu 2: Trong câu chuyện hoạt động giao tiếp diễn ra giữa các nhân vật nào?Nội dung giao tiếp trong văn bản là gì?

Câu 3:  Trong câu chuyện anh trai cày hỏi ông chủ điều gì 

Câu 4: Theo anh/chị chi tiết anh trai cày vừa cười,vừa nói: “Chai có rượu đầy thì ai mà chẳng uống được .Chai không mà vẫn uống được rượu mới là người sành rượu chứ!” có ý nghĩa gì ? 

Câu 5: Câu chuyện phê phán thói xấu nào của con người ?

0
Đọc các đoạn văn và trả lời câu hỏi: Đoạn 1:     Nói cách khác, con người ta vốn là nghệ thuật, vốn giàu lòng đồng cảm. Chỉ vì lớn lên bị cách nghĩ của người đời dồn ép, nên tấm lòng ấy mới bị cản trở hoặc hao mòn. Chỉ có kẻ thông minh mới không bị khuất phục, dù bên ngoài chịu đủ thứ áp bức, thì bên trong vẫn giữ được lòng đồng cảm đáng quý nọ. Những người...
Đọc tiếp

Đọc các đoạn văn và trả lời câu hỏi: 

Đoạn 1:

     Nói cách khác, con người ta vốn là nghệ thuật, vốn giàu lòng đồng cảm. Chỉ vì lớn lên bị cách nghĩ của người đời dồn ép, nên tấm lòng ấy mới bị cản trở hoặc hao mòn. Chỉ có kẻ thông minh mới không bị khuất phục, dù bên ngoài chịu đủ thứ áp bức, thì bên trong vẫn giữ được lòng đồng cảm đáng quý nọ. Những người ấy chính là nghệ sĩ.

(Phong Tử Khải, Sống vốn đơn thuần, Sđd) 

a. Tại sao nó được coi là một đoạn văn?

b. Hãy chỉ ra mạch lạc giữa các câu trong đoạn văn trên.

c. Dấu hiệu nào cho thấy mạch lạc giữa đoạn văn này và các đoạn văn khác trong văn bản Yêu và đồng cảm?

d. Trong đoạn văn, những từ ngữ nào được lặp lại nhiều lần? Cách dùng từ ngữ như vậy có tác dụng gì? 

Đoạn 2:

     Nhà nước ta rất coi trọng hiền tài. Người hiền tài có những năng lực vượt trội so với người bình thường và có thể làm được nhiều việc lớn. Hiền tài trong lịch sử thời nào cũng có.Tên của những hiền tài và sự nghiệp của họ luôn được nhân dân ghi nhớ.

a. Vì sao phép lặp từ đã được sử dụng ở các câu kề nhau mà đoạn văn vẫn rời rạc?

b. Đoạn văn đã mắc lỗi liên kết như thế nào?

Đoạn 3:

     Thay vì cầm một cuốn sách để đọc, nhiều người bây giờ chỉ biết lăm lăm trong tay một chiếc điện thoại thông minh. Mặc dù không thấy được ích lợi của sách trong việc bồi dưỡng tâm hồn, phát huy trí tưởng tượng và rèn luyện cách suy nghĩ nên không ít người hầu như đã vứt bỏ thói quen đọc sách. Nó tuy rất tiện lợi trong việc đáp ứng nhiều nhu cầu của con người trong cuộc sống hiện đại, nhưng lại khó giúp ta tìm được sự yên tĩnh, lắng sâu trong tâm hồn.

a. Dấu hiệu nổi bật giúp nhận ra lỗi về mạch lạc trong đoạn văn là gì?

b. Chỉ ra các dấu hiệu của lỗi liên kết trong đoạn văn.

c. Đề xuất cách sửa để đảm bảo đoạn văn có mạch lạc. 

3
HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
14 tháng 11 2023

Đoạn 1:

a. Về hình thức, đoạn văn bắt đầu bằng chữ cái viết hoa, thụt đầu hàng, là sự gắn kết của các câu văn và kết thúc bằng dấu ngắt câu. 

   Về nội dung, đoạn văn đã diễn đạt một ý hoàn chỉnh: quan niệm về người nghệ sĩ.

b.

* Mạch lạc về nội dung giữa các câu trong đoạn văn:

- Câu 1: khẳng định bản chất nghệ thuật của con người

- Câu 2:  chỉ ra những tác động đến bản chất nghệ thuật ấy

- Câu 3: chỉ ra tinh thần không khuất phục những tác động trên

- Câu 4: khẳng định đó là nghệ sĩ

=> Mỗi câu văn đều phải dựa vào câu văn trước đó làm tiền đề để nêu ý nghĩa. 

* Mạch lạc trong phép liên kết:

- Phép lặp: chỉ, đồng cảm

- Phép thế: tấm lòng ấy, những người ấy

- Phép nối: Nói cách khác

c. Dấu hiệu cho thấy mạch lạc giữa đoạn văn này và các đoạn văn khác của văn bản “Yêu và đồng cảm” là có từ nối: “Nói cách khác”. Điều này cho thấy đoạn văn trước đó tác giả đã đề cập đến nội dung về người nghệ sĩ. 

d. Trong đoạn văn, từ ngữ “người”, “đồng cảm”, “chỉ” được lặp lại nhiều lần. Việc lặp như vậy nhằm tạo ra mạch liên kết trong văn bản, giúp các câu trong đoạn văn cùng thống nhất một chủ đề. 

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
14 tháng 11 2023

Đoạn 2

a. Phép lặp từ được sử dụng nhưng các câu kề nhau nhưng đoan văn vẫn rời rạc vì phương tiện nối giữa các câu không phù hợp và các câu chưa thống nhất cùng một chủ đề. 

b. Đoạn văn chưa có phương tiện kết nối hợp lí, các câu không nói về cùng một chủ đề. 

Câu 1 nói về việc nước ta rất trọng hiền tài. Câu 2 giải thích về người hiền tài. Vì vậy cần có phép nối phù hợp:  Nhà nước ta rất coi trọng hiền tài. Bởi người hiền tài có những năng lực vượt trội so với người bình thường và có thể làm được nhiều việc lớn.

Câu 3 và câu 4 không cùng chủ đề với câu 1. Câu 3 đề cập đến việc hiền tài đời nào cũng có và câu 4 khẳng định tên tuổi, sự nghiệp của họ được nhân dân ghi nhớ. Để thống nhất, mạch lạc, câu 3 và 4 nên giải thích việc “nhà nước ta rất trọng người hiền tài” như thế nào. 

...Người giàu lòng nhân ái là người biết yêu người...Đã có những con người huyền thoại như thế - nhân văn và đầy lòng bác ái. Đã có rất nhiều người nghèo nhưng giàu lòng nhân ái, họ rất đáng được kính trọng hơn những trọc phú đốt tiền và quăng tiền qua cửa sổ Người giàu có là người cho đi nhiều nhất. Vì có mới cho đi được. Họ có thể làm việc từ thiện như nhiều nhà tỉ...
Đọc tiếp
...Người giàu lòng nhân ái là người biết yêu người...Đã có những con người huyền thoại như thế - nhân văn và đầy lòng bác ái. Đã có rất nhiều người nghèo nhưng giàu lòng nhân ái, họ rất đáng được kính trọng hơn những trọc phú đốt tiền và quăng tiền qua cửa sổ Người giàu có là người cho đi nhiều nhất. Vì có mới cho đi được. Họ có thể làm việc từ thiện như nhiều nhà tỉ phú hiện nay. Họ có thể đóng góp nhiều sáng tạo tinh thần, như những nhà văn hóa, nhà giáo dục, nhà văn, nhà phát minh, nhà hoạt động xã hội... Người giàu có là người có nhiều bạn, nhiều người yêu mến. Đại tướng Võ Nguyên Giáp là một người giàu bạn, được nhiều người yêu mến, vì đám tang của ông không xa xỉ, phô trương mà hàng vạn người vẫn ra đứng ngoài đường để tiễn ông từ Hà Nội về đến Quảng Bình quê ông. Làm người giàu của xã hội hiện đại rất cần có ý thức xã hội, lòng nhân ái, có sự mến phục và nể trọng, có nhiều bạn. Trăm người bạn vẫn là quá ít, mà có một kẻ thù đã là quá nhiều. a) Theo tác giả, cần có những điều gì để được xem là người giàu có của xã hội hiện đại ? b ) Xác định 1 bp tu từ đc sử dụng chủ yếu trong đoạn trích và nêu hiệu quả của nghệ thuật c ) Anh/ chị có đồng tình với quan điểm " người giàu có là người cho đi nhiều nhất "không? Vì sao?
0
13 tháng 2 2022

Thái độ của tác giả là thái độ trân trọng những điều giản dị, tình cảm của tác giả dành cho những người giản dị, có cách diễn đạt, ăn mặc giản dị vô cùng lớn. Tác giả bày tỏ sự yêu mến, quý trọng với những người chọn cho mình lối sống giản dị và tỏ ý phê bình những người chưa có lối sống giản dị. 

13 tháng 2 2022

đúng đề chưa z b sao đọc n sao sao

10 tháng 8 2016

ĐỜI SỐNG, TƯ TƯỞNG CON NGƯỜI VIỆT NAM QUA VĂN HỌC | Soạn Bài - Đơn giản wá

10 tháng 8 2016

1.Văn học trung đại ( từ thế kỷ X-XIX)
+, Đây là bộ phận văn học viết Việt NAm phát triển từ thế kỉ X-XIX, trong 1 bối cảnh lịch sử cụ thể, gắn với sự suy vong, hưng thịnh của các triều đại phong kiến. Văn học trung đại chịu ảnh hưởng nhiều mặt của hệ tư tưởng phong kiến (tôn Quân)
+, Chịu ảnh hưởng của nhiều học thuyết, quan niệm chính trị, đạo đức, thẩm mĩ (đặc biệt là hệ "tam giáo đồng nguyên" Nho giáo, Phật giáo và Lão giáo)
+, văn học trung đại Việt NAm là bộ phận văn học sử dụng 2 loại chữ viết chính: Văn học bằng chữ Hán và văn học bằng chữ Nôm. Văn học chữ Nôm ra đời sau văn học chữ Hán nhưng càng ngày càng phát triển và thu được nhiều thành tựu rực rỡ.
+, Văn học trung đại Việt Nam là bộ phận có hệ thống thể loại và thi pháp riêng, do các nhà thơ, nhà văn việt An m tiếp nhận có sáng tạo thi pháp Trung Quốc, đồng thời có những sáng tạo mang bản sắc dân tộc, bản sắc cá nhân riêng của tác giả.
+, Hệ thống thể loại của Văn học Trung đại rất phong phú: văn xuôi tự sự, thơ Đường luật, hát nói....
+, Hệ thống thi pháp riêng: Những quy tắc, tổ chức, quan niệm, cách cảm nhận , nghệ thuật xây dựng hình tượng của thi pháp trong văn học trung đại.
+, Văn học trung đại là bộ phận lớn của văn học nước nhà, có đóng góp to lớn và tích cực cho văn học dân tộc, để lại những áng văn, những tên tuổi vĩ đại.

2. Văn học hiện đại.
+, Văn học hiện đại là bộ phận văn học phát triển từ đầu thế kỷ XX- nay. Đây là thời kì mà Văn học Việt NAm thoát ra khỏi ảnh hưởng của thi pháp trung đại, tiếp cận những trào lưu của Văn học Thế giới (những xu hướng mới), tạo nên những thành tựu xuất sắc.
+, văn học Hiện đại hình thành trong 1 bối cảnh liịch sử xuất hiện nhiều biến động, chịu ảnh hưởng của nhiều hệ tư tưởng và thẩm mĩ hiện đại.
+, Văn học hiện đại Việt Nam một mặt kế thừa tinh hoa của văn học truyền thống, mặt khác tiếp thu tinh hoa của những nền văn học, văn hóa lớn trên Thế giới nhằm tạo nên những sự đổi mới:

----Tác giả: xuất hiện đội ngũ các nhà thơ, nhà văn chuyên nghiệp.
----Đời sống văn học: Sự xuất hiện của báo chí và kĩ thuật in ấn hiện đại làm cho văn học đến với độc ỉa nhanh hơn, đời sống văn học sôi động hơn
----thể loại: Xuất hiện một hệ thống thể loại mới thay thế hoc hệ thống thể loại cũ đã lỗi thời
----Thi pháp: xuất hiện 1 hệ thống thi pháp mới, lối viết phong phú, giàu cá tính sáng tạo của tác giả, người viết.
+, Văn học hiện đại phát triển qua nhiều thời kì:
----Đầu thế kỉ XX-1945
----1945-1975
----Sau 1975 đến nay.

2)

Không hiểu vì sao cứ mỗi lần nghĩ đến đất nước và con người VN ,chúng ta lại nghe vang vọng trong tâm trí mình những câu thơ của Huy Cận :

 

“ Sống vững chãi bốn ngàn năm sừng sững
Lưng đeo gươm tay mềm mại bút hoa
Trong và thực , sang hai bờ suy tưởng
Sống hiên ngang mà nhân ái, bao dung.”
 
Sảng khoái biết bao! Tự hào biết bao! Trong tâm trí ta bỗng cuồn cuộn đổ về dòng lịch sử hang ngàn năm của dân tộc. Bừng sang trong tâm hồn của cha ông ta là công cuộc lao động , là chiến công xây dựng và bảo vệ Tổ quốc , là trời bể ân tình thủy chung như nhất , yêu thương đùm bọc lẫn nhau của những người quen đứng đầu song ngọn gió , chống mọi thế lực thù địch. Qua bao phong ba của lịch sử , dân tộc ta đã thể hiện một sức sống mãnh liệt “ Lưng đeo gươm , tay mềm mại bút hoa” .Quả thật văn học dtộc là một thứ máu của Tổ quốc . Dòng máu văn học ấy chảy và thắm vào tâm hồn chúng ta hôm nay với một sức sống rạo rực mãnh liệt . Yêu biết bao nền văn học ấy , nền văn học mà nội dung cũng như hình thức đều phản ánh chân thực , sâu sắc tư tưởng , tình cảm và sức sống , sự vươn lên của con người VN trong nhiều mối quan hệ đa dạng.
Sức sống ấy bắt đầu bằng mối quan hệ gần gũi,gắn bó với thế giới tự nhiên vô cùng chân thực , sinh động và độc đáo.Mỗi mảnh đất quê hương chúng ta đều mang hơi thở cuộc sống của những ngày cha ông gian khổ khẩn hoang vỡ đất để xây dựng non sông đất nước tươi đẹp và tích lũy nhiều hiểu biết phong phú , sâu sắc về thiên nhiên. Dưới hình thức của tư duy huyền thoại , các tác phẩm dân gian đã vô tình trở thành cây đàn muôn điệu của tâm hồn nhân dân , nhất là những người lao động VN. Con người VN đổ mồ hôi , xương máu gắn chặt tâm hồn mình với mảnh đất thiêng liêng ấy. Thiên nhiên đất nước giàu đẹp nhưng cũng lắm thử thách , hăm họa rình rập theo mỗi bước đi lên của con người VN . Mặc dù vậy , cái tình ta yêu đời , cái tình ta yêu cuộc sống , gian khổ mấy cũng vui được , cái vui vừa ngời chói , vừa trong sang lạ lùng .Với quy mô hoành tráng , sử thi thần thoại “Đẻ đất đẻ nước” của người Mường đã tái hiện lại những hồi ức thô sơ nhưng hấp dẫn về một cộng đồng người trong quá khứ xa xưa vật lộn với thiên nhiên khắc nghiệt để tồn tại và phát triển . Hay câu chuyện truyền thuyết “ Sơn Tinh- Thủy Tinh” ngàn năm rồi vẫn sống trong long dân tộc , âm vang dữ dội , phản ánh những cố gắng không mệt mỏi của người Việt cổ để chiến thắng nạn lũ lụt ở đồng bằng Bắc Bộ . Truyện đề cao sức sống mạnh mẽ của loài người và phần nào giải thích hiện tượng lũ lụt hang năm. Ngoài ra , nhân dân lao động cũng tích lũy được khá sâu sắc về tự nhiên , thiên nhiên dưới hình thức những câu nói cô đúc . Những triết lí , trí tuệ trong tục ngữ bắt rễ từ cuộc sống sinh động phong phú nên nội dung cũng như hình thức của tục ngữ không khô khan mà nó vẫn như cây đời xanh tươi . Tục ngữ VN có rất nhiều chủ đề trong đó nổi bật là những câu tục ngữ về thiên nhiên , lao động sản xuất , về con người và xã hội :
“ Ai ơi chớ bỏ ruộng hoang
Bao nhiêu tấc đất , tấc vàng bấy nhiêu.”
 
HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
24 tháng 11 2023

- Bài thơ là lời của “anh” nói với “em” ở nơi xa

- Tác dụng: Thể hiện tình cảm, cảm xúc của chủ thể trữ tình qua đó nhấn mạnh nỗi nhớ, tâm trạng, cảm xúc của chủ thể trữ tình trong bài thơ.

Trong dòng đời vội vã có nhiều người dường như đã quên đi tình nghĩa giữa người với người. Nhưng đã là cuộc đời thì đâu phải chỉ trải đầy hoa hồng, đâu phải ai sinh ra cũng có được cuộc sống giàu sang, có được gia đình hạnh phúc toàn diện mà còn có nhiều mảnh đời đau thương, bất hạnh cần chúng ta chia sẻ, giúp đỡ. Chúng ta đâu chỉ sống riêng cho mình, mà còn phải biết...
Đọc tiếp

Trong dòng đời vội vã có nhiều người dường như đã quên đi tình nghĩa giữa người với người. Nhưng đã là cuộc đời thì đâu phải chỉ trải đầy hoa hồng, đâu phải ai sinh ra cũng có được cuộc sống giàu sang, có được gia đình hạnh phúc toàn diện mà còn có nhiều mảnh đời đau thương, bất hạnh cần chúng ta chia sẻ, giúp đỡ. Chúng ta đâu chỉ sống riêng cho mình, mà còn phải biết quan tâm tới những người khác. Đó chính là sự cho và nhận trong cuộc đời này.

 

    “Cho” và “nhận” là hai khái niệm tưởng chừng như đơn giản nhưng số người có thể cân bằng được nó lại chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Ai cũng có thể nói “những ai biết yêu thương sẽ sống tốt đẹp hơn” hay “đúng thế, cho đi là hạnh phúc hơn nhận về”. Nhưng tự bản thân mình, ta đã làm được những gì ngoài lời nói? Cho nên, giữa nói và làm lại là hai chuyện hoàn toàn khác nhau. Hạnh phúc mà bạn nhận được khi cho đi chỉ thật sự đến khi bạn cho đi mà không nghĩ ngợi đến lợi ích của chính bản thân mình. Đâu phải ai cũng quên mình vì người khác. Nhưng xin đừng quá chú trọng đến cái tôi của chính bản thân mình. Xin hãy sống vì mọi người để cuộc sống không đơn điệu và để trái tim có những nhịp đập yêu thương.

   Cuộc sống này có quá nhiều điều bất ngờ nhưng cái quan trọng nhất thực sự tồn tại là tình yêu thương. Sống không chỉ là nhận mà còn phải biết cho đi.

 

Câu 1 (1.0đ)

 Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt nào? Nêu thông điệp rút ra từ đoạn trích.

Câu 2(1.0đ) 

Nêu ý nghĩa của từ “cho” trong đoạn trích trên.

Câu 3 (1.0 điểm): Hãy xác định một trường từ vựng có trong đoạn trích và đặt tên với trường từ vựng đó. 

Câu 4 (2.0 điểm)  Anh/ chị có đồng ý với quan niệm: “ Sống không chỉ là nhận mà còn là biết cho đi. Chính lúc ta cho đi nhiều nhất lại là lúc ta nhận lại nhiều nhất”?  Vì sao? (trình bày bằng đoạn văn ngắn)

 

 

 

 

1
14 tháng 2 2022

cứu

 

14 tháng 2 2022

dài quá... 

7 tháng 5 2023

Bài thơ như lời bày tỏ của nhân vật ''anh'' đến nhân vật ''em'' thông qua miểu tả, cảm nhận thiên nhiên xung quanh. Những câu từ như một lời mời gọi, mời ''em'' đến với không gian, thiên nhiên ngày nắng. Điều làm cho việc thể hiện tình cảm, cảm xúc của chủ thể trữ tifnh nên độc đáo, giàu màu sắc và cảm xúc

  
(…) Với những người có văn hóa, “cảm ơn” là lời nói được sử dụng hàng ngày, những lời luôn được cất lên bằng tất cả thái độ lịch sự và tình cảm chân thực nhất. Nhưng tiếc rằng, vẫn còn không ít thanh niên chưa nghĩ như vậy. Họ coi cảm ơn chỉ là những lời khách sáo, vì thế, chẳng cần phải nói ra. Hình như các bạn ấy vẫn nghĩ đơn giản rằng nói lời cảm ơn hay làm...
Đọc tiếp

(…) Với những người có văn hóa, “cảm ơn” là lời nói được sử dụng hàng ngày, những lời luôn được cất lên bằng tất cả thái độ lịch sự và tình cảm chân thực nhất. Nhưng tiếc rằng, vẫn còn không ít thanh niên chưa nghĩ như vậy. Họ coi cảm ơn chỉ là những lời khách sáo, vì thế, chẳng cần phải nói ra. Hình như các bạn ấy vẫn nghĩ đơn giản rằng nói lời cảm ơn hay làm những cử chỉ biểu lộ lòng biết ơn là “vẽ chuyện”, chỉ làm mất đi sự thân tình và tăng thêm xa cách mà thôi.

Thế nhưng, cuộc sống hiện đại và yêu cầu về quy tắc giao tiếp giữa người với người đòi hỏi chúng ta phải tập làm quen với lời “làm ơn” và sau đó là “cảm ơn”. Thật hạnh phúc khi ta làm được một việc có ý nghĩa, một điều tốt đem lại hạnh phúc cho người khác và kéo mọi người lại gần nhau hơn. Và cũng sẽ hạnh phúc không kém khi chúng ta thấy mình đã không dửng dưng, bạc bẽo vì đã biết tri ân người giúp đỡ mình bằng những lời nói xuất phát tự đáy lòng, chân thành, lịch thiệp: “Cảm ơn”.

(Theo bài viết tham gia diễn đàn Đem mọi người đến gần nhau hơn, Báo Thanhnienonline, ngày 11.11.2006)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt của văn bản. (0,5 điểm)

Câu 2: Theo tác giả, vì sao không ít thanh niên ngày nay “chẳng cần phải nói ra” lời cảm ơn?(1,0đ)

Câu 3: Theo tác giả, nói lời cảm ơn sẽ mang lại cho chúng ta điều gì? Ngay lúc này, nếu được nói lời cảm ơn, em sẽ gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất của mình đến ai? Vì sao? (1,5 điểm)

0