">
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 4 2021

Tham khảo nha em:

Tình cảm và lời nhắn gửi dành cho con trong khổ cuối bài thơ đã thể hiện khái quát tình yêu thương bao la mà người cha đã ấp ủ. Vì vậy, cảm nhận khổ cuối bài Nói với con sẽ giúp người đọc thấy được giá trị nội dung cũng như nghệ thuật của bài thơ. 

Lời cha nhắc nhở luôn tự hào về nguồn cội 

Khi cảm nhận khổ cuối bài Nói với con, ta thấy ngay ở phần mở đầu, tác giả đã mang đến lời thủ thỉ về nguồn cội sinh dưỡng của mỗi người. Đó chính là những khoảnh khắc hạnh phúc, yêu thương trong vòng tay của gia đình, xóm làng. Đến khổ thứ hai, người cha ân cần nhắc nhở con về những phẩm chất cao đẹp của dân tộc mình qua tiếng gọi “người đồng mình”.

“Người đồng mình thương lắm con ơi

Cao đo nỗi buồn

Xa nuôi chí lớn”

Câu mở đầu này được lặp lại một lần nữa ở ý thơ thứ nhất. Có lẽ tác giả muốn khắc sâu vào tâm trí con những điều tốt đẹp và phẩm chất của người đồng mình. Điệp ngữ “Người đồng mình” được lặp lại nhưng không còn là “yêu” mà là “thương”. Cảm nhận khổ cuối bài Nói với con, ta thấy rằng cha thương buôn làng còn nghèo đói, còn vất vả, khó khăn nhưng cũng chính từ đó con hãy tự hào với sức sống của dân tộc mình. 

Nhà thơ sử dụng nghệ thuật tương hỗ lấy “cao” so với “nỗi buồn”, lấy “xa” so với “chí lớn” thể hiện hình ảnh gần gũi, đậm chất tư duy của người miền núi. Dù có sự khác biệt về vị trí địa lí con cũng đừng mặc cảm,tự ti mà trái lại hãy nghĩ tích cực, tự tin và sống mạnh mẽ. Khi cảm nhận khổ cuối bài Nói với con, ta thấy hai câu thơ “Cao đo nỗi buồn/ Xa nuôi chí lớn” không chỉ là bài học người cha muốn gửi riêng đến con mà Y Phương của muốn gửi đến bao người.

Những ước mong và hi vọng mà cha dành cho con

Cảm nhận khổ cuối bài Nói với con, ta thấy trong câu thơ tiếp theo, tình cảm và ước muốn của người cha ngày càng mạnh mẽ và kiên quyết hơn:

“Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn

Sống trên đá không chê đá gập ghềnh

Sống trong thung không chê thung nghèo đói

Sống như sông như suối

Lên thác xuống ghềnh

Không lo cực nhọc”

Nếu như hội họa, người họa sĩ dùng đường nét để sáng tạo, âm nhạc, người nghệ sĩ dùng âm thanh để tạo nên tác phẩm hay trong điêu khắc dùng hình khối để sáng tác thì văn chương dùng ngôn từ làm chất liệu. Nhà thơ đã chọn lọc, sử dụng điệp từ “sống” cùng phép liệt kê “đá, thung” đã khắc họa một bức tranh làng bản núi đồi thật đẹp. 

Cụm từ phủ định nhưng mang ý khẳng định “không chê” được tác giả nhấn mạnh một điều tiên quyết, con không bao giờ được phép quên đi những khó khăn, vất vả của quê hương mình, con hãy nhớ và không ngừng vươn lên. Y Phương gợi ý một cách sống cho con mình đó chính là hãy sống như tự nhiên, hãy biết mềm dẻo, linh hoạt như con suối của bản làng để vượt qua những khó khăn trên đường đời. 

Thành ngữ “lên thác xuống ghềnh” được tác giả sử dụng ở đây khá đặc sắc, nó tạo âm hưởng thơ thêm trúc trắc, giàu sức gợi. Nhịp thơ tuôn chảy mạnh mẽ gợi lên sức sống bền bỉ, mãnh liệt của con người trước vất vả, cực nhọc của cuộc đời. Nhà thơ biết rằng, con cũng như tất cả mọi người đều có những ước mơ, hoài bão như sông suối vì tất cả đều hướng ra nơi mênh mông của biển khơi để thấy cuộc đời rộng lớn và có nhiều điều cần phải học hỏi hơn.

Lời nhắn gửi con hãy luôn hướng tình cảm đến cội nguồn

Khi cảm nhận khổ cuối bài Nói với con, ta cũng thấy bên cạnh bày tỏ hoàn cảnh của quê hương của dân tộc mình, nhà thơ còn nhắn nhủ con hãy sống có ích và đừng quên đi nguồn cội của mình:

“Người đồng mình thô sơ da thịt

Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con”

Hình ảnh ẩn dụ “thô sơ da thịt” đối lập “chẳng…nhỏ bé” càng làm toát thêm vẻ đẹp mạnh mẽ không chỉ ở bên ngoài mà còn tiềm ẩn bên sâu trong tinh thần của con người miền núi. Người đồng mình do cuộc sống vất vả, bước đầu còn gian nan nên vẻ ngoài của họ có phần đen đúa, thô kệch nhưng tâm hồn của họ lại rộng lớn, trong sáng như suối và mạnh mẽ, dạt dào như thác nước của núi rừng. Ở họ, nhà thơ còn nhận thấy:

“Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương

Còn quê hương thì làm phong tục”

Cảm nhận khổ cuối bài Nói với con sẽ thấy cụm từ “tự đục đá kê cao quê hương” thể hiện ý chí mạnh mẽ, tinh thần tự lực tự cường của người đồng mình. Từ những công việc vất vả, từ bàn tay lao động của họ sẽ đưa quê hương, đưa đất nước lên tầm cao mới, phát triển vững mạnh. Nhà thơ không dùng mĩ từ để ca ngợi tinh thần ấy mà ông chọn từ “đục đá, kê cao” một cách gần gũi và bình dị, đậm chất sử dụng ngôn ngữ của người dân tộc Tày. 

Cách diễn đạt đó thật khác lạ song cũng độc đáo không kém. Một bàn tay gầy dựng nên quê hương rồi từ chính mảnh đất ấy làm nên những phong tục giàu giá trị. Cảm nhận khổ cuối bài Nói với con để thấy đó là truyền thống, là nét văn hóa cần phải giữ gìn. Đó là cách thể hiện tình yêu quê hương, đất nước, là cách nhìn, cách nghĩ nâng niu và trân quý bao giá trị văn hóa ngàn đời. Hình ảnh thơ vừa cụ thể, vừa mang ý nghĩa thực, vừa có sức khái quát, vừa mang ý nghĩa ẩn dụ sâu xa. 

Khi cảm nhận khổ cuối bài Nói với con, đặc biệt trong hai câu thơ, người đọc thấy người cha như đang nhắn gửi với con về những phẩm chất tốt đẹp của người đồng mình. Tiếng gọi ấy còn được lặp lại trong khổ thơ như một điệu hát ru thân thương, trìu mến. Người cha tự hào, ca ngợi về phẩm chất tốt đẹp của người đồng mình: sống rộng mở, bao la, biết kiên trì và trân trọng những nét đẹp truyền thống của quê hương, nguồn cội. Để kết lại trọn vẹn cảm xúc trào dâng ở hai khổ trước, khổ cuối cùng với bốn câu thơ đã hoàn chỉnh ý thơ thêm trọn vẹn:

“Con ơi tuy thô sơ da thịt

Lên đường

Không bao giờ nhỏ bé được

Nghe con.”

Càng lúc hình ảnh và lời nói của người cha hiện lên càng lớn lao, nhanh chóng thôi thúc con trên đường đời. Cảm nhận khổ cuối bài Nói với con, ta còn thấy cách so sánh đối lập “thô sơ da thịt” nhưng “không nhỏ bé” như khẳng định niềm tin cha tin ở con sẽ phát huy được truyền thống quê hương, sẽ nhớ đến lời cha dạy, sẽ không bao giờ nhỏ bé dù đi bất cứ nơi đâu và hơn hết là không bao giờ quên đi nguồn cội. 

Một lần nữa, cha lại gửi gắm nỗi niềm của mình, mong con ghi nhớ và tự hào những phẩm chất tốt đẹp của người đồng mình, đừng tự ti mà hãy tự tin, hãy trưởng thành trên đường đời với những hành trang ấy. Không những thế, giọng thơ nhỏ nhẹ chân tình kết hợp với các từ “con ơi”, “nghe con” sao mà ấm cúng, thân thương. Đó không còn là lời thơ trang hoàng mà trở thành một tiếng gọi vang vọng từ tâm hồn sâu thẳm từ đáy lòng của cha. 

Suy cho cùng, tất cả lời cha viết nên trên trang thơ cũng chỉ mong con hãy luôn gắn bó với truyền thống, dân tộc mình, mong con vươn lên bất chấp khó khăn, gian khổ. Cảm nhận khổ cuối bài Nói với con cũng như khi đọc bốn câu thơ, ta thấy lời của cha không hề mang ý răn đe, giáo điều mà là những lời tâm tình thủ thỉ với con như một người bạn lớn. Do vậy, những lời dạy ấy có thể sẽ khắc sâu vào trong tâm trí con dễ hơn. Lời thơ gửi con cũng chính là lời gửi đến mình. Ta bắt gặp tiếng thơ đồng điệu với nhà thơ Hoàng Trung Thông:

“Lời của cha như tiếng sóng thầm thì

Hay tiếng lòng của cha từ một thời sâu thẳm

Lần đầu tiên trước biển khơi vô tận

Cha lại gặp mình trong tiếng ước mơ con”

(Những cánh buồm – Hoàng Trung Thông)

Bên cạnh giọng thơ thiết tha, trìu mến, các hình ảnh thơ được tác giả lựa chọn vừa cụ thể vừa có tính khái quát, vừa mộc mạc mà vẫn giàu chất thơ. Khi cảm nhận khổ cuối bài Nói với con, ta thấy đoạn thơ chứa chan ý nghĩa lại đằm thắm và sâu sắc. Nó tựa như một khúc ca nhẹ nhàng mà âm vang. Lời thơ tâm tình của người cha sẽ là hành trang đi theo con suốt đời và có lẽ mãi mãi là bài học bổ ích cho các bạn trẻ – bài học về niềm tin, nghị lực, ý chí vươn lên.

 

Lòng yêu thương con cái, ước mong thế hệ mai sau nối tiếp xứng đáng, phát huy truyền thống của tổ tiên, dân tộc vốn là một tình cảm cao đẹp của người Việt Nam suốt bao đời nay. Bài thơ Nói với con của Y Phương một nhà thơ dân tộc Tày, cũng nằm trong nguồn cảm hứng nhân văn phổ biến ấy.

Tác giả mượn lời một người cha chân tình, dặn dò con về cội nguồn sinh dưỡng của mỗi con người, về những đặt điểm tính cách cao đẹp của quê hương, dân tộc với ước muốn đứa con hãy ghi nhớ, phát huy. Đoạn 2 bài thơ Nói với con đã thể hiện qua cách nói mộc mạc, giàu hình ảnh của người dân miền núi, đem đến cho bài thơ giọng điệu thiết tha, trìu mến, tin cậy:
“Người đồng mình….nghe con”

Đoạn thơ được nối tiếp theo sau đoạn cảnh người cha khơi gợi cội nguồn sinh dưỡng giúp đứa con khôn lớn, trưởng thành. Bằng đoạn thơ trên, người cha đã ngợi ca những đức tính cao đẹp của con người quê hương nằm khơi gợi cho con lòng từ hào về sức sống mạnh mẽ, bền bỉ về truyền thống cao đẹp của quê hương và niềm mong ước con hãy tiếp tục xứng đáng với truyền thống ấy.

Bắt đầu đoạn thơ bằng cụm từ “người đồng mình” với ý nghĩa là người vùng mình, người miền mình, cách nói giản dị của miền núi và được lặp đi lặp lại ba lần trong đoạn trích, Y Phương đã gửi vào đó niềm tự hào của mình về những đức tính cao đẹp của người dân miền núi bằng tấm lòng yêu mến vô hạn.

Nếu trên kia “yêu lắm con ơi” là yêu cuộc sống vui tươi bình dị, yêu bản làng thơ mộng, yêu những tấm lòng chân thật nghĩa tình, thì đến đây niềm ước vọng càng thêm tha thiết: “thương lắm con ơi”. Tình cảm được nâng lên nhiều lần bởi sau từ “thương” đó là những những nỗi vất vả, gian khó của con người quê hương. Người cha biểu lộ tình cảm yêu thương chân thành về gian truân, thử thách cùng ý chí mà người đồng mình đã trải qua.

Người đồng mình không chỉ là những con người giản dị, tài hoa trong cuộc sống lao động mà còn là những con người biết lo toan và giàu mơ ước:

“Cao đo nỗi buồn
Xa nuôi chí lớn”.

Ta dễ dàng nhận ra tính tả thực và phép ẩn dụ tượng trưng đã được nhà thơ vận dụng ở đây. Với phép tả thực, Y phương đã vẽ ra cảnh người dân miền núi mà ở đay dân tộc Tày có cội nguồn sinh dưỡng là những vùng núi cao ngút ngàn, rất hoang vắng và rất buồn bởi cuộc sống nghèo khó, nhọc nhằn. Tuy buồn, tuy khó khăn gian khổ nhưng họ vẫn bám đất, bám bán làng, vẫn thủy chung cùng quê hương. Và càng ở cao, càng gian khổ mới thấy được tấm lòng quyết tâm gìn giữ cội nguồn sinh dưỡng của người dân miền núi.

Tư duy của người miền núi mộc mạc chân tình hiện lên trong cách so sánh độc đáo. Họ lấy hình sông, lấy dáng dáng để biểu thị vẻ đẹp của tinh thần và lối sống. Cách sắp xếp tính từ “cao”, “xa” trong sự tăng tiến, nâng cao mức độ cho thấy khó khăn, thử thách càng lớn thì ý chí con người càng mạnh mẽ, càng quyết tâm chinh phục, vượt qua.

Có thể nói, cuộc sống của người đồng mình còn nhiều nỗi buồn, còn nhiều bộn bề thiếu thốn song họ sẽ vượt qua tất cả, bởi họ có ý chí và nghị lực, họ luôn tin tưởng vào tương lai tốt đẹp của dân tộc và không ngừng mơ ước đến tương lai nơi mà chí lớn sẽ vươn tới.

Chính từ niềm mơ ước ấy, người cha đã nhẹ nhàng nhắc nhở đứa con hãy khắc ghi, rèn luyện, phát huy:

“Dẫu làm sao thì cha cũng muốn
Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói
Sống như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh không lo cực nhọc”

Đoạn thơ với những hình ảnh cụ thể như núi rừng quê hương được Y Phương nhắc lại theo phép liệt kê: “đá gập ghềnh”, “thung nghèo đói”, “như sông”, “như suối” , “lên thác xuống ghềnh”…”kết hợp với các điệp ngữ: “sống…không chê…”, nhà thơ đã gợi lại cuộc sống vất vả, gian nan đầy thử thắt đối cới người dân Tày giữa hoan sơ đại ngàn.

Phép so sánh “Sống như sông như suối” gợi vẻ đẹp tâm hồn và ý chí của người đồng mình. Gian khó là thế, họ vẫn tràn đầy sinh lực, tâm hồn lãng mạn, khoáng đạt như hình ảnh đại ngàn của sông núi. Tình cảm của họ trong trẻo, dạt dào như dòng suối, con sống trước niềm tin yêu cuộc sống, tin yêu con người.

Cách gợi của nhà thơ được đặt trong giọng điệu mạnh mẽ, chắc nịch, đầy quyết tâm và niềm tin tưởng. Một lần nữa y Phương trong vai người cha đã nhắc con nhớ rằng người đồng mình, người trong cùng bản làng của mình dù sống trong nghèo khổ, gian nan vẫn thủy chung gắn bó với quê hương, cội nguồn.

Thông qua đó, nhà thơ với vai trò người cha mong muốn đứa con phải biết tự hào về truyền thống quê hương, phải luôn tự tin, vững bước trên đường đời:

“Người đồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con”.

Phẩm chất của người của con người quê hương còn được người cha ca ngợi qua cách nói đối lập tương phản giữa hình thức bên ngoài và giá trị tinh thần bên trong, nhưng rất đúng với người miền núi. Tuy “người đồng mình” không mấy đẹp đẽ ở hình thức nhưng luôn ẩn chứa một sức mạnh tinh thần lớn lao, không bao giờ nhỏ bé, không bao giờ thôi ước vọng vươn cao.
Lời thơ mộc mạc, giản dị nhưng chứa bao tâm tình. Sự tương phản này đã tôn lên tầm vóc của người đồngmình. Họ mộc mạc nhưng giàu chí khí, niềm tin. Họ có thể “thô sơ da thịt” nhưng không hề nhỏ bé về tâm hồn, về ý chí, về mong ước xây dựng quê hương.

Lời cha giản dị, ân cần trang nghiêm, chắc nịch đã giúp đứa con nhận ra rằng chính nhờ những “người đồng mình” như thế, những con người có ước mơ xây dựng quê hương với những truyền thống, phong tục tốt đẹp:

“Người đồng mình tự đụng đá kê cao quê hương
Còn quê hương thì làm phong tục”.

Câu thơ đã khái quát về tinh thần tự tôn dân tộc, về ý thức bảo vệ nguồn cội, bảo tồn những truyền thống quê hương tốt đẹp của người đồng mình. “Đục đá” là công việc vô cùng nặng nhọc, đòi hỏi phải bền bỉ, nhẫn nại. “Đục đá” vào ý thơ dã trở thành hình ảnh sinh động, gợi cảm. Bởi qua ý thơ, hình ảnh ấy giúp ta hình dung hiện thực người dân lao động miền núi bằng khát vọng và ý chí “đục đá kê cao quê hương” đã tôn tạo vẻ đẹp văn hóa của dân trọi với bao thiên tai, bão lũ, bao bọn giặc hung tàn để gìn giữ, bảo vệ quê hương của cả dân tộc.

Đó là hình ảnh Sơn Tinh (thời Hùng Vương thứ 18) bốc từng quả cũng chính là hình ảnh anh hùng Núp và dân tộc Ba Na anh em đã quyết tâm không khuất phục giặc Pháp bảo vệ cho vùng đất Chư-lây thân yêu, làm nên chiến tích lịch sử. Cách mạng hào hùng cho quê hương, đất nước…. Hình dung ra điều ấy, ta mới thấy chi tiết “đục đá kê cao quê hương” là một hình ảnh ấn tượng, chứa chan niềm tự hào cao độ của nhà thơ đối với dân tộc thân yêu.

Lòng mong muốn ấy còn được thể hiện trong giọng thơ thiết tha, trìu mến bởi ngữ điệu cảm thán: “con ơi”; “đâu con”; ở những lời tâm tình dặn dò: “nghe con” nhưng lại chắc nịch niềm tin của nối nói của người dân miền núi, vừa giàu hình ảnh vừa tự nhiên, xúc động lòng người. từ đó, ta cảm nhận diều lướn lao nhất là người cha muốn truyền lại cho đứa con là lòng tự hào với sức sống mạnh mẽ, bền bỉ với quê hương cao đẹp và niềm tin con bước vào đời:

“Con ơi tuy thô sơ da thịt
Lên đường
Không bao giờ nhỏ bé được
Nghe con”.

Hành trang của người con mang theo khi “lên đường” không có gì khác ngoài niềm tự hào về quê hương, nguồn cội cùng với ý chí, quyết tâm và hi vọng lớn lao về một ngày mai tươi sáng. Người con lên đường khắc sâu lời cha dặn và không ngừng nhắc nhở mình thực hiện điều tâm nguyện ấy. Lời dặn của cha thật mộc mạc, dễ hiểu, thấm thía, ẩn chứa niềm hi vọng lớn lao của cha, hi vọng đứa con sẽ tiếp tục vững bước trên đường đời,tiếp nối truyền thống và làm vẻ vang quê hương.

Bằng những từ ngữ, hình ảnh giàu sức gợi cảm, lối nói miền núi mộc mạc, cách ví von sinh động, giọng điệu thiết tha trìu mến, nhịp điệu lúc nhanh lúc chậm đầy khát vọng làm người, đoạn thơ ca ngợi những đức tính tốt đẹp của người đồng mình, cha mong con sống có tình nghĩa với quê hương, phải giữ đạo lí “uống nước nhớ nguồn” của cha ông từ bao đời để lại. Hơn nữa, con phải biết chấp nhận gian khó và vươn lên bằng ý chí của mình.

Y Phương đã rất tinh tế khi lựa chọn hình ảnh và giọng điệu khi biểu đạt. Hình như ông đã không hề “mĩ lệ hóa” hay tô vẽ gì thêm cho hình ảnh thơ. Cứ thế, rất tự nhiên, hình ảnh núi non và “người đồng mình” đi vào thơ ông một cách chân thực, hồn nhiên mà sâu sắc đến kì lạ.

2 tháng 2 2023

Linh cập nhật đưa 4 câu thơ đó lên luôn nhe.

19 tháng 8 2017

- Những đức tính cao đẹp của “người đồng mình” là:

      + Dễ thương, giàu tình cảm.

      + Thủy chung, gắn bó với quê hương.

      + Hồn nhiên, mạnh mẽ.

      + Bản lĩnh, bền bỉ

      + Mộc mạc, chân chất mà to lớn, kiêu hãnh.

   - Cảm nhận về 4 câu cuối bài thơ:

      + Lời nói của cha đầy trìu mến và tin tưởng, thôi thúc con đi trên đường đời.

      + Tuy thô sơ da thịt nhưng không nhỏ bé, “Nghe con” nghe sao trìu mến thân thương. Lời cha thốt lên tự đáy lòng: dù ở bất cứ đâu vẫn không quên nguồn cội, luôn tự hào về truyền thống tốt đẹp, gắn bó với mảnh đất quê hương mình. Đó là nơi mang đậm những đức tính quý báu và tâm hồn cao đẹp. Mong con vượt lên khó khăn, tiếp nối truyền thống để sống có nghĩa, có tình.

18 tháng 10 2021
Tham khảo:

Nổi lên trên cảnh rừng đêm hoang vắng, lạnh lẽo là hình ảnh người lính “đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới”. Đêm nay cũng như bao đêm khác, các anh phục kích chờ giặc trong một hoàn cảnh vô cùng khắc nghiệt-  rừng mùa đông ở Việt Bắc sương muối phủ đầy trời. Đó là hình ảnh cụ thể của tình đồng chí sát cánh bên nhau trong chiến đấu. Tình đồng chí đã sưởi ấm lòng họ, giúp họ vượt lên tất cả. Từ "chờ" gợi lên một tư thế hoàn toàn chủ động, làm chủ hoàn cảnh. Hình ảnh “đầu súng trăng treo” là hình ảnh độc đáo, bất ngờ, là điểm nhấn của 3 phần, điểm sáng của toàn bài thơ. Cảnh vừa thực vừa mộng. Đêm khuya, trăng tà, cả cánh rừng ngập chìm trong sương muối. Trăng lơ lửng trên không, chiếu ánh sáng qua lớp sương mờ trắng, đục. Trong khi đó, người chiến sĩ khoác súng trên vai, đầu súng hướng lên trời cao như chạm vào vầng trăng và trăng như treo trên đầu súng. Đó còn là một liên tưởng thật thú vị. Súng và trăng là gần và xa, thực và mơ, chất chiến đấu và chất trữ tình, là biểu tượng sóng đôi của dân tộc Việt Nam dũng cảm và hài hoa. Đồng thời nó cũng thể hiện rõ nét tư thế chủ động, tin tưởng, và tâm hồn yêu đời của một anh bộ đội cụ Hồ. Như vậy, khổ thơ đã khắc họa một cách sinh động biểu tượng đẹp về tình đồng chí trong gian khổ, khó khăn của chiến đấu.

18 tháng 10 2021

Em tham khảo:

Nổi lên trên cảnh rừng đêm hoang vắng, lạnh lẽo là hình ảnh người lính “đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới”. Đêm nay cũng như bao đêm khác, các anh phục kích chờ giặc trong một hoàn cảnh vô cùng khắc nghiệt-  rừng mùa đông ở Việt Bắc sương muối phủ đầy trời. Đó là hình ảnh cụ thể của tình đồng chí sát cánh bên nhau trong chiến đấu. Tình đồng chí đã sưởi ấm lòng họ, giúp họ vượt lên tất cả. Từ "chờ" gợi lên một tư thế hoàn toàn chủ động, làm chủ hoàn cảnh. Hình ảnh “đầu súng trăng treo” là hình ảnh độc đáo, bất ngờ, là điểm nhấn của 3 phần, điểm sáng của toàn bài thơ. Cảnh vừa thực vừa mộng. Đêm khuya, trăng tà, cả cánh rừng ngập chìm trong sương muối. Trăng lơ lửng trên không, chiếu ánh sáng qua lớp sương mờ trắng, đục. Trong khi đó, người chiến sĩ khoác súng trên vai, đầu súng hướng lên trời cao như chạm vào vầng trăng và trăng như treo trên đầu súng. Đó còn là một liên tưởng thật thú vị. Súng và trăng là gần và xa, thực và mơ, chất chiến đấu và chất trữ tình, là biểu tượng sóng đôi của dân tộc Việt Nam dũng cảm và hài hoa. Đồng thời nó cũng thể hiện rõ nét tư thế chủ động, tin tưởng, và tâm hồn yêu đời của một anh bộ đội cụ Hồ. Như vậy, khổ thơ đã khắc họa một cách sinh động biểu tượng đẹp về tình đồng chí trong gian khổ, khó khăn của chiến đấu.

19 tháng 1 2017

- Tình phụ tử thiêng liêng, ấm cúng.

- Yêu mến truyền thống cần cù, sức sống mạnh mẽ của quê hương và dân tộc mình. Hiều thêm sức sống và vẻ đẹp tâm hồn của một dân tộc miền núi, thêm yêu quý gắn bó với truyền thống, với quê hương và ý chí vươn lên trong cuộc sống.

- Chúng ta từng viện cớ thiếu thốn, khó khăn mà đánh mất đạo đức, văn hóa, dường như ngày nay các con em dân tộc không mấy mặn mà với truyền thống, họ đang dần tự nguyện nhập ngoại một cách dễ dãi. Nghe lời cha nói, tôi ủng hộ hòa nhập nhưng không hòa tan. Văn hóa là tài sản vô cùng to lớn.

Ý nghĩa - Giá trị

    Qua bài thơ, học sinh cảm nhận được tình cảm gia đình ấm cúng, truyền thống cần cù, sức sống mạnh mẽ của quê hương và dân tộc mà tác giả Y Phương đã thể hiện, cụ thể là sức sống và vẻ đẹp tâm hồn của một dân tộc miền núi, từ đó tác giả gợi nhắc những tình cảm gắn bó với truyền thống, với quê hương và ý chí vươn lên trong cuộc sống của con người.

    Học sinh đồng thời cảm nhận được ý nghĩa của những đặc sắc nghệ thuật trong ngòi bút tác giả: những từ ngữ mang tính chất địa phương miền núi, chân chất, giản dị, những hình ảnh giàu sức gợi, giọng điệu thủ thỉ, tâm tình ngọt ngào.

22 tháng 11 2018

Viết bài văn nghị luận văn học. Yêu cầu: biết dùng từ, đặt câu, viết văn lưu loát. Bài văn có đầy đủ kết cấu 3 phần, hành văn lưu loát, sinh động. Về cơ bản, phải nêu được các nội dung sau:

 
 
 

a. Mở bài (0.5đ)

   - Giới thiệu bài thơ và nội dung bao trùm của bài: qua lời người cha nói với con, bài thơ gợi về cội nguồn mỗi con người, đồng thời bộc lộ niềm tự hào về sức sống mạnh mẽ của quê hương mình.

b. Thân bài (9đ)

   - Mở đầu bài thơ, tác giả nói về nguồn cội sinh dưỡng của mỗi con người chính là gia đình và quê hương.

      + 4 câu thơ đầu, những bước chân đầu đời con đã biết hướng đến cha mẹ bởi con cảm nhận được tất cả những thương yêu, bao bọc từ những người thân thương đó.

      + một bước, hai bước thể hiện sự khôn lớn dần của con theo năm tháng. Đồng hành cùng con luôn có cha mẹ chở che. Con gắn bó mật thiết với gia đình.

→ Con lớn lên bằng tình yêu thương, gắn bó, quấn quýt đầm ấm của gia đình. Đó là cái nôi đầu tiên bao bọc và chở che, nuôi dưỡng tâm hồn và nhân cách của con.(2đ)

   - Khổ tiếp theo, tác giả sử dụng lối nói quê hương, “người đồng mình” để thấy được phẩm chất tốt đẹp của những con người miền núi, đồng thời thấy được quê hương cũng chính là cội nguồn nuôi dưỡng mỗi con người.

      + đan lờ, cài nan hoa, ken câu hát...những hình ảnh hiện lên thật đẹp và vui tươi. Con người nơi đây gắn bó với xứ xở của mình như máu thịt.

      + Rừng cho hoa/ Con đường cho những tấm lòng => quê hương không chỉ có những vẻ đẹp thơ mộng mà còn hun đúc tâm hồn con người.

      + Nơi đó cha mẹ đã cùng con sống những tháng ngày bình yên: Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới/ Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời. => nghĩa tình sâu đậm.

   - Tác giả nhắc nhở con về những phẩm chất cao quý của đồng bào quê hương mình:

      + Dễ thương, giàu tình cảm.

      + Thủy chung, gắn bó với quê hương.

      + Hồn nhiên, mạnh mẽ.

      + Bản lĩnh, bền bỉ

      + Mộc mạc, chân chất mà to lớn, kiêu hãnh

“người đồng mình” được lặp lại nhưng không phải “yêu” mà là “thương”. Thương bởi quê hương còn nghèo khó nhưng cha vẫn dạy con tự hào về truyền thống dân tộc mình và có ý chí mạnh mẽ vươn lên trong cuộc sống.

   - Lấy trắc trở về địa lí “cao”“xa” thể hiện những khó khăn còn “đo”“nuôi” thể hiện tinh thần lạc quan, khát vọng thành công mai sau, người cha nhắn nhủ con sống sao cho xứng đáng với quê hương mình, phải luôn rèn luyện ý chí, nghị lực một cách đầy tin tưởng.

   - Cha nhắn con sống có ích và không quên nguồn cội “thô sơ da thịt”>< “chẳng mấy ai nhỏ bé” toát lên sức mạnh tiềm ẩn của con người miền núi và sức sống bền bỉ của họ. chính những con người ấy – bằng bàn tay và khối óc đã dựng xây quê hương giàu đep với những truyền thống và phong tục tốt đẹp.

   - 4 câu cuối:

      + Lời nói của cha đầy trìu mến và tin tưởng, thôi thúc con đi trên đường đời. (0.5đ)

      + Tuy thô sơ da thịt nhưng không nhỏ bé, “Nghe con” nghe sao trìu mến thân thương. Lời cha thốt lên tự đáy lòng: dù ở bất cứ đâu vẫn không quên nguồn cội, luôn tự hào về truyền thống tốt đẹp, gắn bó với mảnh đất quê hương mình. Đó là nơi mang đậm những đức tính quý báu và tâm hồn cao đẹp. Mong con vượt lên khó khăn, tiếp nối truyền thống để sống có nghĩa, có tình.

c. Kết bài (0.5đ)

   - Khẳng định lại giá trị của bài thơ.

25 tháng 3 2018

Ca dao từng có câu: “Công cha như núi Thái Sơn”. Có phải vì vậy mà người cha luôn khao khát những đứa con có được sự vững vàng, rắn rỏi mạnh mẽ trên đường đời. Qua bài thơ Nói với con của Y Phương, người đọc nhận thấy tình cảm và mong ước của một người cha như vậy dành cho con, một thứ tình cảm nồng ấm và thiêng liêng, giản dị. Bài thơ đồng thời cũng gợi cho người đọc những suy nghĩ sâu sắc về trách nhiệm của người làm con.

Mượn lời một người cha nói với con, bài thơ gợi về cội nguồn của mỗi con người, đồng thời bộc lộ niềm tự hào trước sức sống mạnh mẽ, bền bỉ của quê hương mình. Nhà thơ đã mở rộng từ tình cảm gia đình đến tình cảm quê hương, từ những kỷ niệm gần gũi, thiết tha mà nâng lên thành lẽ sống.

Mở đầu bài thơ bằng những hình ảnh cụ thể, Y Phương đã tạo được không khí gia đình đầm ấm, quấn quýt. Từng bước đi, từng tiếng nói tiếng cười của con được cha mẹ mừng vui đón nhận:

Chân phải bước tới cha

Chân trái bước tới mẹ

Một bước chạm tiếng nói

Hai bước tới tiếng cười

Những câu thơ có cách diễn đạt thật độc đáọ đã cho thấy tình yêu thương của cha mẹ đối với con. Con lớn lên hàng ngày trong tình yêu thương ấy, trong sự nâng niu, mong chờ của cha mẹ.

Không chỉ có tình yêu thương của cha mẹ, thời gian trôi qua, con trưởng thành trong cuộc sống lao động, trong thiên nhiên thơ mộng và nghĩa tình của quê hương. Đó là cuộc sống của những “người đồng mình", rất cần cù và tươi vui:

"Người đng mình thương lắm con ơi

Đan lờ cài nan hoa, vách nhà ken câu hát

Rừng cho hoa, con đường cho những tấm lòng

Cha mẹ nhớ mãi về ngày cưới

Ngày đầu tiên đẹp nhất trong đời”.

Những từ ngữ giàu sắc thái biểu hiện: cài nan hoa, ken câu hát,... đã miêu tả cụ thể cuộc sống ấy đồng thời thể hiện tình cảm gắn bó, quấn quýt của con người quê hương. Rừng núi quê hương thơ mộng và trữ tình cũng là một trong những yếu tố nuôi con khôn lớn, nâng đỡ tâm hồn con. Thiên nhiên với những sông, suối, ghềnh, thác... đã nuôi dưỡng con người cả về tâm hồn và lối sống: "Rừng cho hoa, con đường cho những tấm lòng". Cách gọi “người đồng mình” đặc biệt gần gũi, thân thiết và gắn bó như gợi niềm ruột thịt yêu thương.

Không chỉ gợi cho con về nguồn sinh dưỡng, cha còn nói với con về những đức tính cao đẹp của "người đồng mình". Đó là lòng yêu lao động, hăng say lao động với cả tấm lòng. Đó là sức sống bền bỉ, mạnh mẽ, vượt qua mọi khó khăn, gian khổ:

Người đồng mình thương lắm con ơi

Cao đo nỗi buồn

Xa nuôi chí lớn”.

Dùng những từ ngữ rất mạnh mẽ như "cao", "xa", "lớn”, tác giả muốn nhấn mạnh cuộc sống khoáng đạt, mạnh mẽ của những "người đồng mình". Dù khó khăn, đói nghèo còn nhiều nhưng họ không nhụt chí, ý chí của họ vẫn rất vững chắc, kiên cường:

Người đng mình thô sơ da thịt

Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con

Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương

Còn quê hương thì là phong tục

Những "người đồng mình" vượt qua vất vả để bám trụ lấy quê hương. Bằng cuộc sống lao động không mệt mỏi, họ xây dựng quê hương với những truyền thống cao đẹp. Những "người đồng mình" mộc mạc, thẳng thắn nhưng giàu chí khí, niềm tin...Người cha đã kể với con về quê hương với cảm xúc rất tự hào.

Tình cảm của người cha dành cho con rất thiết tha, trìu mến. Tình cảm này bộc lộ tự nhiên, chân thực qua những lời nhắn gửi của cha cho cọn. Người cha muốn con sống phải có nghĩa tình, thuỷ chung với quê hương, biết chấp nhận những khó khăn, vất vả để có thể:

Sống trên đá không chê đá gập ghềnh

Sống trong thung không chê thung nghèo đói

Sống như sông như suối

Lên thác xuống ghềnh

Không lo cực nhọc

Người cha mong cho con mình sống ngay thẳng, trong sạch, sống với ý chí, niềm tin để vững vàng vượt qua mọi thử thách khó khăn. Người cha mong cho con sống phải luôn tin vào khả năng của mình, tin tưởng vào bản thân. Có như vậy, con mới có thể thành công, mới không thua kém ai cả Người cha đã nói với con bằng tất cả lòng yêu thương của mình, nói với con những điều từ đáy lòng mình. Điều lớn nhất người cha đã truyền dạy cho con chính là niềm tự tin vào bản thân và lòng tự hào với sức sống mạnh mẽ, bền bỉ, với truyền thống của quê hương.

Qua những lời người cha nói với con, có thể thấy tình cảm của người cha đối với con thật trìu mến, thiết tha và tin tưởng. Điều lớn lao nhất mà người cha muốn nói với con chính là niềm tự hào với sức sống mạnh mẽ bền bỉ của quê hương và niềm tin khi bước vào đời.

Bài thơ đã gợi cho người đọc những niềm cảm động sâu xa và những suy nghĩ sâu sắc. Thì ra, đằng sau những lặng lẽ, thâm trầm cùa cha là biết bao yêu thương, biết bao mong mỏi, biết bao hi vọng, biết bao đợi chờ ... Con lớn lên như hôm nay không chỉ nhờ vào cơm ăn và áo mặc mà còn mang nặng ân tình của những lời dạy dỗ ân cần thấm thía. Quả là:

“Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”.

Vậy thì, là người làm con, con xin nguyện:

“Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con".

Chẳng những vậy, con sẽ bước theo những bước chân vững chắc mà cha để lại trên con đường cha bước đến đỉnh Thái Sơn - nguyện “sống như sông như suối”, nguyện ngẩng cao đầu “lên đường” mà không “thô sơ da thịt”. Và trên con đường ấy, con sẽ mang theo hình ảnh quê hương để tiếp tục nối tiếp cha anh “tự đục đá kê cao quê hương” thân thiết của mình.

Bài thơ có nhiều nét đặc sắc về nghệ thuật, tuy nhiên, độc đáo nhất và đặc sắc nhất là cách thể hiện, diễn tả tình cảm. Những từ ngữ, hình ảnh trong bài rất mộc mạc nhưng đồng thời cũng rất giàu hình ảnh gợi tả vừa cụ thể vừa có sức khái quát cao.

Bài thơ nhắc nhở chúng ta về tình cảm gia đình ấm cúng, ca ngợi truyền thống cần cù, sức sống mạnh mẽ của quê hương, của dân tộc. Qua lời nói với con, ta phần nào hiểu rõ hơn, cảm nhận sâu sắc hơn những tình cảm của người cha dành cho con. Những bài học mà người cha trong bài thơ Nói với con có lẽ là những bài học mà bất kỳ người cha nào cũng muốn dạy cho con mình. Và những bài học giản dị, mộc mạc đó có lẽ sẽ theo con suốt trên chặng đường đời, bài học của cha - bài học đầy ý nghĩa sâu sắc.



25 tháng 3 2018

I.Mở bài.
“Lời của con hay tiếng sóng thầm thì
Hay tiếng của long cha từ một thời xa thẳm
Lần đầu tiên trước biển khơi vô tận
Cha gặp lại mình trong tiếng ước mơ con”
Đây là những lời thơ da diết của Hoàng Trung Thông trog bài thơ Những cánh buồm mang yn triết lí sâu sắc, vừa thể hiện tình cảm của một người cha thương con sâu nặng làm xúc động long người. Cùng đề tài đó , bài thơ Nói với con cảu YP, một nhà thơ dân tộc Tày lại mang một âm hưởng, một giọng điệu, một nội dung riêng và cũng làm xúc động long người không kém. Bài thơ đã thể hiện tình cảm gia đình êm ấm, tình quê hương tha thiết, ngọt ngào và ngợi ca truyền thống nghĩa tình, sức sống mạnh mẽ của người dân tộc miền Núi.

II.Thân bài.
Đoạn 1:
Cảm nhận đầu tiên trong lời cha nói là hình ảnh con lớn lên trong tình yêu thương cha mẹ, sự đùm bọc, che chở của người động mình, của quê hương. Bài thơ mở ra với khung cnah3 gia đình ấm cúng, đầy ắp giọng cười tiếng nói:
Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước tới tiếng cười.
Với cách nói bằng hình ảnh cụ thể “chân phải, chân trái” “một bước,hai bước”, đoạn thơ giúp ta hình dung ra hình ảnh một em bé ngây thơ, lẫm chẫm tập đi, bi bô tập nói trong vòng tay, trong tình yêu thương, chăm sóc, nâng niu của cha mẹ, hình ảnh cha mẹ chờ noun, chăm chút từng bước đi, từng nụ cười, tiếng nói của con. Gia đình chính là cái nôi em, cái tổ ấm để con sống lớn khôn và trưởng thành trogn niềm ước mơ của che mẹ. Bên cha, bên mẹ, cha chờ, mẹ noun, cha mẹ yêu thương nhau và yêu thương con cái. Đó là không khí thường thấy trong cái gia đình hạnh phúc. Đứa con dần lớn lên trong niềm sung sướng, tự hào của người cha.
Không chỉ có gia đình, con còn lớn lên, trưởng thành trong cuộc sống lao động của người đồng mình, trong quê hương sâu nặng, nghĩa tình:
Người đồng mình yêu lắm con ơi
Đan lờ cài nan hoa
Vách nàh ken câu hat
Cách nói that tự nhiên, mộc mạc, mang đậm tính địa phương của người dân tộ Tày “người đồng mình”, đây là cách gọi để chỉ những người cùng sống trên một miền đất, cùng một dân tộc, quê hương, kết hợp cùng với ngữ điệu cảm thán “thương lắm con ơi” đã thể hiện tình cảm gắn bó, gần gũi, than thiết cảu tác giả với mảnh đất và con người quê hương. Hình ảnh “đan lờ”, “vách nhà” hai công việc lao đông gắn liền với đưa qtre3 theo từng lứa tuổi, còn bé thì đan lờ bắt cá, lớn hơn thì dựng nhà, ken vách. Dưới bàn tay của người dân tộc Tày, những nan trúc, nan tre đã trở thành những nan hoa, vách nhà không chỉ được chen bằng gỗ mà còn được chen bằng câu hat. Công việc lao động chẳng những không hề khó nhọc đối với họ mà còn đem lại cho họ niềm vui torng cuộc sống. Ba động từ “Đan,cài,ken” vưa diễn tả động tác lao động, vừa thể hiện sự đoàn kết trogn llao động. Đứa con đã lớn dần, đã gắn bó với quê hương, đất nước:
Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng
“Rừng” nơi người dân tộc miền núi sinh sống, rừng không chỉ cho nhiều gỗ, quý, rừng còn cho hoa, hoa là sản phẩm của thiên nhiên, của núi rừng, hoa còn tượng trưng cho cái đẹp. Con đường là hình bóng than thuộc của quê hương, con đường đâu chỉ để đi mà nó còn cho những tấm long. Con đường in dấu những bước chân xuôi ngược, làm ăn, sinh sống của buôn làng, nên nó có ý nghĩa thieng liêng trong quá trình khôn lớn của con. Chính những tấm long nhân hậu, những tình cảm của bản làng, cảu làng quê đã nâng đỡ con, dìu dắt để con trưởng thành. Sung sướng nhìn con khôn lớn, nhà thơ suy ngẫm về tình nghĩa bản làng quê hương, về cội nguồn, hạnh phúc:
Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới
Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời


III.Kết bài:
Với thể thơ tự do, sử dụng cách nói giản dị, cụ thể của người miền núi, giọng thơ thiết tha, trìu mean, bài thơ là một điệp khúc về tình yêu con, tình yêu quê hương, đất nước, tự hào về truyền thống tốt đẹp của quê hương. Qua những suy nghỉ, tâm sự của người cha đối với con ta thấy được tình yêu thương và khát vọng mà người cha dành cho con. Nếu con cò của CLV là khúc hat về tình mẹ thì ngược lại, nói với con của YP là khúc haut về tình cha con. Đó đều là những bài haut về tình cảm gia đình, cao hơn nữa là tình dân tộc, tình quê hương, Nói với con đã góp phần tạo nên bức tranh về tình người cao đẹp – điều thiêng liêng nhất torng cuộc đời mỗi con người