K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 12 2018

Bạn có thể tham khảo quy tắc phân biệt bằng các âm tại đây :))) 

A, /i/ làm âm cuối. 

Viết i ngắn và y dài có sự phân biệt. Quy tắc: Viết là 'i' khi âm chính là âm dài, ví dụ: ai, oi, ôi, ơi, ui, uôi, ươi. Viết là 'y', khi âm chính là âm ngắn, có hai trường hợp: ay, ây

Lý do của quy tắc: Sự đối lập dài ngắn của âm chính lại được khu biệt bởi cách viết của âm cuối /i/. Ta có /a/ dài và /ă/ ngắn đối lập với nhau, nhưng cả hai âm chính này khi kết hợp với âm cuối /i/ đều viết thành a, chúng khu biệt nhau bởi âm cuối được viết là i ngắn hay y dài: ai /ai/ vs. ay /ăi/

B, /i/ hoặc /ie/ làm âm chính

B1. Âm tiết dạng CVC: Luôn luôn viết là 'i' ngắn. Ví dụ: tim, tiêu tiền, nghiêng 

B2. Âm tiết dạng C-u-V (C): Đứng sau âm đệm u, luôn luôn viết là 'y' dài: tuy, quýt, nguyên, khuya...

B3. Âm tiết dạng CV:

/ie/: luôn luôn viết là ia với i ngắn: chia lìa, kia kìa

/i/: Nếu C viết bởi 2 chữ cái trở lên, luôn luôn viết i ngắn: phi, thi, tri, chi, nhi, khi, ghi, nghi

Nếu C viết bởi 1 chữ cái: viết theo thói quen của xã hội. Những trường hợp chỉ viết 'i' ngắn: bi, đi, xi, ni. Những trường hợp viết cả 'i' ngắn hay 'y' dài đều có tiền lệ: mi/my, ti/ty, li/ly, si/sy, ki/ ky, hi/ hy. 

B4. Âm tiết dạng VC: 

/ie/: yê- (với 'y' dài): yêu, yêm, yên, yêng, yết

/i/: luôn luôn viết i ngắn: iu, im, in, inh, ip, it, ich

B5. Âm tiết dạng V:

/ie/ Chỉ có một cách viết là "ia". (Chỉ có 1 âm tiết duy nhất thuộc dạng này là "ỉa")

/i/ Viết theo thói quen. i/y đều có tiền lệ: ầm ĩ/ ầm ỹ, âm ỉ/ âm ỷ...

Một số trường hợp mà thói quen xã hội chỉ viết bằng "y" như: y (=hắn), ý định, y tá, ỷ lại...

Tóm lại, viết là i ngắn hay y dài có sự phân công khá rõ rệt.

1, Chỉ có hai trường hợp mà theo thói quen xã hội viết i ngắn hoặc y dài đều có, đó là dạng âm tiết CV (C=1 chữ cái) và dạng âm tiết V (/i/ làm toàn bộ âm tiết).

2, Những trường hợp chỉ viết với y dài:

+đứng sau âm chính là âm ngắn (ay, ây)

+đứng sau âm đệm -u- (eg. uy, uyên, quýt, khuya...)

+âm tiết dạng VC với V=/ie/ (eg. yêu, yêm, yên, yêng, yêt)

3, Những trường hợp chỉ viết với i ngắn:

+đứng sau âm chính là âm dài (eg.ai, oi, ôi, ơi, ui, uôi, ươi)

+âm tiết dạng CVC (eg. tìm kiếm)

+âm tiết dạng CV (C>1 chữ cái) (eg. khi, nghi, chi...)

+âm tiết dạng VC với V=/i/ (iu, im, in, inh, ip, it, ich)

+âm tiết dạng V (V=/ie/) 

https://www.facebook.com/notes/nguyen-dai-co-viet/quy-t%E1%BA%AFc-vi%E1%BA%BFt-i-ng%E1%BA%AFn-y-d%C3%A0i/10154972953245085/

_Khi i đứng 1 mình thì ta có thể phân biệt như sau :

Những từ thuần Việt viết bằng âm "i" : ầm ỹ, ỉ ôi, ì ạch,.....

Những từ Hán Việt viết = âm "y" : y tế, y học, y phục,...

Cách dùng từ thì mình không rõ lắm, chỉ copy nguyên đoạn vậy thôi :)

4 tháng 12 2018

bạn chỉ cần thuộc từ  mà thôi 

24 tháng 1 2019

- Cách xưng hô trong đoạn văn thứ nhất thể hiện rõ cách biệt về địa vị, hoàn cảnh giữa

+ Chị Dậu: người dân thấp cổ bé họng, thiếu sưu nên phải hạ mình, nhịn nhục: xưng hô cháu, nhà cháu – ông

+ Cai lệ, người nhà lí trưởng trái lại cậy quyền thế nên hống hách, xưng hô ông - thằng kia, mày

Cuối cùng khi bị o ép, dồn đến đường cùng chị Dậu chuyển sang xưng tôi - ông, rồi bà - mày

→ Cách xưng hô thể hiện sự “tức nước- vỡ bờ”, sự tự vệ cần thiết để bảo vệ chồng của chị

26 tháng 9 2019

Một số từ ngữ thường dùng để xưng hô trong tiếng Việt: tôi - chúng tôi; bạn - các bạn; nó - chúng nó (họ); ta - chúng ta; anh, bác, ông - các anh, các bác, các ông; tao - chúng tao; mày - chúng mày; anh ấy, chị ấy, …

- Tao - chúng tao, mày - chúng mày, anh ấy, chị ấy…

Là chủ động đó bạn

10 tháng 8 2023

"Chị luôn chủ động tìm cách vượt qua khó khăn và bao giờ từ bỏ" là câu chủ động.

Vì chủ ngữ "Chị" tác động nên "khó khăn" trong nội dung câu.

14 tháng 10 2019

Đáp án B

Thành phần cảm thán

10 tháng 11 2021

 

Trong truyện " Kiều ở lầu ngưng bích ",  Nguyễn Du miêu tả nỗi nhớ thương người yêu và cha mẹ của Kiều. 

                      Tưởng người dưới nguyệt chén đồng

                   Tin sương luống những rày trông mai chờ

Trong tâm trí nàng vẫn còn như in hình ảnh hai người cùng uống rượu thề nguyền dưới trăng: “đinh ninh hai miệng một lời song song”. Kiều thương nhất là việc Kim Trọng vẫn chưa biết Kiều đã thuộc về người khác, vẫn đang ngày đêm trông chờ nàng một cách uổng công. Hết thương Kim Trọng, Kiều lại thương mình. 

                            Bên trời góc bể bơ vơ

                Tấm son gột rửa bao giờ cho phai

Một mình nàng bơ vơ nơi chân trời góc bể nafgn nhó về Kim Trọng nỗi nhớ đau đớn, tình cảm của nàng dành cho chàng Kim chẳng bao giờ phai nhạt. Câu thơ " tấm son gột rửa bao giờ cho phai " vừa sử dụng nghệ thuật ẩn dụ vừa là câu hỏi tu từ. Từ " tấm son " nghĩa là luôn giữ tấm lòng chung thủy, son sắc. 

                      Xót người tựa cửa hôm mai…

              Quạt nồng ấp lạnh, những ai đó giờ ?

Nàng sót thương cha mẹ khi sáng chiều " tựa cửa " ngóng tin con, nàng không khỏi day dứt khôn nguôi vì cha mẹ đã tuổi già sức yếu mà nàng không thể tự tay chăm sóc. Tác giả sử dụng thành ngữ " Quạt nồng ấp lạnh" để nói lên tâm trạng nhớ thương cha mẹ của Kiều.

                       Sân Lai cách mấy nắng mưa 

                    Có khi gốc tử đã vừa người ôm 

Cụm từ " Sân lai, gốc tử " thể hiện tâm trạng xót xa, lo lắng của Kiều. Hình ảnh " cách mấy nắng mưa " vừa gợi sự xa cách vừa gợi sức mạnh tàn phá của tự nhiên đối với cảnh vật. Trong cảnh ngộ như vật Kiều là một người vô cùng đáng thương nhưng nàng đã quên đi cảnh ngộ của bản thân để nghĩ về người yêu, nhớ về cha mẹ không biết giờ này họ ra sao. Nàng là một người chung thủy, một người con hiếu thảo, một người phụ nữ có tấm lòng vị tha và đáng trân trọng. Trong bài thơ, còn có một chi tiết vô cùng quan trọng đó là Kiều ẫ bày tỏ nỗi nhớ Kim Trọng trước cha mẹ sau bởi trong cơn gia biến, Thúy Kiều đã hi sinh mối tình đầu đẹp đẽ để cứu gia đình, Kiều đã phần nào “đền ơn sinh thành” cho cha mẹ. Với Kim Trọng , Kiều luôn canh cánh bên mình vì cảm thấy đã phụ tình chàng và có lỗi với chàng khi không giữ được lời hẹn ước. Nỗi đau ấy cứ vò xé tâm can Thúy Kiều khiến Thúy Kiều luôn nghĩ đến Kim Trọng. Đọc đoạn thơ, chúng ta không chỉ hiểu được tâm trạng Kiều, mà còn thấy ở Kiều những phẩm chất tốt đẹp. Đó là một con người đầy lòng vị tha. Đồng thời chúng ta cũng thấy được sự đồng cảm của nhà thơ đối với nhân vật. Và nhất là thấy được nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc của Nguyễn Du.

 

* đây là mình có tham khảo một chút ở trên mạng ạ * 

Chúc bạn học tốt !!! yeu

 

14 tháng 2 2017

* Giới thiệu vấn đề Lời ru

* Cảm nhận và phân tích ý thơ của Chế Lan Viên Trong lời ru của mẹ thấm hơi xuân. Cụm từ Ấm hơi xuân gợi tả lời ru dịu dàng, êm ái, thấm đẫm tình yêu thương của mẹ, khơi dậy sự sống, niềm hy vọng cho cuộc đời mỗi con người, đồng thời lời ru còn bộc lộ niềm hy vọng của mẹ và những mong muốn ở nơi con trong tương lai.

* Cảm nhận lời ru trong cuộc sống

Từ xa xưa, trong mỗi câu hát ru của bà, của mẹ, của chị bên cánh võng, bên cánh nôi khôngchỉ đưa đứa trẻ vào giấc ngủ mà còn kí thác vào những câu hát ầu ơ, ngọt ngào ấy biết bao nỗi niềm, tâm trạng, tình yêu thương, chở che..

+, Gió mùa thu mẹ ru con ngủ

Đêm năm canh chầy mẹ thức đủ năm canh.

+, Em tôi buồn ngủ buồn nghê

Buồn ăn cơm nếp, cháo kê, thịt gà.

+, Cái ngủ mày ngủ cho lâu

Mẹ mày đi cấy đồng sâu chưa về.

Lời ru có vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc đời mỗi con người. Ngay từ khi còn nằm trong nôi, trong vòng tay mẹ, đứa trẻ đã dần hình thành ý thức từ chính những câu hát đó. Lời ru không chỉ có ý nghĩa ru con ngủ, bộc lộ tình yêu thương với đứa trẻ, gửi gắm nỗi niềm mà quan trọng hơn, lời ru là giọt sữa tinh thần có tác dụng bồi đắp, nuôi dưỡng tâm hồn đứa trẻ trong quá trình nhận thức cuộc sống, hướng đứa trẻ tới con đường tốt đẹp.

14 tháng 2 2017

mệt quá!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!oho

28 tháng 5 2019

a, Không nên để nhân vật Thu sử dụng từ ngữ toàn dân vì trong ngữ cảnh giao tiếp văn hóa Nam Bộ, Thu sử dụng phương ngữ Nam Bộ hợp lý hơn