K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 4

Mỗi năm, vào ngày 22 tháng 4, hàng triệu người trên khắp thế giới lại cùng nhau hưởng ứng Ngày Trái Đất – một dịp để nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường sống. Văn bản "Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000" mà em đã học trong chương trình Ngữ văn lớp 7 đã để lại trong em nhiều suy nghĩ sâu sắc, đặc biệt là vấn đề ô nhiễm môi trường do bao bì ni lông gây ra. Từ văn bản này, em nhận thức rõ hơn về tác hại của bao bì ni lông đối với môi trường và cuộc sống của con người. Em cho rằng, để giảm thiểu tác hại của bao bì ni lông, mỗi người chúng ta cần có những hành động cụ thể, thiết thực và lâu dài.

Trước hết, cần hiểu rõ rằng bao bì ni lông là một trong những nguyên nhân chính gây ra ô nhiễm môi trường hiện nay. Loại bao bì này được sử dụng rộng rãi vì sự tiện lợi, rẻ tiền và bền chắc. Tuy nhiên, chính những đặc điểm này lại khiến nó trở thành “kẻ thù” của môi trường. Theo văn bản, bao bì ni lông rất khó phân hủy, có thể tồn tại hàng trăm năm trong tự nhiên. Khi bị đốt, nó thải ra khí độc như dioxin và furan – những chất gây ung thư và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người. Nếu bị chôn vùi, bao bì ni lông làm cản trở quá trình thoát nước, gây ngập úng và ảnh hưởng đến hệ sinh thái. Ngoài ra, việc động vật ăn phải túi ni lông cũng là nguyên nhân khiến nhiều loài chết dần chết mòn. Những hậu quả này không chỉ diễn ra ở hiện tại mà còn kéo dài đến các thế hệ sau.

Vì vậy, để giảm thiểu tác hại của bao bì ni lông, trước hết mỗi cá nhân cần thay đổi thói quen sử dụng. Thay vì dùng túi ni lông một lần, chúng ta có thể chuyển sang sử dụng các loại túi thân thiện với môi trường như túi giấy, túi vải, túi tự hủy sinh học. Khi đi chợ hoặc mua sắm, em và gia đình có thể mang theo giỏ hoặc túi vải dùng nhiều lần. Đây là hành động nhỏ nhưng mang lại hiệu quả lâu dài. Nếu mỗi người dân đều thực hiện được điều này, lượng bao bì ni lông thải ra môi trường chắc chắn sẽ giảm đáng kể.

Tiếp theo, chúng ta cần đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục về tác hại của bao bì ni lông và nâng cao ý thức bảo vệ môi trường trong cộng đồng. Các phương tiện truyền thông, nhà trường và tổ chức xã hội nên thường xuyên tổ chức các hoạt động, chiến dịch kêu gọi mọi người hạn chế sử dụng túi ni lông. Ví dụ, tổ chức “Ngày không túi ni lông”, hội thi làm đồ tái chế từ rác thải nhựa, hay các buổi sinh hoạt ngoại khóa về bảo vệ môi trường. Những hoạt động này không chỉ giúp mọi người nhận thức rõ hơn mà còn tạo động lực để thay đổi hành vi một cách tích cực.

Bên cạnh đó, vai trò của Nhà nước và các cơ quan chức năng là vô cùng quan trọng. Cần có các chính sách kiểm soát, hạn chế sản xuất và sử dụng bao bì ni lông khó phân hủy. Đồng thời, khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất bao bì thân thiện với môi trường. Nếu có luật cấm hoặc đánh thuế cao đối với việc sử dụng túi ni lông, chắc chắn người dân và các cơ sở kinh doanh sẽ có động lực chuyển sang các sản phẩm thay thế bền vững hơn. Một số quốc gia như Hàn Quốc, Pháp hay Kenya đã áp dụng những biện pháp mạnh mẽ như vậy và đạt được hiệu quả rõ rệt.

Ngoài ra, tái sử dụng và tái chế cũng là một trong những giải pháp quan trọng. Thay vì vứt bỏ bao bì ni lông sau khi dùng, chúng ta có thể tận dụng để tái sử dụng nhiều lần hoặc phân loại rác đúng cách để có thể tái chế. Việc phân loại rác tại nguồn không những giúp giảm thiểu lượng rác thải mà còn tiết kiệm tài nguyên và chi phí xử lý. Gia đình em hiện đã có thùng rác riêng cho rác vô cơ và hữu cơ, qua đó góp phần nhỏ bé vào công cuộc bảo vệ môi trường.

Cuối cùng, ý thức bảo vệ môi trường cần được gieo trồng từ khi còn nhỏ. Học sinh chúng em cần được giáo dục về trách nhiệm với môi trường ngay trong trường học và gia đình. Những hành động như không xả rác bừa bãi, không dùng túi ni lông trong các buổi dã ngoại, và tham gia vào các hoạt động vệ sinh môi trường là những việc làm cụ thể, thiết thực và đầy ý nghĩa.

Tóm lại, từ văn bản “Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000”, em nhận thấy rằng việc giảm tác hại của bao bì ni lông là một nhiệm vụ cấp thiết và cần sự chung tay của toàn xã hội. Mỗi người, dù ở vị trí nào, cũng đều có thể đóng góp một phần công sức bằng những hành động nhỏ bé trong cuộc sống hằng ngày. Em tin rằng, nếu chúng ta cùng nhau hành động ngay hôm nay, một tương lai xanh – sạch – đẹp cho Trái Đất sẽ không còn là điều xa vời.

12 tháng 4 2022

Em viết theo các ý chị gợi ý nha:

Nêu lên vấn đề cần nghị luận. (VD: Việc hạn chế và giảm thiểu tác hại của lũ lụt là một trong những điều quan trọng nhất hiện nay...)

Tác hại của lũ lụt với thiên nhiên và con người?

Nêu dẫn chứng?

Biện pháp, đề xuất cách giải quyết

Liên hệ bản thân em (Bản thân em đã làm gì để giảm thiểu tác hại của lũ lụt...?)

Kết luận. 

12 tháng 4 2022

Refer^^

Lũ lụt là một trong những hienj tượng bất thường trong cuộc sống của chúng ta. Năm nào cũng có ít nhất là một trận lũ lụt xảy ra khiến cho mọi người cảm thấy nó rất quen thuộc. Chúng ta không thể phủ nhận rằng sức tàn phá của nó cực kì khủng khiếp, nó có thể phá sạch một thửa ruộng hay đốn ngã một cái cây chỉ trong phút chốc. Chúng ta có thể thấy rõ điều đó qua văn bản "Sống chết mặc bay" của Phạm Duy Tốn, ông đã khắc họa rõ nét bức tranh thảm cảnh kinh hoàng của người dân tại làng X, phủ X. Những người dân như "đàn sâu lũ kiến trên đê", có thể thấy đất trời lúc này kinh hoàng như thế nào. Vậy chúng ta cần phải làm như thế nào để hạn chế và giảm thiểu tác hại của lũ lụt? Chúng ta phải tuyên truyền những tác hại của nó để mọi người có thể lường trước, không nên phá hoại rừng, không xả rác bừa bãi.... Có như vậy thì lũ lụt mới có thể giảm bớt đi phần nào.

15 tháng 5 2022

Tham Khảo:
-Đoạn văn về thói vô trách nhiệm:

Tinh thần trách nhiệm là một trong những phẩm chất đáng quý nhất của con người. Tinh thần trách nhiệm là ý thức thực hiện tốt nghĩa vụ, công việc bản thân, không ỷ lại, dựa dẫm hay đùn đẩy cho người khác. Trong công việc và cả cuộc sống, tinh thần trách nhiệm chiếm một vai trò vô cùng quan trọng. Nó là nguồn động lực thúc đẩy ta nỗ lực và hoàn thiện bản thân trước những khó khăn, thử thách. Đồng thời, nhờ có phẩm chất này, ta có thể chiếm được lòng tin, sự tôn trọng và yêu quý từ người khác, từ đó, dễ dàng vươn tới thành công hơn. Trái với tinh thần trách nhiệm là thói vô trách nhiệm. Thói xấu này đáng bị phê phán là lên án. Là học sinh, chúng ta cần phải xây dựng tinh thần trách nhiệm từ những hành động nhỏ hàng ngày: từ hoàn thành bài tập, tuân thủ luật giao thông, dũng cảm nhận và sữa lỗi khi phạm sai lầm... Hãy có trách nhiệm với bản thân, với gia đình và xã hội.
-Đoạn văn về truyền thống yêu nước của dân tộc ta:

Yêu nước là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Không chỉ trong quá khứ, mà ngay cả hiện tại, truyền thống đó vẫn được gìn giữ và phát huy. Lòng yêu nước được thể hiện qua những hành động thật đơn giản mà ý nghĩa. Thế hệ trẻ cần cố gắng học tập tốt, rèn luyện phẩm chất để trong tương lai có thể đóng góp vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Là một công dân toàn cầu, việc tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại là cần thiết, nhưng vẫn phải trên cơ sở giữ gìn được những nét truyền thống của bản sắc văn hóa dân tộc. Đồng thời, chúng ta cũng cần có lòng quyết tâm, kiên trì bảo vệ đất nước trước mọi nguy hiểm như chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh. Mỗi người trẻ cũng cần tránh xa những lối sống ích kỉ, thực dụng để rồi có những việc làm ảnh hưởng đến lợi ích của quê hương, đất nước.
-Đoạn văn về đức tính giản dị trong đời sống:

Giản dị là một đức tính tốt đẹp của nhân dân ta. Giản dị là đơn giản không xa hoa, lãng phí. Chúng ta phải sống giản dị vì ta sẽ được mọi người yêu quý, kính trọng. Bác Hồ là tiêu biểu của con người giản dị. Bác ăn bữa cơm chỉ có vài ba món. Sau khi ăn Bác luôn dọn sạch và khi ăn không để rơi hạt cơm nào. Hiện nay đã có nhiều người biết sống giản dị, đơn giản. Trong đó cũng có nhiều người vẫn chưa biết sống giản dị mà lại sống quá lãng phí, xa hoa. Mọi người ơi, chúng nên noi theo gương Bác phải sống thật giản dị và đơn giản. Một tấm gương trong lối sống giản dị. Sống giản dị không chỉ là thể hiện của sự văn minh mà còn là lối sống cho tương lai phát triển bền vững. Mỗi học sinh cần phải rèn luyện cho mình tính giản dị. Giản dị trong học tập, trong cách giao tiếp, cách sống để hoàn thiện nhân cách, tiết kiệm của cải, trở thành người hữu ích, mai này đem sức mình xây dựng quê hương, đất nước.
-Đoạn văn về công dụng của văn chương:

      Cuộc sống muôn hình vạn trạng không thể thiếu sự đóng góp của văn chương. Để đề cao vai trò và tác dụng tích cực của văn chương đối với đời sống tâm hồn con người, Hoài Thanh - cây bút phê bình văn học xuất sắc đã viết "Ý nghĩa văn chương". Những bài thơ của ông rất đặc sắc tài hoa, tên tuổi của ông đã trở thành bất tử với tác phẩm "Thi nhân Việt Nam". Là 1 trong những người cả đời gắn bó với sự nghiệp văn chương, Hoài Thanh đã có những quan niệm sâu sắc về văn chương:" Văn chương luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có ". Với một lối văn nghị luận kết hợp hài hòa giữa lí lẽ sắc bén với cảm xúc tinh tế, trong văn bản này, Hoài Thanh khẳng định:"Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là tình cảm, là lòng vị tha. Văn chương là tấm gương phản ánh cuộc sống muôn hình vạn trạng". Hơn thế, văn chương còn góp phần sáng tạo ra sự sống, gây dựng cho con người những tình cảm không có và luyện những tình cảm sẵn có. Đời sống tinh thần của nhân loại nếu thiếu văn chương thì sẽ rất nghèo nàn, tẻ nhạt.Văn chương nâng cao nhận thức, làm phong phú tâm hồn con người. Văn chương làm đẹp, làm giàu cho cuộc sống trên trái đất này.

 


 

 


 

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
3 tháng 10 2023

Chọn C.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
3 tháng 1 2024

Các từ ngữ, câu văn được in đậm và được đánh dấu bằng các chữ số 1,2,3,4 ở một số dòng trong mục B có tác dụng đánh dấu nội dung chính trong việc thể hiện thông tin cơ bản của văn bản. 

25 tháng 7 2021

Sự nhất quán giữa đời hoạt động chính trị lay trời chuyển đất với đời sống bình thường vô cùng giản dị và khiêm tốn.

12 tháng 3 2022

B