K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 3 2022

Câu 1 : Vai trò : giúp chúng ta hiểu hơn về đặc điểm tính chất, nguyên nhân ... của các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên và xã hội.

Câu 2 : Văn thuyêt minh chủ yếu là giới thiệu. Không chủ yếu kể như văn tự sự, không bộc lộ cảm xúc như văn biểu cảm, không miêu tả sự vật như văn miêu tả, không dùng lí lẽ, dẫn chứng,đánh giá hay nhận xét như văn nghị luận.

Câu 3 : Muốn làm tốt bài văn thuyết minh thì cần tìm hiểu về đối tượng, sự vật cần thuyết minh. Bài văn thuyết minh làm nổi bật về  đặc điểm tính chất, nguyên nhân ... của các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên và xã hội.

Câu 4 : Những phương pháp thuyết minh thường được chú ý vận dụng : nêu định nghĩa,giải thích,liệt kê,nêu ví dụ,dùng số liệu,so sánh,phân tích,phân loại,...

Câu 5 : Dàn ý

`-` Mở bài : giới thiệu khái quát về đối tượng cần thuyết minh

`- ` Thân bài : 

`+` Thời gian, hoàn cảnh ra đời của đối tương (đối với các sự vật)

`+` Nó như thế nào (nêu đặc điểm)

`+` Cấu tạo

`+` Tác dụng 

`-` Kết bài: Nêu suy nghĩ của mình và rút ra bài học.

13 tháng 1 2019

Đặc điểm (tính chất)

Văn bản Thuyết minh

Tri thức chính xác, khách quan về sự vật, hiện tượng.

Văn bản tự sự

Kể lại sự việc, nhân vật theo một trình tự

Văn bản miêu tả

Tái hiện cụ thể đặc điểm về con người, sự vật

Văn bản biểu cảm

Biểu đạt tình cảm, cảm xúc của con người

Văn bản nghị luận

Trình bày ý kiến, luận điểm.

15 tháng 1 2019

Câu 2: Sự khác nhau giữa văn bản thuyết minh với các văn bản khác:

Văn bản Thuyết minhVăn bản tự sựVăn bản miêu tảVăn bản biểu cảmVăn bản nghị luận

Đặc điểm (tính chất) Tri thức chính xác, khách quan về sự vật, hiện tượng. Kể lại sự việc, nhân vật theo một trình tự Tái hiện cụ thể đặc điểm về con người, sự vật Biểu đạt tình cảm, cảm xúc của con người Trình bày ý kiến, luận điểm.

31 tháng 7 2021

Tham khảo:

Thanh Tịnh là nhà văn tiêu biểu của nền văn học hiện đại Việt Nam với những tác phẩm toát lên vẻ đằm thắm và tình cảm dịu nhẹ, tha thiết. Và có thể nói, "Tôi đi học" là một trong số những tác phẩm tiêu biểu cho đặc điểm sáng tác ấy của ông. Đọc truyện ngắn Tôi đi học của Thanh Tịnh người đọc sẽ cảm nhận được sự kết hợp hài hòa giữa các phương thức biểu đạt ẩn sâu trong từng con chữ.

    Vậy, sự kết hợp hài hòa giữa các phương thức biểu đạt tự sự, miêu tả và biểu cảm trong văn bản "tôi đi học" được thể hiện như thế nào?  Trước hết, sự hài hòa trong văn bản "Tôi đi học" thể hiện ở kết cấu của tác phẩm. Đọc tôi đi học, người đọc sẽ dễ dàng nhận ra toàn bộ tác phẩm được kể theo dòng hồi tưởng của nhân vật "tôi" với những dòng cảm xúc, những diễn biến tâm trạng khác nhau của nhân vật chứ không có cốt truyện. Những dòng hồi ức, những kỉ niệm ấy như gọi nhau ùa về trong tâm trí nhân vật "tôi" là cho tác phẩm như một khúc ca trữ tình của những cảm xúc. Mở đầu tác phẩm đó chính là tâm trạng của nhân vật "tôi" trên đường cùng mẹ tới trường - đó chính là cái cảm giác vừa quen vừa lạ, là thấy trong chính mình đang có một sự thay đổi lớn. Tiếp đến đó chính là cảm xúc bỡ ngỡ, rụt rè, vừa nghiêm trang vừa lo lắng khi đứng ở sân trường chờ gọi lên vào lớp. Và để rồi, kết thúc tác phẩm đó chính là cảm xúc của nhân vật tôi khi vào trong lớp học. Như vậy, tác phẩm Tôi đi học đã đi sâu vào việc diễn tả những dòng cảm xúc của nhân vật và tất cả mọi thứ đều được tái hiện lại một cách chân thực qua dòng hồi tưởng cùng những dòng cảm xúc của nhân vật tôi.

     Thêm vào đó, sự hài hòa trong tác phẩm còn được thể hiện ở khung cảnh thiên nhiên và cảnh vật trong ngày tựu trường đầu tiên của nhân vật tôi. Mở đầu tác phẩm là một câu văn miêu tả thiên nhiên đầy xúc cảm của nhân vật tôi "Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỷ niệm hoang mang của buổi tựu trường..." Dường như, câu văn ấy đã gợi lên bao nhiêu cảm xúc trong nhân vật tôi và cả những cô cậu học trò, để rồi từng nhịp kỉ niệm cứ thế theo nhau ùa về trong kí ức. Không dừng lại ở đó, khung cảnh thiên nhiên trong buổi sớm mai tựu trường cũng được nhân vật tôi tái hiện lại bằng những câu văn thật dạt dào "Buổi sáng mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh. Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên tôi thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: Hôm nay tôi đi học." Đó còn là khung cảnh của lũ học trò nhỏ khi đứng giữa sân trường chờ được gọi tên vào lớp "Sau một hồi trống thúc vang dội cả lòng tôi, mấy người học trò cũ đến sắp hàng dưới hiên rồi đi thẳng vào lớp. Cảm thấy mình trơ vơ là lúc này. ... Chính lúc này toàn thân các cậu cũng đang run run theo nhịp bước rộn ràng trong các lớp." Tất cả, tất cả những khung cảnh ấy hiện lên thật đẹp qua những dòng xúc cảm, qua cảm nhận của chính nhân vật tôi.

     Không dừng lại ở đó, sự hài hòa trong tác phẩm còn được thể hiện rõ nét qua cách tác giả xây dựng nhân vật với những mối quan hệ, những tình cảm bình dị, thân thương song rất dịu dàng, đẹp đẽ và đang trân quý. Đó là người thầy "với cặp mắt hiền từ và cảm động". Là những người bạn thuở ấu thơ với biết bao kỉ niệm khó quên và cả những người bạn mới quen - những người bạn cũng bỡ ngỡ, cũng rụt rè trong ngày tựu trường đầu tiên. Và có lẽ, đặc biệt hơn cả đó là hình ảnh người mẹ, là tình mẹ. Đọc toàn bộ tác phẩm Tôi đi học, người đọc sẽ thấy rằng hình ảnh bàn tay mẹ được tác giả nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong tác phẩm - "mẹ tôi ân cần nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng", bàn tay mẹ cầm bút thước, cặp sách cho con khi đến trường,... Và có lẽ, tất cả những hình ảnh ấy đã gợi lên trong chúng ta một người mẹ với tình yêu thương con vô bờ bến, điều đó được thể hiện rõ nét qua những cảm nhận và cách miêu tả tinh tế, dạt dào cảm xúc của chính tác giả.

     Và cuối cùng, việc sử dụng những câu văn giàu cảm xúc với giọng điệu nhẹ nhàng, những hình ảnh so sánh độc đáo và việc sử dụng hàng loạt các từ láy chính là một trong số những biểu hiện của sự hài hòa trong tác phẩm. Trước hết, trong tác phẩm, tác giả đã sử dụng hàng loạt câu văn với những hình ảnh so sánh hấp dẫn "...như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng", "...như một làn mây lướt ngang trên ngọn núi", "...như con chim con đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ"... Những hình ảnh ấy không những làm cho câu văn trở nên sinh động, hấp dẫn mà còn góp phần to lớn vào việc diễn tả, thể hiện cảm xúc của nhân vật trữ tình. Thêm vào đó, sự hài hòa trong tác phẩm còn được thể hiện rõ nét qua việc tác giả sử dụng hàng loạt các từ láy. Đó là những từ tượng hình để gợi nên khung cảnh thiên nhiên, cảnh vật mơ mộng, trữ tình "bàng bạc", "quang đãng", "trang trọng", "đứng đắn", "tươm tất", "nhí nhảnh", "sạch sẽ", "sáng sủa"... Và đặc biệt, đó còn là hàng loạt các từ láy có giá trị, vai trò to lớn trong việc diễn tả tâm trạng rụt rè, bỡ ngỡ, xen chút lo lắng của nhân vật tôi trong buổi tựu trường tựu trường đầu tiên "rụt rè", "vẩn vơ", "run run", "lúng túng", "nặng nề", "ngập ngừng", "lưng lẻo", "quyến luyến",... Tất cả, tất cả những hình ảnh so sánh cùng việc sử dụng hàng loạt các từ láy đã làm cho những câu văn của "Tôi đi học" trở nên giàu tính nhạc, giàu chất thơ và giàu tính trữ tình nhờ sự kết hợp hài hòa giữa các phương thức biểu đạt tự sự, miêu tả và biểu cảm trong văn bản "tôi đi học"

     Tóm lại, "Tôi đi học" của Thanh Tịnh là một câu chuyện chân thực, sâu sắc. Tác phẩm ấy để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn đọc không chỉ bởi những ý nghĩa về mặt nội dung mà còn bởi đọc tác phẩm người đọc có thể cảm nhận một cách chân thực và sâu sắc chất thơ, sự kết hợp hài hòa giữa các phương thức biểu đạt tự sự, miêu tả và biểu cảm trong văn bản "tôi đi học" bàng bạc ẩn chứa trong từng con chữ.

1 tháng 5 2018

Văn bản thuyết minh khác các kiểu văn bản khác như tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận

   + Không sa đà vào kể truyện, thuật sự việc như tự sự.

   + Không miêu tả quá chi tiết, tỉ mỉ như văn miêu tả.

   + Không mang sắc thái biểu cảm mạnh mẽ, chủ đạo như văn biểu cảm.

   + Không đưa ra lý lẽ, lập luận như văn nghị luận.

   → Thuyết minh bao gồm việc trình bày, giải thích, giới thiệu khách quan chân thực, rõ ràng.

14 tháng 10 2018

Mk đang cần gấp, mọi Ng giúp mk với

Tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm

22 tháng 11 2021

Tự sự lết hợp miêu tả và biểu cảm

“ Xưa nhà Thương đến vua Bàn Canh năm lần dời đô..................dời đổi.” Câu 1: Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Của ai? Xác định thể loại và phương thức biểu đạt chính? Câu 2: Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên? Văn bản có chứa đoạn trích trên được viết theo thể loại nào? Trình bày ngắn gọn hiểu biết của em về thể loại của văn bản đó?Câu 3: Nêu...
Đọc tiếp

“ Xưa nhà Thương đến vua Bàn Canh năm lần dời đô..................dời đổi.” 

Câu 1: Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Của ai? Xác định thể loại và phương thức biểu đạt chính? 

Câu 2: Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên? Văn bản có chứa đoạn trích trên được viết theo thể loại nào? Trình bày ngắn gọn hiểu biết của em về thể loại của văn bản đó?

Câu 3: Nêu nội dung chính của đoạn văn trên bằng một câu văn 

Câu 4: Hai câu " Xưa nhà Thương đến vua bàn canh năm lần dời đô; nhà Chu đến vua Thành Vương cũng ba lần dời đô. Phải đâu các vua thời Tam đại theo ý riêng mà tự tiện chuyển dời?" xét theo mục đích nói, thuộc kiểu câu gì? Xác định mục đích nói của từng câu ?

Câu 5: Theo tác giả, việc dời đo của các vua nhà Thương, nhà Chu nhằm mục đích gì? Kết quả việc dời đô ấy ra sao

cứu mình với mn ơiiii :<<

2
15 tháng 4 2022

câu 1  - tác phẩm: '' chiếu đời đô''

- tác giả :Lia Công Uẩn

-thể loại :chiếu

- PTBĐ chính: Nghị luận 

câu 2 

ptbđ : nghị luận 

thể loại : chiếu( còn gọi là chiếu thư,chiếu mệnh ,chiếu chỉ , chiếu bản) là một thể loại văn cổ thường do nhà vua ban lệnh vào thời xưa.

câu 3 nd: những tiền đề ,cơ sở lịch sử và thực tiễn của việc dời đô được Lí Công Uẩn đề ra.

câu 4 :- câu 1''xưa nhà ..dời đô.'' câu trần thuật . mục đích : kể, nêu lên những lần dời đô của các triều đại xưa .

-câu 2  ''phải đâu...'' câu nghi vấn. mục đích : dùng để khẳng định việc dời đô của các triều đại xưa là theo ý riêng của mình. ( phần này mk không biết có đúng không nữa)

câu 5 việc dời đô đc xem xét ko chỉ từ những bài học trong quá khứ ,mà còn dựa trên tình hình khách hiện tại . Lí Công Uẩn  xem xét lại vc đóng đô ở Hoa Lư cuả hai triều đại cũ vs 1 tinh thần phê phán tích cực . nhà đinh ,tiền lê ko chịu dời đô khỏi đất hoa lư gây nên nhiều hậu quả tai hại . hoa lư vón là vùng đồi núi có địa thế hiểm trở .hai triều đại trc do phải chống đỡ vs giặc ngoại xâm nên chọn hoa lư vì nó thích hợp vs vc phngf thủ và chiến đấu.nhưng khi đất nc đã thái bình , vc giữ nc đã tạm yên , vc dụng nc ở đồng bằng là xu thế tất yếu ,một yêu cầu cấp thiết của  thời đại đối vs người đứng  đầu đát nước. bằng con mắt nhìn xa trông rộng và khát vọng xây dựng củng cố sức mạnh dân tộc, lí công uẩn đã đi đến quyết định dời đô- một quyết định hết sức sáng suốt .

 cảm ơn cậu vì đã hỏi đề bài rất hay và hữu ích. 

15 tháng 4 2022

nịt