K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 9 2016
I-Sử dụng từ Hán Việt
1. Sử dụng từ Hán Việt để tạo sắc thái biểu cảm.
a) Tại sao các câu văn dưới đây lại dùng các từ Hán Việt (in đâm) mà không dùng các từ thuần Việt có nghĩa tương tự?
Phụ nữ Việt Nam anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang.(đàn bà)
- Cụ là nhà cách mạng lão thành. Sau khi cụ từ trần, nhân dân địa phương đã mai táng cụ trên 1 ngọn đồi. (chết, chôn)
- Bác sĩ đang khám nghiệm tử thi. (xác chết)
b) Các từ Hán Việt (in đậm) tạo được sắc thái gì cho đoạn văn trích dưới đây?
Yết Kiêu đến kinh đô Thăng Long, yết kiến vua Trần Nhân Tông.
Nhà vua: Trẫm cho nhà ngươi một loại binh khí.
Yết Kiêu: Tâu bệ hạthần chỉ xin một chiếc dùi sắt.
Nhà vua: Để làm gì?
Yết Kiêu: Để dùi thủng chiến thuyền của giặc,, vì thần có thể lặn hàng giờ dưới nước.
2. Không nên lạm dụng từ Hán Việt
Theo em, trong mỗi cắp dưới đây, câu nào có cách diễn đạt hay hơn? Vì sao?
a) - Kì thi này con đạt loại giỏi. Con đề nghị mẹ thưởng cho con một phần thưởng xứng đáng!
- Kì thi này con đạt loại giỏi, mẹ thưởng cho con một phần thưởng xứng đáng nhé!
b) - Ngoài sân, nhi đồng đang vui đùa.
- Ngoài sân, trẻ em đang vui đùa.
 
 
1 tháng 10 2018

giỏi quá

Sử dụng từ Hán Việt để tạo sắc thái biểu cảma) Tại sao các câu văn dưới đây dùng các từ Hán Việt (in đậm) mà không dùng các từ ngữ thuần Việt có nghĩa tương tự (ghi trong ngoặc đơn)?– Phụ nữ Việt Nam anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang.(đàn bà).– Cụ là nhà cách mạng lão thành. Sau khi cụ từ trần, nhân dân địa phương đã mai táng cụ trên một ngọn đồi (chết,...
Đọc tiếp

Sử dụng từ Hán Việt để tạo sắc thái biểu cảm

a) Tại sao các câu văn dưới đây dùng các từ Hán Việt (in đậm) mà không dùng các từ ngữ thuần Việt có nghĩa tương tự (ghi trong ngoặc đơn)?

– Phụ nữ Việt Nam anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang.(đàn bà).

– Cụ là nhà cách mạng lão thành. Sau khi cụ từ trần, nhân dân địa phương đã mai táng cụ trên một ngọn đồi (chết, chôn).

– Bác sĩ đang khám tử thi (xác chết).

b) Các từ Hán Việt (in đậm) tạo được sắc thái gì cho đoạn văn trích dưới đây?

Yết Kiêu đến kinh đô Thăng Long, yết kiến vua Trần Nhân Tông.

Nhà vua: Trẫm cho nhà ngươi một loại binh khí.

Yết Kiêu: Tâu bệ hạthần chỉ xin một chiết dùi sắt.

Nhà vua: Để làm gì?

Yết Kiêu: Để dùi thủng chiến thuyền của giặc, vì thần có thể lặn hàng giờ dưới nước.

(Theo Chuyện hay sử cũ)

1
8 tháng 2 2018

Sử dụng từ Hán Việt để tạo sắc thái biểu cảm

a, Các từ phụ nữ, từ trần, mai táng, tử thi đều là những từ thể hiện sự trang trọng, tôn kính, tao nhã

Đặc biệt ở câu thứ ba nếu thay thế bằng từ xác chết sẽ tạo cảm giác ghê sợ, thô tục

b, Các từ Hán Việt như: kinh đô, yết kiến, trẫm, bệ hạ, thần có tác dụng tạo ra không khí cổ xưa, phù hợp với ngữ cảnh.

5 tháng 10 2016

câu đâu bạn?

11 tháng 12 2021

B. Tạo sắc thái trang trọng.

11 tháng 12 2021

b

30 tháng 9 2016

Các từ Hán Việt: kinh đô, yết kiến, trẫm, bễ hạ, hạ thần, thần = > tạo sắc thái cổ kính, phù hợp không khí xã hội xưa.

26 tháng 9 2016

Tạo sắc thái cổ xưa phù hợp với bầu không khí thời đó

 

4 tháng 11 2018

Mẹ là người vô cùng quan trọng trong cuộc sống của mỗi người. Mẹ mang nặng đẻ đau, cưu mang, chăm sóc em từ khi em còn bé. Mẹ không những là người mẹ mà còn là một người bạn tri kỉ chia sẻ với em mọi niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống. Mỗi khi gặp chuyện buồn, mẹ chính là người an ủi, vỗ về, động viên em để em có thêm nghị lực bước đi trên con đường chông gai của cuộc sống. Hình ảnh mẹ tần tảo sớm hôm, cha vất vả mưu sinh sẽ luôn ghi dấu ấn trong tâm trí em. Em nguyện hứa sẽ học thật giỏi để không phụ ơn dưỡng dục của đấng sinh thành

5 tháng 10 2016

Bảo vệ ==> Giữ gìn

Mĩ lệ ==> đẹp đẽ

Chúc bạn học tốt!

5 tháng 10 2016

Hai từ " bảo vệ " và " mĩ lệ " dùng trong câu ko phù hợp vs hoàn cảnh. 

Thay:

Bảo vệ => Giữ gìn.

Mĩ lệ => Đẹp đẽ .banhqua

 

a) Chọn 1 từ cho trước trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống và lí giải vì sao em chọn từ đó:-..........Việt Nam anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang. (đàn bà/ phụ nữ)- Cụ là nhà cách mạng lão thành. Sau khi cụ .........., nhân dân địa phương đã.......... cụ trên một ngọn đồi.(chết/ từ trần; chôn/ mai táng)-Bác sĩ đang khám nghiệm..........( xác chết / tử thi )b) Các từ Hán Việt ( in...
Đọc tiếp

a) Chọn 1 từ cho trước trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống và lí giải vì sao em chọn từ đó:

-..........Việt Nam anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang. (đàn bà/ phụ nữ)

- Cụ là nhà cách mạng lão thành. Sau khi cụ .........., nhân dân địa phương đã.......... cụ trên một ngọn đồi.(chết/ từ trần; chôn/ mai táng)

-Bác sĩ đang khám nghiệm..........( xác chết / tử thi )

b) Các từ Hán Việt ( in đậm ) tạo được sắc thái gì cho đoạn văn dưới đây ? 

Yết Kiêu đến kinh đô Thăng Long, yết kiến vua Trần Nhân Tông.

Nhà vua: Trẫm cho nhà ngươi một loại binh khí.

Yết Kiêu: Tâu bệ hạ, thần chỉ xin một chiếc dùi sắt.

Nhà vua: Để làm gì?

Yết Kiêu: Để dùi thủng chiếc thuyền của giặc, vì thần có thể lặn hàng giờ dưới nước.

c)Bài tập Ngữ văn

6
9 tháng 10 2016

a) Chọn 1 từ cho trước trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống và lí giải vì sao em chọn từ đó:

- Phụ nữ Việt Nam anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang. (đàn bà/ phụ nữ)

=> Tạo sắc thái trang trọng, thể hiện thái độ tôn kính

- Cụ là nhà cách mạng lão thành. Sau khi cụ từ trần, nhân dân địa phương đã mai táng cụ trên một ngọn đồi.(chết/ từ trần; chôn/ mai táng)

- Bác sĩ đang khám nghiệm tử thi ( xác chết / tử thi )

=> Tạo sắc thái tao nhã, tránh gây cảm giác thô tục, ghê sợ

b) Các từ Hán Việt ( in đậm ) tạo được sắc thái gì cho đoạn văn dưới đây ? 

Yết Kiêu đến kinh đô Thăng Long, yết kiến vua Trần Nhân Tông.

Nhà vua: Trẫm cho nhà ngươi một loại binh khí.

Yết Kiêu: Tâu bệ hạ, thần chỉ xin một chiếc dùi sắt.

Nhà vua: Để làm gì?

Yết Kiêu: Để dùi thủng chiếc thuyền của giặc, vì thần có thể lặn hàng giờ dưới nước.

=> Tạo sắc thái cổ kính, trang trọng, phù hợp với bầu không khí trong xã hội xưa

9 tháng 10 2016

Bài 1:- Nếu ta thay thế từ đàn bà, chết, chôn, xác chết vào vị trí của các từ phụ nữ, mai tang, tử thi câu văn sẽ mất đi sắc thái trang trọng, tôn kính, tao nhã. Đặc biệt ở câu thứ ba nếu thay thế bằng từ xác chết sẽ tạo cảm giác ghê sợ.

 - Các từ Hán Việt: kinh đô, yết kiến, trẫm, bễ hạ, hạ thần, thần = > tạo sắc thái cổ kính, phù hợp không khí xã hội xưa.

Bài 2:So sánh cặp câu a và b ta thấy câu thứ hai hay hơn, bởi vì cách nói tự nhiên trong sáng.

- Kì thi này con đạt loại giỏi, mẹ thưởng cho con một phần thưởng xứng đáng nhé!

- Ngoài sân, trẻ em đang vui đùa.

+ Ở câu thứ nhất của phần a thừa cụm từ “con đề nghị”. Ở câu thứ hai của phần b từ nhi đồng không phù hợp với hoàn cảnh.